Cách tra cứu chứng chỉ hành nghề xây dựng nhanh chóng

Đối với mỗi cá nhân làm trong ngành nghề xây dựng đều hiểu rõ được mức độ quan trọng của chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề như một chiếc vé thông hành giúp công việc bạn trôi chảy dễ dàng hơn và đạt được nhiều cột mốc đỉnh cao khác trong sự nghiệp của mình. Dưới đây bài viết của Acc Home sẽ giúp bạn cách tra chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Ý nghĩa của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 

Ý nghĩa của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 

 

Chứng chỉ hành nghề được xem như một minh chứng cho thấy độ chuyên môn cao của bạn đối với ngành nghề đó bởi độ khó của giấy này không chỉ đòi hỏi thời gian, kinh nghiệm mà còn ở cơ quan cấp cho bạn. Giấy chứng chỉ hành nghề sẽ do Bộ Xây dựng hay Sở xây dựng cấp phép cho đối tượng đủ điều kiện.

Khi đã có giấy chứng nhận này cá nhân sở hữu sẽ có thể hoạt động trên lĩnh vực đó một cách động lập và ít bị phụ thuộc bởi nhiều yếu tố hơn trước. Khi có giấy chứng chỉ hành nghề thì mọi việc làm trong lĩnh vực bạn được cấp sẽ dễ hơn và đi làm có giấy chứng chỉ cũng là điều tự nhiên vì luật quy định điều 148 của luật xây dựng đã đề ra.

Chứng chỉ hành nghề sẽ giúp bạn tăng sự cạnh tranh và giành được nhiều ưu thế hơn trong giới xây dựng ngày nay. Vì sao chứng chỉ này lại quan trọng đến vậy vì theo bộ luật Việt Nam thì có chứng chỉ này thì bạn có nhiều cơ hội chủ trì dự án lớn, thực hiện dự án với quy mô tầm cơ và mang lại tiền bạc vật chất cho mình hơn. Một số bộ luật đề ra áp dụng cho chứng chỉ hành nghề như:

  • Ngày 18/6/2014 ban hành bộ luật xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13.
  • Ngày 18/6/2015 ban hành Nghị định số 58/2015/NĐ-CP, đưa ra những bộ luật về việc quản lý dự án đầu tư vào các công trình.
  • Ngày 16/7/2018 ban hành Nghị định số 100/2018/NĐ-CP quy định về các điều kiện mà chủ đầu tư phải đáp ứng cho các công trình thuộc bộ phận quản lý nhà nước.
  • Ngày 22/8/2018 ban hành bộ luật số 1155/QĐ-BXD nhằm thay đổi, bổ sung để phù hợp với các công trình hiện đại, với mức độ phức tạp ngày càng cao.
  • Ngày 5/10/2018 ban hành Thông tư của Bộ Xây dựng thuộc số 8/2018/TT-BXD hướng dẫn về việc cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ thể hiện năng lực xây dựng và cách người nước ngoài quản lý xây dựng tại Việt Nam.

Xem thêm: Cách phân cấp loại nhà ở tại Việt Nam

Tại sao phải tra cứu chứng chỉ hành nghề xây dựng

  • Tra cứu giúp bạn kiểm tra được chứng chỉ năng lực cá nhân đã được thông hành chưa, để không chỉ mình kiểm duyệt mà các doanh nghiệp mình làm việc đều có thể kiểm tra về năng lực bản thân.
  • Công ty có thể xác nhận được chứng chỉ hành nghề của mình là thật hay giả. 
  • Chủ đầu tư, chủ đơn vị có thể biết rõ năng lực của cá nhân đó thông qua giấy chứng chỉ này. 
  • Thể hiện tính minh bạch cao và nói lên được thương hiệu cá nhân và khả năng đảm đương trọng trách lớn trên các cương vị cấp cao sau này.

Xem thêm: Sổ trắng là gì?

Các bước tra cứu chứng chỉ hành nghề xây dựng

Bước 1: Gõ vào thanh tìm kiếm website https://www.nangluchdxd.gov.vn/ lên google truy cập bằng máy tính hoặc điện thoại.

Gõ vào thanh tìm kiếm website https://www.nangluchdxd.gov.vn/

Bước 2: Khi đã hiển thị ra trang kiểm tra chứng chỉ hành nghề, bạn tìm thanh tìm kiếm nhập đủ các loại thông tin như mã số chứng chỉ, họ và tên, tiếp đến là nhập mã số xác nhận để kích hoạt chức năng nhận diện và tìm kiếm thông tin bạn muốn tra. 

mã số chứng chỉ

 

Bước 3: Kết quả tra thông tin sẽ xuất hiện sau vài giây, mã số chứng chỉ hành nghề bạn tra ra trùng với mã số chứng chỉ của bạn. Bạn kiểm tra tiếp xem quốc tịch, giới tính, họ tên, mã số căn cước công dân đã giống chứng chỉ chưa, nếu không giống có thể do quá trình nhập số liệu sai. Trường hợp này bạn nên báo lại với cơ quan đã cấp chứng chỉ hành nghề cho bạn.

Kết quả tra thông tin sẽ xuất hiện

Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I

Dưới đây là các bước thực hiện việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I cho các đối tượng có nhu cầu cần chứng chỉ hành nghề.

Trình tự thực hiện

  1. Khi muốn cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng 1, cá nhân người đề nghị cấp phải gửi 1 bộ hồ sơ có đầy đủ giấy tờ qua trực tuyến hay đường bưu điện, hoặc ở các thành phố lớn thì nộp trực tiếp lên Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng.
  2. Sau khi nhận lại được hồ sơ chưa thể mà chưa có chứng chỉ thì trong 5 ngày sau đó kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Quản lý sẽ thông báo đến cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ là được cấp hoặc hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung những gì.
  3. Người cấp chứng chỉ hành nghề phải đăng ký thi thêm kỳ thi sát hạch thì mới được xét duyệt chứng chỉ hành nghề kèm theo những yêu cầu về lĩnh vực xây dựng mà cá nhân đó đề nghị thì hồ sơ mới xét duyệt hợp lệ. Bạn có thể tải biểu mẫu phụ lục II thuộc Nghị định để rõ hơn về các yêu cầu cần phải có. Kỳ thi sát hạch có thể được tổ chức hàng tháng hoặc bất ngờ do thủ trưởng cơ quan quyết định, tổ chức kì thi này.
  4. Muốn có chứng chỉ hành nghề không chỉ có về kinh nghiệm, kỹ năng mà còn phải vượt qua kì thi sát hạch với bộ câu hỏi về chuyên môn ngành nghề cao, đòi hỏi cá nhân đó phải có khả năng hiểu cực kì sâu sắc về lĩnh vực đó. Kết quả của kì thi sát hạch có thời hạn bảo lưu là 6 tháng kể từ ngày thi sát hạch xong, kể từ lúc này thì bạn nên nộp bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ nếu vượt qua kì thi sát hạch này.
  5. Cuối cùng sau 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, bên Cục Quản lý hoạt động xây dựng sẽ cung cấp cho bạn chứng chỉ hành nghề xây dựng. 

Xem thêm: Cách xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Cách thức thực hiện

 

Hình thức nộp Thời gian giải quyết Lệ phí phải đóng Mô tả
Trực tiếp 20 ngày Chi phí: 300000 đồng Kết quả sẽ được phản hồi sau 20 ngày nộp hồ sơ xét duyệt thông qua
Trực tuyến 20 ngày Chi phí: 300000 đồng Kết quả sẽ được phản hồi sau 20 ngày nộp hồ sơ xét duyệt thông qua
Dịch vụ bưu điện 20 ngày Chi phí: 300000 đồng Kết quả sẽ được phản hồi sau 20 ngày nộp hồ sơ xét duyệt thông qua

 

Thành phần hồ sơ

 

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai mẫu như sau đây: Số lượng (hồ sơ)
1. Đơn ghi với tựa đề: Đề nghị cấp chứng chỉ hành  nghề theo đúng quy định tại phụ lục của Nghị định số 100/2018/NĐ-CP don cap cchn_pl1_nd100. 42.docx Hồ sơ cần chuẩn bị:

Bản chính: 1

Bản sao: 0

2. Chuẩn bị 2 ảnh thẻ 4×6 là chân dung người làm đơn đề nghị. Ảnh chân dung là lấy nền trắng chứ không phải nền xanh phổ biến. Ảnh phải được chụp trong 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ chính thức. Hồ sơ cần chuẩn bị:

Bản chính: 1

Bản sao: 0

3. Cung cấp giấy tờ, văn bằng của cơ sở đào tạo mà bạn muốn đề nghị cấp.Đối với văn bằng nước ngoài phải hợp lệ theo lãnh sự và được dịch sang tiếng Việt có công chứng theo đúng quy định của nhà nước Việt Nam. Hồ sơ cần chuẩn bị:

Bản chính: 1

Bản sao: 0

4. Cần cung cấp giấy tờ chứng minh nơi mình hoạt động dự án, các nhiệm vụ được giao, mức độ hoàn thành dự án do tổ chức bổ nhiệm cá nhân đó làm. Tờ giấy phải có chữ ký xác minh tính minh bạch và chịu mọi trách nhiệm về sự trung thực của giấy tờ này lên Sở khi xét duyệt. Tuy nhiên có một số cá nhân làm độc lập thì cần có biên bản, hợp đồng kí kết đôi bên để minh chứng họ đã làm việc và hoàn thành công trình dự án đó. Hồ sơ cần chuẩn bị:

Bản chính: 1

Bản sao: 0

5. Tờ khai đăng ký tham gia kì thi sát hạch đạt yêu cầu, để đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề giống mẫu phụ lục thuộc Nghị định số 100/2018/NĐ-CP tokhaisathach_pl2_nd100. 43.docx Hồ sơ cần chuẩn bị:

Bản chính: 1

Bản sao: 0

6. Kết quả kỳ thi sát hạch sẽ có hiệu lực khi cá nhân này thi kỳ thi trước khi nộp bộ hồ sơ này. Hồ sơ cần chuẩn bị:

Bản chính: 1

Bản sao: 0

 

Cơ quan thực hiện của Bộ Xây Dựng kiểm định dựa trên các yêu cầu

a) Những điều kiện xin cấp chứng chỉ hành nghề đối với các cá nhân trong ngành xây dựng:

– Giấy chứng chỉ hành nghề chứng tỏ cá nhân đó có đủ năng lực hành nghề căn cứ theo quy định pháp luật đã thông qua, giấy phép này có hiệu lực ở lại cư trú và làm việc tại lãnh thổ Việt Nam, giấy chứng chỉ này còn hợp pháp với người nước ngoài muốn định cư và làm việc lâu dài ở Việt Nam.

Trình độ đào tạo chuyên môn đúng với chứng chỉ đã được cấp

 

-Trình độ đào tạo chuyên môn đúng với chứng chỉ đã được cấp, đã đáp ứng đủ điều kiện tham gia từ 7 năm trở lên, khi chuẩn bị đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

b) Tùy vào từng lĩnh vực mà điều kiện xin cấp chứng chỉ hành nghề sẽ khác nhau:

  • Đối tượng hành nghề khảo sát xây dựng:

Cần phải đứng trên cương vị chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc dự án nhóm A hay nhóm B ít nhất là 1 dự án mà cá nhân đó muốn đề nghị cấp, điều kiện đi kèm là công trình là chủ trì phải là ít nhất 2 công trình cấp 1 hoặc 3 công trình cấp 2 trở lên thì mới thỏa điều kiện cấp giấy chứng chỉ.

  • Đối tượng hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng ( vùng – đô thị ):

Cá nhân người nhận chứng chỉ này phải làm chủ nhiệm hay chủ trì thiết kế ít nhất 1 lần đồ án quy hoạch xây dựng đa được nhà nước do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra có thể cấp chứng chỉ nếu chủ trì 2 đồ án quy hoạch xây dựng nhưng phải có ít nhất 1 đồ án quy hoạch do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, quy mô thực hiện quy hoạch vùng liên, quy hoạch xây dựng huyện hay quy hoạch chung một xã tại tỉnh đó.

  • Đối tượng hành nghề thiết kế xây dựng công trình:

Cá nhân phải từng có kinh nghiệm làm chủ nhiệm hay chủ trì thiết kế lĩnh vực mà mình muốn cấp chứng chỉ ít nhất là 1 dự án cấp 1 hoặc 2 dự án cấp 2. Mới minh chứng là mình đạt đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận này.

  • Đối tượng hành nghề giám sát công trình xây dựng:

Từng đứng ở vị trí giám sát hay chỉ huy trưởng công trình thuộc công trình mà mình muốn cấp chứng nhận chính chỉ, phải thỏa điều kiện ít nhất 1 công trình từ cấp 1 hay đã làm qua 2 công trình cấp 2 thuộc đơn vị lĩnh vực công trình giám sát đề nghị cấp trong đơn đề nghị.

  • Đối tượng hành nghề định giá công trình:

Đối tượng này đã làm qua công việc quản lý chi phí đầu tư cho công trình nhưng cần phải thỏa những điều sau như đã có kinh nghiệm ít nhất 1 lần đối với công trình nhóm A hay ít nhất 2 lần đối với công trình nhóm B. Bên cạnh đó, có thể có ít nhất 1 lần đối với công trình cấp 1 hoặc ít nhất 2 lần đối với công trình cấp 2. Cá nhân đó phải thỏa những điều kiện này thì mới có thể cấp giấy chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định nhà nước.

  • Đối tượng hành nghề quản lý dự án:

Riềng đối tượng hành nghề quản lý dự án phải từng làm giám đốc quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hay ít nhất 2 dự án nhóm B. Ngoài ra nếu có thêm 3 chứng chỉ hành nghề như: Thiết kế công trình xây dựng hàng 1, Giám sát thi công công trình hạng 1, định giá xây dựng hạng một và kèm theo đó là tham gia quản lý dự án mà không phải trên cương vị giám đốc thuộc ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc ít nhất 2 dự án nhóm B như trên đây.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ thông qua bài viết quý bạn đọc có những cách tra cứu năng lực chứng chỉ hành nghề chuẩn xác nhất.

5/5 - (2 bình chọn)