Thi công ngoại thất và tầm quan trọng đối với ngôi nhà bạn

Làm nhà tậu nhà là một trong ba việc lớn của đời người bởi vậy tất cả chúng ta đều có mong muốn chung là làm sao để có được một ngôi nhà hoàn chỉnh nhất cả về ngoại thất lẫn nội thất. Nói chung bước nào cũng quan trọng cả, nhưng khi đưa ra cân đo đong đếm thì các chuyên gia thấy rằng thi công nội thất chính là khâu quyết định xem nhà bạn có được hoàn hảo hay không. Thi công ngoại thất chính là việc trang trí, sắp xếp không gian bên ngoài ngôi nhà để tạo nên sự ấn tượng ngay khi nhìn vào.

Tầm quan trọng của thi công ngoại thất như thế nào?

Người ta nói rằng, nội thất ngôi nhà giống như tâm hồn thì ngoại thất của ngôi nhà chính là “bộ mặt”. Dù là bộ mặt hay tâm hồn thì đều rất quan trọng, đôi khi người ta lại ấn tượng trước tiên với vẻ ngoài khi chưa biết đi vào bên trong nó như thế nào. Khi ngoại thất của ngôi nhà dễ dàng gây ấn tượng với người nhìn thì đó chính là điểm cộng rất lớn.[read more=”Đọc Thêm” less=”Thu Gọn”] 

Sống ở thời đại 4.0 như hiện nay,  nhu cầu về cái đẹp của con người rất cao, các chủ đầu tư cũng ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn phong cách thiết kế cũng như cách bài trí không gian của các kiến trúc sư. Nếu không phải là những người giàu kinh nghiệm, có chuyên môn vững vàng và có kinh nghiệm thực tế nhiều năm thì quả thật sẽ rất khó làm chủ nhà bị thuyết phục. Như vậy có thể khẳng định thiết kế hay thi công ngoại thất nhà đều rất quan trọng và chúng ta cần phải lưu tâm tới chúng.

Một vài nguyên tắc khi thi công ngoại thất

  1. Chọn vật liệu thi công phù hợp

Hiện nay thị trường vật tư xây dựng rất đa dạng nên làm bạn cảm thấy khó khăn khi quyết định những vật liệu sử dụng phù hợp cho ngoại thất. Tùy theo ngân sách đầu tư thì các đơn vị thi công sẽ giúp bạn tư vấn điều này, họ sẽ lựa chọn cho bạn sản phẩm có độ bền và tính thẩm mỹ cao.

  1. Cách phối màu ngoại thất

Trong khâu trang trí bên ngoài thì việc lựa chọn màu sắc rất quan trọng. Màu sắc vừa che được khuyết điểm phần thô nhưng cũng góp phần làm nổi bật công trình của bạn. Hiện tại thì gam màu trắng kem được rất nhiều gia chủ lựa chọn vì chúng khá sang, hút mắt người nhìn và bền theo thời gian.

  1. Cách lựa chọn phần mái nhà

Khi chọn mái thì bạn nên chọn một kiểu mái nhà có độ bền cao, có vẻ đẹp hài hòa tương xứng với những yếu tố ở trên. Một số dạng mái nhà phổ biến như: mái thái, pháp, bằng, chéo … với chất liệu như gỗ, ngói, tấm lợp … thì sau khi tham khảo chi phí, độ bền, sự phù hợp với ngôi nhà thì bạn sẽ quyết định thi công ngoại thất hay không.

  1. Lựa chọn thêm phần cửa

Một số người thường nghĩ rằng cửa nhà không ảnh hưởng gì tới ngoại thất, nhưng thật ra thì một chiếc cánh cửa đẹp sẽ tạo nên sự cân bằng về hình thức cho ngoại thất của căn nhà. Vì vậy, trước khi thi công ngoại thất lắp cánh cửa mọi người nên tìm hiểu kỹ về tính năng, phong cách thiết kế, cách nhiệt, cách âm, tính năng an toàn, độ bền …

  1. Tính toán về độ sáng của bên ngoài

Việc thi công nội thất rất quan trọng về khâu ánh sáng. Ngoài các thiết bị chiếu sáng bạn lắp ở bên ngoài thì bạn cũng nên lắp thêm các bóng đèn ngoài trời khác ở những vị trí cần thiết để tạo sự thẩm mỹ vừa tạo nên sự tiện dụng khi bạn sử dụng vào ban đêm.

Muốn thi công ngoại thất đảm bảo cần tìm một đơn vị uy tín và chuyên nghiệp

Chúng ta có thể hiểu một cách nôm na rằng thi công ngoại thất chính là việc hiện thực hóa những chi tiết trong bản vẽ thành thực tế. Mặc dù đã có bản vẽ xong đôi khi quá trình thi công dễ bị làm sai hoặc thiếu sót vì vậy người giám sát thực hiện hay đội ngũ thi công đó phải thực sự giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết thì mới giúp mang lại công trình tốt cho bạn được.

Thị trường Việt Nam hiện nay có khá nhiều công ty cung cấp dịch vụ thi công ngoại thất cho bạn lựa chọn, nếu như bạn vẫn đang lăn tăn không biết đặt niềm tin ở đâu thì hãy liên hệ với Nội Thất AccHome. Chúng tôi là công ty chuyên cung cấp các giải pháp thiết kế – thi công ngoại thất trọn gói với giá thành hợp lý đi kèm chất lượng đạt chuẩn.

Chúng tôi xin cung cấp những dự án thi công ngoại thất thực tế mà AccHome đã thực hiện trong suốt thời gian vừa qua, với số lượng công trình tuy không phải quá nhiều nhưng đủ để chúng tôi có những va chạm thực tế, có những kinh nghiệm hữu ích để giúp công trình của quý vị thêm phần hoàn chỉnh. Ngoài ra, quy cách làm việc của AccHome rất rõ ràng, đúng và đủ theo một quy trình chuyên nghiệp vì vậy sẽ giúp quý vị tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn có một công trình như ý về sau. Quý vị hãy bớt chút thời gian ghé thăm những công trình mà AccHome đã thực hiện để thấy rõ hơn về năng lực và chuyên môn của chúng tôi nhé. Xin cảm ơn![/read]

Xây nhà 5 tầng hết nhiều tiền không

Xây nhà 5 tầng hết bao nhiêu tiền

Nhà phố 5 tầng là công trình mang tầm cỡ khá lớn, có thể tích hợp nhiều loại hình như nhà ở, cho thuê hay buôn bán, kinh doanh. Tuy nhiên với mỗi gia đình lại có khả năng xây dựng, chi tiêu khác nhau. Vậy nên bài viết này của ACCHome sẽ giúp cho các bạn phần nào có thêm gợi ý cho việc bỏ ra chi phí xây nhà phố 5 tầng.

 

thiết kế không gian cảnh quan phía ngoài công trình

 

Chi phí cho phần thiết kế:

Đây được cho là phần khá tốn kém vì để tìm được một nhà thiết kế vừa khéo léo trong bố trí, vừa đáp ứng được các mong muốn của gia chủ thường khá ít. 

Thiết kế ngoại thất

Phần ngoại thất của một căn nhà là nơi để lại ấn tượng đầu tiên với người nhìn nên theo chúng tôi, nó rất cần được đầu tư và quan tâm. Tùy vào diện tích xây nhà và hướng nhà mà ta có những ý tưởng thiết kế ngoại thất khác nhau. 

Ví dụ như nhà xây có phần mặt tiền hẹp, chiều sâu dài thì nên chọn màu sơn trắng hoặc màu sơn sáng để tạo sự thoáng mát, sang trọng, giúp căn nhà nhìn có vẻ rộng hơn. Đây là cách ăn gian về chiều rộng căn nhà mà ACCHome đặc biệt mách với bạn đấy nhé. 

Hoặc đối với kết cấu nhà phố 5 tầng ở vị trí giữa hai mặt đường, bạn có thể tận dụng thiết kế ngoại thất cả 2 mặt tiền để kết hợp kinh doanh thì vô cùng thuận lợi.

Thường phần ngoại thất của nhà mặt phố 5 tầng được xây theo lối hiện đại kết hợp đơn giản. Nó tạo cảm giác bắt mắt với cách bố cục và sắp xếp màu, hiện đại, đơn giản nhưng lại rất gọn gàng, đẹp mắt.

Cụ thể hơn, chúng tôi có công thức tính chi phí thiết kế ngoại thất giúp bạn có thể dễ dàng hình dung đối với căn nhà của mình. 

Giá thiết kế ngoại thất được tính bằng công thức: 

thiết kế nhà phố mặt tiền kinh doanh veston nam

 

Nngt x Ntk x Nđh x Ngđ

Trong đó:

+ Nngt: Tổng diện tích thiết kế ngoại thất tính theo đơn vị m2

+ Ntk: Giá thiết kế (đồng/m²) và phụ thuộc vào thể loại, tính chất công trình.

+ Nđh: Hệ số áp dụng theo địa hình khu đất mà bạn xây nhà.

 Nđh = 1,0 là địa hình bằng phẳng.

 Nđh = 1,3 là địa hình đồi núi, mặt nước.

+ Ngđ: Hệ số áp dụng theo giai đoạn thiết kế.

Ngđ = 0,55 – 0,60 Thiết kế ý tưởng nhà thiết kế.

Ngđ = 0,40 – 0,45 Thiết kế bản vẽ thi công.

Thiết kế nội thất

Ngoài việc chăm chút cho phần ngoại thất thì bạn cũng cần quan tâm đến phần nội thất trong gia đình. Đảm bảo sao cho nó thực hiện được đầy đủ các công năng cả về tính thẩm mỹ lẫn sự tiện nghi. 

Cách bài trí nội thất, sắp xếp không gian bên trong của căn nhà được coi là việc tạo nên linh hồn của toàn bộ không gian sống. Vậy nên, nếu có thể chi trả thì bạn nên mời một nhà thiết kế chuyên về lĩnh vực đó để có thể giúp bạn làm công việc này. 

Thường thì việc báo giá nội thất nên được đặt lên hàng đầu trước khi bắt đầu thực hiện thi công. Bởi phần này chiếm gần 70% giá trị căn nhà. Cũng như các đơn vị thi công mọc lên rất nhiều với hàng ngàn ưu đãi, mức giá khác nhau mà chất lượng thi công cũng khác nhau khiến bạn rất phân vân. 

Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn một công thức cụ thể như sau:

Giá thiết kế nội thất

Tnt x Ttk x Tgđ

Trong đó:

+ Tnt: Tổng diện tích mà bạn thiết kế nội thất tính theo đơn vị m2.

+ Ttk: Giá thiết kế tính theo đồng/m². Và cũng phụ thuộc vào thể loại, tính chất công trình.

+ Tgđ: Hệ số áp dụng theo giai đoạn thiết kế:

Tgđ = 0,55-0,60 là thiết kế ý tưởng.

Tgđ = 0,40 – 0,45 là thiết kế bản vẽ thi công.

Ngoài ra, tôi sẽ mách cho bạn một vài chi phí thiết kế nội thất mà bạn cũng nên để ý và rút ngắn hay thêm bớt theo khả năng tài chính.

Chi phí cho đường điện nước

Mẫu thiết kế nhà phố kinh doanh quần áo Veston tại Bắc Từ Liêm

 

Đây là hạng mục khá quan trọng trong các công trình. Để phục vụ đường điện nước chạy thuận lợi thì bạn phải kèm theo cả bảng điện, ổ cắm, công tắc và các thiết bị cần thiết như bình nóng lạnh, điều hòa, … 

Hiện mức giá chung của thiết kế đường điện nước rơi vào khoảng 60.000vnđ tính theo m2. Và tất nhiên, chi phí này chưa bao gồm các vật tư đường điện nước. Đối với từng tính chất công trình và diện tích sẽ có mức giá cụ thể hơn.

Một số vật tư đồ điện mà bạn cần phải mua là aptomat, cầu giao, cầu chì, các cột thu lôi hay bóng đèn, …

Chi phí làm trần thạch cao

Đây là kiểu trần đang được ưa chuộng hiện nay. Nó vừa chống nóng hiệu quả, vừa thẩm mỹ che đi đường dây điện lằng nhằng và rất dễ thi công. Hiện nay, giá thiết kế và thi công trần thạch cao giao động trong khoảng từ 160.000vnđ – 250.000vnđ tính theo m2. Và các nhà thiết kế cũng sẽ khảo sát công trình nhà bạn trước rồi mới tư vấn kiểu dáng, màu sắc và báo giá cụ thể. 

Chi phí cho thi công sơn tường

Phối cảnh nhà phố hiện đại 3.5 tầng tại Thanh Xuân Hà Nội

Dự án thiết kế nhà phố hiện đại tại Thanh Xuân Hà Nội

 

Chi phí sơn tường ở đây bao gồm nhiều công đoạn như sơn bả, sơn lót và sơn trên bè mặt thô. Tất nhiên, mỗi gia chủ đều muốn thực hiện trọn vẹn bước này khi xây xong nhà. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có đủ kinh tế để làm điều đó. Nhất là đối với thiết kế nhà 5 tầng mặt phố mà ta đang bàn. Giá sơn tường giao động từ 30.000vnđ đến 70.000vnđ trên 1m2.  

Chi phí lát nền

Khuôn viên của 5 tầng nhà chắc chắn sẽ khiến bạn phải đắn đo suy nghĩ. Xu hướng lát nền cho những thiết kế nhà mặt phố 5 tầng hay những công trình nhà ở khác hiện nay thường chọn lát gỗ tự nhiên hoặc sàn gỗ công nghiệp. Với tuổi thọ cao hơn rất nhiều khiến cho giá thành của sàn gỗ tự nhiên cũng khá đắt đỏ. Nếu bạn không thật sự dư dả, hãy chọn gạch men hay sàn gỗ công nghiệp cho căn nhà của mình. 

 Tính chi phí theo phong cách

Thường các thiết kế nhà 5 tầng mặt phố sẽ được thiết kế theo hai phong cách chủ yếu là hiện đại và tân cổ điển. Hai phong cách này đều đòi hỏi nhà thiết kế phải sáng tạo, chăm chút và có cái nhìn thẩm mỹ hoàn hảo. Dù là nhà phố tân cổ điển 5 tầng hay nhà hiện đại 5 tầng thì bạn cũng nên đầu tư cho chi phí thiết kế theo phong cách. Bởi nhà 5 tầng là 1 không gian vô cùng lớn. Nếu không có sự thiết kế hợp lý sẽ dẫn đến sự không hoàn hảo, đẹp mắt và không thực hiện được tất cả công năng của nó. 

Chi phí thiết kế theo phong cách không có mức giá cụ thể mà sẽ tùy thuộc vào không gian nhà bạn để báo giá.

Tính chi phí thi công

mẫu thiết kế nhà phố hiện đại mặt tiền 5 m tại Bắc Ninh

 

Bên cạnh chi phí thiết kế thì chi phí thi công cũng là một khoản không hề nhỏ, nhất là đối với thiết kế nhà 5 tầng mặt phố. Đây là khoản chi phí mà bạn phải bỏ ra để thuê nhân công thực hiện toàn bộ quá trình xây dựng công trình. Tôi sẽ đưa ra cho bạn một vài ý tưởng để giúp bạn hoạch định được rõ ràng chi phí cho phần này.

Chi phí phần móng

Thiết kế nhà 5 tầng mặt phố là công trình có trọng tải lớn nên phần móng rất cần được đầu tư để đảm bảo sự vững chắc cho căn nhà. Để xây móng nhà mặt phố 5 tầng, ta cần móng cọc ép, móng đơn, móng băng và một số loại móng khác.

Công thức cụ thể như sau

  • Móng đơn thường sẽ bao gồm luôn trong đơn giá xây dựng.

  • Móng băng một phương tính theo công thức:

50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.

  • Móng băng hai phương được tính theo công thức:

70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.

  • Móng cọc được tính theo công thức:

[giá tiền x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc] + [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân nếu có) x đơn giá phần thô]

 

  • Móng cọc được tính theo công thức:

[giá tiền x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân) x đơn giá phần thô.

Bạn không nên tiết kiệm mà bỏ đi bất cứ loại móng nào vì mỗi loại khác nhau có những công dụng khác nhau, kết hợp để làm chân vững cho toàn bộ ngôi nhà.

Chi phí phần thô

 

Nhà phố được thiết ké với mái xanh

 

Đây là công đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng một căn nhà. Phần thô bao gồm cát, đá, xi măng, sỏi và một số vật tư phụ khác. 

Theo giá thị trường hiện nay, chi phí cho phần thô đã bao gồm cả nhân công hoàn thiện giao động khoảng từ 3.1000.000 vnđ đến 3.500.000 vnđ tùy vào nhu cầu gia chủ và tính chất công trình.

Mách bạn để giảm chi phí phần này, bạn nên tìm nguồn cung cấp là đại lý lớn, mua sỉ số lượng lớn sẽ được hỗ trợ chi phí. 

Chi phí theo phần ban công

Một kết cấu nhà dân 5 tầng dù thiết kế theo phong cách nào cũng nên có ít nhất 3 ban công. Đây là phần nhô ra của căn nhà, đón nắng gió và ánh sáng và đem lại giá trị công năng rất nhiều. 

Phần ban công này cũng được tính giá thiết kế hay thi công giống như phần sàn của sàn nhà nên bạn không cần quá băn khoăn. Tuy nhiên, bạn nên để diện tích ban công vừa phải với thiết kế nhà 5 tầng mặt phố có diện tích chiều rộng khiêm tốn. Hoặc đầu tư hẳn 1 chiếc bạn công to hơn với nhà mặt phố 5m 5 tầng đẹp, có vị trí thuận lợi phục vụ nhiều lợi ích hơn.

Phần thi công nội thất

 

thiết kế nội thất phòng bếp theo phong cách hiện đại

 

Đây là khoản phải bỏ ra khá nhiều khi bạn muốn căn nhà được đầy đủ tính năng và có thể đi vào sử dụng ngay. Với thiết kế nhà 5 tầng mặt phố thì trang thiết bị vệ sinh, phòng tắm cho 4/5 tầng là một điều không hề đơn giản. Ngoài ra còn có nội thất cho phòng ngủ, ít nhất là 3 phòng cũng tốn khá nhiều. Và nội thất phòng khách, phòng bếp đầy đủ thiết bị cũng không phải là chuyện đơn giản. 

Để có thể hoàn thiện được phần này, bạn cần có sự chuẩn bị từ đầu thật là kỹ càng và chu đáo. Tránh tình trạng hụt vốn, công trình bị bỏ dở. Và để làm được điều đó, bạn nên có bản dự trù kinh phí thật khách quan nhất có thể. 

Một lời khuyên nhỏ dành cho các bạn đang có ý định thiết kế nhà 5 tầng mặt phố, hãy chú ý xem xét, tìm hiểu chất lượng thi công và bảng giá của các đơn vị khác nhau để có sự so sánh hợp lý nhất. 

Bạn cũng nên lập 1 bảng tính toán các loại chi phí phải bỏ ra, dư ra một chút để có thể điều chỉnh khi phát sinh. Vì chi phí dành cho phần nội thất trong nhà 5 tầng chiếm một phần rất lớn nên bạn cần thảo luận trước với đơn vị sẽ cung cấp sản phẩm cho bạn để có được những ưu đãi hay mức giá hợp lý.

thi công nhà sàn giả gỗ

Đơn vị thiết kế thi công nhà sàn bê tông giả gỗ

Nhà sàn trong văn hóa người Việt vẫn là một nét đẹp kiến trúc mang đậm văn hóa độc đáo của những người dân tộc trên đất nước Việt Nam. Ngày nay những công trình bê tông giả gỗ ngày càng được nhiều người ưu chuộng không chỉ ở vùng sâu vùng xa mà nó cùng được những gia chủ có điều kiện tìm kiếm xây dựng cho xây dựng của mình.

Do tình trạng khan hiếm về nguồn nguyên nguyên vật liệu truyền thống như gỗ, tre, nứa  nên những căn nhà sàn bằng gỗ trước đây dần được thay thế bằng những căn nhà sàn chất liệu bằng bê tông giả gỗ nhằm đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng cũng như nâng cao tuổi thọ của những căn nhà sàn.

Nhà sàn bê tông giả gỗ là gì?

Nhà sàn tên tiếng anh là stilt house là một kiểu nhà được dựng trên các cột phía trên mặt đất hay mặt nước.

Nhà sàn bê tông giả gỗ là gì?

Những căn nhà sàn đẹp bằng be-tong ngày càng xuất hiện thịnh hành

Nhà sàn đẹp bằng be-tong là những căn nhà được chế tạo từ be-tong cốt thép thay thế cho các nguyên vật liệu thường thấy như gỗ, tre, nứa ….

Nhà sàn be-tong thường được design thành 2 khu vực sinh hoạt chính bao gồm:

  • Khu vực sinh hoạt: Là nơi diễn ra gần như hầu hết mọi sinh hoạt của gia đình từ nghỉ ngơi, nấu nướng, ăn uống cho tới tiếp khách. Khu vực này được đặt trên cao dựa vào các cột chống và đòn tay.
  • Khu vực gầm nhà: Gầm nhà sàn thường được design dạng mở trước đây chúng được các đồng bào dân tộc sử dụng để chăn nuôi gia súc, gia cầm … Nhưng ngày nay chúng được các KTS design thiết kế làm khu vực để xe, nhà kho, nhà bếp cho gia chủ … Thậm chí, ở 1 số mẫu thiết kế được các kiến trúc sư Acc Home thiết kế phá cách biến gầm nhà sàn thành khu vực giải trí, tiếp đón ngoài trời.

Xem thêm: top những mẫu nhà kiểu châu Âu đẹp

Nguồn gốc của nhà sàn bê tông giả gỗ

Trước thế kỷ 21

– Từ những năm vào cuối thế kỷ 20 ý tưởng design nhà sàn be-tong đã nhen nhóm xuất hiện bởi chính những người dân tộc chứ không phải các kiến trúc sư. Đầu tiên là từ những người dân tộc Mường. Thời gian này những nguyên vật liệu thi công chính để xây dựng nhà san là vôi, xi măng… thực sự vẫn chưa được sử dụng nhiều. Vậy nên, thời gian này những căn nhà sàn be-tong chưa thịnh hành lắm.

Sau thế kỷ 21

– Thời gian này, Vấn đề sản xuất nguyên vật liệu thi công đã có bước nhảy vọt về sản lượng cũng như quá trình vẫn chuyển dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, trình độ của những người thợ xây dựng nhà sàn cũng được nâng cao đáng kể.

Những lúc này những căn nhà sàn bê tông giả gỗ mới được nhiều người biết đến nhiều hơn được nhiều quý gia chủ yêu thích hơn. Đặc biệt những mẫu nhà sàn bê tông giả gỗ có thể xây dựng trên  những vùng miền có khu vực đất dốc, có địa hình tương đối phức tạp và ko bằng phẳng.

mẫu nhà sàn bê tông hiện đại

Càng ngày những mẫu nhà sàn càng đẹp một cách ấn tượng

– Với những căn nhà sàn truyền thống, người thợ thi công phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện một căn nhà sàn. Thời gian hoàn thiện một căn nhà sàn bằng gỗ phải mất gần một năm mới hoàn thiên.

Còn những công trình nhà sàn lớn hơn thì phải mất hơn một năm. Thì với mẫu nhà sàn be-tong, thời gian hoàn thiện được rút ngắn đi rất nhiều. Không những vậy, nguồn tài chính của gia chủ cũng phải chi tiêu nhiều hơn.

Xem thêm: Vì sao phải quan tâm đến trọng lượng bê tông

Tiêu chuẩn thiết kế và thi công nhà sàn bê tông giả gỗ

Tiêu chuẩn về nguyên vật liệu thi công

Tiêu chuẩn đầu tiên trong xây thiết kế dựng nhà sàn bê tông giả gỗ là nằm ở chất liệu nguyên vật liệu xây dựng. Trong số đó bao gồm:

Với phần thép được sử trong kết cấu khung dầm và cột trụ. Chúng cần phải đạt được những tiêu chuẩn mà được bộ thi công VN công bố như:

– TCVN 1651 – 1985; TCVN 1651 – 2008.

– Tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS G3505 – 1996; JIS G3112 – 1987

Gạch ngói được sử dụng làm mái và tường nhà sàn cần phải đạt chuẩn TCVN 4313:1995 cho ngói và TCVN 6355-7: 1998 cho gạch thi công.

Tiêu chuẩn trong thiết kế

Một căn nhà sàn đẹp, chuẩn chất lượng cần phải tiến hành chia khu vực thành 2 ko gian là nhà sử dụng chính phần trên và gầm nhà sàn ngoài ra còn có phần cầu thang dẫn từ dưới sân lên sàn nhà.

Phần nhà sàn chính

Phần sàn nhà phải được design cách mặt đất, tạo khoảng không cho trong căn nhà luôn thoáng mát và thông thoáng cũng như vẫn đảm bảo sự ấm áp vào những ngày mùa đông. Nhờ những bức tường chắc chắn bao quanh.

Các mẫu nhà sàn bê tông giả gỗ ngày nay thường được design từ là một cho tới hai tầng. Ta rất có thể thấy đâu đó xuất hiện bóng dáng của những hệ mái Thái quen thuộc bên trên những căn nhà sàn. Bên trên mái Thái sẽ được lợp ngói nung, giúp ngăn nhiệt từ bên vào trong nhà. Nhờ đó căn nhà luôn thoáng mát, không khí được trao đổi liên tục.

Xem thêm: Những mẫu nhà thờ họ bê tông giả gỗ đẹp

Phần cầu thang

Cầu thang của nhà sàn là một phần không thể thiếu trong việc sắp xếp kiến trúc của căn nhà sàn. Nó không chỉ giúp cho việc kết nối giữa các không gian mà nó còn giúp tổng thể căn nhà trở nên hài hòa hơn, gọn gàng hơn chi tiết này được xem là nét đặc trưng không thể thiếu với những căn nhà sàn đẹp bằng be-tong giả gỗ.

Theo cách thiết kế truyền thống của đồng bào người dân tộc Tây Nguyên, hoặc những người đồng bào miền bắc thì cầu thang nhà sàn đẹp được làm từ những thân cây gỗ to, lâu năm với số bậc luôn là số lẻ bậc thang từ sân lên mặt sàn nhà 7 bậc là đẹp nhất.

Ngày nay phần cầu thang được sử dụng chất liệu bằng bê tông cốt thép được lát bằng gạch hoa hoặc đá granite cho độ bền và tính thẩm mỹ cao hơn.

Gầm nhà sàn

Chiều cao thấp nhất của phần gầm nhà sàn phải cao từ 50cm trở nên. Ở gầm nhà sàn phân lớn được lát gạch và sử dụng làm cột chống đỡ phần sàn chính phía trên. Gầm của nhà sàn ngày nay được tận dụng làm khu vực để phương tiện, đồ vật sinh hoạt, làm nhà kho …

Gầm sàn được design làm chỗ để xe

Gầm sàn được design làm chỗ để xe or nơi để làm kho

Nếu quý chủ đầu tư muốn xây thêm một số phòng bên dưới thì không gian thi công không được quá 80-90%. Đồng thời, các bức tường phía dưới cần phải thiết kế làm sao cho thoáng tạo sự qua lại với nhau.

Những mẫu nhà sàn bằng be-tong giả gỗ đẹp

Những mẫu nhà sàn bằng be-tong giả gỗ đẹp

Mẫu nhà sàn đẹp này gây ấn tượng bởi sự phối hợp của lối design sân vườn với việc thay thế nguyên nguyên vật liệu be-tong như thế này vẫn đảm bảo được một ko gian thoáng mát, giải trí vô cùng tiện lợi. Hơn nữa việc lựa trọn nhà sàn be-tong giả gỗ sẽ làm cho ko gian trở nên thân thiên và dễ chịu hơn.nhà sàn bê tông mái Thái

Điều khó khăn nhất khi design nội thất của các những mẫu nhà sàn đẹp bằng be-tong này là các kts phải design để ko còn làm cho người xem cảm thấy cứng nhắc của chất liệu be-tong. Ngược lại căn nhà phải mang tính chất mềm mại uyển chuyển giống với chất liệu truyền thống

Nhà sàn bê tông phong cách hiện đại

Một trong những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Căn nhà sàn đẹp này lồng ghép những lối kiến trúc truyền thống đan xen với hệ mái Thái hiện đại. Vừa hiện đại lại ko mất đi nét từ cổ kính truyền thống.

nhà sàn bê tông kiểu resort

Một trong những mẫu nhà sàn đẹp được rất nhiều chủ đầu tư thiết kế ở những khu resort nghỉ dưỡng. Những căn nhà sàn này được chia làm 2 phần: 1 ở trên bờ và 1 ở dưới nước. Gia chủ rất có thể thoải mái đắm mính trong bầu không khí thực sự thoải mái và dễ chịu của sóng nước cũng như có thể thuận tiện di chuyển trên cạn.

mẫu nhà sàn bê tông 2 tầng

Các mẫu nhà sàn bê tông giả gỗ đẹp phong cách biệt thự luôn dược nhiều chủ đầu tư quan tâm, Nó mang trong mình những nét đẹp truyền thống lại vừa phảng phất hơi thở của kiến trúc hiện đại

Chi phí xây nhà sàn bê tông giả gỗ

Nhiều quý chủ đầu tư trước khi xây dựng muốn tìm hiểu về bảng giá xây dựng nhà sàn bê tông giả gỗ thường đặt câu hỏi rằng xây dựng một công trình bê tông giả gỗ có đắt không hay có tốn nhiều kinh phí hay không ….

Câu trả lời là : KHÔNG! Chi phí thi công một căn nhà sàn đẹp bằng be-tong được tối ưu hơn nhiều so với việc xây dựng những căn nhà phố hay những công trình tương đương …

Chi phí thi công thi công có thể nói là phù hợp với túi tiền của nhiều hộ gia đình. Với những căn nhà sàn bê tông giả gỗ  có diện tích khoảng 65m2 đến 70m2 thì chi phí xây chỉ khoảng 200-350 triệu VNĐ.

Với chi phí khá rẻ, những căn nhà kiểu này thu hút ngày càng nhiều chủ đầu tư quan tâm nhiều hơn. Bởi nó vừa tạo nên một không gian sống vô cùng thoải mái mà chi phí thi công lại rất rẻ.

Bạn lưu ý giá trên là giá tham khảo chung. Tùy vào từng yêu cầu của quý khách hàng về nhà ở mà chi phí rất có thể thay đổi.

Nếu quý chủ đầu tư cần thiết hoặc muốn tư vấn thi công, báo giá thi công nhà sàn bê tông giả gỗ có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 677 hoặc hòm thư điện tư acchomearc@gmail.com đội ngũ các kiến trúc sư của chúng tôi sẵn sáng giúp đỡ quý bạn.

Móng nhà

Các loại móng nhà trong xây dựng

Móng nhà trong xây dựng là một bước quan trọng trong bước đầu tiên xây dựng nhà cửa. Tùy vào từng loại công trình và nền đất mà mới đưa ra lựa chọn phù hợp để lắp loại móng tương thích xuống nền đất đảm bảo độ bền vững và giá trị sử dụng lâu dài cho công trình. Dưới đây bài viết của nhà Acc Home sẽ giúp bạn xác định được loại móng nào phù hợp với công trình nhà bạn. 

Khái niệm móng nhà

Móng nhà một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ loại hình xây dựng nào bởi kết cấu móng chủ yếu là chịu khối lượng trọng tải công trình đè nén xuống. Tùy vào khối lượng công trình mà chọn loại móng phù hợp với công trình dựa trên sức chịu lực của móng mà lựa chọn đảm bảo được độ an toàn cho cả công trình.

Nhà kỹ sư phải tính toán được luôn cả khả trong tương lai có xây dựng thêm tầng hay nới rộng không gian ra không để đưa ra những hạn chế về số tầng quy định và quy mô công trình. Bất kì công trình nào thì móng nhà cũng phải đảm bảo công trình bền vững, tính ứng dụng thực tế cao.

Khái niệm móng nhà

 

Hiện nay, trong giới xây dựng chỉ có 4 loại móng cơ bản: móng đơn, móng bè, móng băng và móng cọc. Dựa vào các yếu tố về chiều cao, tải trọng của công trình và nền địa chất tại vị trí xây dựng mà lựa chọn loại móng phù hợp để xây dựng. Dựa vào loại công trình xây dựng mà mức độ phức tạp khi lắp móng cũng tăng dần theo, đối với những ngôi nhà thấp tầng, nhà phố, biệt thự thì quá trình thi công móng không quá phức tạp nhưng ngược lại những công trình lớn như cao ốc, trung tâm thương mại,…Thì khi thi công móng đòi hỏi kỹ thuật cao, người kỹ sư phải có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Hai thứ quyết định nhiều nhất trong việc lựa chọn móng nhà là tải trọng công trình và nền địa chất. Chính vì thế mà nền đất sẽ là yếu tố quan trọng lựa chọn loại móng xây dựng công trình.

  • Nền đất tốt: Thay vì xây bằng các loại móng phổ biến thì có thể dùng móng gạch xây, bê tông đá hộc.
  • Nền đất yếu rất dày: Dùng móng bè có khả năng bám sâu xuống lòng đất.
  • Nền đất có lớp trên yếu, lớp dưới tốt: Dùng móng băng để giúp phân bố hiệu quả khả năng chịu tải của công trình.
  • Nền đất có lớp trên tốt , lớp dưới yếu: Dùng móng bè, hạn chế tình trạng sụt lún.

Những loại móng nhà phổ biến nhất hiện nay:

Hiện nay có 4 loại móng thông dụng nhất trong xây dựng công trình là móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc. 

Móng đơn

Móng đơn

 

Đây là loại móng có gia thành rẻ nhất trong các loại móng tuy nhiên khả năng áp dụng vào thực tiễn chỉ phù hợp với một số loại công trình vì thành phần cấu tạo chủ yếu là mác bê tông. Móng đơn thường đóng dưới chân cột nhà, cột điện hay mố trụ cầu sẽ sử dụng một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau giúp tăng độ bền vững cho công trình.

Móng đơn thường là loại móng riêng lẻ có hình dạng là hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,…Mỗi hình dáng của móng đơn sẽ có khả năng chịu lực khác nhau.

Móng băng

Móng băng

 

Móng băng thường sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng bởi giá thành không quá cao. Móng băng thường bố trí thành một dải dài liên kết với nhau hoặc có sự giao cắt phân bố đều hết phần diện tích xây dựng.

Móng băng thường phải thi công bằng cách đào móng quanh khu vực thi công hoặc đào song song để đặt móng trong mảnh đất xây dựng đó. Vì loại móng này thường xây dựng trên nền đất yếu nên sử dụng kết hợp nhiều loại móng như: móng cứng, móng mềm, móng kết hợp để ổn định nền đất hạn chế lún đất không đồng đều. 

Móng bè

Móng bè

 

Những vùng đất gần sông suối thường có tình trạng ngập lún, nền đất mềm, độ cao đất không đồng đều với nhau. Kỹ sư sẽ ứng dụng các kĩ thuật đầm chặt, đổ cát thêm để cân bằng độ cao ở từng vùng đất. Ngoài ra, các kỹ sư còn dùng móng bè cho những loại công trình này như là một phương pháp hữu hiệu.

Móng bè khi lắp ghép vào sẽ phải trải rộng khắp mặt diện tích đất xây dựng theo caro, dại dải hay đơn lẻ tùy vào mỗi công trình.

Vì bề mặt tiếp xúc của móng bè dàn trải đồng đều nên khả năng chịu tải sẽ được phân bố đồng đều lên công trình. Bởi khả năng chịu tải đồng đều nên khi đưa vào ứng dụng nên hạn chế tối đa hiện tượng nhà bị lún xuống không đều. Vì thế mà dễ gây ra hiện tượng nhà sụt lún, nhà nghiêng.

Móng cọc

Móng cọc

 

Trong lớp đất có nhiều lớp đất khác nhau để muốn đóng được móng cọc xuống đất thì phải đóng xuyên qua lớp đất mềm đến biểu bì đất cứng thì mới được xem là có thể sử dụng được loại móng cọc. Móng cọc được cấu tạo gồm cọc và đài cọc, ngoài ra còn có các loại cọc khác như: cọc tre, cọc cừ tràm, cọc bê tông cốt thép đều có tính ứng dụng trong công trình xây dựng.

Móng cọc có khả năng chịu tải tốt, quá trình thi công không tốn quá nhiều thời gian, giá thành phải chăng. Công trình thi công muốn đạt hiệu suất là công trình nhà ở bền vững thì muốn đánh giá các yếu tố về môi trường thì độ bền vững, an toàn, hiệu suất sử dụng thì yếu tố chất lượng nền đất và nền móng có ảnh hưởng nhiều nhất khi đưa ra nhận định trên.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn móng nhà

Sau đây là các yếu tố gây có tác động lớn đến việc lựa chọn móng nhà, theo từng loại móng nhà sẽ có sức chịu trọng tải khác nhau và phù hợp với từng loại nền đất. 

Tải trọng công trình lên móng nhà

Tải trọng công trình lên móng nhà

 

Đây chính là yếu tố tiên quyết để chọn móng nhà phù hợp cho công trình. Tải trọng công trình sẽ được tính toán sẵn khi thiết kế bản vẽ trong đó bao gồm: khối lượng đồ nội thất, khối lượng toàn bộ công trình, con người và một số yếu tố tải trọng khác như: gió, động đất, nước,…

Gia chủ nên chú ý vào tải trọng của công trình tầng cao và vật liệu xây dựng đây là điều kiện đủ để chọn loại móng phù hợp cho công trình xây dựng. Ngôi nhà có số tầng càng lớn thì tương đương tải trọng của nó cũng tăng theo. 

Đặc điểm của nền đất

Từng vùng miền trên Việt Nam sẽ có nhiều loại đất khác nhau có thể kể tên như: đất sét, đất cát, đất rời,…Muốn xác định đất vị trí của khu vực bạn muốn xây dựng cần phải qua quá trình khảo sát địa chất. Khi khảo sát địa chất sẽ biết được nền địa chất ở đó sẽ có đặc điểm của các lớp nền đất, độ cao của mực nước ngầm, độ dày của các loại lớp đất và tên loại đất mà gia chủ sẽ xây dựng.

Đặc biệt quy mô công trình càng lớn thì quá trình khảo sát địa chất cần phải kỹ lưỡng hơn bởi đây là một trong những nguyên nhân gây sạt lở và sụt công trình nhiều nhất.

Chiều cao của căn nhà

Chiều cao của nhà có sức ảnh hưởng rất lớn đối với công trình xây dựng tầng càng cao thì móng nhà phải chịu trọng tải càng lớn. Vì thế mà khi nhà cao tầng cần phải cân nhắc kĩ chọn loại móng nào là phù hợp. Tuy nhiên nếu đã chọn nền móng và hoàn thiện căn nhà mà lại xây thêm tầng thì gia chủ nên cân nhắc thêm áp lực trọng tải mà ngôi nhà có thể chịu được, tránh tình trạng làm sụt lún đất.

Kết cấu móng nhà của các công trình lân cận

Loại móng nào phù hợp để xây dựng các loại công trình cho vị trí khu đất nhà bạn thì dựa vào móng nhà các khu vực xung quanh xem họ lựa chọn loại móng nào để xây dựng. Vì nền địa chất ở những khu vực gần công trình nhà ở sẽ giống nhau vì thế sẽ sử dụng chung một loại móng. Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ sẽ phải chọn loại móng khác bởi nhiều yếu tố như kết cấu công trình, quy mô công trình,…thì phải lựa chọn giải pháp móng thích hợp.

Chi phí làm móng nhà 

Một ngôi nhà trước khi xây dựng cần phải tính toán trước chi phí đầu tư của công trình nhằm dự định trước khoản tiền cần phải bỏ ra có vượt qua ngân sách dự kiến của gia chủ dự tính.

Diện tích dự tính làm móng nhà: Phần diện tích làm móng nhà sẽ tính chung vào với diện tích xây dựng. Thông thường diện tích làm móng nhà sẽ chiếm khoảng từ 50-70% diện tích xây dựng sàn tầng 1. Đối với những ngôi nhà có xây tầng hầm thì kết cấu móng sẽ tính bằng 200% diện tích xây dựng trên tổng diện tích sàn xây dựng hầm.

Dựa vào vị trí khu đất xây dựng để định giá: Khu đất nằm ở vị trí nào quyết định lớn mức chi phí xây dựng móng bởi mỗi địa chất của khu đất có tính chất và đặc điểm khác nhau nên sẽ áp dụng kĩ thuật xây dựng khác nhau, đòi hỏi người kỹ sư phải có nhiều kinh nghiệm trong để giám sát và định giá công trình xây, đảm bảo chất lượng công trình nhà ở bền vững. Hiện nay đơn giá của mỗi vùng mình có biên độ dao động lớn với mức giá xây dựng phần thô (ĐGXDPT) thì khoảng từ 3-5 triệu đồng/m2, tuy nhiên những mảnh đất càng nằm trong thành phố thì giá cả càng đắt đỏ.

 

Dưới đây là công thức tính chi phí làm móng băng, cọc cho công trình xây dựng:

 

Tiền làm móng băng 1 phương = 50% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT

Tiền làm móng băng 2 phương = 70% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT

Tiền làm móng cọc = (250.000đ * số lượng cọc * chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc: 15-20.000.000đ) + (hệ số đài móng: 0.2 * diện tích xây dựng * ĐGXDPT)

Quy trình thi công móng nhà chuẩn

Quy trình thi công móng nhà chuẩn

 

Mỗi loại móng nhà đều có quy trình xây dựng và kỹ thuật làm móng khác nhau. Không những thế móng còn phải dựa trên nhiều yếu tố tự nhiên để quyết định loại móng nào phù hợp làm trên loại nền đất nào. Căn cứ theo quy mô và nền đất mà gia chủ muốn xây dựng thì chọn loại móng phù hợp đảm bảo sự bền vững cho công trình.

Thi công móng băng trong xây dựng nhà ở

Móng băng được sử dụng thông dụng trong kỹ thuật xây dựng nhà ở bởi quá trình làm dễ dàng hơn các loại móng khác. Hoàn thiện móng băng bằng những bước sau đây :

 

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các bản vẽ và nguyên vật liệu xây dựng nhà ở.

Bước 2: Theo như thiết kế của bản vẽ mà đào đất theo khung sườn đặt móng băng xuống nền đất.

Bước 3: Đặt móng băng xuống khu vực đã được bố trí.

Bước 4: Đóng cốp pha theo khuôn mẫu móng băng.

Bước 5: Tiếp đến đổ bê tông móng băng với lượng vừa đủ lấp đầy khung.

Bước 6: Sau khi bê tông khô khoảng 1-2 ngày thì tháo cốp pha và bắt đầu tiến hành nghiệm thu phần móng cho đối tác.

Làm móng bè gồm những bước nào

Móng bè trong công trình xây dựng là loại móng hỗ trợ nhà có nền đất yếu dễ bị sụt lún, đất mềm và có nhiều nước đọng lại trên mặt đất. Dựa trên diện tích xây dựng và cấu tạo của nền đất mà chuẩn bị các loại nguyên vật liệu cần thiết trước khi thi công móng bè dưới các bước sau đây:

Bước 1: Trên bản vẽ thiết kế yêu cầu giác kích thước móng đúng như tỷ lệ trong bản vẽ.

Bước 2: Chuẩn bị đào hố để đặt móng xuống nền đất.

Bước 3: Xung quanh khu vực lắp móng xây dựng tường móng.

Bước 4: Xác định vị trí lắp đặt thép móng bè.

Bước 5: Sau khi ổn định khung thép móng bè thì đổ bê tông giằng móng.

Bước 6: Tiến hành thủ tục nghiệm thu công trình và bảo dưỡng bê tông để tiếp tục quá trình xây dựng nhà.

Quy trình thi công móng cọc tiêu chuẩn

Đối với những ngôi nhà phải bắt buộc xây dựng trên nền đất không đạt tiêu chuẩn, nền đất yếu gần sông, suối và những ngôi nhà xây dựng từ 2 tầng trở lên phải sử dụng phương pháp ép cọc bê tông lần lượt thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đọc hiểu hết các bảng vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt và phân biệt các ký hiệu trong bản vẽ theo từng vật liệu xây dựng được chú thích theo quy chuẩn.

Bước 2: Đóng ép cọc xuống nền đất nhờ các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng trong xây dựng.

Bước 3: Xác định vị trí móng và đào hố quanh móng để ép cọc xuống nền đất. Phần đất được đào lên phải giữ khô ráo, sạch sẽ, không để nước động lại.

Bước 4: Cắt đầu cọc và bố trí thép móng

Bước 5: Ghép cốp pha theo đúng khuôn lại với nhau.

Bước 6: Cho bê tông đã trộn vào khuôn móng cọc.

Bước 7: Sau khi bê tông cứng lại thì tháo cốp pha và duy trì bảo dưỡng móng.Tháo cốt pha và bảo dưỡng móng.

Sau 1 đến 2 ngày bê tông khô cứng lại thì có thể tháo cốp pha ra và bao dưỡng cọc bằng cách tưới nước thấm đều lên bê tông để hạn chế tình trạng bê tông khô cứng dẫn đến tình trạng nứt vỡ.

Nếu bạn cần tư vấn thiết kế xây dựng nhà cửa có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977 703 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.

quy trình thi công biệt thự

Quy trình thi công biệt thự chuẩn nhất

Ngôi nhà là tổ ấm, là thành quả nhiều năm tích lũy của gia chủ. Xã hội phát triển thì cái đẹp theo đó được tôn vinh lên hàng đầu. Ngôi nhà không chỉ đơn thuần là nơi để ở nữa mà là nơi để thể hiện phong cách, nơi nghỉ dưỡng sau những ngày làm việc căng thẳng. Vì lẽ đó nên nhu cầu thi công biệt thự đang rất được mọi người quan tâm. Vậy quy trình thi công biệt thự như thế nào? Có những lưu ý gì trước, trong và sau khi thi công, mời bạn đọc bài viết sau của kiến trúc Acc Home

 Khác với việc xây dựng nhà ở thông thường, thi công biệt thự cần nhiều yếu tố khắt khe hơn về phong thủy, trình độ đơn vị thi công, yếu tố thẩm mỹ và cảnh quan xung quanh. Gia chủ cũng cần có những hiểu biết nhất định về quy trình thi công biệt thự để có thể trao đổi, nêu ý tưởng và sở thích của mình. Khi đó kiến trúc sư và đơn vị thi công mới có thể hiện thực hóa mong muốn của gia chủ.

Những lưu trước khi xây biệt thự

Những lưu trước khi xây biệt thự

Một căn biệt thự mái Nhật đơn vị Acc Home đang thi công phần thô

Việc tìm hiểu, chuẩn bị sẵn cả về kiến thức và pháp lý hay nguyên vật liệu, mặt bằng, tham khảo giá cả đều vô cùng quan trọng. Nó giống như việc bạn chuẩn bị nguồn vốn và kiến thức để ra kinh doanh vậy. 

Bạn sẽ phải xác định, có thể tham khảo ý kiến người thân sẽ cùng sống trong căn biệt thự đó mục đích xây dựng, để tất cả mọi người sẽ cảm thấy thoải mái khi được sống trong đó. Xây với mục đích nghỉ dưỡng sẽ khác với xây để ở. 

Dự toán ngân sách xây dựng

Chắc hẳn, khi xác định xây biệt thự thì gia chủ đã có dự toán sơ qua một nguồn kinh phí nhất định. Tuy nhiên, khó có thể dự toán một cách chính xác chi phí sẽ phải chi từ khi bắt đầu đến hoàn thành công trình do nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

  • Quy mô căn biệt thự: Diện tích lớn hay nhỏ, số tầng, số phòng, không gian quanh biệt thự đều ảnh hưởng đến việc dự toán chi phí.
  • Sự chi tiết, cầu kỳ của căn biệt thự: Một căn biệt thự đòi hỏi các chi tiết tinh xảo, xây đắp cầu kỳ sẽ có giá thành khác với một căn biệt thự đơn giản. 
  • Kết cấu móng công trình: Biệt thự xây ở các vị trí khác nhau thì biện pháp thi công móng cũng khác nhau. Việc xây biệt thự trên miếng đất bằng phẳng sẽ khác với xây trên đồi núi, hay nền đất yếu. Một số biện pháp thi công móng hiện nay: Ép cọc bê tông, móng bè, cọc khoan nhồi…
  • Kiến trúc phần mái: Đây cũng là yếu tố gia chủ cần quan tâm khi dự toán chi phí
  • Các loại vật tư sử dụng: Tùy thuộc vào chất liệu và xuất xứ gia chủ lựa chọn sẽ có giá thành khác nhau.
  • Vị trí thi công biệt thự: Giá thành thi công mỗi nơi sẽ khác nhau, thành phố khác với nông thôn.

Chủ nhà cần dựa vào những tiêu chí trên để tham khảo và đưa ra mức dự toán sơ bộ sau đó chuẩn bị kinh phí. Tuy nhiên, để dự toán được sát với thực tế nhất thì cần đến đơn vị thiết kế thi công bóc tách khối lượng và sẽ báo cho gia chủ mức giá sau bóc tách.

Xem thêm: Những mẫu thiết kế biệt thự cao cấp đẹp

Xin giấy phép thi công xây dựng biệt thự

Trước khi xây dựng, chủ nhà cần đến các cơ quan công quyền để xin giấy phép xây dựng. Quá trình này cũng mất thời gian nên gia chủ cần chủ động xin sớm để kịp thời gian động thổ cũng như giúp quá trình xây dựng đảm bảo đúng tiến độ. Một số loại hồ sơ cần làm: Hồ sơ chuyển vị trí đồng hồ điện, nước, hồ sơ xin phép khởi công, hồ sơ xin sử dụng lòng đường…

Lựa chọn đơn vị, công ty thi công chất lượng

Lựa chọn đơn vị, công ty thi công chất lượng

Gia chủ chuẩn bị kỹ lưỡng giúp quá trình xây dựng đúng tiến độ và suôn sẻ

Có 2 phương án lựa chọn đơn vị thi công: Đơn vị thiết kế riêng, thi công riêng và đơn vị thiết kế thi công trọn gói. Tùy nhu cầu gia chủ mà chọn phương án phù hợp để quy trình thi công biệt thự diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên gia chủ nên chọn đơn vị thi công trọn gói để tiết kiệm chi phí cũng như giúp công trình có sự đồng nhất. Tránh được những vấn đề phát sinh khi kiến trúc sư hay đơn vị thi công làm sai một bước nào đó sẽ cần 3 bên ngồi lại sẽ khá rắc rối.

Lưu ý: Dù bạn chọn phương án nào thì chất lượng, uy tín của đơn vị thiết kế thi công cũng là yếu tố quan trọng nhất. Hãy tham khảo người quen mới xây dựng biệt thự, hay tham khảo những công trình mà đơn vị đó đã xây dựng để lựa chọn được chuẩn xác. 

Đơn vị thi công là những người hiện thực hóa mong muốn của gia chủ vì vậy, căn biệt thự có đẹp, sang trọng, thể hiện phong cách của bạn hay không phụ thuộc rất nhiều vào đơn vị thi công. Và đừng quên thỏa thuận giá cả cũng như thời gian hoàn thành từng hạng mục, chế độ bảo hành với bên thiết kế thi công.

Chuẩn bị đủ nguyên vật liệu trang thiết bị máy móc

Chuẩn bị đủ nguyên vật liệu trang thiết bị máy móc

 

Việc chuẩn bị đủ trang thiết bị máy móc giúp cho quá trình thi công được suôn sẻ, không gián đoạn. Lưu ý chọn những thiết bị hiện đại, mới được kiểm nghiệm để tránh hỏng hóc trong quá trình xây dựng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Vật liệu ảnh hưởng đến chi phí xây dựng và mỹ quan của ngôi nhà, nên gia chủ cần chú ý: Khảo sát giá cả để có những thông tin hữu ích, có thể giảm bớt chi phí xây dựng.

Không phải cứ nhiều người dùng mới là vật liệu tốt. Tùy vào thiết kế cũng như kết cầu ngôi nhà mà chọn vật liệu với thương hiệu phù hợp nhất tránh gây lãng phí.

Tham khảo ý kiến của đơn vị thi công để chọn vật liệu có tính năng phù hợp. Bởi mỗi loại có một công năng khác nhau, đừng chọn chỉ vì màu sắc hay hình dáng. Dễ dẫn tới sự không phù hợp.

Hãy chọn đồng màu vật liệu để công trình của bạn có sự đồng nhất, ngoài ra còn tránh gây lãng phí.

Mặt bằng để nguyên vật liệu, mặt bằng thi công

Đây cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong quy trình thi công biệt thự. Nếu địa điểm nhỏ hẹp thì có thể bạn sẽ phải sử dụng lòng đường để tập kết nguyên vật liệu. Như ở phần trên chúng tôi đã nói, gia chủ cần xin giấy phép sử dụng lòng đường ở các cơ quan công quyền. Ngoài ra, gia chủ cũng nên xin phép hàng xóm để tránh những rắc rối xảy ra trong quá trình thi công.

Chuẩn bị mặt bằng thi công  bao gồm làm sạch mặt đất, đổ các phế thải cũ đi, phá dỡ những công trình còn trên đất, chuyển các loại cây và đất dư ra khỏi khu vực thi công. Đồng thời di chuyển đường điện, nước…

Mặt bằng để nguyên vật liệu, mặt bằng thi công

 

Lựa chọn nguyên vật liệu cũng là khâu quan trọng trong quy trình thi công biệt thự

Các vấn đề về an toàn lao động

Sử dụng các loại giàn giáo phù hợp với công trình biệt thự, khi thi công trên cao cần trang bị các loại dây an toàn, thang bắc vững chắc.

Thi công biệt thự khác gì so với nhà dân

Có rất nhiều điểm khác nhau khi thi công biệt thự và thi công nhà dân, trong đó phải kể đến các yếu tố sau:

Giá thành cao hơn

Giá thành là yếu tố đầu tiên mọi người hay so sánh giữa biệt thự và nhà dân. Yếu tố này chỉ cần nhìn bên ngoài cũng có thể thấy, diện tích rộng hơn, đòi hỏi yếu tố phong thủy cao hơn, nhiều chi tiết cầu kỳ hơn…

Vật liệu sử dụng cao cấp hơn

Vật liệu sử dụng trong quy trình thi công biệt thự thường là những vật liệu đòi hỏi chất lượng để phù hợp với kết cấu công trình. Nhiều gia chủ thích sự độc, lạ nên nguyên vật liệu sử dụng sẽ cao cấp hơn so với nhà dân.

Đảm bảo yếu tố sân vườn

Khi thi công nhà dân thì gia chủ chỉ chú trọng tới ngôi nhà còn sân vườn thường có sao để vậy. Thi công biệt thự thì khác, sân vườn được gia chủ chú trọng như căn biệt thự vậy. Nhiều gia chủ kết hợp luôn bể bơi hay sân golf vào khu vườn. Các loại cây trồng, thảm cỏ hay đá lát sân cũng được chú trọng đến từng chi tiết để mỗi góc vườn đều có thể trở thành nơi nghỉ dưỡng.

Trình độ thi công đảm bảo chất lượng

Thi công biệt thự cần đội ngũ thi công có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm bởi tính cầu kỳ của căn biệt thự hoàn toàn khác với nhà dân. 

Các loại biệt thự phổ biến hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều loại hình biệt thự, tùy theo sở thích mỗi người về kiến trúc, diện tích xây dựng hay kinh phí mà mọi người có lựa chọn riêng. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được các loại biệt thự này.

Biệt thự đơn lập

thiết kế cải tạo nhà

Là căn biệt thự có kiến trúc độc lập và hình khối riêng, xung quanh căn biệt thự có nhiều khoảng trống được xây dựng tường bao xung quanh, phần xây dựng không giáp với tường bao. Phần đất có thể trồng cây, làm bể cá và lát đá làm lối đi lại. 

Biệt thự song lập

Là hai căn biệt thự liền kề có kiến trúc giống y nhau nhưng đối xứng có 2 cửa, 2 cổng riêng nhưng không tách nhau. Biệt thự này sẽ là 2 căn nhà của 2 chủ khác nhau, tuy nhiên nhìn bề ngoài nhiều người sẽ không nhận ra bởi gần như không có sự khác biệt. Biệt thự song lập thường xây dựng trên khu đất khoảng 130-210 m2, xung quanh 3 mặt thường là khoảng đất để trồng cây.

Biệt thự liền kề

Biệt thự liền kề nhìn bề ngoài sẽ là những căn nhà có kiến trúc, diện tích và cảnh quan giống nhau. Một căn sẽ tiếp giáp với 2 căn còn lại, có những trường hợp biệt thự chỉ có một mặt thoáng, còn lại đều tiếp giáp với nhà bên cạnh. Diện tích của những căn biệt thự liền kề thường là 100-180m2

Biệt thự hiện đại

Biệt thự hiện đại

 

Là kiểu biệt thự có kiến trúc tự do, không đối xứng, ưu tiên các hình khối không gian với bố cục đơn giản nhưng sang trọng. Những căn biệt thự này thường sử dụng tông màu tối giản, chất liệu chủ yếu là kính và bê tông.

Biệt thự tân cổ điển

Thích hợp với gia chủ ưa sự lãng mạn, cổ điển và quyến rũ nhưng không kém phần sang trọng. Nó là nơi gia chủ thể hiện phong cách riêng và sự đẳng cấp. Căn biệt thự thường được xây trên một nửa diện tích, phần còn lại sử dụng làm sân vườn hay hồ bơi.

mặt tiền biệt thự cổ điển 2 tầng

 

Căn biệt thự sang trọng, phong cách rất riêng sau khi hoàn thiện

Quy trình thi công biệt thự

Quy trình thi công biệt thự bao gồm rất nhiều các giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều đòi hỏi sự chuyên tâm, tỉ mỉ và làm việc có trách nhiệm của đơn vị thi công để ra được một sản phẩm hoàn hảo nhất, đúng dụng ý của gia chủ.

Giai đoạn chuẩn bị

Đây là giai đoạn tiên quyết không thể bỏ qua mà chủ nhà và đơn vị thi công cần hết sức lưu ý. Nó giúp các giai đoạn sau đó được trơn tru, đảm bảo đúng tiến độ thi công.

Chuẩn bị đầy đủ mặt giấy tờ, pháp lý

Như chúng tôi đã lưu ý ở trên, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép ở khâu chuẩn bị. Đến khâu thi công thì đòi hỏi tất cả giấy tờ đã được cơ quan ban ngành cấp phép xây dựng. Như vậy chủ đầu tư mới có thể bắt đầu đúng tiến độ đưa ra.

Chuẩn bị mặt bằng thi công

Bao gồm các công việc: Tháo dỡ các hệ thống móng, điện, nước cũ. Phát quang, làm sạch mặt bằng, dọn sạch hố ga và di chuyển các loại cây, đất dư thừa ra ngoài vị trí thi công. Lắp các biển báo nguy hiểm, hàng rào, băng cảnh báo để đảm bảo an toàn cho nhân dân di chuyển qua.

Tiếp nhận, tập kết vật tư

Khi tiếp nhận vật tư cần kiểm đếm số lượng, chất lượng và nhãn mác. Kiểm tra xem có đúng khối lượng trong hồ sơ bóc tách hay chưa để có hướng xử lý kịp thời.

Xử lý móng bằng ép cột bê tông

Tùy thuộc vào đặc điểm của nền móng mà đơn vị thi công sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau. Với những nền đất yếu thì cần cải tạo thành nền nhân tạo. Trình tự các bước xử lý móng như sau: 

Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị

Nguyên vật liệu cần đủ số lượng, khối lượng và đúng chủng loại theo bản thiết kế và dự toán, đúng theo quy định nhà nước về lĩnh vực xây dựng. Một số vật tư quan trọng nhất trong khâu này là: cốp pha đúc cọc và bê tông cho cọc và một số nguyên vật liệu phụ khác.

Các trang thiết bị sử dụng còn trong thời hạn kiểm định để tránh những hư hỏng hay tai nạn không may xảy ra trong quá trình thi công. Một số máy móc sử dụng: máy ép cọc với lực ép trên 100 tấn, 2 máy hàn 380V, 200A; xe cẩu chuyên dụng 200 tấn và một số máy móc khác.

Ép cọc thử

Sử dụng một cọc bê tông cốt thép đã đúc với độ sâu theo thông số kỹ thuật và bản đồ địa chất để xác định tải trọng của cọc. Quá trình này giúp thử độ sâu của cọc đã đúng hay chưa.

Tiến hành ép cọc đại trà

Sau khi tiến hành ép cọc thử có kết quả thí nghiệm thành công thì tiến hành ép cọc đại trà.

Lưu ý: Việc đúc cọc cần sự giám sát của đội ngũ kỹ thuật để thực hiện đúng theo thiết kế, nguyên vật liệu sử dụng đúng loại theo dự toán. Sau khi đúc xong cần biên bản nghiệm thu trước khi tiến hành ép, Các loại cọc không đủ tiêu chuẩn trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển sẽ được loại bỏ để đảm bảo chất lượng công trình.

Nghiệm thu giai đoạn ép cọc

Sau khi thực hiện xong giai đoạn ép cọc, nếu đạt yêu cầu theo bản vẽ và dự toán thì sẽ tiến hành nghiệm thu. Việc nghiệm thu cần sự có mặt của các bên, biên bản được các bên ký đầy đủ mới hợp lệ.

Nghiệm thu giai đoạn ép cọc

 

Công nhân tiến hành dọn dẹp mặt bằng chuẩn bị xây dựng biệt thự

Thi công móng bê tông cốt thép     

Thi công móng bê tông cốt thép trong quy trình thi công biệt thự đòi hỏi cao hơn xây dựng nhà dân thông thường do căn biệt thự thường có kết cấu phức tạp, nên đòi hỏi nền móng chắc chắn hơn.

Đào đất hố móng

Đào đất hố móng cần chú ý tiêu chuẩn về kích thước hố móng, lớp bảo vệ để lại đến khi tiến hành xây dựng, đảm bảo kết cấu nền, kết cấu khu vực xung quanh, khối lượng đất đào đúng tiêu chuẩn.

Đổ bê tông lót, bê tông móng

Lưới thép móng để đúng phương theo quy định, bê tông đổ đúng cao độ thiết kế, trong quá trình đổ chú ý đầm dùi bê tông kỹ, nguyên tắc đổ xa trước gần sau, không đứng trực tiếp lên cốp pha dễ gây dịch chuyển sai vị trí. Không để hố móng bị đọng nước vì sẽ làm bê tông bị giảm chất lượng, ảnh hưởng đến kết cấu móng.

Xây tường móng       

Trong quy trình thi công biệt thự, mỗi bước thi công đều quan trọng như nhau và đòi hỏi sự cẩn thận. Tuy nhiên, không thể phủ nhận xây tường móng là bước quan trọng nhất vì nó liên quan đến cấu trúc của ngôi nhà, tránh trường hợp các vết nứt xảy ra. Chỉ khi nào bê tông thực sự vững chắc thì đơn vị thi công mới được phép lấp để thực hiện công đoạn tiếp theo.

Đổ bê tông giằng

Giằng móng giúp liên kết giữa các móng, kết cấu công trình trở nên vững chắc hơn, thường nằm theo phương ngang và có hình chữ nhật hay chữ T, chữ H. Tùy thuộc vào kết cấu căn biệt thự mà đơn vị thi công sẽ đặt giằng móng ở vị trí thích hợp.

Thi công các hạng mục, đầu việc âm

Sau khi đổ bê tông giằng, đến các bước xây hố gas, bể phốt sau đó lấp đất đợt 1, đi đường ống nước, bê tông lót đà kiềng…

Thi công phần thân biệt thự

Trước khi tiến hành thi công, cũng giống như các hạng mục khác cần chuẩn bị đầy đủ máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu theo đúng thiết kế và khối lượng chủng loại theo dự toán.

Thi công phần cột, sàn bê tông cốt thép các tầng

Cần lưu ý tỷ lệ cốt thép tối thiểu với mỗi cột là 1%, bốn thanh cốt thép hình chữ nhật, hình tròn hoặc hình dạng khác thì mỗi thanh ở mặt cắt ngang, đảm bảo ít nhất 6 thanh trong cột được gia cố xoắn. Khoảng cách các thanh không nhỏ hơn 150 lần đừng kính thanh hoặc lớn hơn 4cm.

– Cốp pha cột cần đúng vị trí, không được nghiêng hay phình, bê tông không bị xô lệch

– Cốp pha dầm cần kiểm tra độ cao đáy, đảm bảo thành cốp pha thẳng.

– Cốp pha sàn cần kiểm tra cao độ, xem có bị võng hay không

Thi công xây tường các tầng

Xác định vị trí tường xây bằng cách định vị tim cột, đảm bảo quá trình xây luôn thẳng hàng và bề mặt phẳng bằng cách đo trắc đạc. Chú ý vệ sinh sạch sẽ vị trí trước khi tiến hành xây. Một số lưu ý quan trọng trong quy trình thi công biệt thự và cụ thể hơn là thi công xây tường:

Áp dụng quy tắc 5 hàng gạch dọc sẽ đan xen 1 hàng gạch ngang. Nếu là tường bao thì viên gạch ngang bắt buộc là gạch đặc. Vị trí tường giữ dầm, tường và sàn thì xây hàng gạch xiên. Vị trí xây cửa sẽ cộng thêm 15mm mỗi bên để lắp dựng khung.

Nghiệm thu các hạng mục công việc 

Sau khi thực hiện xong hạng mục nào sẽ tiến hành nghiệm thu hạng mục đó nếu đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như kỹ thuật theo bản vẽ. Việc này khá quan trọng, để đảm bảo các hạng mục sau đó được an toàn, cũng như có thể sửa chữa nếu có sai sót xảy ra.

Thi công phần mái biệt thự

Mái nhà không chỉ thực hiện chức năng che mưa nắng mà còn thể hiện phong cách của chủ nhà. Tùy thuộc vào sở thích mà gia chủ chọn kiểu mái khác nhau. Có hai loại mái thông dụng hiện nay các căn biệt thự thường sử dụng là mái kèo gỗ và mái bê tông dán ngói.Thi công phần mái trong quy trình thi công biệt thự cần chú ý điểm sau:

Căn biệt thự với phần mái được cách điệu theo phong cách Pháp

 

Căn biệt thự với phần mái được cách điệu theo phong cách Pháp

Thi công cách nhiệt, tạo độ dốc mái

Phần mái thường là phần hứng trọn ánh nắng và bức xạ nhiệt Mặt trời nên vật liệu sử dụng cần cách nhiệt. Thông thường sẽ đổ bê tông mái và dán ngói sẽ vừa tạo độ thẩm mỹ, cách nhiệt tốt. Độ dốc khoảng 30% để giúp mái luôn sạch sẽ, tạo độ bền vững.

Đổ bê tông chống thấm

Bê tông cần được đầm kỹ sau đó san phẳng, thêm 1 lớp xi măng mỏng để quá trình chống thấm được hiệu quả. 

Thi công xây, ốp gạch, hoàn thiện phần mái

Tiến hành dán ngói theo trình tự: với loại ngói có sóng to thì dán từ trên xuống dưới, từ phải qua trái. Ngói sóng nhỏ thì dán ngược lại. Trong quá trình dán ngói cần dùng vữa để liên kết chúng lại, chú ý thực hiện đúng tiêu chuẩn để vừa tạo mỹ quan, vừa tránh thấm dột.

Nghiệm thu các hạng mục phần mái

Sau khi hoàn thiện phần mái đúng tiêu chuẩn thiết kế thì tiến hành nghiệm thu để tiếp tục thực hiện các công đoạn hoàn thiện.

Thi công phần hoàn thiện biệt thự

Tới bước này, hầu như những hạng mục cơ bản đã hoàn thành và nghiệm thu. Đơn vị thi công tiến hành hoàn thiện phần còn lại.

Các hạng mục thi công hoàn thiện

Các hạng mục thi công hoàn thiện như: thi công sàn nhà, trát và hoàn thiện tường, lắp đặt điện nước….

Sau khi hoàn thành các hạng mục này thì ngôi nhà gần như hoàn thiện theo bản vẽ 3D.

Quy trình thi công hoàn thiện

Chi tiết quy trình thi công hoàn thiện bao gồm:

Thi công sàn nhà: láng sàn bằng xi măng cần đảm bảo phẳng, mịn để chuẩn bị công đoạn ốp lát. Sau khi láng xong tiến hành ốp lát sàn, tùy theo sở thích về màu sắc mà gia chủ chọn những loại gạch phù hợp với căn biệt thự.

Trát và hoàn thiện tường: Tiến hành 2 lớp sơn lót sau đó sơn bả, có 2 loại sơn cho bạn lựa chọn là sơn gốc nước và sơn gốc dầu. Tuy nhiên, sơn gốc nước sẽ phù hợp với mặt phẳng tường hơn và cũng an toàn cho sức khỏe hơn.

Lắp đặt hệ thống điện nước: Hầu hết các gia chủ đều chọn lắp âm tường để tạo mỹ quan. Gia chủ nên lựa chọn những đơn vị uy tín để lắp đặt, bởi điện nước giống như dòng máu trong ngôi nhà. Nếu chọn đơn vị không uy tín khi hỏng hóc sẽ rất vất vả để sửa chữa.

Lắp đặt nội thất: Gia chủ nên chọn một đơn vị thiết kế thi công nội thất uy tín để họ tư vấn về mẫu mã, chất liệu cũng như kiểu dáng phù hợp. Các hạng mục bao gồm: lắp đặt thiết bị đèn điện, thiết bị vệ sinh, lắp đặt các loại cửa, tay vịn cầu thang, lan can, hoàn thiện các nội thất khác như tủ lạnh, máy giặt…

 

thiết kế nhà mái thái

 

Một căn biệt thự hoàn thiện đáng mơ ước

Nghiệm thu hoàn thiện

Quy trình thi công biệt thự đến đây đã hoàn thiện tới 90%, các bên tiến hành kiểm tra chi tiết các hạng mục đã thi công lại một lần nữa. Phát hiện các sai sót hỏng hóc để điều chỉnh lại. Sau khi hoàn thành sẽ tiến hành nghiệm thu hoàn thiện. Các bên cùng chứng kiến và ký vào biên bản nghiệm thu.

Tổng vệ sinh sau xây dựng và bàn giao

Đơn vị thi công tiến hành vệ sinh lại tất cả vị trí, các thiết bị như hệ thống đèn điện, làm sạch tường, xử lý các vết ố, vết keo trên bề mặt, lau sạch bụi bẩn trong quá trình xây dựng, làm sạch sàn, hệ thống cầu thang, kính… sau đó tiến hành bàn giao cho chủ nhà.

Nghiệm thu tổng công trình, bàn giao

Nghiệm thu là bước kiểm định lại chất lượng công trình trước khi bàn giao. Người giám sát sẽ tiến hành kiểm tra phần xây dựng được yêu cầu nghiệm thu trong vòng 24 giờ dựa vào bản vẽ, các chỉ dẫn kỹ thuật, các thí nghiệm chất lượng thực hiện trong quá trình xây dựng, các biên bản nghiệm thu theo giai đoạn, các biện pháp phòng cháy chữa cháy…

Sau khi các hạng mục đã chính xác, đủ điều kiện thì các bên tiến hành ký biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Khi đó, chủ nhà chính thức được sử dụng ngôi nhà. Đơn vị thi công tiếp tục ký kết hợp đồng bảo hành với gia chủ.

Hoàn tất hợp đồng bảo hành

Theo quy định của pháp luật, nhà ở được bảo hành tối thiểu 24 tháng. Gia chủ sẽ ký kết hợp đồng bảo hành với đơn vị thi công, trong đó ghi rõ nội dung: sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, các lỗi kỹ thuật nếu chủ nhà phát hiện khác với thiết kế trong quá trình sử dụng. Đồng thời, chủ nhà được phép giữ lại giá trị tiền bảo hành cho đến khi hết thời hạn bảo hành. 

Khi hết thời hạn bảo hành mà hai bên không xảy ra tranh chấp thì chủ nhà sẽ thanh toán nốt phần còn lại và hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng. Khi đó, quyền và nghĩa vụ ràng buộc giữa hai bên sẽ kết thúc.

Như vậy quy trình thi công biệt thự là quy trình khá phức tạp, đòi hỏi gia chủ phải có sự đầu tư về thời gian, kiến thức cũng như kinh tế để có được một ngôi nhà mơ ước. Mong là những kiến thức chúng tôi chia sẻ trên đây giúp gia chủ tích lũy thêm kinh nghiệm và có thể áp dụng vào cuộc sống.

Bạn cần tư vấn và thi công nhà phố, biệt thự các công trình dân sinh khác có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.

xứ lý nhà nghiêng

Những cách xử lý nhà nghiêng đơn giản

Ngày nay, hiện tượng nhà nghiêng ngày một phổ biến do tình trạng xe tải chạy ở gần công trình khiến nhà người dân bị xuống cấp trầm trọng. Đây là dấu hiệu đáng báo động vì nhà nghiêng ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống thường nhật của người dân. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác làm nghiêng, lún công trình. Bài viết dưới đây của Acc Home giúp bạn nhận biết những trường hợp khiến nhà bị nghiêng, lún.

Cách xác định xem nhà có nghiêng không

Trước khi hiểu thế nào nhà nghiêng thì bạn phải hiểu rõ nhà lún là gì, bởi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 

 

Cách xác định xem nhà có nghiêng không

Nhà nghiêng vốn là hiểm họa phổ biến tại Việt Nam

Khái niệm “nhà lún”: Chính là mức độ sụt lún của công trình được đo bằng milimet. Hiện tượng này do móng và công trình bị lún xuống đất. Điều này xảy ra bởi tác động của trọng lượng của toàn bộ diện tích của công trình dồn nén xuống đất quá lớn.

Còn đối với nhà bị nghiêng là tình trạng bị lệch sang một bên do nhà bị lún, thông thường nhà sẽ bị lún theo chuyển vị thẳng đứng nhưng do tác động lực không đều nên mới chuyện vị thành ngang.

Hầu hết tất cả công trình đều bị lún theo thời gian dù ở Việt Nam hay nước ngoài. Độ lún của công trình còn tùy thuộc nền đất ở nơi đó như thế nào. Vì thế trên cùng một đất nước nên mức độ lún ở mỗi khu vực có sự khác nhau.

Nếu ngôi nhà bạn bị nghiêng, lún quá mức cho phép thì nên liên hệ ngay với đại diện thi công ngôi nhà hay công ty nhà cửa uy tín để khắc phục tình trạng nguy hiểm này nhanh chóng.

Xem thêm: Nhà gác lửng là gì?

Nguyên nhân khiến nhà bị nghiêng và cách khắc phục

Những nguyên nhân chủ chốt kiến nhà bị nghiêng, bài viết đã đề cập cách khắc phục. Độc giả tham khảo để xác định trường hợp nhà mình và tìm cách khắc phục hợp lý.

Nhà nghiêng vì hàng xóm đào móng xây nhà

Nhà nghiêng vì hàng xóm đào móng xây nhà

 

Nhà nghiêng do móng không chắc do nhà hàng xóm tác động lúc làm nhà mới

 

Một số trường hợp khiến nhà bị nghiêng là do hàng xóm nhà bạn xây nhà do đào móng xây nhà mới, thực hiện hết các hạ tầng kỹ thuật một số không đúng kỹ thuật, hay nứt, lún, hư hỏng những công trình lân cận khiến cho nhà kế bên bị nghiêng theo vì nhà hàng xóm mình dẫn đến nhà có thể bị đổ ngã, sập công trình. 

Có thể xử lý bằng cách can thiệp pháp luật dựa theo nghị định 121/2013/NĐ-CP của chính phủ. Chủ nhà gây thiệt hại công trình của nhà lân cận phải dừng thi công để đền bù thiệt hại cho nhà lân cận theo Thông tư số 02/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định tại Điều 3 “ Về xử lý công trình xây dựng kiến những nhà xung quanh khác bị nứt hư hỏng, nghiêng hay sụp đổ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, ở Điều 13; và khoản 2,5 ở Điều 27 trong Nghị định số 121/2013/NĐ-CP. Nếu gia chủ bị thiệt hại nặng nề thì có thể dựa vào những điều trên để kiện nhà hàng xóm gây thiệt hại cho nhà mình.

Xem thêm: Top những mẫu thiết kế nhà mái Nhật đẹp

Nhà nghiêng do kết cấu sai  

Nhà nghiêng do kết cấu sai  

 

Những ngôi nhà có kết cấu sai thì thường dẫn đến hiện tượng sụt lún hoặc nghiêng nhà. Những nguyên nhân này thường là do những kỹ sư, kiến trúc sư, thợ thi công tính toán lực lún, nền móng bị sai số.

Cũng có nhiều trường hợp xảy hiện tượng lún cao nhất chính là trần nhà, ban công, cầu thang, cửa chính, cửa sổ, cột nhà, tường nhà,…Do tác động của tường, cột lớn ở bên trong. Những bước tính lực lún một công trình là hết sức quan trọng nếu tính toán sai lệch thì làm nhà lún không đồng bộ với nhau.

Xem thêm: Cách khử mùi phòng kín đơn giản

Do gia cố móng không chính xác

Do gia cố móng không chính xác

 

Móng nhà rất quan trọng nếu gia cố không kỹ làm nhà dễ bị sụt lún

 

Trong quá trình thi công người thợ xử lý cổ móng, nền móng không chuẩn sẽ ảnh hưởng nhiều đến độ thụt lún của công trình. Một công trình gồm nhiều giai đoạn khác nhau, giai đoạn gây ra nghiêng lún công trình nhiều nhất chính là lúc đóng cừ tràm và phủ lên lớp cát dày độ khoảng 10cm đến 20cm. Trọng lượng của ngôi nhà đè nén xuống nền móng cát từ đó tạo ra dòng chảy gây ra hiện tượng lún. 

Thông thường nền nhà bị lún nguyên do chủ yếu đến là nền cát có chiều dày không đồng đều. Ngoài ra, các lớp cát phủ không có tính kết nối với khối cừ tràm khiến cho độ cứng của nền móng không vững, dễ bị xao động do các xe tải hay xe bán tải chạy ngang qua. Vì thế khi chuẩn bị xây nhà thì nên đặt một lớp bê tông lót vào đầy hết cừ tràm giúp tạo thành một hợp khối có khả năng chịu lực cao.

Do nhà xây trên nền đất yếu

 

Do nhà xây trên nền đất yếu

Ngôi nhà bị ngã nghiêng qua hẳn một bên do xây trên nền đất trước là ao hồ

 

Nguyên nhân này chính là hiện tượng gây nghiêng nhà nhiều nhất hiện nay do lúc thi công nhà cửa gia chủ không quá chú trọng đến nền đất mà mình chuẩn bị xây dựng.

Dựa trên kinh nghiệm của nhiều chuyên gia cho rằng những ngôi nhà thường có tình trạng nghiêng lún đều được xây trên những vùng có địa hình thấp, nền đất yếu, kết cấu đất ở nơi này không ổn định.

Nhiều công trình không do tình trạng đất yếu mà do trong lúc thi công bị cắt giảm vật tư xây dựng dẫn đến kết cấu trong nhà không hợp lý dẫn đến hiện tượng nghiêng lún này. Chính vì thế mà bạn nên giám sát công trình hay thuê người giám sát để quá trình xây dựng suôn sẻ hơn.

Cách xử lý là Khi công trình có dấu hiệu bị nghiêng bạn cần thực hiện ngay biện pháp chống lún nhằm giúp nhà không bị nghiêng nữa. Sau đấy bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân nghiêng lún và sử dụng biện pháp thích ứng kịp thời. Chi phí sửa chữa công trình bị nghiêng, lún có nguy cơ sụp đổ để căn chỉnh lại ngôi nhà thẳng như ban đầu thì tốn một khoảng tiền cực kỳ lớn.

Do gần đường quốc lộ xe nơi có xe tải trọng lớn di chuyển

Những ngôi nhà nằm ở đường quốc lộ thường sẽ có nhiều xe tải trọng lớn chạy ngang qua. Người dân khu vực này không chỉ bị khói bụi ám vào nhà mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Những công trình xung quanh khu vực đường lớn thường bị rung lắc thường xuyên làm tăng độ sụt lún nhanh hơn. Khiến cho công trình xuống cấp nhanh và chí phí sửa chữa đắt đỏ.

Gần những nơi công trường khai thác 

Những ngôi nhà gần công trường khai thác thường có kết cấu đất bất định nếu đào bớt một nơi nào đó trong khu vực này thì chắc kết cấu đất đã bị phá vỡ sự vững chắc. Bởi khi đào một hố  thì các lớp đất xung quanh sẽ đổ ra phía khoảng trống bị đào lên làm các công trình ở các lớp đất đó bị nghiêng và sụt lún. 

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến người ta tránh xây nhà tại khu vực khai thác do ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đối với nhà cửa mà còn nước sinh hoạt của người dân nơi đây.

Gần sông suối

 

Gần sông suối

Một ngôi nhà bị sụt do nên đất ở đây quá yếu

Nhà gần sông suối thường dễ bị nghiêng lún do nền đất ở đất mềm và yếu, cấu tạo địa chất cũng không ổn định. Những ngôi nhà gần sông suối thường phải xử lý móng hợp lý nếu không sẽ ảnh hưởng toàn bộ công trình làm tăng chi phí sửa chữa cao hơn. Những ngôi nhà nằm gần các con sông, rạch, vùng trũng, có bùn dày từ vài mét đến hàng chục mét, hay có khi lên đến hàng trăm mét thì tốt nhất bạn nên tránh những khu vực này, tuyệt đối đừng làm nhà ở đây.

Nếu bạn vẫn muốn làm nhà gần sông, hồ, suối thì bạn nên mời chuyên gia để khảo sát địa chất ở đây, rồi chọn nền đất nền móng hợp lý mà xây nhà dựng cửa ở khu vực này. Dù thế nhưng những công trình này phải sử dụng nhiều biện pháp như ép cọc, khoan nhồi, mới đảm bảo được trọng tải cũng như kết cấu công trình. Khi thi công áp dụng đung móng, kết cấu nhà hợp lý thì xây cả chục tầng cũng không gặp vấn đề gì hết.

Nhà nghiêng bao nhiêu là nguy hiểm

Nhà nghiêng bao nhiêu là nguy hiểm

Nhà nghiêng từ 8cm không nên ở

Dựa vào luật xây dựng của Việt Nam, thì tiêu chuẩn xây dựng giới hạn độ lún của công trình rơi vào khoảng 8-30cm. Tùy vào quy mô, loại hình công trình mà có những tiêu chuẩn giới hạn khác nhau. Đối với nhà phố là 8cm, còn với nhà công nghiệp, tòa nhà thì là đến 20cm.

Những ngôi nhà vượt mức trên đều sẽ xuất hiện, hiện tượng nhà có vết nứt ở tường, cột, trần,…Dấu hiệu này rất nguy hiểm. Báo hiệu bạn cần phải xử lsy ngay nền móng ngôi nhà bằng việc gia cố lại móng nhà, chống nghiêng và gọi chuyên gia đến xem xét và sửa chữa ngôi nhà.

Chi phí xử lý nhà nghiêng

Những ngôi nhà bị nghiêng thường tốn chi phí xử lý đến 10% – 30% kinh phí liên quan đến việc tháo dỡ móng và xây lại ngôi nhà mới. Tuy nhiên còn tùy vào nền đất, diện tích ngôi nhà, móng nhà, từ đó kỹ sư sẽ xem xét mức độ bị nghiêng, lún của ngôi nhà để đưa ra mức giá hợp lý để khắc phục tình hiện tại của nhà bạn.

Trong quá trình thi công sẽ không ảnh hưởng nhiều đến những công trình lân cận. Đối với những nơi có đất yếu có thể sử dụng công nghệ cắt móng hay công nghệ di dời công trình mà không cần cắt móng. Nhưng cũng có những công trình không thể xử lý được nếu nhà có chung tường, chung móng với các ngôi nhà lân cận. Với trường hợp này bạn phải sửa lại hết các khu nhà chịu ảnh hưởng của nhà  nghiêng này.

Bạn cần tư vấn thiết kế xây nhà, có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian chuẩn kiến trúc nhất.

tính m2 thi công điện nước

Cách tính m2 thi công điện nước

Điện nước là một trong những ngành nhỏ quan trọng, không thể thiếu trong quá trình thi công xây dựng mọi công trình. Vậy cách tính giá thi công điện nước trong xây dựng như thế nào cho hợp lý, hãy cùng Acc Home theo dõi bài viết tham khảo dưới đây.

Trong xây dựng, sơn bả, kết cấu được ví như nước da và xương, thì điện nước được coi là mạch máu chính của công trình. Bạn sẽ không thể sống được trong không gian 1 căn nhà mà không có điện nước. Nó là 1 phần để đáp ứng những tiêu chí sử dụng của chủ nhà.

Đối với 1 công trình, điện nước thi công ngay từ khi bắt đầu phần móng và hạ tầng của tòa nhà. Và kết thúc khi mà cả công trình đã hoàn thiện về mọi mặt. Điều này cũng nói lên được tính quan trọng của điện nước. Với thi công điện nước, cách tính giá m2 thi công điện nước cũng khá đa dạng, tính riêng theo phần điện, phần nước, theo từng biện pháp thi công.

Thi công điện nước là gì?

Như đã nói qua ở trên, điện nước là một phần không thể thiếu của mọi công trình và được ví như mạch máu của công trình ấy. Nếu như căn nhà là chỗ để che mưa, che nắng cho mọi người, thì điện nước sẽ có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mọi người từ những việc như sinh hoạt hàng ngày, giải trí, làm việc,..

Điện nước được ví như mạch máu của công trình

 

Điện nước được ví như mạch máu của công trình

Mặc dù chỉ được coi là một ngành nhỏ trong xây dựng, tuy nhiên tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của điện nước tới mọi mặt, đời sống của người dân rất nhiều. Thi công điện nước là sẽ phải xây dựng hệ thống, đường dây mạng lưới của toàn bộ công trình theo bản vẽ thiết kế sao cho phù hợp với tiêu chí, nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Cách tính giá m2 thi công điện

Cách tính giá m2 thi công điện

 

Cách tính giá m2 thi công điện theo những biện pháp thi công ở đây sẽ phù hợp với trường hợp vật tư theo chủ nhà cấp hoặc đơn vị thi công sẽ bao luôn vật tư. Giá thành sẽ có chênh lệch tương nhiều so với từng trường hợp, vì vật tư trong điện nước rất đắt đỏ. Giá thành sẽ không đưa ra một con số cụ thể chính xác vì tùy thuộc vào đặc điểm công trình và vị trí của công trình.

Tính m2 theo biện pháp thi công dán dây

Đây là biện pháp thi công đơn giản nhất khi đi dây điện lưới trong nhà. Và đương nhiên giá thành cũng sẽ thấp nhất trong những biện pháp thi công. Với phương pháp này, sau khi xây dựng đã hoàn hiện phần xây tường thì đội ngũ thi công điện nước sẽ bắt đầu thi công và đi dây.

 

Thi công điện theo phương pháp dây dán

Thi công điện theo phương pháp dây dán

Đây điện sẽ được chôn thẳng vào các mạch tường mà không được bảo vệ bằng những phụ kiện nào. Phương pháp này có mỗi một ưu điểm là giá thành nhỏ, còn những nhược điểm của nó cũng khá lớn. Nếu có những trường hợp sai sót, chập điện, sai dây thì bắt buộc phải đục tường ra và xử lý lại.

Tuy nhiên đối với những phương pháp này, phần đi những dây điện quan trọng như thông tầng, hay khi thi công phần hạ tầng thì bắt buộc phải sử dụng những đồ vật bảo vệ luồn dây như ống gen cứng hoặc mềm. Để bảo vệ dây trong phần bê tông được bảo vệ an toàn vì khi xây dựng thi công những phần đó thì không tránh khỏi những tác động, va đập. Dễ gây tới hư hại dây điện ở những phần bê tông quan trọng, hậu quả để lại rất to lớn.

Tính m2 theo biện pháp thi công ống gen mềm

Hay một số nơi còn gọi là ống ruột gà. Đối với biện pháp thi công này, sau khi đã hoàn thiện xây tường thì bắt đầu thi công điện nước. Nhưng khác với dây dán, thi công bằng phương pháp đi gen mềm này thì sẽ đục và chôn trong các mạch tường những đoạn gen mềm nối các hệ thống lại với nhau. Giá thành thi công sẽ nằm ở mức tầm trung, vừa phải.

Và sau khi hoàn thiện xong công đoạn tô trát, đơn vị thi công sẽ luồn dây điện qua những ống gen mềm đã đặt sẵn trong tường. Với phương pháp này ưu điểm sẽ là bảo về được dây điện khá tối ưu, nhưng cũng cần phải bảo đảm vì gen mềm tương đối mỏng, dễ bị rách bởi những tác động bên ngoài. Nhược điểm sẽ là đối với ống gen mềm thì việc luồn dây tương đối khó, vì dây sẽ dễ bị cong, uốn lượn.

Tính m2 theo biện pháp thi công gen cứng

Đây là phương pháp an toàn, bảo đảm nhất, giá thành cao nhất và cũng là được nhiều người ưa chuộng chọn lựa. Đối với loại ống gen cứng này, đội ngũ thi công sẽ phải sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để uốn ống gen theo địa hình tường, và chôn vào trong tường.

 

Phương pháp thi công lắp gen cứng

Phương pháp thi công lắp gen cứng

Việc luồn dây trong ống gen cũng dễ dàng, vì ống trơn, thẳng, ít gây khó khăn cho người thi công. Phương pháp này được cho là hữu hiệu nhất, và tính giá m2 theo biện pháp thi công này cũng là đắt nhất.

Cách tính m2 thi công lắp đặt nước

Đối với thi công hệ thống đường cấp nước và đường thoát có nhiều điểm khác nhau, nên cách tính giá cũng sẽ tương đối khác nhau. Những thông thường cách tính giá thi công lắp đặt nước sẽ gồm 2 cách sau

 

Cách tính giá m2 thi công điện

Thi công lắp đặt hệ thống nước

Tính giá lắp đặt nước theo số lượng nhà vệ sinh

Cách này rất đơn giản và được đa số nhiều nơi, nhiều công trình áp dụng. Chỉ cần xác định công trình có bao nhiêu nhà vệ sinh, và tính đơn giá của từng nhà vệ sinh rồi nhân lên theo số lượng. Cách tính này phù hợp với những công trình nhỏ như nhà dân, biệt thự,..

Tính giá lắp đặt nước theo bóc tác từng vật dụng

Với cách tính giá này yêu cầu đơn vị thiết kế phải bóc tách từng vật dụng sử dụng, hệ thống đường cấp đường thoát. Đơn vị thiết kế sẽ phải bóc tách từng mét ống trong hệ thống đường cấp đường thoát, cũng như từng vật dụng liên quan như vòi qua sen, bồn cầu, lavabo,…. Cách tính này phù hợp đối với những công trình lớn như chung cư. Trường học,..

Với cách tính này thì có ưu điểm là chính xác và cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên cũng khá ít người thực áp dụng cách tính này, vì giá thành của phương pháp này với phương pháp ở trên cũng không chênh lệch nhau quá nhiều.

Với cách tính m2 thi công điện nước ở trên, chủ yếu là dựa vào những phương pháp, biên pháp thi công là chủ yếu. Còn phần m2 của thi công điện nước cũng sẽ dựa vào m2 mặt sàn của xây dựng. Những con số về giá cả cũng như những số liệu về m2 đưa ra cũng khá hợp lý, phù hợp.

 

Các lưu ý thi công điện nước theo từng đơn giá

Trong thi công điện nước cách tính các đơn giá phụ thuộc vào cách tính m2 thi công điện nước. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào đơn vị cấp vật tư khi thi công, thường sẽ là có 2 đơn vị chủ yếu cấp vật tư khi thi công, thứ sẽ là đơn vị chủ nhà, và đơn vị thứ 2 sẽ là đơn vị thiết kế thi công.

Đơn giá của thi công điện theo m2 phụ thuộc nhiều vào cách tiến hành thi công

 

Đơn giá của thi công điện theo m2 phụ thuộc nhiều vào cách tiến hành thi công

Với những trường hợp chủ nhà cấp vật tư thì sẽ chỉ phải tính giá nhân công theo m2 cho đơn vị thi công. Còn với trường hợp đơn vị thi công cung cấp vật tư thì sẽ phải tính giá cả nhân công, vật tư theo m2 xây dựng thi công.

Đối với cách tính giá theo nhân công

Với trường hợp thi công này, chỉ cần lưu ý tới những kĩ thuật thi công sao cho đảm bảo chất lượng, tiến độ đạt yêu cầu so với tiến độ thi công đã đưa ra, ký kết trong hợp đồng.

Đối với cách tính giá bao gồm cả vật tư

Với trường hợp này, đơn vị thiết kế thi công đã bao gồm luôn cả vật tư. Ngoài lưu ý tới những kỹ thuật, tiến độ trong thi công, đơn vị thiết kế thi công cần phải bóc tách tính toán sao cho khối lượng, chất lượng của vật tư phục vụ cho công trình phải phù hợp.

Quy trình chính xác khi thi công điện nước

Cũng như mọi ngành trong xây dựng, đối với thi công điện nước cũng có quy chuẩn chính xác quy trình thi công. Gồm các bước, các công đoạn bắt buộc phải thi công từng bước mới đảm bảo chất lượng cũng như kỹ thuật chuyên môn. Thi công điện nước sẽ bao gồm các bước dưới sau.

Thi công hệ thống điện, nước ngầm dưới nền, sàn

Đây là phần quan trọng nhất đối với thi công điện nước, yêu cầu cần phải thi công chính xác. Vì đối với phần hạ tầng như móng, bể phốt, bể nước âm thì chỉ thi công được khi đơn vị xây dựng đang làm đến phần đó. Hơn hết nữa là sau khi bộ phận thi công hoàn tất đầu mục công việc hạ tầng thì không thể đào lên và làm lại được.

 

Thi công nước phần trong nhà vệ sinh

Thi công nước phần trong nhà vệ sinh

Đối với phần điện nước dưới nền, sàn đơn vị thi công điện nước cần phải đặt ống chờ ở các bể nước ngầm, bể phốt, hay hệ thống nước thải,… Cần phải có những tính toán chính xác đối với hệ thống điện nước của cả công trình.

Lưu ý: khi đơn vị thi công đổ mái các tầng, cũng là lúc thi công điện nước đặt những ống điện thông tầng và những lỗ hở dành cho hệ thống hộp kỹ thuật của dường cấp thoát nước trong công trình. Tránh trường hợp sau này phải đục bê tông ảnh hưởng đến kết cấu công trình.

Thi công hệ thống điện, nước trong nhà, trên các tầng

Sau khi bộ phận thi công xây dựng đã hoàn thành việc xây tường ở trong nhà và các tầng, thì cũng là lúc điện nước bắt đầu thi công.

Triển khai đục tường, đi dây điện tại hầu hết những tầng và tại các nhà vệ sinh theo đúng bản vẽ kĩ thuật. Trong quá trình này sẽ phụ thuộc nhiều vào đơn vị thi công xây dựng nên phải có yếu tố hỗ trợ, phối hợp giải quyết công việc để đạt chất lượng và tiến độ cao nhất.

Lắp đặt thiết bị

Sau khi bộ phận phối xây dựng đã hoàn thiện hết các phần việc của giai đoạn hoàn thiện như sơn bả, thạch cao,.. cũng là thời điểm lắp các thiết bị của bộ phận thi công điện nước.

 

Lắp đặt thiết bị vệ sinh

Lắp đặt thiết bị vệ sinh

Những thiết bị bao gồm đèn chiếu sấng, quạt trần, lavabo, bồn cầu sẽ được thi công và lắp đặt trong giai đoạn này. Về giai đoạn này cần phải lắp sao cho đúng kỹ thuật của từng thiết bị, phù hợp với tiện ích của chủ nhà và cũng phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

Nghiệm thu, bảo hành sản phẩm

Giai đoạn này là yêu cầu phải hoàn thiện 100% đầu việc, đơn vị thi công điện nước sẽ cùng chủ nhà nghiệm thu toàn bộ công việc liên quan đến điện nước. Hoàn thành nốt những gì chưa đạt yêu cầu đối với bản vẽ thi công và với những gì chỉnh sửa theo phát sinh, ý kiến của chủ nhà.

Thi công phần thô nhà phố

Đơn vị thi công phần thô nhà phố uy tín

Trong xây dựng, mọi công trình thi công được chia làm 3 giai đoạn, phần thô, phần hoàn thiện và bảo hành. Đối với dân thi công thì phần nào cũng là quan trọng và phải làm với 100% trách nghiệm của bản thân. Tuy nhiên trong đó, phần quan trọn hơn cả là phần thô, vì nó là cốt lõi của cả công trình, là phần quyết định sự bền vững của cả công trình. Vậy thì thi công nhà phố phần thô gồm những bước và quy trình như thế nào? Hãy cùng Acc Home tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Dù là thi công nhà phố, hay những công trình lớn tầm cỡ thì các bước thi công phần thô đều phải đạt yêu cầu với những bước từ chuẩn bị training tới khi bắt tay vào thi công, nghiệm thu từng đầu công việc. Để đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật cũng như tiến độ thi công đạt chất lượng cao nhất, mọi công đoạn đều được quản lý gắt gao.

Giai đoạn chuẩn bị

Giai đoạn chuẩn bị

 

Lựa chọn đơn vị thi công phần thô nhà phố tốt

Đây là giai đoạn chuẩn bị về mọi mặt, bản vẽ thiết kế của đơn vị thi công, các thủ tục, hồ sơ pháp lý với các đơn vị liên quan. Và sau khi chuẩn bị mọi thứ thì hợp đồng với đơn vị thi công mới được ký kết và thông báo khởi công bắt đầu thi công công trình.

Làm việc với đơn vị thi công để đưa ra bản vẽ kiến trúc hoàn thiện

Làm việc với đơn vị thi công để đưa ra bản vẽ kiến trúc hoàn thiện

 

Đầu tiên là chủ nhà cần phải làm việc với đơn vị thiết kế, tư vấn, trao đổi những điều kiện để đưa ra bản vẽ sơ bộ về công trình trước khi thi công. Đây là giai đoạn đầu tiên nên cần sự kết hợp của 2 bên.

Sau 1 khoảng thời gian ngắn theo yêu cầu, đơn vị thi công có trách nghiệm phải đưa ra được bản vẽ kiến trúc của công trình. Qua đó đưa ra những điều chỉnh những phương án thiết kế sao cho phù hợp với điều kiện, nhu cầu của khách hàng.

Tiếp đó, sau khi chốt được phương án thiết kế với chủ nhà, bản vẽ thi công toàn bộ kiến trúc của công trình phải được duyệt từ 2 bên. Trong đó phải rõ ràng và chi tiết nhất về chủng loại vật tư, nhân công cũng như giá thành của công trình cũng được 2 bên chốt, đưa ra quyết định cuối cùng với nhau.

Xem thêm: Top những mẫu thiết kế nhà mái Nhật đẹp

Hoàn thành các thủ tục, giấy tờ pháp lý

Hoàn thành các thủ tục, giấy tờ pháp lý

 

Đây là phần quan trọng nhất đối với mọi công trình trước khi phải xây dựng. Chủ nhà phải chuẩn bị những giấy tờ quan trọng như sổ đỏ, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, bản vẽ xây dựng và trình báo tới những cơ quan pháp lý có liên quan để xin quyết định được phép thi công theo yêu cầu.

Đây là công đoạn riêng của chủ nhà mà cần phải hoàn thành trước khi muốn thi công công trình, nên trong công đoạn này cần hoàn thành nhanh nhất. Và sau đó chốt thời gian thi công chính thức với đơn vị thi công.

Giai đoạn thi công

Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến chất lượng, mặt thẩm mỹ cũng như tiện ích sử dụng của công trình. Giai đoạn này yêu cầu, đòi hỏi chuyên môn kinh nghiệm thi công của đơn vị nhà thầu thi công. Đơn vị thi công phải có hình thức làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng từng hạng mục, từng đầu việc mới có thể đảm nhiệm công tác thi công. Từ đội ngũ kiến trúc sư triển khai bản vẽ, tới đội ngũ kỹ thuật giám sát công việc tại hiện trường và cuối cùng là đội ngũ công nhân lành nghề, tay nghề cao nhiệt huyết.

Giai đoạn thi công

 

Đảm bảo những nguyên tắc, quy chuẩn trong thi công phần thô nhà phố

Đối với từng công đoạn thi công, yêu cầu lập biên bản hiện trường, nghiệm thu chặt chẽ từng bước đảm bảo chất lượng của từng đầu việc. Giải quyết nhanh gọn đáp ứng tiến độ thi công đã được duyệt và thông qua của các bên.

Duyệt biện pháp thi công và tiến độ

Duyệt biện pháp thi công và tiến độ

 

Phụ thuộc vào từng công trình, mặt bằng và cơ sở vật chất của công trình, đơn vị thi công sẽ trình gửi biên pháp thi công đối với từng hạng mục cho chủ nhà. Đối với nhà phố thì biện pháp thi công sẽ gồm rất nhiều công đoạn cũng như rất nhiều những biện pháp mà chủ nhà cần quan tâm. Nhà phố với đặc điểm là diện tích từ nhỏ tới trung bình lớn nên việc vận chuyển vật tư tới công trình, cũng như những biện pháp thi công sẽ ảnh hưởng tương đối lớn.

Thông thường, tiến độ thi công của nhà phố từ 3-5 tháng. Tuy nhiên sẽ phụ thuộc nhiều vào điều kiện của công trình, cũng như kiến trúc sẽ khiến tiến độ có phần thay đổi. Ví dụ như thi công tại khu phố có mật độ dân số cao, đường nhỏ việc vận chuyển vật tư sẽ ảnh hưởng nhiều, hoặc công trình có những địa hình đặc thù cũng ảnh hưởng lớn tới tiến độ.

Trong trường hợp công trình có những đặc điểm trên hoặc những điểm khác ảnh hưởng tới tiến độ, yêu cầu đơn vị thi công có những biện pháp khắc phục, bàn bạc trao đổi với chủ nhà để đưa ra phương án tối ưu nhất trước khi chính thức thi công.

Chuẩn bị mặt bằng thi công

Chuẩn bị mặt bằng thi công

 

Công tác này sẽ là công tác riêng của đơn vị thi công, nhằm đáp ứng chuẩn bị những điều kiện tốt nhất trong việc thi công. Công đoạn này cũng mất ít thời gian và nằm trong tiến độ thi công đã trình ký với chủ nhà.

– Tổ chức, xây dựng lán trại cho công nhân, kho chứa máy móc, dụng cụ thi công, vật tư. Yêu cầu lán trại phải đạt yêu cầu về an toàn lao động cho công nhân, kho chứa vật tư cũng đảm bảo không bị hư hại bởi những tác động của môi trường như mưa, nắng. Đơn vị thi công có trách nghiệm bảo quản, giữ gìn vật tư cho chủ nhà.

– Chuẩn bị, dọn dẹp mặt bằng thi công, kiểm tra tình trạng mặt bằng giữa thực tế và bản vẽ, định vị tim cột, hệ trục, giằng móng,…Kế đến là độ cao thiết kế so với độ cao chuẩn thực tế, độ cao của mặt bằng so với nhà bên cạnh, với nền vỉa hè,…

– Sau khi kiểm tra mặt bằng, yêu cầu đại diện đơn vị thi công là giám sát kỹ thuật lập bên bản bàn giao mặt bằng. Yêu cầu giấy tờ phải rõ ràng, chi tiết, có đầy đủ chữ ký của các bên chủ nhà, giám sát kỹ thuật. Lưu ý là mọi giấy tờ bàn giao rất quan trọng, sau này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công trình cũng như những phát trinh. Yêu cầu thực hiện các giấy tờ bàn giao nghiêm túc rõ ràng.

Thi công các hạng mục hạ tầng, âm nền

Thi công các hạng mục hạ tầng, âm nền

 

Phần quan trọng nhất của cả công trình quyết định tính năng chịu lực, bền vững. Các khâu trong công đoạn này yêu cầu đơn vị thi công phải báo cáo, thực hiện các công tác lập biên bản bàn giao các đầu nhỏ công việc đã thi công xong, nhằm đảm bảo chất lượng trong từng công đoạn cũng như chất lượng đối với chủ nhà.

Lưu Ý: Trong giai đoạn này thường sẽ xảy ra 2 ý kiến khác nhau là nên ép cọc trước hay là sau khi đào móng. Thực ra cả 2 cách đều có thể thực hiện được, nhưng nhìn thức ép cọc sau khi đào móng sẽ gặp rất nhiều những khó khăn. Nên thường ép cọc trước khi đào móng sẽ thuận tiện cho việc thi công rất nhiều. Tuy nhiên cũng có thể ép cọc sau khi đào móng tùy vào địa thế của công trình thi công.

Quá trình ép cọc yêu cầu phải thực hiện đúng quy trình đã được ký kết, thảo thuận trong biện pháp thi công, cũng phải có những giấy tờ biên bản hiện trường bàn giao đúng theo quy chuẩn và được ký bởi đại diện các bên.

– Đào hố móng, dầm móng, đà, bể nước ngầm, hố thang máy, bể phốt, yêu cầu lượng đất, đá đào phải vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng, máy móc cơ giới chuyên nghiệp. Yêu cầu đơn vị thi công không sử dụng những biện pháp thủ công, thô sơ ảnh hưởng tới tiến độ công trình. Trừ những trường hợp bất khả kháng như đường ngõ nhà phố quá nhỏ không có điều kiện để phương tiện cơ giới tiến hành công việc.

– Tiếp theo, sau khi đã đào móng và ép cọc, đổ bê tông đá 4×6 hoặc 1×2 với Mac đúng theo phe duyệt tại các đáy móng, đà, đáy bể phốt, đáy bể nước ngầm, hố thàng máy theo độ cao yêu cầu. Trong và sau quá trình thi công phải có giám sát kỹ thuật giám sát gắt gao công việc và có những biên bản theo dõi, bàn giao công việc khi đã hoàn tất.

– Kế tiếp tiến hành lắp dựng coffa cốt thép bê tông chuẩn bị đổ cột vách bể nước, hố thang máy, bể phốt và tô trát chống thấm đối với  bể phốt và bể nước ngầm. Tiến hành đổ bê tông vào các cột các hiện mục vừa triển khai.

– Đổ bê tông cột treo đáy hầm tự hoại, xây gạch đinh tường 200mm, đặt hệ thống thoát nước, tô vách chống thấm hầm tự hoại.

– Lưu ý luôn luôn kiểm tra chất lượng bê tông chặt chẽ trong từng công đạon trước khi tiến hành công việc. Kiểm gia độ Mac đúng yêu cầu, quá trình thí nghiệm bê tông cũng phải diễn ra có sự chứng kiến của kỹ thuật hiện trường. Lập biên bản bàn giao đối với mọi tình huống xảy ra, vì đây là công đoạn quan trọng nên có những biên bản được sự đồng ý của các bên để sau này tránh những trường hợp khác xảy ra.

– Sản xuất lắp dựng coffa, cốt thép móng, giằng móng, đà kiềng, vách hầm, cột, nắp hầm tự hoại, bể chứa nước ngầm.

– Đổ bê tông móng, giằng móng, đà kiềng, nắp hầm tự hoại, bể chứa nước ngầm.

– Đổ bê tông cột + vách hầm.

– Bảo dưỡng bê tông bằng biện pháp tưới nước 6 lần/ngày hoặc bó bao bố giữ nước ít nhất 6 ngày liên tục tiếp theo.

– Đặt ống chờ hệ thống nước vào hầm tự hoại, san đất, tôn nền đối với các công trình không hầm, cos đà kiềng âm > 300mm để đi hệ thống nước.

– Sử dụng biện pháp cuốn chiếu đối với các công trình móng băng, móng có diện tích lớn, âm sâu so với mặt đất tự nhiên nhằm tránh sát lở đất ảnh hưởng các nhà liền kề.

Thi công sàn tầng

Thi công sàn tầng

 

– Sau khi hoàn hiện phần móng, âm, đối với các hạng mục thi công về phần thô giáp ranh của công trình đối với các nhà kề bên thì nên chừa lại 2-5cm để phục vụ cho phần hoàn thiện tô trát tránh sau này vượt qua ranh giới ảnh hưởng tới diện tích đất của các nhà bên cạnh.

Đảm bảo về mặt chất lượng, thẩm mỹ trong thi công phần thô

 

Đảm bảo về mặt chất lượng, thẩm mỹ trong thi công phần thô

– Tập trung chuẩn bị lắp dựng coffa dầm sàn, cột, cầu thang đi lại giữa các tầng, và mái. Đặt các râu thép chờ theo đúng thiết kế, yêu cầu nhằm phục vụ công tác xây kế tiếp tại dầm, sàn, thang máy, cầu thang, cột. Kiểm tra, gia cố các vị trí hộp kĩ thuật, thông tầng và giếng trời.

– Tiến hành đổ bê tông tại các vị trí đã lắp dựng coffa trước đó. Trong trường hợp chờ bảo dưỡng bê tông theo đúng quy định, đơn vị thi công có thể xây tường, xây cầu thang theo đúng kĩ thuật bằng gạch đinh để đáp ứng về mặt tiến độ. Trong quá trình xây cũng phải đảm bảo phần bê tông tại các dầm, cột, cầu thang đã đủ điều kiện thi công. Khi lên sàn các tầng luôn luôn phải định vị lại trục, tim cột cos

– Triển khai tiến hành thi công điện nước phần âm, đặc biệt những vị trí có hệ thống điện nước âm đi qua đà, bê tông cần được gia cố, khắc phục và đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật, chất lượng.

– Đối với thời gian tháo coffa bê tông, đủ điền kiên với bê tông sử dụng các phụ gia 10 ngày, còn bê tông thường là 23 ngày. Luôn luôn giữ lại sàn chống phía dưới ở các sàn nhằm đảm bảo chất lượng của sàn.

– Bên cạnh đó luôn luôn thực hiện công tác bảo dưỡng bê tông bằng việc tưới nước 6 lần/1 ngày liên tục hoặc có thể sử dụng bao bố giữ nước cho bê tông ở 1 vài vị trí ít nhất là trong 6 ngày liên tục.

– Lưu ý đối với mọi công tác trong và sau khi thực hiện xong đều yêu cầu lập biên bản xác nhận về tiến độ thi công, vật tư và  những trường hợp phát sinh xảy ra trong mọi tình huống và phải được xác nhận, ký kết giữa các bên.

Thi công xây tường

Thi công xây tường

 

– Trong công tác xây, khi tháo dỡ coffa tầng nào thì tiến hành xây tầng đó ngay lập tức, cộng thêm những phần đã đủ điền kiện và xây trong khoảng thời gian chờ trước đây, thực hiện phương pháp xây cuốn chiếu từ dưới lên trên.

Các công đoạn trong thi công phần thô nhà phố đều quan trọng

 

Các công đoạn trong thi công phần thô nhà phố đều quan trọng

– Ưu tiên thực hiện xây tường bao, chia phòng, nhà vệ sinh các tầng, mặt tiền sẽ là phần được xây cuối cùng đê thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển vật tư.

– Đặc biệt những kỹ thuật, biện pháp khi xây tường phải đảm bảo đúng theo quy trình, luôn luôn búng mực lên đà, tường trước khi xây. Với tường 200mm sau 5 lớp phải bắt buộc có gạch đinh quay ngang, đỉnh tường giao đà đạt yêu cầu nghiêng 45 độ. Tưới ẩm cột trước khi bôi hồ dầu xây tường. Xung quanh khung bao cửa gắn sai khi xấy tường cần phải được xây gạch đinh và chừa khoảng để gắn cửa.

– Khi này, bộ phận thi công điện nước đã có thể thi công dục tường để lắp đặt các hệ thống đường dây, hộp nối điện, dây dẫn máy lạnh và các ổ điện, đế cách âm theo đúng kỹ thuật.

– Tường sau khi xây cần được phải tưới nước bảo dưỡng trong những ngày tiếp theo. Mọi công đoạn cũng được phải lập biên bản xác nhận hoàn thành và những trường hợp phát sinh xảy ra được các bên thông qua.

Thi công tô trát

Thi công tô trát

 

– Sau khi hoàn thành các công tác xây thì sẽ bắt đầu tiến hành công tác tô trát tường. Yêu cầu tô đúng kỹ thuật, theo biện pháp thi công thứ tự lần lượt từ trần nhà trước, vách tường sau. Tô toàn bộ trong nhà trước và sau đó sân thượng, vách và cuối cùng sẽ là mặt tiền. Lưu ý là đối với những trần nhà đóng thạch cao thì không cần thiết phải tô kỹ càng phần trần và phần dưới đà, vì sau này khi lắp trần thạch cao cũng sẽ che hết những phần ở trên.

– Lưu ý khi tô đối với các trường hợp có nhiều ống điện từ 2,3 ống trở lên và đặc biệt là hộp kỹ thuật phải đóng lưới sắt đảm bảo trước khi tô, đảm bảo tường tô không bị nứt. Gém tường trước khi tô, kiếm tra tường đã tô bằng máy laze để đạt hiệu quả cao nhất.

Thi công chống thấm

Thi công chống thấm

 

Đây là công đoạn rất quan trọng đối với những phần hiên các tầng, trong nhà vệ sinh, đòi hỏi phải giám sát gắt gao, theo dõi các biện pháp thi công kỹ càng tránh những tình huống không đáng có xảy ra.

Trước khi chống thấm phải yêu cầu đục bỏ hết lớp hồ, loại bỏ tạp chất trên bề mặt. Quét chống thấm chân tường, chân hộp kỹ thuật tối thiểu là khoảng 200mm tính từ mặt sàn. Tất cả những công đoạn trên cũng đều phải được bổ sung vào những biên bản và được thông qua bởi các bên.

Giai đoạn hoàn thiện

Đó chính là thi công phần thô của công trình phần thô nhà phố và cũng là phần kỹ thuật quan trọng nhất của từng công trình. Kế đến cũng là những giai đoạn quan trọng khác liên quan đến tiện ích và tính năng sử dụng của công trình là giai đoạn hoàn thiện. và bảo hành của đơn vị thi công.

Giai đoạn hoàn thiện phần thô

Giai đoạn hoàn thiện

Gồm các công việc như sơn bả, tô trát hoàn thiện, phào chỉ,… Những công việc này tuy không ảnh hưởng tới kết cấu của ngôi nhà, nhưng ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ. Là ấn tượng cái nhìn đầu tiên khi nhìn công trình, nên cũng phải được quan tâm theo dõi sát sao.

Giai đoạn hoàn thiện nội thất

Phần quan trọng nhất mà cũng là quan tâm nhất của mọi người, đây cũng là phần phục vụ những tiện ích, sinh hoạt đời sống của mọi người. Giai đoạn hoàn thiện nội thất cần phải có sự phối kết hợp giữa đơn vị thi công và chủ nhà để đưa ra những sản phẩm chất lượng nhất

Giai đoạn bảo hành

Giai đoạn bảo hành

 

Trong giai đoạn này đơn vị thi công đã hoàn tất mọi công tác và đã nghiệm thu, bàn giao công trình trong chủ nhà. Trong quá trình sử dụng, chủ nhà phát hiện những trường hợp về các công đoạn trong thi công chưa đảm bảo theo bản vẽ kiến trúc thì yêu cầu đơn vị thi công tiến hành sửa chữa theo hợp đồng. Thường thì mỗi công trình quá trình bảo hành sẽ khoảng 12-18 tháng theo quy định của bộ xây dựng.

Nếu bạn cần tư vấn thiết kế thi công nhà phố trọn gói có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com, Acc Home sở hữu đội ngũ các công nhân có tay nghề cao chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng.

xây nhà tường 10 có được không

Xây nhà tường 10 có tốt không ?

Tường 10 chắc đã không còn xa lạ gì với ông bà ta ngày trước nhưng thời nay tường này không còn tính ứng dụng cao, nói thế thì lại không hợp lý. Bởi tường 10 cũng có điểm tốt mà các loại tường sinh sau đẻ muộn không có, để trả lời cho câu hoi tường 10 có tốt không> Bài viết dưới đây của nhà Acc Home sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Tường 10 là gì?

Tường 10 được mệnh danh là tường có kích thước gạch nhỏ nhất hay còn gọi là tường con kiến với kích thước chiều dài của gạch là 10cm tức 100mm, độ dày gạch ống khoảng 8cm. Nếu tính đúng kích thước của độ dày tường khi trát xi măng thêm thì tăng kích thước mỗi bên lên 1.5cm tức mỗi viên sẽ có độ dày khoảng 11cm, như thế bề dày thực tế của tường 10 sẽ dày hơn chỉ số mặc định.

Xây nhà tường 10 có tốt không?

Xây nhà tường 10 có tốt không?

 

Muốn đánh giá tường 10 có tốt không cũng còn tùy thuộc vào công trình này xây dựng dựa trên loại công trình nào thuộc quy mô như thế nào thì từ đó mới phân tích được các tính năng mà tường 10 có thể đáp ứng cho công trình đó.

Những công trình nhỏ như: nhà cấp 4, nhà 1 tầng,…thường xây dựng tường 10 trong trường nền địa chất đất ở đây ổn định, vững chắc.

Tuy nhiên nếu công trình nhà ở nằm ở mặt tiền đường lớn, đường quốc lộ hay gần sông suối nên địa chất yếu vì thế không nên xây nhà tường đơn ở những vị trí như thế này, bởi khả năng chịu lực của tường 10 không cao dễ gặp tình trạng sạt lở.

Xây tường 10 bao nhiêu tiền một mét

Tường 10 có thể dùng nhiều loại gạch khác nhau nhưng có mức kinh phí khác nhau như sau:

  • Gạch ống xây tường 10 có mức giá đã bao gồm công nhân và vật tư là: 350.000VNĐ/m2.
  • Gạch Block xây tường 10 có mức giá đã bao gồm nhân công và vật tư là: 365.000VNĐ/m2.

Ưu nhược điểm khi xây tường 10

Ưu nhược điểm khi xây tường 10

– Xây nhà tường 10 hay 20 tốt hơn?

Muốn phân biệt tường nào tốt hơn thì nên tìm hiểu trước tường 20 là gì, công dụng ứng dụng vào công trình như thế nào.

Tường 20 là loại tường có kết cấu độ dày tường lên đến 220mm tức là 2 lớp gạch chồng liên tiếp nhau, bởi kết cấu vững chắc nên sẽ không có khung bê tông cốt thép khi xây dựng công trình. 

(Nhiều người sẽ nghĩ rằng tường 20 sẽ có kết cấu chịu lực tốt hơn nên vì thế mà không chú trọng đến chiều cao công trình. Trên thực tế, tường 20 có khả năng chịu lực tốt nhưng còn tùy vào khả năng chịu của từng loại và quy mô công trình, nếu xây nhà quá cao vượt mức thì tường 20 sẽ không đủ vững kết cấu đảm bảo công trình không sụp).

Ưu điểm của tường 20 khả năng chống nóng, chống ồn, chống thấm hiệu quả cao. Đảm bảo chất lượng sống cao hơn khi xây dựng nhà ở, nhà thương mại,…khi mà phải xây ở những vị trí đường lớn có khối lượng xe lưu thông lớn, nền đất yếu kém linh hoạt.

Nhược điểm của tường 20 là thi công chậm, quá trình thi công dài hạn dẫn đến hao tổn nhiều kinh phí, tốn kém thời gian. 

20 là loại tường có độ dày 220mm là kiểu xây tường 2 lớp dùng làm tường chịu lực với nhà không có kết cấu khung bê tông cốt thép. 

(Tuy nhiên, không phải cứ tường 20 là cho khả năng chịu lực chắc chắn, đòi hỏi công trình phải tuân thủ nguyên tắc tường chịu lực xây được mấy tầng này để đảm bảo kết cấu nhà vững chãi).

Tùy vào từng trường hợp xây nhà ở vị trí, nhóm khu vực, địa chất, loại hình nhà thì mới ra quyết định là xây tường nhà tốt hơn vì mỗi loại tường đều có ưu, nhược điểm riêng.

Ví dụ như: Gia chủ xây dựng nhà phố nhưng lại là khu nhà phố liên kế nhau hay nhà biệt thì nên chọn xây tường 20 để đảm bảo tính vững chãi cho công trình cũng như độ an toàn cho công trình xây san sát nhau và môi trường bên ngoài tác động như nắng nóng, mưa giông, tiếng ồn do xe cộ…Đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người sinh sống nơi đây.

Tuy nhiên đối với nhà liên kế không nằm ở đường có tuyến xe qua lại đông đúc thì có thể kết hợp tường 10 và tường 20 với nhau. Điển hình sẽ là xây tường 20 bên ngoài để chịu lực công trình và xây tường 10 làm vách ngăn giữa các gian phòng với nhau vừa tiết kiệm chi phí vừa tiết kiệm thời gian.

– Nên xây tường 10 hay tường 15?

- Nên xây tường 10 hay tường 15?

 

Nhận thấy những điểm còn hạn chế ở tường 10 và tường 20 nên nhà sản xuất đã cho ra đời tường 15 với mong muốn giảm thiểu những hạn chế về tiền bạc và thời gian, phát huy những ưu điểm về cách âm, cách nhiệt, chống nóng của tường 20 trên tường 15.

Nhận thấy những mặt tích cực mà tường 15 mang lại nên hầu hết nhiều nhà đã sử dụng hình thức xây nhà này để tối ưu hóa chi phí xây dựng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

Tường 15 nổi bật với tính năng cách âm với kỹ thuật thi công tạo khoảng trống giữa hai gạch 10 và 5 bằng tấm xốp chống nóng, tích hợp cả 2 tính năng trong 1.

Người đọc có thể nhận thấy rằng tường 15 có nhiều ưu thế hơn tường 10 nhưng trên thực tế chuyên gia cho rằng tùy vào mỗi trường hợp thì tường 10 hay tường 15 mới có thể phát huy hết ưu thế của mình:

Trường hợp tường 10, 15 cũng giống trường hợp tường 10, 20 khi xây nhà liên kế xây tường 15 bao bọc ở phía bên ngoài và xây tường 10 ở những bức tường có vách ngăn trong nhà. Giúp nhà chịu lực tốt hơn khi và giảm thiểu chi phí xây dựng công trình.

Ưu điểm

  • Chi phí xây dựng thấp hơn tường 15, 20 
  • Công trình tường 10 không mất nhiều thời gian thi công, tiết kiệm được nhiều khoản chi phí về nhân công xây dựng.
  • Không chiếm nhiều diện tích sử dụng công năng trong nhà ở. Loại tường 10 này phù hợp với những ngôi nhà có diện tích đất nhỏ nhưng vẫn muốn tăng mật độ sử dựng nhà.

Nhược điểm khi xây tường 10

Tường 10 hay còn được biết đến là tường con kiến vì độ mỏng của nó, bởi kích thước tường chỉ tầm 6,5 x 10,5 x 22cm. Khi trát vữa lên độ dày tường có thể đạt từ 110 -120mm độ dày cũng không tăng thêm được bao nhiêu nên điểm yếu của tường 10 cũng không giảm đi nhiều, một số điểm hạn chế thể hiện rõ như:

  • Khả năng chống ồn không hiệu quả, tiếng ồn từ bên ngoài có thể làm phiền đến cuộc sống sinh hoạt trong nhà.
  • Khả năng chống thấm kém, mùa mưa tường sẽ bị nước mưa thấm vào trong nhà gây nhiều vết nứt, mối mọt.
  • Tường 10 không chịu lực tốt nên phải xây dựng trên nền đất vững chắc, không xây nhà thuộc loại mô hình tầng cao làm tường bao bọc bên ngoài.

Xây tường 10 bao nhiêu tiền một mét

Xây tường 10 bao nhiêu tiền một mét

 

Muốn tính toán một bức tường 10 dài 1m tốn bao nhiêu thì dựa vào những tiêu chí sau:

  • Số viên gạch: Khoảng 55 viên/m2 có ứng với loại gạch có kích thước tiêu chuẩn 80x80x180mm
  • Vữa: Lượng vữa cần xài là tầm 43 lít/m2
  • Xi măng: Trường hợp xây nhà ở thông thường thì chỉ cần dùng mác 75. Tuy vào công trình đó mà 1 bao 50kg có thể dùng ở mức là 50,100. Theo thông số này mà ước tính trung bình 247kg xi măng sẽ xây được bức tường khoảng 53.2m2 tường.

Sau đây là bảng giá nguyên vật liệu xây nhà tường 10 như sau:

  • Nguyên vật liệu thô dùng trong xây dựng: 200,000/m2
  • Nhân công xây dựng: 150,000/m2
  • Xây dựng thô cho công trình + chi phí nhân công: 350.000/m2

Dự toán chi phí phải trả cho một công trình nhà ở có khoảng 10 tường sẽ chiếm diện tích 88m2 có giá khoảng: 30.800.000 VNĐ. Mức giá này có thể thay đổi dựa trên nền địa chất, mức độ khó của công trình và nhiều yếu tố khác tác động.

Nhà 2 tầng xây tường 10 được không?

Nhà 2 tầng tường 10 được xây dựng ứng dụng rất nhiều nhưng không dùng tường 10 xây bao bọc xung quanh nhà mà dùng tường xây 10 xây dựng vạch ngăn giữa các phòng chức năng với nhau, vách ngăn cầu thang,…Khả năng chịu lực ở những khu vực này tương đối cao, mở rộng diện tích tối đa cho nhà cửa.

Xây nhà cấp 4 tường 10 có được không?

Xây nhà cấp 4 tường 10 có được không?

 

Nhà cấp 4 tương đối không phải chịu áp lực đè nén từ công trình quá lớn vì thế mà người ta chỉ xây dựng tường 10 cho những loại mô hình này vừa tiết kiệm chi phí lại thi công nhanh chóng, tính ứng dụng rộng rãi cho nhiều mô hình nhà cấp 4 khác.

Tuy nhiên, tường 10 có những ưu thế nhất định nhưng cũng có nhược điểm lớn là không có khả năng chống nóng, chống thấm tốt. Vì thế vào hè nhà cấp 4 thường rất nóng, hầm còn vào mùa mưa thường dễ ẩm mốc thấm nước vào tường.

Tường 10 sẽ thông dụng cho nhà cấp 4 nhất nhưng đối với những vị trí có nền địa chất yếu hay đường quốc lộ xe lưu thông nhiều thì gia chủ nên cân nhắc xây dựng loại tường này vì nhà sẽ có hiện tượng sụt lún bất cứ lúc nào.

Xây nhà xây tường 10 có bị thấm không?

Nhà tường 10 vẫn có khả năng chống thấm bình thường nhưng khả năng chống thấm của tường này không được các chuyên gia đánh giá cao như tường 20. Khi bị tác động ngoại lực từ yếu tố thời tiết thì tường 10 sẽ có hiện tượng nứt trên tường. 

Trường hợp xảy ra nhiều nhất và rõ nhất thường là những ngôi nhà tường 10 nằm ở đường quốc lộ do khối lượng xe di chuyển 1 ngày rất lớn nên lâu ngày tường sẽ xuất hiện nhiều vết nứt, một thời gian dài công trình dễ bị sụt lún.

Tường 10 chỉ thích hợp với những công trình nhỏ lẻ, những vùng có địa chất tốt và ít tuyến giao thông hoạt động thường trực.

bản vẽ xây dựng dùng để làm gì

Bản vẽ xây dựng dùng để làm gì?

“Bản vẽ xây dựng” là cụm từ vô cùng quen thuộc đối với những người trong ngành xây dựng, kiến trúc. Nó minh họa được tổng quan của tổng thể ngôi nhà và có thể giúp gia chủ nhìn được một phần kiến trúc ngôi nhà bạn trong tương lai. Nhưng đối với những người chưa tiếp xúc hay chưa tìm hiểu qua thì sẽ hơi khó trong việc hình dung ra. Vậy hãy cùng Acc Home cùng tìm hiểu bản vẽ xây dựng là gì và dùng để làm gì trong xây dựng ngay sau đây nhé.

Bản vẽ xây dựng là gì?

Bản vẽ xây dựng là gì?

 

Bản vẽ xây dựng là gì?

Bản vẽ xây dựng hiểu theo cách đơn giản chính là hình ảnh tổng thể chung của một ngôi nhà theo các mặt, mặt cắt, mặt bằng, mặt đứng trong công trình. Còn nói theo kiến thức chuyên ngành bản vẽ xây dựng là bản vẽ phác thảo thông tin của công trình xây dựng chi tiết, chỉn chu để khách hàng và người xây dựng hình dung khái quát của tất cả công trình đó trên thực tế.

Bản vẽ xây dựng thể hiện một số thông tin sản xuất và những thông tin này sẽ được đưa vào hợp đồng xây dựng, trở thành bản cam kết giữa người thiết kế và khách hàng. Tức nó sẽ có ý nghĩa pháp lý và là phần thoả thuận của chủ xây dựng và khách hàng.

Mục đích chính của bản vẽ xây dựng chính là sẽ cung cấp những hình ảnh , những bản phác thảo cụ thể để đưa vào thực tế để thực hiện thi công, hạn chế sự sai sót và nhầm lẫn. Bản vẽ xây dựng có thể được thiết kế thủ công hoặc bằng các phần mềm máy tính. Để có thể tiết kiệm thời gian và chỉnh sửa một cách nhanh gọn.

Xem thêm: Cách phân biệt loại nhà ở

Bản vẽ xây dựng dùng để làm gì?

Vậy bản vẽ xây dựng sẽ dùng để làm gì? Chỉ cung cấp thông tin, hình ảnh phác thảo hay còn dùng để làm những việc gì nữa, tìm hiểu ngay dưới đây.

Dùng để thiết kế

 

Bản vẽ xây dựng dùng để thiết kế

Bản vẽ xây dựng dùng để thiết kế

Không ngẫu nhiên mà bản vẽ xây dựng được tạo nên. Ứng dụng đầu tiên của bản vẽ xây dựng chính là dùng để thiết kế tức là tạo nên một mẫu thiết kế theo phong cách mà khách hàng yêu cầu để đảm bảo tính thẩm mỹ và đảm bảo những yếu tố về ngoại thất, nội thất.

Xem thêm: Sổ trắng là gì?

Dùng để thi công

Bản vẽ xây dựng dùng để thi công

 

Bản vẽ xây dựng dùng để thi công

Khi có bản vẽ xây dựng, sẽ dễ dàng hơn trong việc thi công. Có thể tránh những sai sót và theo dõi tiến độ khi thi công và có thể chỉnh sửa được những yếu tố không cần thiết khi đang thi công.

Dùng để báo giá

 

Dùng để báo giá

Bản vẽ xây dựng dùng để báo giá

Khi có bản vẽ xây dựng, phác thảo nên hình ảnh cụ thể của ngôi nhà trong tương lai sẽ dễ dàng hơn trong việc báo giá. Đưa ra được những chi tiết cụ thể để khách hàng có thể hình dung ra được. Khi có bản vẽ xây dựng vừa giúp cho khách hàng dễ hiểu hơn và cũng giúp cho người thiết kế đưa đến một mức giá cụ thể.

Xem thêm : Cách tra cứu chứng chỉ hành nghề

Dùng để tư vấn

Dùng để tư vấn

 

Để có thể có một sự hình dung cụ thể cho khách hàng, khi có bản vẽ xây dựng sẽ dễ dàng hơn trong việc tư vấn. Cái gì cụ thể sẽ dễ dàng hơn, những hình ảnh, chi tiết cụ thể cho ngôi nhà của khách hàng trong tương lai thể hiện trên bản vẽ xây dựng giúp cho người thiết kế tư vấn kỹ càng và chuyên nghiệp hơn.

Xem thêm: Cách đọc bản vẽ mặt bằng nhở ở

Tại sao nên có bản vẽ xây dựng?

Có nhất thiết cần bản vẽ xây dựng, bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi đấy chưa? Khi có bản vẽ xây dựng sẽ mang lại điều gì cho công trình? Cùng tìm hiểu tại sao nên có bản vẽ xây dựng nhé.

Giúp tiết kiệm chi phí

 

Giúp tiết kiệm chi phí

Bản vẽ giúp gia chủ ước tính chi phí ban đầu

Điều đầu tiên khi bắt đầu bắt tay vào xây dựng những công trình kiến trúc cần quan tâm đến chính là chi phí, nó là một phần không thể thiếu. Và vì vậy việc tính toán trước phần chi phí là vô cùng quan trọng. Khi tạo nên bản vẽ xây dựng sẽ giúp ích cho việc ước lượng, dự tính được một phần số lượng vật liệu cần thiết và những chi phí cho toàn bộ ngôi nhà.

Điều đương nhiên chắc chắn sẽ có phát sinh nhưng sẽ là phần không lớn và trong giới hạn kiểm soát, có thể tính toán trước được.

Xem thêm: Cách xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Dự toán khối lượng vật tư

Dự toán khối lượng vật tư

 

Bản vẽ giúp gia chủ ước lượng được vật tư cần thiết

Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cho gia chủ có thể dự toán được khối lượng vật tư, trang thiết bị cần thiết cho ngôi nhà. Việc này sẽ giúp dự trù được khoản chi phí bỏ ra ban đầu và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đảm bảo tiến độ của công trình.

Đảm bảo được tính thẩm mỹ

Đảm bảo được tính thẩm mỹ

 

Bản vẽ xây dựng cũng là bước để giúp bạn có thể hình dung ra được công trình của mình khi hoàn thành sẽ có dạng như thế nào, có đảm bảo yếu tố thẩm mỹ không và có đảm bảo sự tiện lợi, tiện nghi trong sinh hoạt hay không. Việc này sẽ giúp bạn có thể sửa chữa những chi tiết chưa hợp lý để mang đến một ngôi nhà hoàn hảo nhất có thể.

Xem thêm: Bản vẽ nhà gồm những kích thước nào?

Cung cấp hình ảnh trước khi tiến hành xây dựng

Cung cấp hình ảnh trước khi tiến hành xây dựng

 

Sau khi hoàn thành xong bản vẽ xây dựng, những hình ảnh trong bản vẽ sẽ được cung cấp cho người xây dựng. Lựa chọn những người thợ có tay nghề, kỹ năng tốt, tỉ mỉ, chi tiết, xây đúng theo bản vẽ đã định sẵn để tạo nên ngôi nhà hoàn chỉnh, hạn chế sai sót nhất có thể.

Các loại bản vẽ xây dựng phổ biến

Bản vẽ xây dựng đóng vai trò rất quan trọng cho công trình xây dựng. Với sự đa dạng của nhiều công trình mà bản vẽ xây dựng được thiết kế với nhiều loại khác nhau để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Hiện nay đang có 3 loại bản vẽ xây dựng được dùng phổ biến:

Bản vẽ phác thảo

Bản vẽ phác thảo

Đâu là loại bản vẽ tự do, là bản vẽ được thiết kế với mục đích phác thảo nên hình ảnh nhanh chóng, những ý tưởng ban đầu cho thiết kế. Nhằm đơn giản hóa, truyền đạt những nguyên tắc thiết kế và giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà.

Bản vẽ thiết kế xây dựng

Đây được gọi là bản vẽ thi công để cung cấp những thông tin về kích thước, hình ảnh đồ họa chi tiết. Sử dụng để phát triển, truyền đạt các ý tưởng đã được thông qua để trở thành một bản thiết kế hoàn chỉnh.

Bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kỹ thuật

 

Đây là một trong các loại bản vẽ xây dựng quan trọng. Bản vẽ này được dùng để xác định yếu tố kỹ thuật của ngôi nhà, mục đích chính là nhằm để nắm bắt được chính xác những đặc điểm hình học của từng chi tiết trong ngôi nhà.

Các thành phần của bản vẽ

Trong bản vẽ xây dựng sẽ phân ra nhiều khu vực riêng, thường sẽ có những phần sau:

Phần kiến trúc

Phần kiến trúc

 

Phần kiến trúc bảo gồm mặt đứng, mặt cắt và mặt bằng. Chi tiết cầu thang, lát sàn, cổng, hàng rào, cửa, ban công và ảnh phối của mặt tiền.

Phần kết cấu

Phần kết cấu

 

Phần kết cấu sẽ bao gồm bản vẽ chi tiết móng, mặt bằng của móng, dầm tầng, mặt bằng định vị dầm, cột, kết cấu sàn tầng, chi tiết kết cấu của lanh tô và mặt bằng định vị lanh tô. Những bảng thống kê chi tiết về cốt thép và ghi chú những nguyên tắc trong thi công và thiết kế.

Phần bản vẽ điện nước

Phần bản vẽ điện nước

 

Phần bản vẽ điện nước bao gồm chi tiết hệ thống dây điện, ổ cắm và công tắc. Hệ thống đèn, mạng, truyền hình cáp.

Chi tiết hệ thống cấp nước và thoát nước, hệ thống lọc nước , nước nóng.

Trình tự đọc bản vẽ xây dựng

Trước tiên để đọc được bản vẽ mặt bằng cần hiểu rõ bố cục và vị trí của ngôi nhà. Tiếp đến là đọc bản vẽ phối cảnh ngoại thất để có thể hình dung ra được tổng quan bên ngoài của ngôi nhà có hình dạng như thế nào. 

Tiếp đến là đọc bản vẽ mặt bằng từ tầng thấp lên tầng cao để có thể hiểu rõ được sự phân chia công năng từng phòng, vị trí và kích thước.

Cuối cùng sẽ xem bản vẽ mặt đứng và mặt cắt để biết được chiều cao tổng thể của ngôi nhà.

Bản vẽ xây dựng là phần không thể thiếu đối với công trình xây dựng. Không chỉ giúp hình dung ra được ngôi nhà của bạn trong tương lai mà còn hạn chế những sai sót trong quá trình xây dựng. Với những thông tin mà Acc Home mang đến, hy vọng bạn có thể biết được sự quan trọng và lợi ích mà bản vẽ xây dựng đem đến.

Bạn cần tư vấn thiết kế nhà có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian nhà hoàn hảo nhất.

cầu thang xoắn

Thi công cầu thang xoắn

Ngôi nhà là nơi chúng ta dừng chân sau những giờ làm việc vất vả. Việc biến nó trở nên thật ấm cúng, đẹp mắt để tâm trạng được nghỉ ngơi là nhu cầu thiết yếu.

Ngoài việc thiết kế nhà đầy đủ phòng ốc, các hạng mục phụ như cầu thang chính là điểm nhấn cần được quan tâm.

Trong vài năm trở lại đây, cầu thang xoắn ốc với thiết kế lạ mắt, ấn tượng đang dần chiếm được tình cảm của nhiều ngôi nhà, công trình, biệt thự, làm tôn lên vẻ đẹp hiện đại của kiến trúc.

Vậy hãy cùng Acc Home tham khảo khái niệm cầu thang xoắn là gì? Cấu tạo, đặc trưng, cách thi công và những lưu ý khi thi công cầu thang xoắn qua bài viết dưới đây.

Cầu thang xoắn là gì?

Cầu thang xoắn là gì?

Cầu thang xoắn

Cầu thang xoắn là kiểu cầu thang được thiết kế với các bậc thang xoay quanh một trục (trụ) từ dưới lên trên. Khi nhìn vào sẽ có cảm giác như hình dạng con ốc vặn.

Cầu thang xoắn hiện nay thường được làm từ các vật liệu phổ biến như: gỗ, inox, thép và bê tông, có thể kết hợp thêm kính chịu lực, các đồ trang trí, cây cảnh,… để tạo điểm nhấn cho công trình.

Cấu tạo của cầu thang xoắn

Gồm 3 phần: khung xương, lan can, mặt bậc.

  • Khung xương: hay còn gọi là trụ cầu thang. Làm bằng sắt tấm dày 10mm – 12mm đối với dạng xương kép. Hoặc cầu thang xoắn có một tấm sắt phía ngoài, còn ở giữa là một trục thép, mặt đỡ làm bằng sắt hộp hoặc sắt tấm.
    Tùy vào từng loại thiết kế, mà có các dạng khung xương khác nhau.
  • Lan can: là phần tay vịn, thường sử dụng bằng kính, sắt, thép, hoặc có thể bằng sắt, gỗ, inox,…
  • Phần ốp mặt bậc: có thể dùng mặt bậc gỗ, mặt bậc tôn nhám hoặc mặt bậc kính.
  • Mặt bậc gỗ: làm bằng gỗ lim, nam mi, sồi, tần bì,…với độ dày: 60mm – 70mm, hoặc 30mm – 40mm.
  • Mặt bậc tôn nhám: đặt bậc lên tấm tôn nâng bậc và bắn vít, thì bậc nên có độ dày 30mm.
  • Mặt bậc kính: sử dụng kính chịu lực tốt.

Xem thêm: Những mẫu cầu thang sắt đẹp

Đặc trưng của cầu thang xoắn

Ưu điểm

Độc đáo, sang trọng, tinh tế

Cầu thang xoắn đẹp, ấn tượng đang dần trở thành xu hướng của thiết kế hiện đại. Loại cầu thang xoắn này được thiết kế độc đáo, mang âm hưởng phương Tây. Không quá cầu kỳ, nhưng lại có sự uyển chuyển, tinh tế qua từng bậc thang, kết hợp với các vật liệu đem đến sự sang trọng cho ngôi nhà.

Có tính thẩm mỹ, nghệ thuật cao

Nhìn vào cầu thang dạng này, ta có sẽ cảm giác về tính thẩm mỹ, nghệ thuật mới lạ. Khi được đặt ở chính giữa ngôi nhà, hay các đại sảnh lớn, sẽ tạo ra hiệu ứng thẩm mỹ hoàn hảo, đảm bảo sẽ làm hài lòng con mắt của bạn.

Tiết kiệm tối đa diện tích

Mẫu cầu thang xoắn được cải tiến về mặt thiết kế với trụ hình xoắn ốc từ trên xuống, các bậc thang di chuyển dần lên trên, nên chiếm một khoảng không gian nhỏ, giúp
tiết kiệm không gian, phù hợp với những ngôi nhà có diện tích hẹp, nhà phố.

Xem thêm: Những mẫu cầu thang cho nhà nhỏ

Nhược điểm

Không có chiếu nghỉ

Nhược điểm của cầu thang xoắn là chân cầu thang không có chiếu nghỉ. Nên sẽ khó di chuyển hơn so với các loại cầu thang khác, nhất là khi mang vác nặng. Vì vậy, khi thiết kế cần chú trọng độ rộng của bậc thang, để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Phức tạp, cần độ chính xác cao

Loại cầu thang này dốc hơn các loại cầu thang thông thường, việc đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cũng khó hơn. Quá trình thi công phức tạp, cần tính toán một cách tỉ mỉ về độ cao, độ dốc, để độ chính xác cao, không được phép sai lầm. Đem lại sự thoải mái, an toàn cho người dùng.

Chi phí thi công cao hơn cầu thang thông thường

Việc tính toán chi tiết cầu thang mất nhiều thời gian, các yêu cầu vật liệu cho cầu thang xoắn, quá trình thi công và lắp đặt cũng khá cao nên trước khi thi công loại cầu thang này, nên lựa chọn một đơn vị uy tín để có một chiếc cầu thang ưng ý và thẩm mỹ.

Xem thêm: Những mẫu thiết kế cầu thang sắt hộp đẹp

Những lưu ý khi thi công cầu thang xoắn

Nguyên tắc để có một chiếc cầu thang xoắn đẹp và tiện dụng

  • Bậc cầu thang nên là số lẻ. Việc chia bậc cầu thang xoắn thường lựa chọn số bậc theo cung Sinh, đây là cung khởi đầu cho mọi thuận lợi và mới mẻ.
  • Chú ý chiều rộng, tối thiểu ở các bậc không nhỏ hơn 80cm, đảm bảo thoải mái cho người sử dụng, để việc di chuyển hai người cùng lúc không bị va chạm nhau.
  • Tích hợp đèn chiếu sáng đầy đủ.
  • Độ cao bậc thang phải phù hợp, nên rơi vào từ 16cm đến 18cm.
  • Trong các nơi mà chân bắt đầu, cầu thang xoắn ốc bước được khoảng 25cm đến 30cm, trên các cạnh không được nhỏ hơn 35cm.
  • Lựa chọn vị trí đặt, kích thước cầu thang, màu sắc, hình dáng, đảm bảo phù hợp với diện tích ngôi nhà, và hợp phong thủy của chủ nhà.

Cách chia bậc cầu thang xoắn đơn giản

Các thông số sau đây sẽ giúp thi công một chiếc cầu thang xoắn tối ưu nhất:

  • Độ cao: 270cm
  • Đường kính ngoài: 200cm
  • Đường kính trong: 10cm
  • Số bậc: tối đa 11
  • Góc quay: 450º
  • Góc quay các bậc: 40,9º
  • Chiều dày các bậc: 5cm
  • Độ rộng các bậc: 70cm
  • Độ dày cổ bậc: 24,5cm
  • Chiều rộng giai đoạn phôi: 74,6cm
  • Chiều rộng của bậc thang: 95cm
  • Độ dốc của cầu thang: Thông qua tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của các bậc, dựa vào công thức:

2h+b = 60cm

trong đó: h là chiều cao bậc

b là chiều rộng bậc

Mô hình cầu thang xoắn

Mô hình cầu thang xoắn

Tham khảo cách thi công cầu thang xoắn

Lựa chọn vật tư phù hợp

Tùy vào yêu cầu của gia chủ, khả năng tài chính và loại hình thiết kế (biệt thự, công trình, nhà ở), để lựa chọn kiểu cầu thang để thi công. 

Vật tư thi công loại cầu này có thể bằng: sắt, inox, nhôm, gỗ, bê tông hay kết hợp thêm kính chịu lực, các loại trang trí khác: cây, hoa lá,…

Lựa chọn công ty thi công

Các yêu cầu phức tạp của cầu thang xoắn cần một đội ngũ thi công chuyên nghiệp. Nên khi làm loại cầu thang này, nên lựa chọn một đơn vị uy tín để có một chiếc cầu thang ưng ý và thẩm mỹ.

Giá cả cũng cần quan tâm để đảm bảo thi công đạt hiệu quả nhất.

Triển khai thi công theo từng giai đoạn

Tùy vào đơn vị thi công mà có sự sắp xếp linh hoạt thời gian lắp đặt cầu thang xoắn.

Nghiệm thu đưa vào sử dụng, bảo quản

Sau khi hoàn thành, cần kiểm tra có đạt yêu cầu như mong đợi hay không. Có cần chỉnh sửa thêm không, để tiến hành đưa vào sử dụng và bảo quản.

Xem thêm: Những mẫu lan can sắt đẹp

Một số mẫu cầu thang xoắn đẹp, độc đáo

Cầu thang xoắn với các ưu điểm nêu trên về tính thẩm mỹ, sự tinh tế và tối ưu hóa diện tích, do đó phù hợp cho nhiều phong cách nhà ở, biệt thự, khách sạn khác nhau. Thể hiện bằng sự đa dạng về mẫu mã và thiết kế.

Sau đây là một số mẫu cầu thang xoắn đẹp bạn có thể tham khảo:

Cầu thang xoắn bằng gỗ

Cầu thang xoắn bằng gỗ

 

 

 

 

 

Là loại cầu thang xoắn được thiết kế đầu tiên và khá phổ biến. Mang đến vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng. Được làm bằng gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cho loại cầu thang này cũng đắt đỏ hơn các loại khác.

Xem thêm: Những mẫu tay vịn cầu thang đẹp

Cầu thang xoắn bằng sắt

Cầu thang xoắn bằng sắt

 

 

 

 

Đây là mẫu thiết kế cầu thang trẻ trung và hiện đại. Mẫu này đảm bảo sự bền chắc, độ uốn lượn uyển chuyển. Tạo độ thoáng, không tốn quá nhiều diện tích, khiến cho căn nhà luôn ngập tràn ánh sáng.

Cầu thang xoắn bằng inox

 

 

 

 

Với ưu điểm là trơn láng, tạo sự sáng bóng, tính chất inox không bị han gỉ, nhẹ, có độ bền cao, dễ gia công lắp đặt. Nên đây là mẫu cầu thang được sử dụng nhiều nhất. Với mức giá vừa phải, phù hợp với thu nhập của nhiều hộ gia đình Việt Nam.

 

Cầu thang xoắn bằng kính

Cầu thang xoắn bằng kính

 

 

 

Cầu thang xoắn bằng kính

 

 

Cầu thang xoắn bằng kính tạo sự hài hòa với không gian. Tạo độ thoáng cho căn nhà, đem đến sự trong trẻo, mới lạ.

Cầu thang xoắn bằng bê tông

Cầu thang xoắn bằng bê tông

 

 

 

 

Mẫu cầu thang này thường được nhìn thấy trong các công trình kiến trúc, biệt thự, mang lại vẻ đẹp cổ kính, sang trọng và uy nghi. Với đặc điểm là vô cùng bền chắc, đây là một gợi ý thu hút cho không gian biệt thự của bạn. 

Cầu thang xoắn kết hợp

Cầu thang xoắn kết hợp

 

 

Hãy lựa chọn loại cầu thang xoắn mà bạn yêu thích để biến ngôi nhà trở nên hiện đại và mới mẻ hơn.

Mẫu cầu thang xoắn có thể kết hợp nhiều vật tư lại với nhau, trang trí thêm cỏ cây, hoa lá để tạo ấn tượng cho ngôi nhà. Tăng thêm sự hiện đại, nhất là đối với các công trình lớn.

Trên đây là bài viết hướng dẫn, tham khảo cách thi công cầu thang xoắn đẹp chi tiết. Loại cầu thang này vừa thể hiện đẳng cấp sang trọng, phong cách hiện đại, vừa mềm mại, nhẹ nhàng, uyển chuyển. Và hơn hết, chắc chắn sẽ đảm bảo cho bạn cảm giác an toàn khi sử dụng, mang lại sự mới lạ cho ngôi nhà của bạn.

Nếu bạn cần tư vấn về thiết kế nhà ở, nội ngoại thất có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẵn sàng tư vấn giúp bạn miễn phí.

43 tuổi có được làm nhà không

43 tuổi có làm nhà được không?

Như bạn biết đấy, tuổi của một người cũng có tuổi tốt tuổi xấu, cũng có những tuổi mà nhiều người kiêng kỵ vì làm việc gì cũng xấu, cũng không xong. Người ta thường quan niệm rằng các tuổi như 49 và 53 là những tuổi vô cùng xấu và mọi việc đều tránh những tuổi này. Những người tới năm tuổi này cũng sẽ thường gặp những điều xui xẻo ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy tuổi 43 thì sao, nó có xấu không, 43 tuổi có làm được nhà không hãy cùng Acc Home tìm hiểu nhé! 

Đôi nét về tuổi 43 – tuổi tốt hay xấu 

Đôi nét về tuổi 43 - tuổi tốt hay xấu 

Đôi nét về tuổi 43 – tuổi tốt hay xấu 

Bài viết hôm nay chúng ta sẽ nói về tuổi 43 chung, xem thử với độ tuổi này sẽ có điềm vui hay điềm xấu, tuổi này có thích hợp làm những việc như xây nhà, kinh doanh hay không nhé! 

Những người vừa đủ 43 tuổi sẽ có cuộc sống tốt đẹp có nhiều cơ hội phát triển thuận lợi cả về tài lộc lẫn địa vị. Những người tuổi này thường được hưởng phúc khí bất ngờ, nếu con người sống tốt thì sau này sẽ sung túc, giàu có, con cháu cũng có tin vui.

Theo quan niệm của các nhà chiêm tinh học và phong thủy cho rằng tuổi 43 đối với nữ là một tuổi khá tốt lành về chuyện tình cảm và gia đình tuy nhiên chuyện tiền bạc và công danh sự nghiệp thì chưa được may mắn cho lắm. Nhưng đối với nam thì ngược lại, những người năm đến tuổi 43 thì thường có nhiều vướng mắc với gia đình, hay có điều miệng tiếng tuy nhiên thay vào đó trên con đường công danh sự nghiệp thì họ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn cả với khả năng lãnh đạo quyết đoán và đầu óc nhạy bén nên thường có kinh tế rất ổn định.

Phát triển bản thân là điều tốt, nhưng nếu bạn không biết nắm bắt cơ hội và tận dụng chúng, sự nghiệp của bạn có thể sụp đổ. Chính vì vậy nếu hỏi 43 tuổi có làm nhà được không thì câu trả lời chắc chắn là có rồi, việc xây nhà đối với bạn chỉ là một sớm một chiều thôi.

Xem thêm: Nhà thông tầng là gì?

Ý nghĩa của độ tuổi 43 là gì?

Ý nghĩa của độ tuổi 43 là gì?

 

Ý nghĩa số 43 thường được cho là con số xui xẻo khiến làm ăn thất bát, khó khăn vì 4 là “tứ” trong tiếng Hán, 3 là “tam” trong tiếng Hán nên khi đọc là tứ tam nghe tương tự như tử sẽ mang ý nghĩa xấu. Nhưng sự thật thì ý nghĩa số 43 là biểu tượng của sự quyết tâm, nỗ lực và mạnh mẽ. Đó là một biểu hiện của quyết tâm nói rằng nó có thể được thực hiện.

Người sở hữu con số 43 này sẽ luôn có động lực, động lực để làm việc và vượt qua khó khăn thử thách. Theo quan điểm ngũ hành, con số 43 tương sinh với mệnh hỏa. Vì vậy, ý nghĩa số 43 là sự mạnh mẽ và rực rỡ như chính ngọn lửa. Vì thuộc mệnh hỏa nên số 43 càng hợp với người mệnh thổ, vì theo ngũ hành thì hỏa sinh thổ nên sẽ tương trợ, phù trợ cho những người mệnh thổ, giúp công việc thuận lợi hơn.

Ngoài ra, ý nghĩa số 43 còn mang lại may mắn cho người thuộc mệnh hỏa, vì khi mệnh hỏa gặp lửa sẽ giúp công việc và cuộc sống phát triển, đồng thời cũng là người có tính kiên trì, bền bỉ hoàn thành tốt công việc công việc. 

Xem thêm: Cách xem ngày động thổ khi xây nhà

Giải đáp thắc mắc 43 tuổi có làm nhà được không?

 

Giải đáp thắc mắc 43 tuổi có làm nhà được không?

Giải đáp thắc mắc 43 tuổi có làm nhà được không?

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, tuy tuổi 43 không quá xấu và quá hạn như tuổi 49 và 53 tuy nhiên cũng không thể nào nói tuổi 43 là tuổi tốt được. Tuổi 43 suy cho cùng cũng là một tuổi không được tốt lắm đặc biệt là trong chuyện tiền bạc, kinh doanh.

Vì chuyện tiền bạc và kinh doanh đều có liên quan đến việc xây dựng nhà, nếu tiền bạc không thông thì không thể xây nhà cửa được.

Tuy nhiên dù có phần không được thuận buồm xuôi gió như những tuổi không nhưng suy cho cùng thì tuổi 43 vẫn có thể xây dựng nhà cửa.

Nếu bạn đang ở độ tuổi 43 và đang muốn xây dựng nhà cửa thì vẫn có thể làm, nếu bạn lo sợ việc xây nhà trong tuổi này có gặp nhiều điều trở ngại thì bạn vẫn có thể sử dụng một số phương án khác để có thể tiến hành xây nhà trong năm nay mà không sợ xui xẻo ví dụ như mượn tuổi làm nhà chẳng hạn. 

Xem thêm: Thủ tục mượn tuổi làm nhà

Cách làm nhà ở tuổi 43 hóa hung thành an 

Cách làm nhà ở tuổi 43 hóa hung thành an 

 

Để giải quyết câu hỏi 43 tuổi có làm nhà được không thì chúng tôi sẽ mách cho bạn một cách để có thể làm nhà dù đang trong tuổi tam tam nhé! 

Chính vì bạn sẽ gặp độ tuổi tam tai vì vậy bạn khó có thể thực hiện dự định xây nhà vào năm nay. Nhưng bạn đừng quá lo lắng không có gì là không thể giải quyết được cả, phương án tối ưu nhất mà chúng tôi khuyên bạn hãy thực hiện để có thể xây nhà vào năm nay đó là hãy mượn tuổi làm nhà.

Một số lưu ý mà bạn nên biết để tránh khi thực hiện thủ tục mượn tuổi làm nhà vì nó khá phức tạp và nhiều bước lằng nhằng. Vì vậy, gia chủ nên mượn tuổi của người quen, họ hàng, bạn bè, xông nhà thì mới thuận lợi. Cho người khác mượn tuổi mà họ chưa xây nhà xong đã vội cho người khác mượn thì sẽ xui xẻo cho cả hai.

Hay những người đang gặp tam tai, kim lâu, hoàng ốc hay ốm đau, bệnh tật thì không nên cho người khác mượn tuổi làm nhà.

Ngoài ra bạn cần quan tâm thực hiện đúng những bước như chọn ngày lành tháng tốt để mượn để mượn tuổi làm nhà, sửa soạn lễ vật một cách chỉnh chu, khấn vái đúng quy cách, tránh xa nhà khi người cho mượn tuổi làm nhà thay gia chủ thực hiện lễ động thổ… để mang lại nhiều tài lộc, vận may cho cả nhà.

Xem thêm: Cách hóa giải hướng nhà xấu

Kết luận

Kết luận

 

Mong rằng qua bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn trả lời được câu hỏi 43 tuổi có làm nhà được không và hướng giải quyết tốt nhất để giúp bạn có thể xây nhà một cách thuận lợi nhất vào năm tuổi tam tai này. Chúc bạn có được một ngôi nhà mang lại nhiều vượng khí và may mắn đến cho cả bạn và gia đình  nhé!

cách tính lượng sắt sàn theo m2

Cách tính khối lượng sắt sàn cần dùng theo m2

Xây dựng nhà ở là một trong những việc hệ trọng nhất đời mỗi người chính vì thế nên mọi chi tiết từ những điều nhỏ nhặt nhất trong toàn bộ quá trình xây dựng nhà ở điều cần được nghiên cứu, tính toán cẩn thận, chính xác để hoàn thiện ngôi nhà một cách tốt nhất.

Trong đó cách tính sắt sàn cũng là một trong những bước quan trọng mang lại nhiều lợi ích trong quá trình làm nhà. Nếu bạn còn nhiều vấn đề cần thắc mắc về cách tính sắt sàn thì hãy cùng Acc Home tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết sau nhé!

Đôi nét về sắt sàn

Cách tính sắt sàn cho một mét vuông nhà ở được thực hiện như thế nào bạn đã biết chưa? Nếu chưa hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Hướng dẫn cách tính sắt sàn cho 1m2 nhà ở Xây dựng nhà ở là một trong những việc hệ trọng nhất đời mỗi người chính vì thế nên mọi chi tiết từ những điều nhỏ nhặt nhất trong toàn bộ quá trình xây dựng nhà ở điều cần được nghiên cứu, tính toán cẩn thận, chính xác để hoàn thiện ngôi nhà một cách tốt nhất. Trong đó cách tính sắt sàn cũng là một trong những bước quan trọng mang lại nhiều lợi ích trong quá trình làm nhà. Nếu bạn còn nhiều vấn đề cần thắc mắc về cách tính sắt sàn thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết sau nhé! Đôi nét về sắt sàn Việc bố trí thép sàn tiêu chuẩn dựa trên nguyên lý hoạt động của kết cấu là yếu tố quyết định đến khả năng chịu lực của sàn. Sàn thép đan đúng cách sẽ giúp sàn không bị nứt, thấm dột. Đảm bảo sàn không bị rung, võng gây mất an toàn cho người sử dụng. Việc bố trí thép sàn đúng cách sẽ làm tăng khả năng chịu lực của sàn. Tiết diện thép giống nhau, khoảng cách bện thép giống nhau. Nhưng nếu cách bố trí thép không tối ưu sẽ làm giảm khả năng gia công của sàn. Vì vậy, để có được sàn làm việc tốt nhất, chúng ta nên bố trí thép theo nguyên tắc sau: Cốt thép sàn chịu lực chính được bố trí ở độ cao làm việc lớn nhất. Chiều cao làm việc h0 của bản sàn là khoảng cách từ mép bê tông nén đến trọng tâm của thép căng. Chiều dày tối ưu của lớp bê tông bảo vệ cốt thép của bản sàn là 15mm và không nhỏ hơn tiết diện của cốt thép. Thép sàn phải được neo vào dầm theo tiêu chuẩn: thép tròn trơn phải được uốn và móc vào dầm, toàn bộ chiều dài của thép gân trên là 30D, thép dưới là 20D. Tại sao cần tính sắt sàn khi xây dựng? Hẳn là nhiều bạn đang thắc mắc rằng cách tính sắt sàn có lợi ích như thế nào mà chúng tôi khuyên bạn cần tìm hiểu về vấn đề này. Vậy nên sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp những ưu điểm vượt trội của việc tính số lượng sắt để đổ sàn mà bạn không nên bỏ qua. Kiểm soát được lượng sắt cần mua Xây dựng nhà ở là một quá trình tốn nhiều thời gian, tâm sức và tiền bạc, nhiều người đã phải vỡ nợ chỉ vì làm nhà mà không có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Đối với nhiều người thì khoản tiền để xây nhà cửa là cả sự làm việc chăm chỉ, vất vả, tích góp nhiều năm để dành dụm xây nhà. Chính vì thế trong vô vàn chi phí phát sinh trong quá trình xây nhà từ nguyên vật liệu xây dựng đến thuê nhân công… chúng ta có thể tiết kiệm được khoản nào là tốt khoản nấy. Vậy nên nếu bạn biết cách tính sắt sàn thì khi nhìn vào bản thiết kế của ngôi nhà mà mình mong muốn xây dựng bạn sẽ có thể ước tính được số lượng sắt thép cần thiết không thừa cũng không thiếu mà vừa đủ sử dụng để xây nên một ngôi nhà kiên cố, vững chắc và an toàn nhất cho gia đình của mình. Hạn chế đáng kể tình trạng thất thoát về chi phí Bạn có thể thử nghĩ xem nếu bạn không biết cách tính sắt sàn thì bạn sẽ không thể nào tính toán được số lượng sắt thép, nguyên vật liệu một cách chính xác, cụ thể cho quá trình xây nhà. Điều đó sẽ dẫn đến việc số lượng sắt thép bạn mua về có thể không đủ để sử dụng, nếu đang thi công xây dựng mà bạn mới nhận ra rằng thiếu vật liệu sắt thép thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công và toàn bộ kế hoạch đã đề ra của công trình. Hoặc tệ hơn nữa nếu bạn mua quá nhiều sắt thép sẽ gây ra sự thừa thãi, lãng phí cực lớn. Số lượng sắt thép dư thừa ấy bạn sẽ không biết xử lý để làm gì vì bán lại cũng không được mà cũng không có chỗ để sử dụng. Hơn nữa trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới khó khăn như hiện tại, vật giá leo thang nên đồng thời cả nguyên vật liệu xây dựng như sắt thép cũng tăng cao vậy nên nếu bạn biết cách tính sắt sàn sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng thất thoát về chi phí khi xây dựng nhà ở của bạn đấy! Bảo đảm kết cấu chịu lực cho sàn nhà Sàn nhà có thể nói là bộ phận quan trọng chịu toàn bộ trọng lực của ngôi nhà vậy nên một móng nhà và sàn nhà chắc chắn là cực kỳ quan trọng để cấu thành một ngôi nhà kiên cố, chắc chắn. Và muốn có một tấm sàn kiên cố thì buộc bạn phải có một khung sắt chắc chắn và muốn làm được điều ấy bạn phải biết cách tính sắt sàn mới có thể biết được cần sử dụng bao nhiêu thanh sắt thép và lắp đặt như thế nào để đảm bảo kết cấu chịu lực tốt nhất cho sàn nhà. Cách bố trí sắt sàn đúng chuẩn Dựa vào hệ số chiều dài/chiều rộng các ký sư xây dựng thường chia ô sàn làm 2 loại là: sàn 2 phương và sàn 1 phương. Bạn cần phải biết cách bố trí sắt sàn cụ thể và đúng chuẩn cho từng loại sàn thì mới có thể nắm được cách tính sắt sàn chính xác được. Cách bố trí sắt từng loại sàn như sau: Bố trí sắt sàn 1 phương Thép sàn một lớp phù hợp với sàn đơn giản có 2 mặt, còn sàn thép vuông một lớp thì đặt dưới đất. Hiện nay có các sơ đồ về mặt bằng theo phương pháp console. Vậy nên sàn có đường nội lực theo phương nhất định. Vì vậy, ta có thể bố trí 1 lớp thép cho các loại tấm sau: tấm đan đơn giản cho bể phốt, hầm ga, cửa sập… trong nhà. Thép bên dưới cần được bố trí để chịu mômen dương. Sàn của ô văng, mái của đầu cửa liên kết với tường hoặc xuống đất với lanh tô. Lúc này mômen uốn âm nên đặt thanh thép trên, khi hệ số sàn 1 phương có chiều dài/chiều rộng > 2 thì đặt thanh thép lớp một phương theo nguyên tắc sau: Phần phía dưới sàn 1 phương các thanh thép ngắn sẽ được ưu tiên, các thanh thép dài đặt sau, bố trí theo kết cấu. Còn đối với lớp trên sàn 1 phương thì ngược lại thép dài được trước, thép ngắn đặt sau. Bố trí sắt sàn 2 phương Ngày nay, hầu hết các đơn vị sàn trong khung kết cấu bê tông cốt thép của hầu hết các tòa nhà dân dụng và công nghiệp đều yêu cầu thiết kế sàn thép 2 tầng. Vì nội lực trong phần tử bản sàn là liên tục và phức tạp, bản sàn bằng thép 2 lớp sẽ đảm bảo rằng cả mô men dương và mô men âm đều xảy ra trong bản sàn. Thường có hai cách bố trí sàn thép 2 lớp: Bố trí 2 lớp thanh thép chạy liên tục - thanh thép chịu lực chính được ưu tiên bố trí cho từng lớp thanh thép. Đối với các thanh thép theo chiều cạnh ngắn thì đặt lớp dưới, lớp trên đặt ở trên. Bố trí thép trên với thép mũ - Cách sắp xếp này sẽ tiết kiệm được lượng thép trên. Nhưng bạn cần lưu ý hơn khi sử dụng, vì lớp mũ này có thể dễ dàng bị bung xuống sàn. Hệ số của sàn làm việc 2 chiều hoặc 4 cạnh là chiều dài/chiều rộng ≤ 2, tức là chiều dài của viên gạch lát nền không quá 2 lần chiều rộng của ô lưới sàn (diện tích của ô gạch lát sàn là tầng được hỗ trợ bởi sự nâng đỡ của thanh dầm). Cách bố trí sắt cho sàn 2 phương: Lớp dưới của sắt sàn dùng thanh sắt có phương ngắn được đặt trước và thanh sắt có phương dài đặt trên để đan bằng dây kẽm với nhau thành một vỉ. Lớp trên của sắt sàn thì dùng sắt phương dài rải lên trước và đan với thanh sắt có phương ngắn đặt lên trên thành lớp sắt trên. Các định mức sắt thép hiện nay Điều quan trọng nhất mà bạn cần biết để nắm được cách tính sắt sàn chính xác đó là bạn phải tìm hiểu các định mức sắt thép để biết đâu là loại sắt thép phù hợp nhất cho công trình nhà ở của bạn. Nếu bạn vẫn chưa biết về các định mức sắt thép phổ biến hiện nay thì hãy xem hết những thông tin sau để biết được câu trả lời chính xác nhất nhé! Định mức dòng thép gân Thép gân hay còn được gọi với tên khác là thép vằn, đây là loại thép được sử dụng với số lượng lớn cho công việc gia cố xây dựng cốt thép. Chúng được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng như: các tòa nhà cao tầng, đập thủy điện, chung cư, v.v. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của thép vằn đó là chúng thường có đường kính 10 - 55 mm. Bên ngoài không nhẵn mà có các đường gờ nổi lên. Thép vằn thường có dạng thanh dài khoảng 11,7m: Công thức tính định mức cho dòng thép vân đó là: KG = [(T x W x L ) + (3 x W x L )] x 7.85 Trong đó: T là độ dày; W là chiều rộng và 7.85 là trọng lượng riêng của thép. Việc tính toán trọng lượng thép gân chuẩn xác sẽ giúp bạn định mức giá trị cho cây sắt gần như là chính xác nhất qua đó có thể giúp bạn hạch toán chi phí nguyên vật liệu trong quá trình thi công và trọng lượng sắt thép cần mua để xây dựng chuẩn xác nhất. Định mức đối với dòng thép hộp chữ nhật Thép hộp hình chữ nhật được sử dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng. Vậy nên công việc quy đổi thép hộp sang khối lượng Kg cũng yêu cầu người thiết kế nắm bắt chính xác. Để tính được số kg cần dùng trong công trình thì việc quy đổi từ cây sang kg rất quan trọng. Để làm được điều này, bạn cần nắm chắc công thức quy đổi chính xác nhất cho thép hộp hình chữ nhật được thể hiện qua công thức sau đây: Khối lượng = [2 x dày x cạnh + cạnh 2mm)) - 4 x dày (mm) x dày (mm)] x tỷ trọng (g/ cm3) x 0,001 x dài (m) Định mức đối với dòng thép hộp vuông Hiện nay có nhiều cách để chuyển dòng thép vuông thành khối lượng, và cũng có vô số cách chuyển từ cây sang kilôgam. Nguyên nhân chính là do thép vuông có nhiều loại kích thước, nhưng cũng chính vì vậy mà rất khó khăn trong việc ghi nhớ định mức đối với dòng thép hộp vuông. Tuy thép hộp vuông đa dạng về kích thước nhưng chúng luôn được sử dụng ở một chiều dài cố định. Ví dụ với loại thép hộp vuông có kích thước 30 x 30 x 2mm sẽ có cách quy đổi như sau: Khối lượng của 1m2 thép hộp vuông là: 0.000224 x 1 x 7850= 1.7584 (kg/m). Trong đó diện tích cắt ngang là: (30 x 30) - (26 x 26) = 224mm2=0.000224m2 và khối lượng riêng của thép là 7850 kg. Vậy nên nếu một dòng thép hộp vuông có chiều dài 6m thì định mức được quy đổi từ cây sang kg là: 1.7584 x 6 = 10.5504( kg). Cách tính số lượng thép cho sàn Và đây sẽ phần quan trọng nhất của bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách tính sắt sàn chính xác nhất được áp dụng công thức sau: Công thức Đối với một công trình nhà ở dân dụng thì tỷ lệ thép tối thiểu mà bạn phải sử dụng để đổ sàn đó là 0,7%. Vậy nên số lượng thép ít nhất mà bạn cần sử dụng là 0,7/ 100 x 1 = 0,007 m³. Từ đó bạn có thể tính ra trọng lượng thép để đổ sàn là 0,007 x 7850 = 54,95≊55 kg/ m³. Đối với một công trình nhà ở dân dụng thì tỷ lệ thép tối đa mà bạn có thể sử dụng để đổ sàn đó là 1,0%. Vậy nên số lượng thép tối đa cho phép bạn sử dụng là (1,0 / 100) x 1 = 0,01 m³. Từ đó bạn có thể tính ra trọng lượng thép để đổ sàn là 0,01 x 7850 = 78,5kg/ m³. Diện tích 1m2 sàn nhà dân dụng bạn ở sẽ tốn bao nhiêu kg sắt? Để biết một mét vuông sàn nhà ở sẽ sử dụng bao nhiêu kg sắt, chúng ta cần phải có bản vẽ thiết kế để tính toán được một cách cụ thể và chi tiết nhất. Ngoài ra việc tính toán cần dựa trên các đặc điểm cụ thể của công trình như sau: độ lún, khả năng chịu lực... Nhưng để tiện cho cách tính sắt sàn bạn có thể tham khảo các thông tin sau từ các chuyên gia kỹ thuật xây dựng: Móng cần dùng 100 đến 120 kg sắt trên 1m2. Sàn cần dùng 120kg đến 150kg sắt trên 1m2. Cột cần dùng 170kg đến 190kg sắt trên 1m2 với nhịp <5m và 200kg đến 250kg sắt trên 1m2 với nhịp >5m. Dầm cần dùng 150kg đến 220kg sắt trên 1m2. Vách cần dùng 180kg đến 200kg sắt trên 1m2. Cầu thang cần dùng 120 đến 140kg trên 1m2. Lanh tô, sênô cần dùng 90kg đến 120kg trên 1m2. Hy vọng rằng qua bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn biết cách tính sắt sàn và cách để có thể sử dụng sắt thép làm nên một tấm sàn kiên cố cho ngôi nhà của bạn. Chúc bạn tiết kiệm được tối ưu chi phí mua sắt thép sau khi tham khảo những thông tin hữu ích trên nhé!

 

Việc bố trí thép sàn tiêu chuẩn dựa trên nguyên lý hoạt động của kết cấu là yếu tố quyết định đến khả năng chịu lực của sàn. Sàn thép đan đúng cách sẽ giúp sàn không bị nứt, thấm dột. Đảm bảo sàn không bị rung, võng gây mất an toàn cho người sử dụng.

Việc bố trí thép sàn đúng cách sẽ làm tăng khả năng chịu lực của sàn. Tiết diện thép giống nhau, khoảng cách bện thép giống nhau. Nhưng nếu cách bố trí thép không tối ưu sẽ làm giảm khả năng gia công của sàn. Vì vậy, để có được sàn làm việc tốt nhất, chúng ta nên bố trí thép theo nguyên tắc sau:

Cốt thép sàn chịu lực chính được bố trí ở độ cao làm việc lớn nhất. Chiều cao làm việc h0 của bản sàn là khoảng cách từ mép bê tông nén đến trọng tâm của thép căng. Chiều dày tối ưu của lớp bê tông bảo vệ cốt thép của bản sàn là 15mm và không nhỏ hơn tiết diện của cốt thép.

Thép sàn phải được neo vào dầm theo tiêu chuẩn: thép tròn trơn phải được uốn và móc vào dầm, toàn bộ chiều dài của thép gân trên là 30D, thép dưới là 20D.

Xem thêm: Quy trình xây nhà từ móng đến mái

Tại sao cần tính sắt sàn khi xây dựng?

Tại sao cần tính sắt sàn khi xây dựng?

 

Hẳn là nhiều bạn đang thắc mắc rằng cách tính sắt sàn có lợi ích như thế nào mà chúng tôi khuyên bạn cần tìm hiểu về vấn đề này. Vậy nên sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp những ưu điểm vượt trội của việc tính số lượng sắt để đổ sàn mà bạn không nên bỏ qua.

Kiểm soát được lượng sắt cần mua

Kiểm soát được lượng sắt cần mua

 

Xây dựng nhà ở là một quá trình tốn nhiều thời gian, tâm sức và tiền bạc, nhiều người đã phải vỡ nợ chỉ vì làm nhà mà không có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Đối với nhiều người thì khoản tiền để xây nhà cửa là cả sự làm việc chăm chỉ, vất vả, tích góp nhiều năm để dành dụm xây nhà.

Chính vì thế trong vô vàn chi phí phát sinh trong quá trình xây nhà từ nguyên vật liệu xây dựng đến thuê nhân công… chúng ta có thể tiết kiệm được khoản nào là tốt khoản nấy.

Vậy nên nếu bạn biết cách tính sắt sàn thì khi nhìn vào bản thiết kế của ngôi nhà mà mình mong muốn xây dựng bạn sẽ có thể ước tính được số lượng sắt thép cần thiết không thừa cũng không thiếu mà vừa đủ sử dụng để xây nên một ngôi nhà kiên cố, vững chắc và an toàn nhất cho gia đình của mình.

Xem thêm: Cách tính vật liệu theo m2

Hạn chế đáng kể tình trạng thất thoát về chi phí

Hạn chế đáng kể tình trạng thất thoát về chi phí

 

Bạn có thể thử nghĩ xem nếu bạn không biết cách tính sắt sàn thì bạn sẽ không thể nào tính toán được số lượng sắt thép, nguyên vật liệu một cách chính xác, cụ thể cho quá trình xây nhà. Điều đó sẽ dẫn đến việc số lượng sắt thép bạn mua về có thể không đủ để sử dụng, nếu đang thi công xây dựng mà bạn mới nhận ra rằng thiếu vật liệu sắt thép thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công và toàn bộ kế hoạch đã đề ra của công trình.

Hoặc tệ hơn nữa nếu bạn mua quá nhiều sắt thép sẽ gây ra sự thừa thãi, lãng phí cực lớn. Số lượng sắt thép dư thừa ấy bạn sẽ không biết xử lý để làm gì vì bán lại cũng không được mà cũng không có chỗ để sử dụng.

Hơn nữa trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới khó khăn như hiện tại, vật giá leo thang nên đồng thời cả nguyên vật liệu xây dựng như sắt thép cũng tăng cao vậy nên nếu bạn biết cách tính sắt sàn sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng thất thoát về chi phí khi xây dựng nhà ở của bạn đấy!

Xem thêm: Cách xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Bảo đảm kết cấu chịu lực cho sàn nhà

Bảo đảm kết cấu chịu lực cho sàn nhà

 

Sàn nhà có thể nói là bộ phận quan trọng chịu toàn bộ trọng lực của ngôi nhà vậy nên một móng nhà và sàn nhà chắc chắn là cực kỳ quan trọng để cấu thành một ngôi nhà kiên cố, chắc chắn. Và muốn có một tấm sàn kiên cố thì buộc bạn phải có một khung sắt chắc chắn và muốn làm được điều ấy bạn phải biết cách tính sắt sàn mới có thể biết được cần sử dụng bao nhiêu thanh sắt thép và lắp đặt như thế nào để đảm bảo kết cấu chịu lực tốt nhất cho sàn nhà.

Cách bố trí sắt sàn đúng chuẩn

Cách bố trí sắt sàn đúng chuẩn

 

Dựa vào hệ số chiều dài/chiều rộng các ký sư xây dựng thường chia ô sàn làm 2 loại là: sàn 2 phương và sàn 1 phương. Bạn cần phải biết cách bố trí sắt sàn cụ thể và đúng chuẩn cho từng loại sàn thì mới có thể nắm được cách tính sắt sàn chính xác được. Cách bố trí sắt từng loại sàn như sau:

Bố trí sắt sàn 1 phương

Bố trí sắt sàn 1 phương

 

Thép sàn một lớp phù hợp với sàn đơn giản có 2 mặt, còn sàn thép vuông một lớp thì đặt dưới đất. Hiện nay có các sơ đồ về mặt bằng theo phương pháp console. Vậy nên sàn có đường nội lực theo phương nhất định. Vì vậy, ta có thể bố trí 1 lớp thép cho các loại tấm sau: tấm đan đơn giản cho bể phốt, hầm ga, cửa sập… trong nhà. Thép bên dưới cần được bố trí để chịu mômen dương. Sàn của ô văng, mái của đầu cửa liên kết với tường hoặc xuống đất với lanh tô. Lúc này mômen uốn âm nên đặt thanh thép trên, khi hệ số sàn 1 phương có chiều dài/chiều rộng > 2 thì đặt thanh thép lớp một phương theo nguyên tắc sau:

Phần phía dưới sàn 1 phương các thanh thép ngắn sẽ được ưu tiên, các thanh thép dài đặt sau, bố trí theo kết cấu. Còn đối với lớp trên sàn 1 phương thì ngược lại thép dài được trước, thép ngắn đặt sau.

Bố trí sắt sàn 2 phương

Bố trí sắt sàn 2 phương

 

Ngày nay, hầu hết các đơn vị sàn trong khung kết cấu bê tông cốt thép của hầu hết các tòa nhà dân dụng và công nghiệp đều yêu cầu thiết kế sàn thép 2 tầng. Vì nội lực trong phần tử bản sàn là liên tục và phức tạp, bản sàn bằng thép 2 lớp sẽ đảm bảo rằng cả mô men dương và mô men âm đều xảy ra trong bản sàn. Thường có hai cách bố trí sàn thép 2 lớp:

Bố trí 2 lớp thanh thép chạy liên tục – thanh thép chịu lực chính được ưu tiên bố trí cho từng lớp thanh thép. Đối với các thanh thép theo chiều cạnh ngắn thì đặt lớp dưới, lớp trên đặt ở trên.

Bố trí thép trên với thép mũ – Cách sắp xếp này sẽ tiết kiệm được lượng thép trên. Nhưng bạn cần lưu ý hơn khi sử dụng, vì lớp mũ này có thể dễ dàng bị bung xuống sàn.

Hệ số của sàn làm việc 2 chiều hoặc 4 cạnh là chiều dài/chiều rộng ≤ 2, tức là chiều dài của viên gạch lát nền không quá 2 lần chiều rộng của ô lưới sàn (diện tích của ô gạch lát sàn là tầng được hỗ trợ bởi sự nâng đỡ của thanh dầm).

Cách bố trí sắt cho sàn 2 phương:

Lớp dưới của sắt sàn dùng thanh sắt có phương ngắn được đặt trước và thanh sắt có phương dài đặt trên để đan bằng dây kẽm với nhau thành một vỉ.

Lớp trên của sắt sàn thì dùng sắt phương dài rải lên trước và đan với thanh sắt có phương ngắn đặt lên trên thành lớp sắt trên.

Các định mức sắt thép hiện nay 

Các định mức sắt thép hiện nay 

 

Điều quan trọng nhất mà bạn cần biết để nắm được cách tính sắt sàn chính xác đó là bạn phải tìm hiểu các định mức sắt thép để biết đâu là loại sắt thép phù hợp nhất cho công trình nhà ở của bạn. Nếu bạn vẫn chưa biết về các định mức sắt thép phổ biến hiện nay thì hãy xem hết những thông tin sau để biết được câu trả lời chính xác nhất nhé!

Định mức dòng thép gân

Định mức dòng thép gân

 

Thép gân hay còn được gọi với tên khác là thép vằn, đây là loại thép được sử dụng với số lượng lớn cho công việc gia cố xây dựng cốt thép. Chúng được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng như: các tòa nhà cao tầng, đập thủy điện, chung cư, v.v. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của thép vằn đó là chúng thường có đường kính 10 – 55 mm. Bên ngoài không nhẵn mà có các đường gờ nổi lên. Thép vằn thường có dạng thanh dài khoảng 11,7m:

Công thức tính định mức cho dòng thép vân đó là:

KG = [(T x W  x L ) + (3 x W x L )] x 7.85

Trong đó:  T là độ dày; W là chiều rộng và 7.85 là trọng lượng riêng của thép.

Việc tính toán trọng lượng thép gân chuẩn xác sẽ giúp bạn định mức giá trị cho cây sắt gần như là chính xác nhất qua đó có thể giúp bạn hạch toán chi phí nguyên vật liệu trong quá trình thi công và trọng lượng sắt thép cần mua để xây dựng chuẩn xác nhất.

Định mức đối với dòng thép hộp chữ nhật

Định mức đối với dòng thép hộp chữ nhật

 

Thép hộp hình chữ nhật được sử dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng. Vậy nên công việc quy đổi thép hộp sang khối lượng Kg cũng yêu cầu người thiết kế nắm bắt chính xác. Để tính được số kg cần dùng trong công trình thì việc quy đổi từ cây sang kg rất quan trọng.

Để làm được điều này, bạn cần nắm chắc công thức quy đổi chính xác nhất cho thép hộp hình chữ nhật được thể hiện qua công thức sau đây:

Khối lượng = [2 x dày x cạnh + cạnh 2mm)) – 4 x dày (mm) x dày (mm)] x tỷ trọng (g/ cm3) x 0,001 x dài (m)

Định mức đối với dòng thép hộp vuông

Định mức đối với dòng thép hộp vuông

 

Hiện nay có nhiều cách để chuyển dòng thép vuông thành khối lượng, và cũng có vô số cách chuyển từ cây sang kilôgam. Nguyên nhân chính là do thép vuông có nhiều loại kích thước, nhưng cũng chính vì vậy mà rất khó khăn trong việc ghi nhớ định mức đối với dòng thép hộp vuông. Tuy thép hộp vuông đa dạng về kích thước nhưng chúng luôn được sử dụng ở một chiều dài cố định. Ví dụ với loại thép hộp vuông có kích thước 30 x 30 x 2mm sẽ có cách quy đổi như sau:

Khối lượng của 1m2 thép hộp vuông là: 0.000224 x 1 x 7850= 1.7584 (kg/m). Trong đó diện tích cắt ngang là: (30 x 30) – (26 x 26) = 224mm2=0.000224m2 và khối lượng riêng của thép là 7850 kg.

Vậy nên nếu một dòng thép hộp vuông có chiều dài 6m thì định mức được quy đổi từ cây sang kg là: 1.7584 x 6 = 10.5504( kg).

Cách tính số lượng thép cho sàn

Và đây sẽ phần quan trọng nhất của bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách tính sắt sàn chính xác nhất được áp dụng công thức sau:

Công thức

Công thức

 

Đối với một công trình nhà ở dân dụng thì tỷ lệ thép tối thiểu mà bạn phải sử dụng để đổ sàn đó là 0,7%.

Vậy nên số lượng thép ít nhất mà bạn cần sử dụng là 0,7/ 100 x 1 = 0,007 m³. Từ đó bạn có thể tính ra trọng lượng thép để đổ sàn là 0,007 x 7850 = 54,95≊55 kg/ m³.

Đối với một công trình nhà ở dân dụng thì tỷ lệ thép tối đa mà bạn có thể sử dụng để đổ sàn đó là 1,0%.

Vậy nên số lượng thép tối đa cho phép bạn sử dụng là (1,0 / 100) x 1 = 0,01 m³.

Từ đó bạn có thể tính ra trọng lượng thép để đổ sàn là 0,01 x 7850 = 78,5kg/ m³.

Diện tích 1m2 sàn nhà dân dụng bạn ở sẽ tốn bao nhiêu kg sắt?

 

Diện tích 1m2 sàn nhà dân dụng bạn ở sẽ tốn bao nhiêu kg sắt?

Để biết một mét vuông sàn nhà ở sẽ sử dụng bao nhiêu kg sắt, chúng ta cần phải có bản vẽ thiết kế để tính toán được một cách cụ thể và chi tiết nhất. Ngoài ra việc tính toán cần dựa trên các đặc điểm cụ thể của công trình như sau: độ lún, khả năng chịu lực…

Nhưng để tiện cho cách tính sắt sàn bạn có thể tham khảo các thông tin sau từ các chuyên gia kỹ thuật xây dựng:

Móng cần dùng 100 đến 120 kg sắt trên 1m2.

Sàn cần dùng 120kg đến 150kg sắt trên 1m2.

Cột cần dùng 170kg đến 190kg sắt trên 1m2 với nhịp <5m và 200kg đến 250kg sắt trên 1m2 với nhịp >5m.

Dầm cần dùng 150kg đến 220kg sắt trên 1m2.

Vách cần dùng 180kg đến 200kg sắt trên 1m2.

Cầu thang cần dùng 120 đến 140kg trên 1m2.

Lanh tô, sênô cần dùng 90kg đến 120kg trên 1m2.

Hy vọng rằng qua bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn biết cách tính sắt sàn và cách để có thể sử dụng sắt thép làm nên một tấm sàn kiên cố cho ngôi nhà của bạn. Chúc bạn tiết kiệm được tối ưu chi phí mua sắt thép sau khi tham khảo những thông tin hữu ích trên nhé!