Bài viết

xây nhà tường 10 có được không

Xây nhà tường 10 có tốt không ?

Tường 10 chắc đã không còn xa lạ gì với ông bà ta ngày trước nhưng thời nay tường này không còn tính ứng dụng cao, nói thế thì lại không hợp lý. Bởi tường 10 cũng có điểm tốt mà các loại tường sinh sau đẻ muộn không có, để trả lời cho câu hoi tường 10 có tốt không> Bài viết dưới đây của nhà Acc Home sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Tường 10 là gì?

Tường 10 được mệnh danh là tường có kích thước gạch nhỏ nhất hay còn gọi là tường con kiến với kích thước chiều dài của gạch là 10cm tức 100mm, độ dày gạch ống khoảng 8cm. Nếu tính đúng kích thước của độ dày tường khi trát xi măng thêm thì tăng kích thước mỗi bên lên 1.5cm tức mỗi viên sẽ có độ dày khoảng 11cm, như thế bề dày thực tế của tường 10 sẽ dày hơn chỉ số mặc định.

Xây nhà tường 10 có tốt không?

Xây nhà tường 10 có tốt không?

 

Muốn đánh giá tường 10 có tốt không cũng còn tùy thuộc vào công trình này xây dựng dựa trên loại công trình nào thuộc quy mô như thế nào thì từ đó mới phân tích được các tính năng mà tường 10 có thể đáp ứng cho công trình đó.

Những công trình nhỏ như: nhà cấp 4, nhà 1 tầng,…thường xây dựng tường 10 trong trường nền địa chất đất ở đây ổn định, vững chắc.

Tuy nhiên nếu công trình nhà ở nằm ở mặt tiền đường lớn, đường quốc lộ hay gần sông suối nên địa chất yếu vì thế không nên xây nhà tường đơn ở những vị trí như thế này, bởi khả năng chịu lực của tường 10 không cao dễ gặp tình trạng sạt lở.

Xây tường 10 bao nhiêu tiền một mét

Tường 10 có thể dùng nhiều loại gạch khác nhau nhưng có mức kinh phí khác nhau như sau:

  • Gạch ống xây tường 10 có mức giá đã bao gồm công nhân và vật tư là: 350.000VNĐ/m2.
  • Gạch Block xây tường 10 có mức giá đã bao gồm nhân công và vật tư là: 365.000VNĐ/m2.

Ưu nhược điểm khi xây tường 10

Ưu nhược điểm khi xây tường 10

– Xây nhà tường 10 hay 20 tốt hơn?

Muốn phân biệt tường nào tốt hơn thì nên tìm hiểu trước tường 20 là gì, công dụng ứng dụng vào công trình như thế nào.

Tường 20 là loại tường có kết cấu độ dày tường lên đến 220mm tức là 2 lớp gạch chồng liên tiếp nhau, bởi kết cấu vững chắc nên sẽ không có khung bê tông cốt thép khi xây dựng công trình. 

(Nhiều người sẽ nghĩ rằng tường 20 sẽ có kết cấu chịu lực tốt hơn nên vì thế mà không chú trọng đến chiều cao công trình. Trên thực tế, tường 20 có khả năng chịu lực tốt nhưng còn tùy vào khả năng chịu của từng loại và quy mô công trình, nếu xây nhà quá cao vượt mức thì tường 20 sẽ không đủ vững kết cấu đảm bảo công trình không sụp).

Ưu điểm của tường 20 khả năng chống nóng, chống ồn, chống thấm hiệu quả cao. Đảm bảo chất lượng sống cao hơn khi xây dựng nhà ở, nhà thương mại,…khi mà phải xây ở những vị trí đường lớn có khối lượng xe lưu thông lớn, nền đất yếu kém linh hoạt.

Nhược điểm của tường 20 là thi công chậm, quá trình thi công dài hạn dẫn đến hao tổn nhiều kinh phí, tốn kém thời gian. 

20 là loại tường có độ dày 220mm là kiểu xây tường 2 lớp dùng làm tường chịu lực với nhà không có kết cấu khung bê tông cốt thép. 

(Tuy nhiên, không phải cứ tường 20 là cho khả năng chịu lực chắc chắn, đòi hỏi công trình phải tuân thủ nguyên tắc tường chịu lực xây được mấy tầng này để đảm bảo kết cấu nhà vững chãi).

Tùy vào từng trường hợp xây nhà ở vị trí, nhóm khu vực, địa chất, loại hình nhà thì mới ra quyết định là xây tường nhà tốt hơn vì mỗi loại tường đều có ưu, nhược điểm riêng.

Ví dụ như: Gia chủ xây dựng nhà phố nhưng lại là khu nhà phố liên kế nhau hay nhà biệt thì nên chọn xây tường 20 để đảm bảo tính vững chãi cho công trình cũng như độ an toàn cho công trình xây san sát nhau và môi trường bên ngoài tác động như nắng nóng, mưa giông, tiếng ồn do xe cộ…Đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người sinh sống nơi đây.

Tuy nhiên đối với nhà liên kế không nằm ở đường có tuyến xe qua lại đông đúc thì có thể kết hợp tường 10 và tường 20 với nhau. Điển hình sẽ là xây tường 20 bên ngoài để chịu lực công trình và xây tường 10 làm vách ngăn giữa các gian phòng với nhau vừa tiết kiệm chi phí vừa tiết kiệm thời gian.

– Nên xây tường 10 hay tường 15?

- Nên xây tường 10 hay tường 15?

 

Nhận thấy những điểm còn hạn chế ở tường 10 và tường 20 nên nhà sản xuất đã cho ra đời tường 15 với mong muốn giảm thiểu những hạn chế về tiền bạc và thời gian, phát huy những ưu điểm về cách âm, cách nhiệt, chống nóng của tường 20 trên tường 15.

Nhận thấy những mặt tích cực mà tường 15 mang lại nên hầu hết nhiều nhà đã sử dụng hình thức xây nhà này để tối ưu hóa chi phí xây dựng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

Tường 15 nổi bật với tính năng cách âm với kỹ thuật thi công tạo khoảng trống giữa hai gạch 10 và 5 bằng tấm xốp chống nóng, tích hợp cả 2 tính năng trong 1.

Người đọc có thể nhận thấy rằng tường 15 có nhiều ưu thế hơn tường 10 nhưng trên thực tế chuyên gia cho rằng tùy vào mỗi trường hợp thì tường 10 hay tường 15 mới có thể phát huy hết ưu thế của mình:

Trường hợp tường 10, 15 cũng giống trường hợp tường 10, 20 khi xây nhà liên kế xây tường 15 bao bọc ở phía bên ngoài và xây tường 10 ở những bức tường có vách ngăn trong nhà. Giúp nhà chịu lực tốt hơn khi và giảm thiểu chi phí xây dựng công trình.

Ưu điểm

  • Chi phí xây dựng thấp hơn tường 15, 20 
  • Công trình tường 10 không mất nhiều thời gian thi công, tiết kiệm được nhiều khoản chi phí về nhân công xây dựng.
  • Không chiếm nhiều diện tích sử dụng công năng trong nhà ở. Loại tường 10 này phù hợp với những ngôi nhà có diện tích đất nhỏ nhưng vẫn muốn tăng mật độ sử dựng nhà.

Nhược điểm khi xây tường 10

Tường 10 hay còn được biết đến là tường con kiến vì độ mỏng của nó, bởi kích thước tường chỉ tầm 6,5 x 10,5 x 22cm. Khi trát vữa lên độ dày tường có thể đạt từ 110 -120mm độ dày cũng không tăng thêm được bao nhiêu nên điểm yếu của tường 10 cũng không giảm đi nhiều, một số điểm hạn chế thể hiện rõ như:

  • Khả năng chống ồn không hiệu quả, tiếng ồn từ bên ngoài có thể làm phiền đến cuộc sống sinh hoạt trong nhà.
  • Khả năng chống thấm kém, mùa mưa tường sẽ bị nước mưa thấm vào trong nhà gây nhiều vết nứt, mối mọt.
  • Tường 10 không chịu lực tốt nên phải xây dựng trên nền đất vững chắc, không xây nhà thuộc loại mô hình tầng cao làm tường bao bọc bên ngoài.

Xây tường 10 bao nhiêu tiền một mét

Xây tường 10 bao nhiêu tiền một mét

 

Muốn tính toán một bức tường 10 dài 1m tốn bao nhiêu thì dựa vào những tiêu chí sau:

  • Số viên gạch: Khoảng 55 viên/m2 có ứng với loại gạch có kích thước tiêu chuẩn 80x80x180mm
  • Vữa: Lượng vữa cần xài là tầm 43 lít/m2
  • Xi măng: Trường hợp xây nhà ở thông thường thì chỉ cần dùng mác 75. Tuy vào công trình đó mà 1 bao 50kg có thể dùng ở mức là 50,100. Theo thông số này mà ước tính trung bình 247kg xi măng sẽ xây được bức tường khoảng 53.2m2 tường.

Sau đây là bảng giá nguyên vật liệu xây nhà tường 10 như sau:

  • Nguyên vật liệu thô dùng trong xây dựng: 200,000/m2
  • Nhân công xây dựng: 150,000/m2
  • Xây dựng thô cho công trình + chi phí nhân công: 350.000/m2

Dự toán chi phí phải trả cho một công trình nhà ở có khoảng 10 tường sẽ chiếm diện tích 88m2 có giá khoảng: 30.800.000 VNĐ. Mức giá này có thể thay đổi dựa trên nền địa chất, mức độ khó của công trình và nhiều yếu tố khác tác động.

Nhà 2 tầng xây tường 10 được không?

Nhà 2 tầng tường 10 được xây dựng ứng dụng rất nhiều nhưng không dùng tường 10 xây bao bọc xung quanh nhà mà dùng tường xây 10 xây dựng vạch ngăn giữa các phòng chức năng với nhau, vách ngăn cầu thang,…Khả năng chịu lực ở những khu vực này tương đối cao, mở rộng diện tích tối đa cho nhà cửa.

Xây nhà cấp 4 tường 10 có được không?

Xây nhà cấp 4 tường 10 có được không?

 

Nhà cấp 4 tương đối không phải chịu áp lực đè nén từ công trình quá lớn vì thế mà người ta chỉ xây dựng tường 10 cho những loại mô hình này vừa tiết kiệm chi phí lại thi công nhanh chóng, tính ứng dụng rộng rãi cho nhiều mô hình nhà cấp 4 khác.

Tuy nhiên, tường 10 có những ưu thế nhất định nhưng cũng có nhược điểm lớn là không có khả năng chống nóng, chống thấm tốt. Vì thế vào hè nhà cấp 4 thường rất nóng, hầm còn vào mùa mưa thường dễ ẩm mốc thấm nước vào tường.

Tường 10 sẽ thông dụng cho nhà cấp 4 nhất nhưng đối với những vị trí có nền địa chất yếu hay đường quốc lộ xe lưu thông nhiều thì gia chủ nên cân nhắc xây dựng loại tường này vì nhà sẽ có hiện tượng sụt lún bất cứ lúc nào.

Xây nhà xây tường 10 có bị thấm không?

Nhà tường 10 vẫn có khả năng chống thấm bình thường nhưng khả năng chống thấm của tường này không được các chuyên gia đánh giá cao như tường 20. Khi bị tác động ngoại lực từ yếu tố thời tiết thì tường 10 sẽ có hiện tượng nứt trên tường. 

Trường hợp xảy ra nhiều nhất và rõ nhất thường là những ngôi nhà tường 10 nằm ở đường quốc lộ do khối lượng xe di chuyển 1 ngày rất lớn nên lâu ngày tường sẽ xuất hiện nhiều vết nứt, một thời gian dài công trình dễ bị sụt lún.

Tường 10 chỉ thích hợp với những công trình nhỏ lẻ, những vùng có địa chất tốt và ít tuyến giao thông hoạt động thường trực.

43 tuổi có được làm nhà không

43 tuổi có làm nhà được không?

Như bạn biết đấy, tuổi của một người cũng có tuổi tốt tuổi xấu, cũng có những tuổi mà nhiều người kiêng kỵ vì làm việc gì cũng xấu, cũng không xong. Người ta thường quan niệm rằng các tuổi như 49 và 53 là những tuổi vô cùng xấu và mọi việc đều tránh những tuổi này. Những người tới năm tuổi này cũng sẽ thường gặp những điều xui xẻo ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy tuổi 43 thì sao, nó có xấu không, 43 tuổi có làm được nhà không hãy cùng Acc Home tìm hiểu nhé! 

Đôi nét về tuổi 43 – tuổi tốt hay xấu 

Đôi nét về tuổi 43 - tuổi tốt hay xấu 

Đôi nét về tuổi 43 – tuổi tốt hay xấu 

Bài viết hôm nay chúng ta sẽ nói về tuổi 43 chung, xem thử với độ tuổi này sẽ có điềm vui hay điềm xấu, tuổi này có thích hợp làm những việc như xây nhà, kinh doanh hay không nhé! 

Những người vừa đủ 43 tuổi sẽ có cuộc sống tốt đẹp có nhiều cơ hội phát triển thuận lợi cả về tài lộc lẫn địa vị. Những người tuổi này thường được hưởng phúc khí bất ngờ, nếu con người sống tốt thì sau này sẽ sung túc, giàu có, con cháu cũng có tin vui.

Theo quan niệm của các nhà chiêm tinh học và phong thủy cho rằng tuổi 43 đối với nữ là một tuổi khá tốt lành về chuyện tình cảm và gia đình tuy nhiên chuyện tiền bạc và công danh sự nghiệp thì chưa được may mắn cho lắm. Nhưng đối với nam thì ngược lại, những người năm đến tuổi 43 thì thường có nhiều vướng mắc với gia đình, hay có điều miệng tiếng tuy nhiên thay vào đó trên con đường công danh sự nghiệp thì họ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn cả với khả năng lãnh đạo quyết đoán và đầu óc nhạy bén nên thường có kinh tế rất ổn định.

Phát triển bản thân là điều tốt, nhưng nếu bạn không biết nắm bắt cơ hội và tận dụng chúng, sự nghiệp của bạn có thể sụp đổ. Chính vì vậy nếu hỏi 43 tuổi có làm nhà được không thì câu trả lời chắc chắn là có rồi, việc xây nhà đối với bạn chỉ là một sớm một chiều thôi.

Xem thêm: Nhà thông tầng là gì?

Ý nghĩa của độ tuổi 43 là gì?

Ý nghĩa của độ tuổi 43 là gì?

 

Ý nghĩa số 43 thường được cho là con số xui xẻo khiến làm ăn thất bát, khó khăn vì 4 là “tứ” trong tiếng Hán, 3 là “tam” trong tiếng Hán nên khi đọc là tứ tam nghe tương tự như tử sẽ mang ý nghĩa xấu. Nhưng sự thật thì ý nghĩa số 43 là biểu tượng của sự quyết tâm, nỗ lực và mạnh mẽ. Đó là một biểu hiện của quyết tâm nói rằng nó có thể được thực hiện.

Người sở hữu con số 43 này sẽ luôn có động lực, động lực để làm việc và vượt qua khó khăn thử thách. Theo quan điểm ngũ hành, con số 43 tương sinh với mệnh hỏa. Vì vậy, ý nghĩa số 43 là sự mạnh mẽ và rực rỡ như chính ngọn lửa. Vì thuộc mệnh hỏa nên số 43 càng hợp với người mệnh thổ, vì theo ngũ hành thì hỏa sinh thổ nên sẽ tương trợ, phù trợ cho những người mệnh thổ, giúp công việc thuận lợi hơn.

Ngoài ra, ý nghĩa số 43 còn mang lại may mắn cho người thuộc mệnh hỏa, vì khi mệnh hỏa gặp lửa sẽ giúp công việc và cuộc sống phát triển, đồng thời cũng là người có tính kiên trì, bền bỉ hoàn thành tốt công việc công việc. 

Xem thêm: Cách xem ngày động thổ khi xây nhà

Giải đáp thắc mắc 43 tuổi có làm nhà được không?

 

Giải đáp thắc mắc 43 tuổi có làm nhà được không?

Giải đáp thắc mắc 43 tuổi có làm nhà được không?

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, tuy tuổi 43 không quá xấu và quá hạn như tuổi 49 và 53 tuy nhiên cũng không thể nào nói tuổi 43 là tuổi tốt được. Tuổi 43 suy cho cùng cũng là một tuổi không được tốt lắm đặc biệt là trong chuyện tiền bạc, kinh doanh.

Vì chuyện tiền bạc và kinh doanh đều có liên quan đến việc xây dựng nhà, nếu tiền bạc không thông thì không thể xây nhà cửa được.

Tuy nhiên dù có phần không được thuận buồm xuôi gió như những tuổi không nhưng suy cho cùng thì tuổi 43 vẫn có thể xây dựng nhà cửa.

Nếu bạn đang ở độ tuổi 43 và đang muốn xây dựng nhà cửa thì vẫn có thể làm, nếu bạn lo sợ việc xây nhà trong tuổi này có gặp nhiều điều trở ngại thì bạn vẫn có thể sử dụng một số phương án khác để có thể tiến hành xây nhà trong năm nay mà không sợ xui xẻo ví dụ như mượn tuổi làm nhà chẳng hạn. 

Xem thêm: Thủ tục mượn tuổi làm nhà

Cách làm nhà ở tuổi 43 hóa hung thành an 

Cách làm nhà ở tuổi 43 hóa hung thành an 

 

Để giải quyết câu hỏi 43 tuổi có làm nhà được không thì chúng tôi sẽ mách cho bạn một cách để có thể làm nhà dù đang trong tuổi tam tam nhé! 

Chính vì bạn sẽ gặp độ tuổi tam tai vì vậy bạn khó có thể thực hiện dự định xây nhà vào năm nay. Nhưng bạn đừng quá lo lắng không có gì là không thể giải quyết được cả, phương án tối ưu nhất mà chúng tôi khuyên bạn hãy thực hiện để có thể xây nhà vào năm nay đó là hãy mượn tuổi làm nhà.

Một số lưu ý mà bạn nên biết để tránh khi thực hiện thủ tục mượn tuổi làm nhà vì nó khá phức tạp và nhiều bước lằng nhằng. Vì vậy, gia chủ nên mượn tuổi của người quen, họ hàng, bạn bè, xông nhà thì mới thuận lợi. Cho người khác mượn tuổi mà họ chưa xây nhà xong đã vội cho người khác mượn thì sẽ xui xẻo cho cả hai.

Hay những người đang gặp tam tai, kim lâu, hoàng ốc hay ốm đau, bệnh tật thì không nên cho người khác mượn tuổi làm nhà.

Ngoài ra bạn cần quan tâm thực hiện đúng những bước như chọn ngày lành tháng tốt để mượn để mượn tuổi làm nhà, sửa soạn lễ vật một cách chỉnh chu, khấn vái đúng quy cách, tránh xa nhà khi người cho mượn tuổi làm nhà thay gia chủ thực hiện lễ động thổ… để mang lại nhiều tài lộc, vận may cho cả nhà.

Xem thêm: Cách hóa giải hướng nhà xấu

Kết luận

Kết luận

 

Mong rằng qua bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn trả lời được câu hỏi 43 tuổi có làm nhà được không và hướng giải quyết tốt nhất để giúp bạn có thể xây nhà một cách thuận lợi nhất vào năm tuổi tam tai này. Chúc bạn có được một ngôi nhà mang lại nhiều vượng khí và may mắn đến cho cả bạn và gia đình  nhé!

quy trình xây nhf từ móng đến mái

Quy trình xây nhà từ móng đến mái chi tiết nhất

Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng nhà ở thì đừng vội bỏ qua bài viết này nhé! Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn quy trình xây nhà từ móng đến mái một cách chi tiết nhất nhằm giúp bạn biết được mình cần chuẩn bị chính xác những gì để hoàn thiện ngôi nhà của mình.

Xây nhà là một việc quan trọng cần thực hiện một cách chuẩn chỉnh, cẩn thận, không được vội vàng hấp tấp vì sẽ gây ra thiệt hại lớn. Chính vì vậy nên bạn hãy đọc hết bài viết sau đây của Acc Home để nắm rõ quy trình làm nhà chính xác nhất.

Trước khi xây nhà bạn cần chuẩn bị những gì?

Trước khi xây nhà bạn cần chuẩn bị những gì?

 

Ông bà ta có câu “An cư lạc nghiệp” đã thể hiện rõ tầm quan trọng của việc xây dựng nhà cửa trong cuộc sống để có thể an tâm tập trung vào sự nghiệp. Chính vì sự quan trọng như vậy nên trong quy trình xây nhà từ móng đến mái bạn không chỉ cần chuẩn bị tốt trong khi đang làm nhà mà còn cần quan tâm đến những điểm đáng lưu ý trước khi xây nhà sau đây:

Xem thêm: Cách tính vật liệu theo m2

Lựa chọn, thiết kế bản vẽ nhà ở

Lựa chọn, thiết kế bản vẽ nhà ở

 

Nhà là nơi chúng ta cùng các thành viên trong gia đình tề tựu sau ngày dài mệt mỏi học tập và làm việc chính vì thế nên ai ai cũng mong muốn được sinh sống trong một không gian thoải mái, tiện nghi, khang trang và có kiến trúc xinh đẹp.

Chính vì vậy mà bạn cần lựa chọn phương án thuê kiến trúc sư để thiết kế bản vẽ nhà ở của mình. Tuy cách này sẽ tốn khá nhiều chi phí nhưng chắc chắn giúp bạn có được một ngôi nhà được thiết kế hoàn hảo theo sở thích cá nhân của mình và mang đậm sự độc đáo, sáng tạo duy nhất mà chỉ mình bạn có.

Đồng thời bạn cũng sẽ được kiến trúc sư dõi theo và kiểm tra xuyên suốt quy trình xây nhà từ móng đến mái để đảm bảo ngôi nhà được xây một cách hoàn hảo nhất có thể.

Xem thêm: Những mẫu thiết kế nhà thông tầng đẹp

Lập bảng dự toán công trình

Lập bảng dự toán công trình

 

Quy trình xây nhà từ móng đến mái là cả một quá trình tốn rất nhiều thời gian, tâm sức và đặc biệt là chi phí phải bỏ ra là cực kỳ lớn. Đối với nhiều người thì việc xây được ngôi nhà hoàn thiện là công sức họ tích góp cả đời để có được số tiền đủ để xây nhà.

Chính vì vậy nên nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí nhất có thể mà không phải vay vốn quá nhiều trong quá trình xây nhà vì phát sinh nhiều chi phí khác thì hãy lập bảng dự toán công trình một cách chi tiết, cụ thể nhất có thể.

Nhờ đó mà bạn có thể cân đối các khoản chi tiêu một cách hợp lý nhất và nắm rõ được kinh phí của mình có bao nhiêu mà tránh sử dụng quá mức cho phép vào các khoản không cần thiết rồi lại phải đi vay vốn và gánh trên lưng số tiền nợ quá lớn khó trả được.

Xem thêm: Cách tính lượng sắt sàn theo m2

Xin cấp giấy phép xây dựng nhà

Xin cấp giấy phép xây dựng nhà

 

Bất cứ ai cũng buộc phải tuân theo quy định của pháp luật vậy nên bạn phải xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở mới có thể thực hiện quy trình xây nhà từ móng đến mái. Bạn cần nộp 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà ở, nếu muốn xin cấp giấy phép xây dựng thì bộ phận lập hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì đề nghị người sử dụng đất bổ sung. Giấy tờ nếu đầy đủ thì viết giấy biên nhận và giao cho người sử dụng đất.

Trường hợp cần xem xét thêm, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết rõ lý do, đồng thời báo cáo bộ phận quản lý trực tiếp xem xét, hướng dẫn. Đến địa điểm nhận hồ sơ để lấy kết quả và nộp lệ phí theo thời gian ghi trên giấy biên nhận.

Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế, đóng dấu xác nhận của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (nếu không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng). Việc thiếu giấy phép xây dựng không chỉ bị phạt tiền, mà còn bị cưỡng chế phá dỡ công trình đang tồn tại.

Xem thêm: Cách xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Mua nguyên vật liệu xây dựng

Mua nguyên vật liệu xây dựng

 

Muốn xây được nhà ở đương nhiên bạn phải mua nguyên vật liệu xây dựng như xi măng, cát sạn, gạch, sắt thép, sơn,… Tùy vào thiết kế nhà ở mà bạn mong muốn mà có thể sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau trong quy trình xây nhà từ móng đến mái.

Nguyên vật liệu xây dựng chính là cốt lõi của ngôi nhà mà bạn sinh sống chính vì thế bạn nên lựa chọn những nhà cung cấp uy tín để mua được những vật liệu chất lượng tốt cho ngôi nhà của bạn.

Đừng nên ham rẻ mà mua phải những vật liệu hàng giả, chất lượng kém sẽ ảnh hưởng cực xấu đến cấu trúc nhà ở của bạn. Thậm chí nguy hiểm hơn thì ngôi nhà của bạn sẽ không có tuổi thọ cao mà còn có thể dễ dàng hư hỏng khi đối chọi với thiên nhiên khắc nghiệt của nước ta.

Thuê nhân công/ nhà thầu xây dựng

Thuê nhân công/ nhà thầu xây dựng

 

Những công nhân và nhà thầu xây dựng sẽ là những người có tầm ảnh hưởng quan trọng, trực tiếp đặt từng viên gạch xây nên ngôi nhà của chúng ta.

Chính vì vậy bạn cần thuê những đơn vị nhà thầu xây dựng uy tín, lành nghề và những công nhân xây dựng giàu kinh nghiệm và có trách nhiệm và trả cho họ thù lao xứng đáng để họ tận lực giúp bạn xây nên một ngôi nhà kiên cố, hoàn thiện nhất.

Không thiếu những trường hợp hy hữu mà nhiều đối tượng xấu trong quy trình xây nhà từ móng đến mái đã rút ruột, ăn bớt tiền nguyên vật liệu xây dựng hay không có tâm làm nghề mà làm ẩu không đúng quy trình khiến chất lượng thi công không tốt cho ngôi nhà của bạn. Vậy nên hãy sáng suốt và cẩn thận trong quá trình chọn đơn vị thi công xây dựng nhà ở của bạn nhé!

Những điều cần lưu ý khi xây nhà

Những điều cần lưu ý khi xây nhà

 

Trên đây là những điều cần chuẩn bị trước khi xây nhà vậy trong quy trình xây nhà từ móng đến mái bạn cần lưu ý những gì hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết thêm chi tiết.

Nguồn lực kinh tế

Nguồn lực kinh tế

 

Nguồn lực kinh tế phải vững vàng thì mới có thể hoàn thiện được một ngôi nhà trong khi thị trường nguyên vật liệu xây dựng ngày càng tăng chóng mặt như hiện nay. Toàn bộ quy trình xây nhà từ móng đến mái chắc hẳn sẽ phải tiêu tốn của bạn cực kỳ nhiều tiền từ tiền mua đất, làm thủ tục xây nhà rồi mua nguyên vật liệu xây dựng chất lượng tốt đến tiền thuê nhà thầu xây dựng uy tín và cực kỳ nhiều chi phí phát sinh khác.

Chẳng ai muốn mang trên mình một khoản nợ lớn để hàng đêm mất ngủ trong chính ngôi nhà mà mình phải gánh nợ mới xây nên được. Chính vì bạn cần phải tính toán kỹ càng xem nguồn lực kinh tế của mình ngang đâu để có thể xây dựng được một ngôi nhà phù hợp với túi tiền của mình nhất có thể.

Chọn nhà thầu/ đơn vị thi công uy tín

Chọn nhà thầu/ đơn vị thi công uy tín

 

Như đã nói ở trên đơn vị thi công xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nhà ở của bạn. Vậy nên bạn cần chọn cho mình một nhà thầu xây dựng uy tín, chất lượng tốt với những công nhân tận tâm với nghề để tránh những câu chuyện tiêu cực như ăn bớt tiền vật liệu bằng cách mua những vật liệu kém chất lượng hay công nhân không lành nghề làm ẩu…

sẽ ảnh hưởng xấu đến quy trình xây nhà từ móng đến mái và tệ hơn là ngôi nhà của bạn có thể sẽ bị nghiêng, có độ bền thấp dễ dàng bị nứt tường, sập lún và gây nguy hiểm cho chính gia chủ khi sống trong đó.

Phong thủy nhà

Phong thủy nhà

 

Người Việt Nam rất coi trọng vấn đề tâm linh chính vì vậy trong một việc quan trọng như xây dựng nhà ở bạn cũng nên lựa chọn phong thủy tốt nhất cho nhà ở của mình. Người ta thường nói có thờ có thiêng có kiêng có lành vậy nên bạn cần tìm hiểu như thế nào là một ngôi nhà hợp phong thủy để có thể áp dụng cho chính ngôi nhà của mình.

Qua đó để tạo nên vượng khí cho ngôi nhà, tránh xa những điều xấu, xui rủi và mang lại vận may, sự thành công cho gia chủ cũng như mọi thành viên trong gia đình. Một số những điều tạo nên phong thủy tốt cho ngôi nhà mà bạn nên biết đó là hãy xây nhà hướng mặt tiền về phía Nam hay tránh những chướng ngại vật cao, sắt nhọn che chắn trước cổng nhà bạn.

Ngoài ra bạn cũng nên thực hiện những nghi thức cúng bái như động thổ hay mượn tuổi làm nhà nếu bạn gặp trúng năm tuổi tam tai để tránh những chuyện không hay trong quá trình xây dựng nhà ở.

Quy trình xây nhà từ móng đến mái chi tiết nhất 

Quy trình xây nhà từ móng đến mái chi tiết nhất 

 

Toàn bộ quy trình xây nhà từ móng đến mái sẽ được chúng tôi tổng hợp chi tiết nhất qua những thông tin dưới đây với hy vọng giúp ích cho bạn trong quá trình xây nhà đầy khó khăn và vất vả sắp tới.

Đổ móng 

Đổ móng 

 

Đây là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng trong toàn bộ quy trình xây nhà từ móng đến mái vậy nên bạn cần thực hiện một cuộc khảo sát địa điểm sẽ đặt nền tảng đổ móng. Chuẩn bị: bản vẽ xây dựng cơ bản, nhân công, vật tư. Dọn dẹp và ngăn nắp khu vực cơ sở.

Tập kết vật tư và nhân công để chuẩn bị thi công. Sau đó tiến hành đào hố móng. San và đầm phẳng hố móng, kiểm tra cao độ, đổ bê tông lót, đổ bê tông, cắt đầu cọc, làm thêm cốp pha, đổ bê tông móng nhà, bảo dưỡng bê tông.

Sau khi tháo cốp pha móng, bên thi công nên lập phương án gia cố đất trước khi đào móng yếu, chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công cần chuẩn bị máy bơm nước và ống dẫn nước, dẫn đường đến công trường, thoát nước kịp thời, vừa phải. trong trường hợp.

Trong quá trình thi công móng nhà, trời mưa hoặc có mạch nước ngầm, sau khi đào xong hố móng đơn vị thi công cần tưới nước kỹ dầm móng để tăng lượng nước. Về khả năng chịu nén của đất, sau khi thi công dầm cần được đổ bê tông cẩn thận và xác định trọng tâm của móng. Khi đổ bê tông dầm móng, bê tông cần được đầm kỹ và bảo dưỡng bằng đầm khoảng một ngày sau khi đổ.

Xây phần thô cho nhà

Xây phần thô cho nhà

 

Xây dựng phần thô của một ngôi nhà được coi là công đoạn quan trọng nhất trong quy trình xây nhà từ móng đến mái. Đây là giai đoạn định hình nền móng của ngôi nhà, xác định mục đích sử dụng của từng khu vực, đảm bảo sự thuận tiện khi xây dựng các công trình khác sau này.

Có thể cho rằng, đây là công đoạn tốn nhiều thời gian và chi phí nhất. Phần xây dựng toàn bộ phần lao động ban đầu là xây dựng khung nhà và hoàn thiện ngôi nhà như: ốp lát, sơn sửa, lắp ráp các thiết bị điện, ống nước…

Phần thô được giải thích dễ hiểu là kết cấu khung của ngôi nhà như trong bản thiết kế nên trong mỗi ngôi nhà phần thô là rất quan trọng. Phần thô sẽ quyết định độ bền vững của mỗi ngôi nhà. Từ phần móng đến khung xương phải được thiết kế và thi công theo tiêu chuẩn, vật liệu sử dụng phải đảm bảo theo quy định.

Đổ mái

Đổ mái

Đổ nền mái

Đổ mái là giai đoạn thi công cuối cùng khi xây phần thô cho nhà ở và cũng là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng trong quy trình xây nhà từ móng đến mái. Khi đổ mái lưu ý không được quay mái về góc miếu đền hay góc đình làng, góc chùa vì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến vận may và sức khỏe của mọi người trong nhà.

Cấu trúc mái nhà nên hướng về phía nam, vì vậy đỉnh của mái sẽ kéo dài từ đông sang tây. Để đảm bảo sự vững chắc cho ngôi nhà, theo phong thủy, màu sắc mái tôn nên tránh màu đỏ, bạn có thể sử dụng thay thế bằng màu xanh lam hoặc nâu sẫm sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ hơn.

Đổ mái cho căn nhà

 

Trước khi đổ bê tông, bạn cần hệ thống ván khuôn, cốt thép hay lắp đặt phải được kiểm tra kỹ lưỡng về độ an toàn cũng như độ an toàn của công việc và mọi thao tác đổ bê tông.

Các lỗ hở trên ván phải càng khít càng tốt. Trong quá trình đổ bê tông, các vị trí trong ván khuôn có thể bị biến dạng và ảnh hưởng đến chiều dày của lớp bê tông phủ. Ngoài ra, điều này còn hạn chế sự xâm nhập của nước vào khe hở dẫn đến chất lượng bê tông kém.

Hoàn thiện phần thô

Hoàn thiện phần thô

 

Việc xây dựng hoàn thiện phần thô được tiến hành đối với những phần có thể nhìn thấy và nhìn thấy được như: sơn, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, cửa đi, cửa sổ… ở đây không kể đến việc lắp ráp nội thất. Tuy nhẹ nhàng hơn các công đoạn trên nhưng hoàn thiện phần thô đòi hỏi cao nhất về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ trong toàn bộ quy trình xây nhà từ móng đến mái.

Sau khi hoàn thành xong phần trang trí ngôi nhà có thể được đưa vào sử dụng, việc thi công phần trang trí đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Giai đoạn này cũng là giai đoạn dễ phát sinh thêm chi phí nên chủ đầu tư cần tính toán, kiểm soát kỹ lưỡng, có kế hoạch kinh phí cụ thể cho từng hạng mục thi công tiếp theo.

Sơn bả

Sơn bả

 

Không phải bàn cãi về độ thông suốt và tính thẩm mỹ cao của một ngôi nhà được sơn bả so với ngôi nhà chỉ sơn theo cách thông thường. Chính vì vậy nên đây được đưa vào một trong những bước cần thực hiện trong quy trình xây nhà từ móng đến mái.

Phải công nhận một điều rằng khi sơn bả, độ bám của sơn màu với mồi tốt hơn hẳn, sơn bả có thể nâng cao khả năng chống ẩm mốc.

Đối với tường dễ bị ẩm, đó là nguyên nhân khiến sơn bị phồng rộp, dù bạn sơn trực tiếp thì tường vẫn bị hư nên bạn phải sơn lại. Chính vì vậy nhiều gia chủ hiện nay đều không thể nào bỏ qua giai đoạn sơn bả để có được một bức tường mịn màng tuyệt hảo nhất cho ngôi nhà của mình.

Đóng đồ nội thất 

Đóng đồ nội thất 

 

Thiết kế nội nhất có vai trò như trái tim của ngôi nhà vậy nên dù ngôi nhà có được xây dựng kiên cố đến đâu nhưng nội thất nhà ở lại xập xệ, tồi tàn thì cũng sẽ khiến ngôi nhà của bạn không được sang trọng, trang nhã.

Vậy nên hãy lựa chọn đóng đồ nội thất chất lượng để sử dụng được dài lâu và bạn còn có thể lựa chọn cho mình phong cách thiết kế nội thất mà bạn ưa chuộng như tối giản hay cổ điển hoặc cũng có thể là hiện đại hay mộc mạc.

Trong toàn bộ quy trình xây nhà từ móng đến mái thì có thể coi việc đặt nội thất vào bên trong ngôi nhà như là bước cuối cùng để định hình phong cách kiến trúc và hoàn thiện ngôi nhà của bạn. Vậy nên hãy tham khảo nhiều mẫu thiết kế nội thất để lựa chọn được mẫu nội thất phù hợp nhất với ngôi nhà của bạn nhé!

Vệ sinh nhà cửa 

Vệ sinh nhà cửa 

 

Dù trong quy trình xây nhà từ móng đến mái có được thi công cẩn thận đến đâu, sàn mới vẫn có thể dính sơn sót lại hoặc xi măng khô. Nếu không cẩn thận, những vết bẩn cứng đầu này sẽ không được làm sạch triệt để, khiến ngôi nhà của bạn thiếu đi vẻ thẩm mỹ hoàn hảo.

Để làm sạch vết sơn hay xi măng, hãy lau chùi chúng bằng hỗn hợp muối nở và nước, đảm bảo vết bẩn sẽ biến mất ngay lập tức.

Nếu sàn bị thấm nước, tạo vết hằn sâu trên sàn gạch thì bạn nên sử dụng kem tẩy đa năng. Ngoài ra, theo mẹo dân gian, bạn cũng có thể hòa tro bếp với nước rồi đắp lên phần bã trong khoảng 10 phút. Tiếp theo, bạn dùng bàn chải chải mạnh để làm sạch những cặn bẩn này.

Để giữ cho sàn lát gạch của bạn luôn sáng bóng, tất cả những gì bạn cần làm là làm sạch sàn bằng nước lau sàn hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng. Nếu có thời gian, bạn nên trộn bột năng với bột gạo và một chút dầu ăn để tạo thành hỗn hợp mềm mịn. Bạn quấn một miếng vải mỏng xung quanh hỗn hợp này và dùng nó để lau vết bẩn trên sàn nhà. Cuối cùng, bạn lau lại bằng nước lau sàn thông thường để làm sạch vết bẩn.

Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trên đây về quy trình xây nhà từ móng đến mái đã giúp có thêm được những thông tin hữu ích để hoàn thiện tốt nhất mái ấm của gia đình bạn. Chúc bạn sớm xây dựng được một ngôi nhà khang trang, xinh đẹp với nội thất tiện nghi và đáp ứng được mọi yêu cầu về nhà ở của bạn.

cách tính gạch xây nhà

Cách tính gạch xây nhà đơn giản

Xây nhà ở là một quyết định hệ trọng mang tính chất “đại sự”. Nó cần có sự cân nhắc, tính toán và chuẩn bị thật kỹ lưỡng trong suốt một thời gian dài. Bên cạnh yếu tố tài chính thì khi xây nhà, gia chủ cũng cần chú trọng đến khâu lựa chọn nguyên vật liệu sao cho đủ và tốt nhất.

Dù cho bạn có dự định xây nhà ở cấp 4, nhà ngói, nhà mái thái, nhà phố hay nhà biệt thự thì tất cả mô hình nhà ở đều cần phải có nguyên liệu chính yếu nhất. Đó là gạch. Một số chủ nhà hiện nay có xu hướng lựa chọn những đơn vị thi công nhà ở trọn gói để đơn giản hóa mọi khâu cần chuẩn bị. Tuy nhiên, với vai trò là chủ nhà xây tổ ấm riêng cho mình thì chắc hẳn ai ai cũng muốn dành thời gian chuẩn bị cho mọi khâu, để căn nhà mơ ước được theo đúng với ý mình mong muốn.

Một trong những câu hỏi tưởng chừng như dễ nhưng khó để trả lời, đó là cần bao nhiêu gạch để xây một ngôi nhà hoàn chỉnh? 1m2 tường cần bao nhiêu gạch? Để biết được đáp án, bạn cần biết cách tính gạch xây nhà mà bài viết dưới đây của Acc Home sẵn sàng chia sẻ và giải đáp chi tiết. Đừng bỏ lỡ nhé.

Một số điều cần biết về gạch xây nhà

Gạch là nguyên liệu xây dựng quen thuộc với tất cả mọi người. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạch khác nhau. Bạn cần nắm được khái niệm của gạch xây là gì, có bao nhiêu loại, loại nào tốt nhất.

Gạch xây nhà là gì?

Gạch xây nhà là gì?

 

Gạch là một trong những nguyên vật liệu thiết yếu được sử dụng trong xây dựng, bên cạnh các chất liệu khác như sắt, thép, xi măng… Gạch được tạo nên từ nhiều phương pháp như đun nóng hoặc đúc khuôn. Trải qua một quá trình chế tạo thì thành phẩm bạn thu về được là một vật thể rắn, cứng, có kích thước sẵn.

Khi sử dụng, các viên gạch được kết dính với nhau bằng vữa. Từ đó chúng mới có thể tạo thành những bức tường kiên cố, vững chãi.

Xem thêm: Những mẫu nhà có gác lửng đẹp

Phân loại gạch xây nhà

Dạo quanh một vòng thị trường các cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng, bạn có thể thấy khá “rối rắm” vì có khá nhiều loại gạch. Để giúp các bạn hệ thống lại chi tiết hơn và dễ dàng hơn trong khâu lựa chọn chất liệu, cách tính gạch xây nhà. Chúng tôi sẽ chỉ rõ đặc điểm từng loại nhé:

Gạch đất nung

Gạch đất nung hay còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như gạch đỏ, gạch nung. Đây là loại gạch truyền thống, đã có và được ứng dụng sử dụng từ rất lâu đời. Loại gạch này thường được sản xuất bằng cách dùng đất sét tự nhiên đào lên và trộn với nước, nhồi nhuyễn.

Sau đó chúng được đưa vào khuôn, có thể là khuôn tay hoặc khuôn máy để tạo hình viên gạch theo ý muốn. Viên đất sét sau khi đã trải qua bước tạo hình sẽ được đem phơi nắng hoặc sấy khô. Bước cuối cùng chúng sẽ được nung trong nhiều giờ liền cho đến khi nào chuyển sang màu đỏ nâu. Chúng sẽ được lấy ra, để nguội.

Xem thêm: Tham khảo những mẫu nhà có gác lửng rộng 35m2 đẹp

Gạch đất nung đặc

Gạch đất nung đặc

 

Gạch đặc có kích thước trung bình chiều dài 220 x chiều rộng 105 x độ dày 55 (mm). Khối lượng dao động từ 2- 2.5 kg/viên.

Gạch được chia làm 3 loại, tương ứng với chất lượng giảm dần: A1, A2 và B.

Tùy vào yêu cầu xây dựng cụ thể của từng hạng mục công trình thi công, chú trọng đến yếu tố chịu lực, chịu nhiệt cao như hồ nước, bể phốt, hầm móng thì gạch đất nung đặc luôn là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu.

+ Ưu điểm: độ bền cao, tính thẩm mỹ tốt, chịu lực và chống thấm nước tốt.

+ Nhược điểm: có trọng lượng nặng nên làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, giá thành nhỉnh cao hơn so với các loại khác hiện có trên thị trường.

Xem thêm: Mẫu gạch lót sàn đẹp

Gạch 2 lỗ thông tâm

Gạch 2 lỗ thông tâm

 

Gạch thông tâm có kích thước viên gạch chiều dài 220 x chiều rộng 105 x độ dày 55 (mm). Gạch có 2 lỗ cho nên nó còn được gọi là gạch 2 lỗ thông tâm. Chúng có màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm. Loại gạch này thường được sử dụng tại những vị trí không chịu lực, hoặc không yêu cầu về khả năng chống thấm. Nó thường được ứng dụng làm tường ngăn phòng trong nhà cấp 4.

+ Ưu điểm: trọng lượng nhẹ do có thiết kế thông lỗ, cách âm, cách nhiệt tốt. Tiết kiệm thời gian thi công và cả chi phí cho chủ thầu xây dựng.

+ Nhược điểm: khả năng chịu lực và chống thấm kém, cho nên không được dùng làm tường bao hoặc tường nhà vệ sinh vì sẽ dễ bị lên mốc, ẩm thấp.

Xem thêm: Những mẫu gạch ốp tường nhà tắm đẹp

Gạch 4 lỗ

Gạch 4 lỗ

 

Gạch đỏ 4 lỗ có đặc điểm nhận dạng dễ thấy nhất là 4 lỗ nằm ở vị trí giữa viên gạch. Thường có màu đỏ nhạt hoặc đậm. Gạch có kích thước chiều dài 190 x chiều rộng 80 x dày 80 (mm). Nó được ứng dụng vào các công trình có tường dày 100mm hoặc tòa nhà.

+ Ưu điểm: Ưu điểm nổi bật của loại gạch này đó là có trọng lượng nhẹ, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức đội ngũ thi công. Giá cả phải chăng.

+ Nhược điểm: Khả năng chống thấm và chịu lực không tốt, khả năng cách âm, cách nhiệt tương đối hạn chế.

Xem thêm: Tỉ lệ cát đá xi măng trong 1m3 bê tông là bao nhiêu

Gạch 6 lỗ thông tâm (gạch Tuynel)

Gạch 6 lỗ thông tâm (gạch Tuynel)

 

Gạch 6 lỗ có chiều dài 220 x chiều rộng 105 x dày 150mm. Gạch thường có màu đỏ nhạt hoặc đỏ đậm do được nung trong lò ở một khoảng thời gian nhất định. Nó được sử dụng làm vật liệu chính để xây tường nhà ở.

+ Ưu điểm: Với thiết kế gạch có nhiều lỗ thông tâm, cho nên, khả năng cách nhiệt của nó tốt. Đồng thời, giá gạch 6 lỗ tylnel hợp lý nên được nhiều chủ đầu tư lựa chọn, tiết kiệm kinh phí cho gia chủ.

+ Nhược điểm: Độ chống thấm và chịu lực kém.

Xem thêm: Những mẫu gạch không trơn phổ biến

Gạch không nung

Khác với loại gạch truyền thống phải nung đến nhiệt độ và trong một khoảng thời gian nhất định mới đảm bảo đạt được độ rắn chắc.Gạch không nung không cần phải trải qua quá trình vào lò nung. Mà thay vào đó, nó được định hình và các chỉ số cơ học mà không cần đến nhiệt độ.

Có 2 loại gạch không nung phổ biến hiện nay:

Gạch nhẹ chưng áp

Gạch nhẹ chưng áp

 

Hay còn được gọi là gạch ACC. Đây là loại gạch siêu nhẹ. Kết cấu được làm từ xi măng, vôi, cát mịn, nước và chất tạo khí. Ưu điểm lớn nhất của loại gạch này đó là trọng lượng cực kỳ nhẹ nhưng lại có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt. Cho nên sẽ góp phần giảm tải đáng kể cho kết cấu ngôi nhà.

Xem thêm: Mẫu gạch xây lan can bằng gạch đẹp

Gạch bê tông

Gạch bê tông

 

Đây là khái niệm chỉ loại gạch được tạo thành từ chất liệu bê tông đúc khuôn định hình cố định. Sau đó mới đem đi thi công xây dựng. Đa phần loại gạch này có trọng lượng rất nặng nên thường được dùng ở những vị trí cần kết cấu vững chắc như móng nhà.

Xem thêm: Sự quan trọng của trọng lượng bê tông

Nên xây nhà bằng loại gạch nào tốt nhất hiện nay?

Nên xây nhà bằng loại gạch nào tốt nhất hiện nay?

 

Như nội dung trên chúng tôi vừa chia sẻ, trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu gạch xây dựng, tương ứng với những ưu và nhược điểm khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà sản xuất đưa ra thị trường nhiều loại gạch khác nhau. Bởi vì song song với ưu điểm riêng biệt thì chúng còn khác biệt nhau ở cả chất lượng và giá thành. Do đó, gia chủ sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn tham khảo chọn nguyên vật liệu xây dựng sao cho tiết kiệm kinh phí và cho hiệu quả thi công được tốt nhất.

Giữa loại gạch nung và gạch không nung, thì có thể thấy, cả hai đều chiếm lĩnh những ưu điểm tuyệt vời. Cách tốt hơn hết đó là bạn nên kết hợp khéo léo những loại gạch khác nhau vào đúng những vị trí cần độ kết cấu riêng biệt. Chẳng hạn như phần móng cần độ vững chắc thì bạn sẽ dùng gạch bê tông không nung, phần tường thì có thể chọn gạch 4 hoặc 6 lỗ…

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn mẫu gạch xây dựng nào tốt nhất hiện nay thì có thể nhờ tới sự trợ giúp của đội ngũ kiến trúc sư chuyên thi công thiết kế nhà ở chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Xem thêm: Những mẫu gạch lát sân đẹp

Những yếu tố ảnh hưởng đến cách tính gạch xây nhà

Những yếu tố ảnh hưởng đến cách tính gạch xây nhà

 

Ngày nay, cách tính gạch xây nhà như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc tính toán và ước lượng gần chính xác lượng gạch cần sử dụng để xây nhà ở theo nhu cầu, sẽ giúp gia chủ chủ động trong khâu lựa chọn nguyên vật liệu. Đồng thời, cân đối kế hoạch tài chính để tránh chi phí phát sinh khi xây nhà vượt ngoài khả năng.

Như vậy, đâu là những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến công thức tính gạch xây nhà hiện nay?

Xem thêm: Cách xây dựng nhà từ móng đến mái

Lựa chọn kiểu xây

Trong xây dựng có nhiều kiểu xây gạch khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là xếp gạch chồng lên nhau là xong việc. Gạch được xây theo hàng dọc thì số lượng gạch cần cho 1m2 sẽ có sự chênh lệch so với kiểu xây xếp gạch theo hàng ngang.

Loại gạch sử dụng

Thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạch mà ở phần nội dung trên chúng tôi cũng đã vừa đề cập chia sẻ thông tin đến bạn đọc. Các bạn có thể thấy, kích thước dài, rộng, cao của mỗi loại gạch là khác nhau. Do đó, cách tính gạch xây ít nhiều bị lệ thuộc vào loại gạch mà gia chủ lựa chọn sử dụng là loại gạch gì, kích cỡ ra sao.

Độ dày mạch vữa

Giữa độ dày mạch vữa ngang và dọc cũng có ít nhiều sự khác biệt. Mạch vữa ngang thông thường sẽ có độ dày khoảng 12mm. Trong khi đó, mạch dọc chỉ có 10mm. Chỉ cần thay đổi một vài những yếu tố trên thì có thể thấy được sự chênh lệch số lượng gạch cần sử dụng để thi công nhà ở đã có sự khác biệt rất lớn.

Xem thêm: Những mẫu gạch giả đá ốp tường đẹp

Chia sẻ cách tính gạch xây nhà cụ thể, chi tiết nhất

Tưởng chừng như cách tính gạch xây nhà sẽ đơn giản như cách gọi tên. Nhưng nếu bạn không phải là dân xây dựng có kiến thức chuyên môn thì đây là một vấn đề “khó nhằn” đấy nhé. Câu hỏi lớn nhất đối với gia chủ khi có dự định sửa sang hoặc xây mới nhà ở hiện nay, đó là 1 mét vuông tường sẽ cần bao nhiêu viên gạch?

Tính toán được gần chính xác lượng gạch cần thiết để sử dụng sẽ giúp gia chủ cảm thấy an tâm, tự tin và tự chủ trong mọi việc. Nhất là về kinh tế. Mà không bị lệ thuộc vào chủ thầu, hoặc thợ qua mặt.

Hiện nay, có rất nhiều cách tính gạch xây nhà tùy thuộc vào loại gạch. Cụ thể như thế nào, xin mời bạn theo dõi nhé:

Cách tính tường 5

Hiện nay, cách tính gạch xây nhà tường 5 đã bị lãng quên mà thay vào đó là phương pháp cách tính tường 110 và 220 phổ biến hơn, thông dụng hơn.

Cách tính gạch xây nhà tường 110

Tường 110 hay còn được gọi là tường 10. Được tạo nên bởi 1 hàng gạch duy nhất. Giữa hai miền Nam Bắc của nước ta thì định mức xây tường 110 có sự khác biệt về độ dày. Miền Bắc sẽ dày khoảng 110mm, nhưng miền Nam chỉ 100mm. Sở dĩ có sự khác biệt này đó là do yếu tố vùng miền và khí hậu khác biệt.

Loại tường 110 này có khả năng chịu lực kém. Thường được đưa vào ứng dụng thi công cho nhà cấp 4 hoặc cấu trúc nhỏ.

+ 1m2 tường 110 sẽ cần 55 viên gạch.

Cách tính gạch xây nhà tường 220

Tương tự như tường 110, tường 220 hay còn được gọi là tường 20. Đây là kiểu tường được tạo nên bởi 2 hàng gạch xếp chồng lên nhau. Tổng bề dày 220mm. Chính vì thế nó có độ chắc chắn cao, khả năng chịu lực lớn. Kiểu tường này được ứng dụng xây nhà biệt thự, chung cư, tòa nhà cao tang.

Tuy nhiên, loại tường này lại tốn khá nhiều gạch, gần như gấp đôi so với tường 110. Cho nên, bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Đối với những ai không am hiểu về cách tính gạch xây nhà thì bạn có thể ghi nhớ mặc định số viên gạch cụ thể cho 2 mẫu tường này. Cụ thể:

+ 1m2 tường 110 sẽ cần 55 viên gạch.

+ 1m2 tường 220 sẽ cần 110 viên gạch.

Áp dụng công thức cách tính gạch xây nhà nêu trên. Bạn có thể vận dụng vào một số phép tính thử: 1m2 tường 220 cần 110 viên gạch. Vậy: 171.276m2 sẽ cần 18.840 viên gạch. Cách tính này cũng được áp dụng đối với khi tính gạch xây nhà cho tường 110.

Từ công thức cách tính gạch xây nhà mà chúng tôi vừa nêu trên. Bạn có thể vận dụng và tính toán cho những diện tích nhà ở nhỏ hơn hoặc lớn hơn đều cho kết quả chính xác. Giúp gia chủ có thể tự nhẩm tính được lượng gạch viên cần thiết phải chuẩn bị khi sửa hoặc xây nhà.

Trong trường hợp bạn sử dụng dịch vụ thi công xây nhà trọn gói thì đơn vị nhà thầu sẽ lập bảng kê khai, tính toán nguyên vật liệu báo giá cho bạn. Bạn có thể vận dụng cách tính gạch xây nhà mà chúng tôi vừa giới thiệu trên đây để tự mình kiểm tra lại nếu cần thiết nhé.

Tham khảo những mẫu nhà xây bằng tường gạch đẹp mắt

Song song với cách tính gạch xây nhà chắc hẳn bạn đọc cũng rất quan tâm đến những mẫu nhà được xây dựng bằng tường gạch đẹp độc đáo mới nhất hiện nay. Cùng chúng tôi chiêm ngưỡng những công trình thi công nhà ở đẹp hớp hồn nào.

Nhà cấp 4 xây bằng gạch đẹp mộc mạc

Những yếu tố ảnh hưởng đến cách tính gạch xây nhà

 

Nhiều người thường hình dung những kiểu nhà cấp 4 được xây bằng gạch thô mộc mạc sẽ trông “quê mùa”. Nhưng không, xu hướng xây dựng ngày nay luôn hướng đến tính tiện dụng và sự gần gũi. Và mẫu nhà cấp 4 được xây bằng gạch thô như trên là một ví dụ điển hình.

Nhìn vào bạn sẽ thấy ngôi nhà trở nên trông thật ấn tượng và khác lạ với những bức tường không cần tô trát, vẫn giữ nguyên màu đỏ gạch và vữa, nhưng nó lại làm tôn lên kiến trúc độc đáo. Phối kèm mái cong cách điệu và sân vườn xanh mướt. Ngôi nhà cấp 4  bằng gạch trông thật có hồn và sống động, vừa giao hòa với thiên nhiên, vừa giữ được chút gì đó duyên quê trông thật nhẹ nhàng và ấm áp.

Độc đáo mẫu nhà ống 3 tầng xây bằng gạch thẻ

Độc đáo mẫu nhà ống 3 tầng xây bằng gạch thẻ

 

Nếu như mẫu nhà cấp 4 vừa nêu trên sử dụng chất liệu gạch thô 100% thì ở mẫu nhà ống này gia chủ dùng chất liệu gạch thẻ phối hợp kèm nội thất hiện đại. Trông ngôi nhà vừa nổi bật, vừa ấn tượng và khác lạ giữa không gian. Nếu bạn là người thích sự độc lạ, “không đụng hàng” thì nhất định không nên bỏ qua gợi ý tham khảo này nhé.

Nhà phố trang trí mặt tiền bằng gạch thẻ

Nhà phố trang trí mặt tiền bằng gạch thẻ

 

Sang trọng, hiện đại và tinh tế là những tính từ mô tả cho mẫu nhà mặt tiền sử dụng chất liệu gạch để trang trí như trên.

Nhà mặt tiền thường là một đề tài khó đối với dân thiết kế chuyên nghiệp lâu năm. Bởi làm thế nào để đảm bảo không gian nhà mặt tiền trở nên đẹp bắt mắt người chiêm ngưỡng ngay từ cái nhìn đầu tiên là điều mà bất kỳ một kiến trúc sư nào cũng muốn hướng đến.

Khác với những mẫu nhà ở sử dụng chất liệu gạch nung đỏ đất thường thấy, hình mẫu trên sử dụng gạch không nung, mà đây là loại gạch dùng để thông gió chuyên dụng. Cho nên, bạn vừa có thể sử dụng nó như một chất liệu để trang trí tạo sự khác biệt.

Vừa có thể tận dụng nó để giúp làm tăng sự thông thoáng, che nắng, tạo độ mát cần thiết cho ngôi nhà. Nhất là những ngôi nhà ở hướng Tây thì đây chính là sự lựa chọn thông minh mà gia chủ nên bỏ túi để tham khảo nhé.

Mẫu nhà 3 gian xây bằng gạch đẹp cổ điển

Mẫu nhà 3 gian xây bằng gạch đẹp cổ điển

 

Nhà 3 gian là kiểu nhà ở truyền thống đã có từ thời cha ông ta trước đây. Hiện nay, ở hầu khắp các nơi vẫn còn giữ được lối kiến trúc nhà ở 3 gian này, nhất là ở các vùng quê. Nhà 3 gian kết hợp với nguyên liệu gạch giúp làm toát lên được sự đơn giản, tinh tế, đan xen một chút hoài niệm về quá khứ.

Nhất là màu đỏ của gạch luôn luôn tạo cảm giác ấm áp của tình thân, gia đình. Đó cũng chính là lý do vì sao khi có dịp về thăm quê, thăm nhà ông bà cha mẹ 3 gian ở quê, chúng ta luôn cảm thấy dễ chịu và gần gũi mỗi khi trở về.

Gợi ý mẫu nhà biệt thự xây bằng gạch thẻ

Gợi ý mẫu nhà biệt thự xây bằng gạch thẻ

 

Nếu bạn đã cảm thấy nhàm quán hoặc quá quen thuộc với những mẫu villa bề thế, khang trang. Một gợi ý lý tưởng cho gia chủ có dự định xây villa biệt thự đẹp ấn tượng đó chính là sử dụng chất liệu gạch thẻ ốp ngoài. Cảm quan đầu tiên đem lại là sự phối màu hài hòa giữa tông đỏ gạch trầm ấm cùng các yếu tố, chi tiết nội thất màu đen, phối cùng ánh đèn vàng ấm cúng. Ngoài ra, lối kiến trúc này còn đem lại cảm giác chắc chắn, vuông vức. Rất thích hợp cho gia chủ có cá tính mạnh mẽ. Tất cả tạo nên sự tổng hòa cho cả không gian căn biệt thự.

Mẫu nhà phố gạch thẻ đẹp độc đáo

Mẫu nhà phố gạch thẻ đẹp độc đáo

 

Phố thị thường tấp nập những xa hoa, nhộn nhịp bởi ánh đèn hoa hoặc lối kiến trúc những tòa nhà cao tầng chọc trời, những căn chung cư chen chúc chật hẹp. Không ít người thường mơ về một căn nhà phố bé bé xinh xinh. Không cần quá rộng nhưng vẫn giữ được chút gì đó nét quen thuộc của đời sống dân dã thường ngày. Và lựa chọn thiết kế thi công nhà phố sử dụng chất liệu gạch thẻ chính là gợi ý sáng giá mà bạn chắc chắn không nên bỏ qua.

Còn gì thú vị hơn là một căn nhà phố lọt thỏm giữa phố thị đông đúc, xa hoa lại là một căn nhà được xây bằng gạch thẻ. Màu cam đất của gạch nung phối hợp kèm ngói nâu và đồ nội thất bằng gỗ tạo nên sự đồng bộ, hài hòa. Đồng thời, thể hiện rõ sự giản dị, đơn giản nhưng không hề đơn điệu trong kiến trúc.

Xây nhà ở bằng gạch mang đậm nét đẹp cổ điển, hoài niệm

Xây nhà ở bằng gạch mang đậm nét đẹp cổ điển, hoài niệm

 

Sẽ rất lý tưởng nếu gia chủ kết hợp giữa nền gạch, tường gạch, trần gạch và những vật dụng trong nhà mang đậm tính cổ điển xưa. Nếu bạn yêu thích phong cách hoài niệm này thì tại sao không thử một lần làm mới không gian sống của mình thêm phần lạ mắt và đẹp ấn tượng nhỉ?

Như vậy, qua bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc cách tính gạch xây nhà chi tiết, cụ thể nhất. Hy vọng rằng, bài viết này đã giải đáp cho bạn thắc mắc 1m2 cần bao nhiêu viên gạch để xây dựng. Đồng thời, giúp bạn ước lượng được nguyên vật liệu cần thiết, loại gạch nào tốt nhất cho thi công nhà ở cho mình.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp tận tình nhất nhé. Bên cạnh đó, bất cứ khi nào bạn cần tham khảo ý kiến chuyên môn từ đội ngũ chuyên gia thiết kế nội thất uy tín hàng đầu. Hãy liên hệ ngay cho Acc Home theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc gửi mail về cho chúng tôi theo địa chỉ: acchomearc@gmail.com  nhé. Đội ngũ kiến trúc sư thiện chiến của chúng tôi được đào tạo chuyên môn, có kinh nghiệm lâu năm, giỏi tay nghề, nhiệt tình và tận tâm của nhất định sẽ làm bạn hài lòng.