Bài viết

bản vẽ xây dựng dùng để làm gì

Bản vẽ xây dựng dùng để làm gì?

“Bản vẽ xây dựng” là cụm từ vô cùng quen thuộc đối với những người trong ngành xây dựng, kiến trúc. Nó minh họa được tổng quan của tổng thể ngôi nhà và có thể giúp gia chủ nhìn được một phần kiến trúc ngôi nhà bạn trong tương lai. Nhưng đối với những người chưa tiếp xúc hay chưa tìm hiểu qua thì sẽ hơi khó trong việc hình dung ra. Vậy hãy cùng Acc Home cùng tìm hiểu bản vẽ xây dựng là gì và dùng để làm gì trong xây dựng ngay sau đây nhé.

Bản vẽ xây dựng là gì?

Bản vẽ xây dựng là gì?

 

Bản vẽ xây dựng là gì?

Bản vẽ xây dựng hiểu theo cách đơn giản chính là hình ảnh tổng thể chung của một ngôi nhà theo các mặt, mặt cắt, mặt bằng, mặt đứng trong công trình. Còn nói theo kiến thức chuyên ngành bản vẽ xây dựng là bản vẽ phác thảo thông tin của công trình xây dựng chi tiết, chỉn chu để khách hàng và người xây dựng hình dung khái quát của tất cả công trình đó trên thực tế.

Bản vẽ xây dựng thể hiện một số thông tin sản xuất và những thông tin này sẽ được đưa vào hợp đồng xây dựng, trở thành bản cam kết giữa người thiết kế và khách hàng. Tức nó sẽ có ý nghĩa pháp lý và là phần thoả thuận của chủ xây dựng và khách hàng.

Mục đích chính của bản vẽ xây dựng chính là sẽ cung cấp những hình ảnh , những bản phác thảo cụ thể để đưa vào thực tế để thực hiện thi công, hạn chế sự sai sót và nhầm lẫn. Bản vẽ xây dựng có thể được thiết kế thủ công hoặc bằng các phần mềm máy tính. Để có thể tiết kiệm thời gian và chỉnh sửa một cách nhanh gọn.

Xem thêm: Cách phân biệt loại nhà ở

Bản vẽ xây dựng dùng để làm gì?

Vậy bản vẽ xây dựng sẽ dùng để làm gì? Chỉ cung cấp thông tin, hình ảnh phác thảo hay còn dùng để làm những việc gì nữa, tìm hiểu ngay dưới đây.

Dùng để thiết kế

 

Bản vẽ xây dựng dùng để thiết kế

Bản vẽ xây dựng dùng để thiết kế

Không ngẫu nhiên mà bản vẽ xây dựng được tạo nên. Ứng dụng đầu tiên của bản vẽ xây dựng chính là dùng để thiết kế tức là tạo nên một mẫu thiết kế theo phong cách mà khách hàng yêu cầu để đảm bảo tính thẩm mỹ và đảm bảo những yếu tố về ngoại thất, nội thất.

Xem thêm: Sổ trắng là gì?

Dùng để thi công

Bản vẽ xây dựng dùng để thi công

 

Bản vẽ xây dựng dùng để thi công

Khi có bản vẽ xây dựng, sẽ dễ dàng hơn trong việc thi công. Có thể tránh những sai sót và theo dõi tiến độ khi thi công và có thể chỉnh sửa được những yếu tố không cần thiết khi đang thi công.

Dùng để báo giá

 

Dùng để báo giá

Bản vẽ xây dựng dùng để báo giá

Khi có bản vẽ xây dựng, phác thảo nên hình ảnh cụ thể của ngôi nhà trong tương lai sẽ dễ dàng hơn trong việc báo giá. Đưa ra được những chi tiết cụ thể để khách hàng có thể hình dung ra được. Khi có bản vẽ xây dựng vừa giúp cho khách hàng dễ hiểu hơn và cũng giúp cho người thiết kế đưa đến một mức giá cụ thể.

Xem thêm : Cách tra cứu chứng chỉ hành nghề

Dùng để tư vấn

Dùng để tư vấn

 

Để có thể có một sự hình dung cụ thể cho khách hàng, khi có bản vẽ xây dựng sẽ dễ dàng hơn trong việc tư vấn. Cái gì cụ thể sẽ dễ dàng hơn, những hình ảnh, chi tiết cụ thể cho ngôi nhà của khách hàng trong tương lai thể hiện trên bản vẽ xây dựng giúp cho người thiết kế tư vấn kỹ càng và chuyên nghiệp hơn.

Xem thêm: Cách đọc bản vẽ mặt bằng nhở ở

Tại sao nên có bản vẽ xây dựng?

Có nhất thiết cần bản vẽ xây dựng, bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi đấy chưa? Khi có bản vẽ xây dựng sẽ mang lại điều gì cho công trình? Cùng tìm hiểu tại sao nên có bản vẽ xây dựng nhé.

Giúp tiết kiệm chi phí

 

Giúp tiết kiệm chi phí

Bản vẽ giúp gia chủ ước tính chi phí ban đầu

Điều đầu tiên khi bắt đầu bắt tay vào xây dựng những công trình kiến trúc cần quan tâm đến chính là chi phí, nó là một phần không thể thiếu. Và vì vậy việc tính toán trước phần chi phí là vô cùng quan trọng. Khi tạo nên bản vẽ xây dựng sẽ giúp ích cho việc ước lượng, dự tính được một phần số lượng vật liệu cần thiết và những chi phí cho toàn bộ ngôi nhà.

Điều đương nhiên chắc chắn sẽ có phát sinh nhưng sẽ là phần không lớn và trong giới hạn kiểm soát, có thể tính toán trước được.

Xem thêm: Cách xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Dự toán khối lượng vật tư

Dự toán khối lượng vật tư

 

Bản vẽ giúp gia chủ ước lượng được vật tư cần thiết

Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cho gia chủ có thể dự toán được khối lượng vật tư, trang thiết bị cần thiết cho ngôi nhà. Việc này sẽ giúp dự trù được khoản chi phí bỏ ra ban đầu và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đảm bảo tiến độ của công trình.

Đảm bảo được tính thẩm mỹ

Đảm bảo được tính thẩm mỹ

 

Bản vẽ xây dựng cũng là bước để giúp bạn có thể hình dung ra được công trình của mình khi hoàn thành sẽ có dạng như thế nào, có đảm bảo yếu tố thẩm mỹ không và có đảm bảo sự tiện lợi, tiện nghi trong sinh hoạt hay không. Việc này sẽ giúp bạn có thể sửa chữa những chi tiết chưa hợp lý để mang đến một ngôi nhà hoàn hảo nhất có thể.

Xem thêm: Bản vẽ nhà gồm những kích thước nào?

Cung cấp hình ảnh trước khi tiến hành xây dựng

Cung cấp hình ảnh trước khi tiến hành xây dựng

 

Sau khi hoàn thành xong bản vẽ xây dựng, những hình ảnh trong bản vẽ sẽ được cung cấp cho người xây dựng. Lựa chọn những người thợ có tay nghề, kỹ năng tốt, tỉ mỉ, chi tiết, xây đúng theo bản vẽ đã định sẵn để tạo nên ngôi nhà hoàn chỉnh, hạn chế sai sót nhất có thể.

Các loại bản vẽ xây dựng phổ biến

Bản vẽ xây dựng đóng vai trò rất quan trọng cho công trình xây dựng. Với sự đa dạng của nhiều công trình mà bản vẽ xây dựng được thiết kế với nhiều loại khác nhau để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Hiện nay đang có 3 loại bản vẽ xây dựng được dùng phổ biến:

Bản vẽ phác thảo

Bản vẽ phác thảo

Đâu là loại bản vẽ tự do, là bản vẽ được thiết kế với mục đích phác thảo nên hình ảnh nhanh chóng, những ý tưởng ban đầu cho thiết kế. Nhằm đơn giản hóa, truyền đạt những nguyên tắc thiết kế và giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà.

Bản vẽ thiết kế xây dựng

Đây được gọi là bản vẽ thi công để cung cấp những thông tin về kích thước, hình ảnh đồ họa chi tiết. Sử dụng để phát triển, truyền đạt các ý tưởng đã được thông qua để trở thành một bản thiết kế hoàn chỉnh.

Bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kỹ thuật

 

Đây là một trong các loại bản vẽ xây dựng quan trọng. Bản vẽ này được dùng để xác định yếu tố kỹ thuật của ngôi nhà, mục đích chính là nhằm để nắm bắt được chính xác những đặc điểm hình học của từng chi tiết trong ngôi nhà.

Các thành phần của bản vẽ

Trong bản vẽ xây dựng sẽ phân ra nhiều khu vực riêng, thường sẽ có những phần sau:

Phần kiến trúc

Phần kiến trúc

 

Phần kiến trúc bảo gồm mặt đứng, mặt cắt và mặt bằng. Chi tiết cầu thang, lát sàn, cổng, hàng rào, cửa, ban công và ảnh phối của mặt tiền.

Phần kết cấu

Phần kết cấu

 

Phần kết cấu sẽ bao gồm bản vẽ chi tiết móng, mặt bằng của móng, dầm tầng, mặt bằng định vị dầm, cột, kết cấu sàn tầng, chi tiết kết cấu của lanh tô và mặt bằng định vị lanh tô. Những bảng thống kê chi tiết về cốt thép và ghi chú những nguyên tắc trong thi công và thiết kế.

Phần bản vẽ điện nước

Phần bản vẽ điện nước

 

Phần bản vẽ điện nước bao gồm chi tiết hệ thống dây điện, ổ cắm và công tắc. Hệ thống đèn, mạng, truyền hình cáp.

Chi tiết hệ thống cấp nước và thoát nước, hệ thống lọc nước , nước nóng.

Trình tự đọc bản vẽ xây dựng

Trước tiên để đọc được bản vẽ mặt bằng cần hiểu rõ bố cục và vị trí của ngôi nhà. Tiếp đến là đọc bản vẽ phối cảnh ngoại thất để có thể hình dung ra được tổng quan bên ngoài của ngôi nhà có hình dạng như thế nào. 

Tiếp đến là đọc bản vẽ mặt bằng từ tầng thấp lên tầng cao để có thể hiểu rõ được sự phân chia công năng từng phòng, vị trí và kích thước.

Cuối cùng sẽ xem bản vẽ mặt đứng và mặt cắt để biết được chiều cao tổng thể của ngôi nhà.

Bản vẽ xây dựng là phần không thể thiếu đối với công trình xây dựng. Không chỉ giúp hình dung ra được ngôi nhà của bạn trong tương lai mà còn hạn chế những sai sót trong quá trình xây dựng. Với những thông tin mà Acc Home mang đến, hy vọng bạn có thể biết được sự quan trọng và lợi ích mà bản vẽ xây dựng đem đến.

Bạn cần tư vấn thiết kế nhà có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian nhà hoàn hảo nhất.

bản vẽ sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh

Sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh

Khi thi công bất kì một công trình nào, cũng đều phải có bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp thoát nước cho công trình đó. Bởi nếu không có thì chắc chắn công trình này khó mà đảm bảo hệ thống cấp thoát nước hiệu quả an toàn. Vì nguồn nước cung cấp cho con người sử dụng hằng ngày nếu không có thì cho dù xây ngôi nhà đẹp đến đâu cũng vô ích. Bài viết dưới đây của nhà Acc Home sẽ cung cấp cho bạn đọc quá trình thiết hệ thống cấp thoát nước trong nhà.

Các thành phần của sơ đồ hệ thống nước

Các thành phần của sơ đồ hệ thống nước

 

Các trang thiết bị trong nhà nối với đường ống nước

Khi chuẩn bị thi công cần đảm bảo đủ các thành phần của hệ thống ống nước sau:

  • Đường cống chính dẫn vào nhà của gia chủ.
  • Cửa thăm
  • Chuẩn bị đủ các loại ống ngang, ống thoát nước, ống thoát dọc.
  • Các vật tư trang thiết bị vệ sinh cấp thiết
  • Bẫy nước ngăn mùi hôi
  • Bộ thông khí trong nhà

Yêu cầu chung với hệ thống đường ống nước nhà vệ sinh

Hệ thống thoát nước của nhà vệ sinh và hệ thống thoát nước rửa phải tách biệt nhau

  • Chiều dài đường ống phải ngắn nhất có thể để việc thoát nước tốt nhất

Lắp đặt phải dễ dàng thi công, kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi cần thiết

Hệ thống không đi qua phòng khách hoặc phòng ngủ

  • Phân biệt được các đường ống thải khi gặp sự cố cần sửa chữa

Tiêu chuẩn ống cấp nước trong nhà vệ sinh

Tiêu chuẩn ống cấp nước trong nhà vệ sinh

 

Hệ thống ống nước nối giữa các tầng

 

Đây là tiêu chuẩn ống nước trong thiết kế:

  • Ống thoát nước dọc: Tính theo phương thẳng đứng luôn phải trên 78mm.
  • Ống thoát nước nằm ngang: Ống nằm ngang kích thước luôn trên 38mm, không được nghiêng quá 450.
  • Ống thoát nước luôn phải có đường kính tối thiểu là trên 20mm.
  • Riêng với ống thoát nước chính đường kính tối thiểu phải là trên 102mm.
  • Ống thoát nước bồn nhà vệ sinh: kích thước tối thiểu phải trên 78mm.
  • Các ống thoát nước cho bồn tắm, bồn rửa mặt: kích thước tối thiểu là 38mm.
  • Đường ống thông khí là đường ống nối với hệ thống thoát nước trong nhà đảm bảo lưu thông khí ổn định có kích thước tối thiểu là 38mm.
  • Bên cạnh đó các đường ống khác đều phải có kích thước tối thiểu là 38mm.

Kích thước đường ống thông khí ,hút mùi nhà vệ sinh

Các tiêu chí chọn lựa ống thông khí, hút mùi đạt chuẩn cho nhà vệ sinh:

  • Ống thông khí từ bể phốt dẫn nước lên mái phải có kích thước là Φ 34mm.
  • Ống hút mùi cho nhà vệ sinh và cả nhà bếp thường có kích thước là Φ 90mm.
  • Ống thông khí trục thoát phân dẫn từ trên mái phải đạt tiêu chuẩn là Φ 34mm.

Tiêu chuẩn chất lượng ống thoát sàn nhà tắm vệ sinh

Đối với các vật liệu ống thoát nước: Người ta ưu tiên sử dụng ống nhựa ABS hay PVC, chứ không sử dụng các loại ống làm bằng kim loại, lâu ngày nước thải ngấm vào sẽ ăn mòn đường ống làm nó bị rỉ sét.

Tiêu chuẩn chất lượng ống thoát sàn nhà tắm vệ sinh

Các loại ống nước với các loại kích thước khác nhau tùy vào vị trí lắp đặt

 

Thông thường độ dày ống thoát nước với nhựa PVC có kích cỡ tối thiểu phải đạt từ C1 lên.

Còn với với ống cấp nước thường sử dụng các loại ống nhựa  nhựa HDPE hay ống nhựa nhiệt PPR phù hợp dẫn nước hơn ống PVC.

Loại ống này là ống cấp nước làm từ nhựa PPR hay còn gọi là ống nhiệt PPR

 

Loại ống này là ống cấp nước làm từ nhựa PPR hay còn gọi là ống nhiệt PPR


Dòng nước lạnh: độ dày của ống PPR khoảng 2,3mm – 2,8mm

Dòng nước nóng: độ dày của ống PPR khoảng 3,4mm – 4,1 mm.

Xem thêm: Những loại gương phòng tắm đẹp

Quy định cách đi đường nước trong nhà vệ sinh

Các ống nước dẫn và cấp thoát nước trong nhà vệ sinh bao gồm: ống cấp nước và ống cấp nước trong sinh hoạt hằng ngày.

  • Đối với đường ống thoát nước:

Theo nguyên lý ống thoát nước luôn đi từ dưới mặt nước lên nền sàn hay ngay phía dưới sàn nhà vệ sinh. Cần phải lắp đặt ống thoát nước có độ dốc đạt chuẩn trong hộp kỹ thuật của hệ thống thoát nước trong nhà.

  • Đường ống thoát nước âm nền trong nhà:

Thiết kế đường ống thoát nước âm nền cách nền nhà vệ sinh đến 20cm khi đó người ta đặt ống thoát nước dưới nền phương thức này áp dụng nhiều ở những công trình nhà dân dụng cũ trước đây.Ưu điểm:

Quá trình thi công nhanh chóng, không mất nhiều thời gian như các phương pháp khác.

Nhược điểm:

Khi nhà vệ sinh bị hư chức năng chống thấm thì việc thi công sửa chữa lại vô cùng vất vả.

  • Đường ống thoát nước âm sàn trong nhà:

Đa số hiện này người ta áp dụng phương pháp này để thi công lắp đặt hiệu quả, tiết kiệm thời gian, thao tác dễ dàng hơn phương pháp chống thấm cũ. Tuy nhiên, phương pháp này có mặt hạn chế là thời gian thi công mất nhiều thời gian hơn.

Kết luận: Bạn muốn áp dụng phương pháp nào cho quá trình thi công của bạn cũng được tùy vào mục đích của mỗi cá nhân. Nhưng quan trọng nhất là thao tác thực hiện dẫn ống nước phải đảm bảo độ dốc hợp lý và cách lắp đặt để sau này dễ sửa chữa lại các vấn đề chống thấm nước trong nhà, đặc biệt là nhà vệ sinh.

  • Đường ống cấp nước:

Trước khi lắp đặt thợ sửa điện nước phải đục dán âm tường để lắp đặt đường ống cấp nước cho nhà vệ sinh.

Đường ống cấp nước chạy dọc theo các tầng trong nhà thì đòi hỏi người thợ sửa điện nước phải đục dán ống nước âm vào tường trải dài theo ngôi nhà rồi dùng vữa trát lại, để tạo lớp màng chắn không cho ống nước rơi ra ngoài.

Xem thêm: Cách xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Các lưu ý quan trọng khi lắp đặt đường ống nước nhà vệ sinh

Dưới đây là một số lưu ý hữu ích giúp bạn tránh phải những sự cố khi lắp đặt các trang thiết bị nhà vệ sinh. Kĩ thuật lắp đặt đúng cách giúp bạn đỡ tốn thời gian sửa chữa lại, các trang vật tư cũng vận hành trơn tru hơn.

Đường ống nước cần tinh gọn

Đường ống nước cần tinh gọn

Kỹ thuật đi hệ ống thông với bồn cầu

Ống nối với bồn cầu nhà vệ sinh tốt nhất là càng ngắn càng tốt. Bởi khi thiết kế ông nước thải quá cồng ghềnh nhiều đoạn thì  ảnh hưởng đến hướng chảy của dòng chảy của nước thải, khó mà thoát nhanh được. Hệ lụy là các chất thải sẽ đống cạn tại vị trí gấp đoạn này, lâu ngày xảy ra tình trạng ùn tắc, lực xả nước bị yếu đi. Khi lắp đặt đường ống thải luôn phải đi kèm theo đường ống khí nhằm giảm áp lực trong ống giúp nước xả mạnh hơn, hạn chế tình trạng ống nước bị vỡ do áp lực đè nén lên quá mạnh.

Lắp ống nước xuống bể phốt

Lắp ống nước xuống bể phốt  

Thiết kế ống thải theo tiêu chuẩn hình trên

Bạn tránh lắp đặt ống thải nối thẳng xuống mặt nước khi đưa vào bể phốt. Bạn cần phải lắp đặt vị trí ống thải cao hơn mặt nước tối thiểu khoản 200mm để quá trình sử dụng hệ thống bồn cầu hoạt động hiệu quả hơn.

Bẫy nước không được thông khí

Bẫy nước không được thông khí

 

Bẫy nước luôn phải lắp đặt bởi nó giúp ngăn mùi hôi từ dưới cống bốc lên nhà

 

Chính bẫy nước này giúp cho bạn tránh khỏi những mùi thối từ dưới cống tỏa lên nhà. Nếu bạn lắp đặt hệ thống bẫy nước không đúng theo quy cách rất có thể nước trong các bẫy bị hút hết khiến cho mùi hôi xâm nhập nhà bạn.

Sử dụng cút nối phù hợp

Sử dụng cút nối phù hợp

 

Ống nối các hệ thống ống với nhau

 

Vì nhiều hệ ống rời rạc không thể nối lại với nhau, vì thế ta nhờ mối nối này giúp từ 2 đến nhiều mối nối ống khác kết lại với nhau. Khi sử dụng mối cút nối chữ Y sẽ giúp bồn cầu nhà bạn xả nước tốt hơn. Những với cút nối chữ T, chữ X thường xảy ra tình trạng nước lưu thông không tốt làm quá trình xả gián đoạn.

Lắp đặt đường ống thoát ngang

Khi lắp đặt ống nước thoát ngang bạn cần hết sức lưu ý tới độ nghiêng của ống thải. Bởi đặt ống thải với độ nghiêng không chuẩn sẽ tác động đến quá trình xả nước, không chỉ thế nước bẩn có thể dội ngược lại nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của con người. Ống thoát nước ngang có độ dốc tiêu chuẩn đạt 6,5mm đến 300mm chiều dài ống với điều kiện có thể mang hết thảy các chất thải rắn ra ngoài. Nếu lắp đặt không đạt tiêu chuẩn sẽ gây bí, tắc đường ống dẫn đến nghẽn. Khi ấy bạn phải tốn một khoản chi phí cho việc thi công và lắp đặt lại công đoạn này.

Cửa thăm

Khi lập một bản vẽ bạn cứ mỗi đoạn ống nước có chiều dài 30m thì phải bố trí một cửa thăm. Nơi lắp đặt cửa thăm thường tọa tại: nơi dẫn đường nước trong nhà thoát ra ngoài, hay dễ nhìn thấy nhất là nơi giao nhau giữa đường ống đứng gặp đường ống ngang, hay đường ống bẻ sang một hướng mới,…Khi lắp đặt của cửa thăm cần chọn vị trí hợp lý, không gian bố trí từ 30cm đến 45cm để người thợ dễ dàng kiểm tra, thăm khám khi có vấn đề bất cập nào.

 

Người thợ đang xem xét cửa thăm

Người thợ đang xem xét cửa thăm

  • Khoảng cách trống cách cửa thăm thường 45cm.
  • Tuy nhiên có thể đặt khoảng trống tầm 30cm nếu cỡ ống nối với cửa thăm nhỏ hơn 50cm.
  • Bố trí ống dưới sàn nằm ngang là 75cm, còn đứng là 45cm.
  • Tạo một khoảng trống ngang tối thiểu 60cm hướng ra trên sàn hay hướng ra ngoài nhà khi lắp đặt cửa thăm ống ngầm hay ống dưới sàn.

 Áp lực và nhiệt độ van xả củ

Một số nhà sẽ có nhà vệ sinh đi kèm với hệ thống nước nóng tự động khi đó bạn phải bố trị các hệ thống bảo vệ, hạn chế tối đa tình trạng bình nước nóng dẫn đến hiện tượng cháy nổ bình. Bạn cần lắp đặt trang thiết bị hỗ trợ hệ thống nước nóng bằng van xả an toàn nóng lạnh bởi khi nhiệt độ nước nóng vượt quá ngưỡng giới hạn sẽ tự động báo cho bạn biết để kịp thời tắt máy đi. 

Toàn bộ những lưu ý phía trên giúp bạn tránh lắp đặt sai cách, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng các thiết bị trong nhà vệ sinh. Những lúc xảy ra trục trặc bạn cũng sẽ biết nguyên nhân bắt nguồn từ đâu khi ấy công đoạn sửa chữa cũng thao tác dễ dàng hơn.

Tổng hợp bản vẽ đường ống nước với từng loại nhà

Dưới đây là bản vẽ tổng hợp hệ thống đường ống nước cho các loại hình nhà khác nhau tùy vào mục đích sử dụng mà thay đổi kết cấu đường ống của nó dựa trên công năng hoạt động động của loại mô hình đó.

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước nhà dân dụng

Khi vẽ ra một hệ thống ống nước người thiết kế phải tính toán đường đi ống nước, cách thức vận hành, đường nước vào và đường nước ra thật kỹ lưỡng. Bởi nếu chỉ sai sót nhỏ sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Bạn có thể tham khảo quá trình thiết kế một hệ thống ống nước hoàn chỉnh theo quy trình 3 giai đoạn như sau:

Bản đường đi ống nước toàn bộ công trình nhà dân dụng

 

Bản đường đi ống nước toàn bộ công trình nhà dân dụng

Giai đoạn 1: Lập sơ đồ nguyên lý thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà gia dụng

Việc làm đầu tiên trên cương vị của một kỹ sư hay kiến trúc sư chính là vẽ sơ bộ nguyên lý đường đi cấp thoát nước cho toàn bộ hệ thống trong nhà. Vì khi tổng hợp được đường nước đi thì mới bắt đầu bố trí các vị trí lắp đặt như máy bơm, đồng hồ, bình nước, tấm pin năng lượng mặt trời,…

Giai đoạn 2: Tiến hành triển khai mặt bằng thiết kế hệ thống cấp thoát nước nhà gia dụng

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng trệt

 

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng trệt

 

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng 2

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng 2

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng 1

 

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng 1

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng mái

 

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng mái

 

Sau khi hoàn thành quá trình vận hành nguồn cấp thoát nước theo đúng nguyên lý. Tiếp theo nhìn vào bản vẽ mặt bằng của từng tầng trong nhà. Từ hệ thống nguồn cấp thoát nước chính của từng tầng mà vẽ ra hệ thống nước trong từng tầng đó.

 

Kế đến bạn cần lựa chọn vị trí bố trí nguồn cấp nước, gen chứa sao cho đồng bộ, làm cho dòng nước chảy được lưu thông hiệu quả nhất. Rồi lần lượt bố trí thêm các hệ thống cần thiết khác đảm bảo thẩm mỹ và tiết kiệm diện tích nhất, tốt nhất là dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng thuận tiện về sau.

Giai đoạn 3: Sơ đồ chi tiết lắp đặt hệ thống cấp thoát nước nhà gia dụng

Bản vẽ hệ thống cấp thoát cho nhà vệ sinh tầng 1

Bản vẽ hệ thống cấp thoát cho nhà vệ sinh tầng 1

Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước nhà vệ sinh tầng 2

 

Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước nhà vệ sinh tầng 2

Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước nhà vệ sinh tầng 3

 

Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước nhà vệ sinh tầng 3

 

Hoàn thành xong các thiết kế hệ thống cấp thoát nước cả mặt bằng và mặt cắt của toàn bộ hệ thống. Bạn nên kiểm tra xem các bộ phận như bể tự hoại, chi tiết lắp đặt nhà vệ sinh, hệ thống cấp nước sinh hoạt,… Sau khi xem xét kỹ càng các bản vẽ không có sai sót chi tiết nào. Từ đây bạn có thể thi công lắp đặt hệ thống đường ống nước trong nhà mà không sợ bị chậm tiến độ hay gặp vấn đề gì khi xây dựng.

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước biệt thự

Bản vẽ mặt bằng và phối cảnh nhà biệt thự

 

Bản vẽ mặt bằng và phối cảnh nhà biệt thự

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước nhà hàng

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước nhà hàng

Sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh Nhà Hàng

 

Phối cảnh của một nhà hàng sang trọng

 

Phối cảnh của một nhà hàng sang trọng

 

 

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước Quán cafe

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước Quán cafe

Đây là bản thiết kế sân vườn, nội thất đầy đủ của một quán cà phê với đầy đủ công năng cần thiết

Bố trí nội thất và trang trí phong cách quán cà phê

 

Bố trí nội thất và trang trí phong cách quán cà phê

Phối cảnh sân vườn quán cà phê buổi sáng

Phối cảnh sân vườn quán cà phê buổi sáng

Bạn cần thiết kế thi công nhà trọn gói có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ  trực tiếp tư vấn giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.

bản vẽ mặt bằng nhà đẹp

Cách đọc bản vẽ mặt bằng nhà ở

Khi bắt đầu xây dựng một công trình nhà ở vật thiết yếu nhất lúc này chính là bản vẽ công trình và nếu không có thì thi công nhà sẽ gặp nhiều khó khăn, dẫn đến sai lệch, tốn nhiều chi phí hơn thông thường. Bản vẽ giúp người thợ xây định hình rõ những vị trí nào xây cái gì, để đưa ra những tính toán chi tiết về vật tư sử dụng để xây công trình. Bài viết dưới đây của Acc Home sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản vẽ mặt bằng nhà.

Mặt bằng nhà là gì ?

Mặt bằng nhà là gì ?

 

Theo trong lý thuyết người ta định nghĩa mặt bằng là hình chiếu của ngôi nhà nhìn từ trên xuống qua các tầng và thể hiện lên bản vẽ, tức con mắt nhìn lúc này sẽ song song với mặt sàn nhà của ngôi nhà đó. Khoảng cắt vẽ mặt bằng sẽ cao khoảng 1,5m so với nền nhà để lấy các chi tiết như cửa sổ, cửa ra vào trong nhà.

Có thể hiểu rằng mặt bằng nhìn thấy trong bản vẽ là lát cắt, cắt xuyên qua ngôi nhà và hướng nhìn từ trên xuống thấy được toàn cảnh khu vật trong nhà. Bản vẽ thể hiện các đồ nội thất đã được sắp xếp, căn phòng trong nhà và bố trí khu vực cầu thang lên xuống, ban công, bên cạnh đó còn thể hiện rõ tiểu cảnh sân vườn trong hay ngoài nhà. Thông thường bảng vẽ mặt bằng chỉ thể hiện được một tầng và không bản vẽ mặt bằng nào thể hiện 2 đến 3 tầng liên tiếp trồng chéo nhau trên một bản vẽ.

Xem thêm: Nhà mái có gác lửng là gì?

Tác dụng của bản vẽ mặt bằng 

Bản vẽ mặt bằng có tác dụng giúp người đọc bản vẽ hiểu được cách bố trí sắp xếp các căn phòng với nhau, xác định được hướng căn phòng và vị trí đặt các đồ nội thất. Một nhà có vẽ thì dễ xoay hướng phòng theo đúng phong thủy hợp mệnh với gia chủ nhà đó. Nhìn vào bản vẽ sẽ xác định được nhiều yếu tố quan trọng và mục đích sử dụng công năng mà ngôi nhà muốn hướng đến. Bởi thế bản vẽ nhà là một thứ quan trọng, gần như không thể không có trong việc xây dựng nhà ở.

Cách đọc bản vẽ mặt bằng

Cách đọc bản vẽ mặt bằng

 

Đọc bản vẽ sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn hiểu những ký hiệu bên trong bản vẽ. Hầu như bản vẽ nào cũng có kí hiệu để người đọc dễ hình dung khu vực này sẽ làm những gì, có kích thước thế nào. Tuy nhiên, muốn hiểu rõ kích thước bản vẽ trong hình phải xem kích thước tỷ lệ bản vẽ là bao nhiêu 1:50, 1:100 thể hiện phía dưới bản vẽ. Tùy vào quy mô công trình mà có một đến nhiều bản vẽ khác nhau. Mặt bằng chung cư được xem là dễ đọc và không quá nhiều phức tạp. Phức tạp nhất phải kể đến những công trình nhà ở lớn, đòi hỏi phải đáp ứng kĩ thuật, tính toán đúng chỉ tiêu và mục đích sử dụng các chức năng trong nhà phù hợp.

Sau đây là một sổ những lưu khi đọc bản vẽ mặt bằng:

  • Đường line đầu tiên từ trong bản vẽ tính ra sẽ là số đo kích thước của các bộ phận chi tiết bên trong như cửa sổ, tường,…
  • Đường line thứ hai tức thể hiện khoảng cách giữa hai cột với nhau, theo chiều ngang căn nhà.
  • Đường line thứ ba tức ngoài cùng thể hiện tổng kích thước chiều ngang của công trình, chỉ tính công trình, hay cả sân vườn (nếu có).
  • Bên trong bản vẽ sẽ có kí hiệu các kích thước đồ nội thất để đảm bảo kích thước gian phòng chứa đủ đồ nội thất mà không tính lố.
  • Ngoài ra còn có ký hiệu kích thước từng gian phòng thể hiện số đo cụ thể để bố trí không gian đi lại trong phòng thuận tiện mà không bị bó buộc quá nhiều hoặc hạn chế các vật dụng có thể để trong phòng.

Xem thêm: Cách tra cứu chứng chỉ hành nghề

Những ký hiệu trong bản vẽ mặt bằng nhà

Những ký hiệu trong bản vẽ mặt bằng nhà

 

Dựa vào bảng ký hiệu trên bạn sẽ thấy được mỗi vật liệu là một ký hiệu khác nhau. Người đọc bản vẽ sẽ dễ dàng nhận biết được nơi nào ốp vật liệu nào để xem vật liệu ốp đã chuẩn hay chưa và bố trí lại nếu có ốp sai vật liệu. Tránh khi thi công gặp nhiều sai sót vì nhờ có bản vẽ chuẩn trước đấy.

Ký hiệu cánh cửa nhà

 

Cửa có nhiều dạng cửa 1 cánh, 2 cánh, 4 cánh, cửa xếp hay cửa tự động đóng. Tùy vào quy mô công trình mà bố trí nhiều cánh cửa.

Thông thường bàn ghế

 

Thông thường bàn ghế sẽ có kí hiệu mặt bằng tương tự trên hoặc có nhiều mẫu bàn ghế đa dạng với họa tiết, màu sắc khác nhau.

Cửa sẽ có nhiều cánh hoặc chỉ một cánh, trong tất cả các bản vẽ người ta sẽ mở cánh cửa hướng ra và không ai vẽ cánh cửa đang đóng cả vì giúp người đọc định hình được hướng cánh cửa mở ra.

Cầu thang có nhiều dạng cầu thang chữ U, L cầu thang dạng xoắn hay cầu thang hai lối đi.

Kí hiệu cửa sổ chỉ đơn giản là một khung hình chữ nhật và không cần phải thể hiện chiều đóng mở.

Bản vẽ nào cũng thể hiện số đo kích thước của công trình và cả những đồ nội thất trong nhà.

những đồ nội thất trong nhà.

 

Bản vẽ sẽ thể hiện nhiều đường nét khác nhau, giúp người đọc bản vẽ hiểu được đâu là góc khuất và góc hiện rõ trên mặt bằng. Nét đậm nhạt thể hiện độ dày của vật liệu, độ dày nét càng lớn thì vật bên ngoài sẽ có độ dày càng lớn.

Xem thêm: Ý tưởng thiết kế nhà phong cách Châu Âu

Những bản vẽ mặt bằng trong công trình nhà ở

Những bản vẽ mặt bằng này giúp bao gồm đủ thể loại khác nhau từ chung cư đến biệt thự giúp người xem có cái nhìn tổng quát về bố trí nội thất của ngôi nhà.

Mặt bằng tổng thể

Mặt bằng tổng thể

 

Mặt bằng tổng thể tức là nhìn thấy hết mọi chức năng trong nhà từ sân vườn cho đến các chức năng đơn lẻ khác bên trong như phòng bếp, phòng khách, tiểu cảnh sân vườn bên trong nhà, phòng ngủ,…và một số phòng dịch vụ khác. Một số ngôi nhà sử dụng bậc thang để tạo lối vào nhà, khu nhà nào lên tầng càng cao cũng chứng tỏ người nắm quyền lực trong nhà rất đáng gờm, đây là quan niệm kiến trúc cổ xưa từ thời vua chúa mà nhà kiến trúc sư áp dụng vào ngày nay.

Xem thêm: Bản vẽ nhà gồm những kích thước nào ?

Mặt bằng tầng điển hình

Mặt bằng tầng điển hình

 

Một mặt bằng tầng thông thường sẽ chỉ thường bố trí phòng ngủ. Nhà kiến trúc sư có thể bố trí 1 phòng master và 1 đến 2 phòng ngủ nhỏ khác. Phòng master sẽ có diện tích lớn hơn, sẽ có phòng thêm phòng thay đồ và nhà vệ sinh nếu diện tích ngôi nhà đủ lớn.

Ngoài ra còn bố trí thêm view cảnh quan nhìn từ hướng ban công ra ngoài. Cầu thang có thể làm cầu thang chữ U hay cầu thang chữ L tạo không gian thông tầng để ánh từ trên cao chiếu vào làm giúp tăng ánh sáng tự nhiên cho mọi người trong nhà đều có thể sử dụng buổi sáng giúp tiết kiệm điện năng.

Xem thêm: Quy trình xây dựng nhà từ móng đến mái 

Bản vẽ mặt bằng nhà phố 2 tầng mái Nhật

Bản vẽ mặt bằng nhà phố 2 tầng mái Nhật

 

Nhà hai tầng mái Nhật mang phong cách ấm cúng hiện đại, từ bên ngoài mặt công trình đến đồ nội thất bên trong nhà kiểu Nhật sẽ đặt phòng thờ ngay phía dưới tầng trệt chứ không phải tầng cao nhất trong mỗi ngôi nhà. Thiết kế nhà kiểu Nhật quan trọng phải có vách ngăn riêng cho khu vực nấu và ăn uống. Vì khu bếp nấu nướng thường chứa một lượng lớn vi khuẩn độc hại dễ xâm nhập vào con người nên để đảm bảo an toàn cho mọi người và con nhỏ thì tạo thêm một vách ngăn để thiểu bệnh tật lây lan và giữ gìn vệ sinh.

phối cảnh nhà mái Nhật

 

Phối cảnh nhà mái Nhật sang trọng với kết hợp những tông màu lạnh hài hòa với trắng mang lại cảm giác gần gũi, tươi sáng. Tường nhà trắng nhấn với nhiều nét viền đen trên cách cửa, cửa sổ và sử dụng kính trong suốt làm bật lên sự sang trọng, mang chút nét cổ điện của thời xưa, nếu gia chủ muốn theo phong cách hoài niệm này.

Xem thêm: Cách xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Thiết kế mặt bằng nhà phố 5×20 có tầng lửng

Thiết kế mặt bằng nhà phố 5x20 có tầng lửng

 

 

Nhà phố 5×20 m2  thì sẽ có bề mặt kiến trúc tầng trệt với những phòng chức năng như nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh,…Nếu không gian nhà nhỏ có thể tích hợp không gian phòng khách làm nơi đậu ô tô, xe máy,…Vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm không gian sinh hoạt trong phòng khách. Cầu thang sẽ bố trí ngay nhà bếp chứ không còn như phòng khách trong các vẽ này nữa.

mặt bằng nhà kiểu Nhật

 

Tầng lửng sẽ bỏ hẳn khu vực phía trước nhà làm thông tầng giúp thông thoáng nhà cửa và tạo cảm giác mắt người nhìn sẽ cao hơn. Thông thường nhà kiến trúc sư làm tầng lửng sẽ thấp xuống làm cho không gian tầng trệt thì thoáng nhưng tầng lửng lại không đủ chiều cao nên làm cho nơi này dễ bị ngộp hơn.

Xem thêm: Bản vẽ xây dựng dùng để làm gì?

Bố trí mặt bằng nội thất nhà lô phố 5m

Bố trí mặt bằng nội thất nhà lô phố 5m

 

Nhà phố 5m có thể để ô tô trong nhà nếu nhà phố đó có làm sân vườn và tận dựng sân đấy để trồng cây cối, hoa cỏ mà gia chủ yêu thích. Nhà phố có diện tích gara chiếm quá nhiều thì sẽ giảm diện tích phòng khách xuống chỉ bày một bộ bàn ghế nhỏ mang tính tinh tế, bắt mắt và kế bên là không gian nấu nướng. Điểm nổi bật của không gian bếp này là có tiểu cảnh cây cối bên trong nhà, tạo cảm giác chan hòa với thiên nhiên giúp tăng tính xanh trong môi trường sinh hoạt thường nhật của cả gia đình.

bản vẽ mặt bằng tầng 1

Tầng 1 thì chủ yếu chủ có hai phòng ngủ 1 phòng ngủ master có nhà vệ sinh, bàn trà bên trong phòng. Còn lại là một phòng ngủ phụ với thiết kế nhà vệ sinh riêng bên ngoài. Ngoài ra bản vẽ thể hiện phòng ngủ master có ban công bên ngoài, gia chủ có thể trồng cây bên ngoài hoặc trang trí nhiều phiến đá lấp lánh đẹp bên ngoài khu vực này. Nếu về đêm gia chủ muốn nơi này sinh động hơn có thể trang trí thêm đèn led để nổi bật khu vực này.

Bản vẽ bố trí mặt bằng nhà phố 3 tầng 5 x 15m

Bản vẽ bố trí mặt bằng nhà phố 3 tầng 5 x 15m

 

Nhà phố 3 tầng sẽ có một số nhà làm sảnh để xe máy, ô tô hoặc làm hẳn hầm để xe máy, ô tô phía dưới làm tăng diện tích sử dụng đất của ngôi nhà, nhiều hơn nhưng kèm theo chi phí xây dựng cũng sẽ mắc hơn và kỹ thuật xây dựng sẽ phức tạp kéo dài thời gian hơn. Ngoài việc chỉ trưng dụng hầm làm nơi giữ xe thì có thể bố trí thêm nhà vệ sinh hay phòng nghỉ tạm thời hoặc phòng cho người giúp việc ở.

Tầng trệt có thể cho bố trí làm mặt bằng cho thuê các loại hình dịch vụ như tiệm nail, tiệm in ấn, quán trà sữa, quán ăn, kinh doanh quần áo, trang sức,…Gia chủ có thể mở tiệm ở phía dưới vừa kết hợp mô hình kinh doanh vừa là nhà để ở.

 

Các nội thất bố trí tầng một chủ yếu là cho phòng khách

 

Các nội thất bố trí tầng một chủ yếu là cho phòng khách, phòng bếp, nhà vệ sinh được sắp xếp gọn gàng từng không gian và phía phòng bếp có tiểu cảnh sân vườn phía sau, làm giảm bớt mùi hôi quanh nhà bếp và tạo không gian xanh tươi mới cho nơi này, giảm bí bách như các kiểu nhà bếp truyền thống.

Tầng hai với hai phòng ngủ chính kết hợp nhà vệ sinh riêng cho từng phòng giúp mọi người có không gian riêng tư. Phòng ngủ một có nhiều lợi thế hơn phòng ngủ hai vì là hướng đón nắng, rộng và thông thoáng hơn lại có ban công nhìn view ra phía ngoài. Còn phòng ngủ hai phía dưới là nhà bếp nên dễ gặp bệnh tật cho chủ nhân căn phòng ở đây, vì thế hạn chế để con nhỏ ở đây hay sử dụng màn ngăn cao cấp hạn chế vi khuẩn tấn công.

Mặt bằng căn hộ 120m2

Mặt bằng căn hộ 120m2

 

Một căn hộ chung cư 120m2 thường có 2 đến 3 phòng ngủ được bố trí sắp xếp một cách hợp lý, tiết kiệm diện tích mà còn có khả năng tận dụng tốt các tiện ích, các phòng sắp xếp gần hợp lý ứng dụng tủ thông minh để giảm diện tích và có khả năng sử dụng phòng tối ưu nhất ngay cả những phòng ngủ bé dành cho con cái.

Nhà bếp và phòng khách có mối liên hệ với nhau nếu gia chủ sợ bị ám mùi bởi nhà bếp thì có thể dùng màn ngăn lạnh để giảm mùi hôi hiệu quả nhất. Một số căn hộ cao cấp sẽ có thêm ban công trang trí cây xanh và bố trí bàn ghế uống trà bên ngoài.

Phối cảnh một căn hộ chung cư

 

Phối cảnh một căn hộ chung cư có thể thấy rõ tuy chỉ vỏn vẹn trong 120m2 nhưng vẫn đáp ứng đủ mọi tiện ích trong gia đình, không hề lãng phí một m2 nào trong căn nhà. Bố trí hợp lý và không gây nhiều cản trở cho việc tiếp cận các tiện ích của căn hộ. 

Mặt bằng biệt thự 3 tầng

Mặt bằng biệt thự 3 tầng

 

Cách bố trí mặt bằng biệt thự tầng 1 chủ yếu là có phòng ăn, phòng bếp, phòng khách, nhà vệ sinh, nơi đậu xe ô tô,…Nếu diện tích còn khá dư thì có thể bố trí thêm một phòng ngủ hoặc làm nhà kho. Đặc biệt chỉ có ở biệt thự là chi tiết cảnh quang xung quanh, sân vườn nên được thiết có nhiều tiểu cảnh bồn hoa nhỏ, lối mòn trên sân vườn hay ốp vật liệu, sỏi, đá thích hợp với tông màu chủ đạo mà biệt thự hướng đến.

Nhà biệt thự sẽ có nhiều phòng ốc

 

Nhà biệt thự sẽ có nhiều phòng ốc hơn, sẽ có nhiều phòng nhỏ hay và thường có 1 đến 2 phòng master cho chủ gia đình. Đa phần tất cả phòng ngủ ở nhà biệt thự đều có nhà vệ sinh riêng giúp tăng không gian riêng tư cho mỗi cá nhân trong gia đình. Có thể bố trí thêm phòng khách phụ hay nhà ăn phụ trên tầng hai hoặc có thể thay đổi chức năng thành phòng tập thể thao, rạp chiếu phim,…

bản vẽ mặt bằng tầng 3

 

Đối với nhà tầng ba của nhà biệt thự thì chủ yếu là bố trí phòng ngủ và nếu được thì bạn có thể bỏ một phòng để làm hồ bơi, phòng xông hơi,… thay đổi chức năng của cả gian công trình giúp gia chủ có thể tận dụng được nhiều chức năng khác ngay tại nhà mà không cần phải đi đâu xa. Tuy nhiên gia chủ cần phải xem hướng phòng mình ngủ để giúp công việc kinh doanh gặp nhiều may mắn, làm ăn thắng lớn về sau này.

Phối cảnh phòng khách mang đậm phong cách hiện đại

 

Phối cảnh phòng khách mang đậm phong cách hiện đại với hiệu ứng chiếu sáng thông minh được bố trí khắp nơi trong nhà từ trần đến các giá kệ. Tường gắn tivi tạo hiệu ứng chiều sâu, hiện đại chỉ dùng thủ thuật đánh lừa thị giác đã tạo ra một thiết kế đẹp cho phòng khách.

Bạn cần tư vấn thiết kế nhà có thể liên hệ với đơn vị Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com các kiến trúc sư Acc Home sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.