Cách tính gạch xây nhà đơn giản

Xây nhà ở là một quyết định hệ trọng mang tính chất “đại sự”. Nó cần có sự cân nhắc, tính toán và chuẩn bị thật kỹ lưỡng trong suốt một thời gian dài. Bên cạnh yếu tố tài chính thì khi xây nhà, gia chủ cũng cần chú trọng đến khâu lựa chọn nguyên vật liệu sao cho đủ và tốt nhất.

Dù cho bạn có dự định xây nhà ở cấp 4, nhà ngói, nhà mái thái, nhà phố hay nhà biệt thự thì tất cả mô hình nhà ở đều cần phải có nguyên liệu chính yếu nhất. Đó là gạch. Một số chủ nhà hiện nay có xu hướng lựa chọn những đơn vị thi công nhà ở trọn gói để đơn giản hóa mọi khâu cần chuẩn bị. Tuy nhiên, với vai trò là chủ nhà xây tổ ấm riêng cho mình thì chắc hẳn ai ai cũng muốn dành thời gian chuẩn bị cho mọi khâu, để căn nhà mơ ước được theo đúng với ý mình mong muốn.

Một trong những câu hỏi tưởng chừng như dễ nhưng khó để trả lời, đó là cần bao nhiêu gạch để xây một ngôi nhà hoàn chỉnh? 1m2 tường cần bao nhiêu gạch? Để biết được đáp án, bạn cần biết cách tính gạch xây nhà mà bài viết dưới đây của Acc Home sẵn sàng chia sẻ và giải đáp chi tiết. Đừng bỏ lỡ nhé.

Một số điều cần biết về gạch xây nhà

Gạch là nguyên liệu xây dựng quen thuộc với tất cả mọi người. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạch khác nhau. Bạn cần nắm được khái niệm của gạch xây là gì, có bao nhiêu loại, loại nào tốt nhất.

Gạch xây nhà là gì?

Gạch xây nhà là gì?

 

Gạch là một trong những nguyên vật liệu thiết yếu được sử dụng trong xây dựng, bên cạnh các chất liệu khác như sắt, thép, xi măng… Gạch được tạo nên từ nhiều phương pháp như đun nóng hoặc đúc khuôn. Trải qua một quá trình chế tạo thì thành phẩm bạn thu về được là một vật thể rắn, cứng, có kích thước sẵn.

Khi sử dụng, các viên gạch được kết dính với nhau bằng vữa. Từ đó chúng mới có thể tạo thành những bức tường kiên cố, vững chãi.

Xem thêm: Những mẫu nhà có gác lửng đẹp

Phân loại gạch xây nhà

Dạo quanh một vòng thị trường các cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng, bạn có thể thấy khá “rối rắm” vì có khá nhiều loại gạch. Để giúp các bạn hệ thống lại chi tiết hơn và dễ dàng hơn trong khâu lựa chọn chất liệu, cách tính gạch xây nhà. Chúng tôi sẽ chỉ rõ đặc điểm từng loại nhé:

Gạch đất nung

Gạch đất nung hay còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như gạch đỏ, gạch nung. Đây là loại gạch truyền thống, đã có và được ứng dụng sử dụng từ rất lâu đời. Loại gạch này thường được sản xuất bằng cách dùng đất sét tự nhiên đào lên và trộn với nước, nhồi nhuyễn.

Sau đó chúng được đưa vào khuôn, có thể là khuôn tay hoặc khuôn máy để tạo hình viên gạch theo ý muốn. Viên đất sét sau khi đã trải qua bước tạo hình sẽ được đem phơi nắng hoặc sấy khô. Bước cuối cùng chúng sẽ được nung trong nhiều giờ liền cho đến khi nào chuyển sang màu đỏ nâu. Chúng sẽ được lấy ra, để nguội.

Xem thêm: Tham khảo những mẫu nhà có gác lửng rộng 35m2 đẹp

Gạch đất nung đặc

Gạch đất nung đặc

 

Gạch đặc có kích thước trung bình chiều dài 220 x chiều rộng 105 x độ dày 55 (mm). Khối lượng dao động từ 2- 2.5 kg/viên.

Gạch được chia làm 3 loại, tương ứng với chất lượng giảm dần: A1, A2 và B.

Tùy vào yêu cầu xây dựng cụ thể của từng hạng mục công trình thi công, chú trọng đến yếu tố chịu lực, chịu nhiệt cao như hồ nước, bể phốt, hầm móng thì gạch đất nung đặc luôn là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu.

+ Ưu điểm: độ bền cao, tính thẩm mỹ tốt, chịu lực và chống thấm nước tốt.

+ Nhược điểm: có trọng lượng nặng nên làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, giá thành nhỉnh cao hơn so với các loại khác hiện có trên thị trường.

Xem thêm: Mẫu gạch lót sàn đẹp

Gạch 2 lỗ thông tâm

Gạch 2 lỗ thông tâm

 

Gạch thông tâm có kích thước viên gạch chiều dài 220 x chiều rộng 105 x độ dày 55 (mm). Gạch có 2 lỗ cho nên nó còn được gọi là gạch 2 lỗ thông tâm. Chúng có màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm. Loại gạch này thường được sử dụng tại những vị trí không chịu lực, hoặc không yêu cầu về khả năng chống thấm. Nó thường được ứng dụng làm tường ngăn phòng trong nhà cấp 4.

+ Ưu điểm: trọng lượng nhẹ do có thiết kế thông lỗ, cách âm, cách nhiệt tốt. Tiết kiệm thời gian thi công và cả chi phí cho chủ thầu xây dựng.

+ Nhược điểm: khả năng chịu lực và chống thấm kém, cho nên không được dùng làm tường bao hoặc tường nhà vệ sinh vì sẽ dễ bị lên mốc, ẩm thấp.

Xem thêm: Những mẫu gạch ốp tường nhà tắm đẹp

Gạch 4 lỗ

Gạch 4 lỗ

 

Gạch đỏ 4 lỗ có đặc điểm nhận dạng dễ thấy nhất là 4 lỗ nằm ở vị trí giữa viên gạch. Thường có màu đỏ nhạt hoặc đậm. Gạch có kích thước chiều dài 190 x chiều rộng 80 x dày 80 (mm). Nó được ứng dụng vào các công trình có tường dày 100mm hoặc tòa nhà.

+ Ưu điểm: Ưu điểm nổi bật của loại gạch này đó là có trọng lượng nhẹ, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức đội ngũ thi công. Giá cả phải chăng.

+ Nhược điểm: Khả năng chống thấm và chịu lực không tốt, khả năng cách âm, cách nhiệt tương đối hạn chế.

Xem thêm: Tỉ lệ cát đá xi măng trong 1m3 bê tông là bao nhiêu

Gạch 6 lỗ thông tâm (gạch Tuynel)

Gạch 6 lỗ thông tâm (gạch Tuynel)

 

Gạch 6 lỗ có chiều dài 220 x chiều rộng 105 x dày 150mm. Gạch thường có màu đỏ nhạt hoặc đỏ đậm do được nung trong lò ở một khoảng thời gian nhất định. Nó được sử dụng làm vật liệu chính để xây tường nhà ở.

+ Ưu điểm: Với thiết kế gạch có nhiều lỗ thông tâm, cho nên, khả năng cách nhiệt của nó tốt. Đồng thời, giá gạch 6 lỗ tylnel hợp lý nên được nhiều chủ đầu tư lựa chọn, tiết kiệm kinh phí cho gia chủ.

+ Nhược điểm: Độ chống thấm và chịu lực kém.

Xem thêm: Những mẫu gạch không trơn phổ biến

Gạch không nung

Khác với loại gạch truyền thống phải nung đến nhiệt độ và trong một khoảng thời gian nhất định mới đảm bảo đạt được độ rắn chắc.Gạch không nung không cần phải trải qua quá trình vào lò nung. Mà thay vào đó, nó được định hình và các chỉ số cơ học mà không cần đến nhiệt độ.

Có 2 loại gạch không nung phổ biến hiện nay:

Gạch nhẹ chưng áp

Gạch nhẹ chưng áp

 

Hay còn được gọi là gạch ACC. Đây là loại gạch siêu nhẹ. Kết cấu được làm từ xi măng, vôi, cát mịn, nước và chất tạo khí. Ưu điểm lớn nhất của loại gạch này đó là trọng lượng cực kỳ nhẹ nhưng lại có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt. Cho nên sẽ góp phần giảm tải đáng kể cho kết cấu ngôi nhà.

Xem thêm: Mẫu gạch xây lan can bằng gạch đẹp

Gạch bê tông

Gạch bê tông

 

Đây là khái niệm chỉ loại gạch được tạo thành từ chất liệu bê tông đúc khuôn định hình cố định. Sau đó mới đem đi thi công xây dựng. Đa phần loại gạch này có trọng lượng rất nặng nên thường được dùng ở những vị trí cần kết cấu vững chắc như móng nhà.

Xem thêm: Sự quan trọng của trọng lượng bê tông

Nên xây nhà bằng loại gạch nào tốt nhất hiện nay?

Nên xây nhà bằng loại gạch nào tốt nhất hiện nay?

 

Như nội dung trên chúng tôi vừa chia sẻ, trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu gạch xây dựng, tương ứng với những ưu và nhược điểm khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà sản xuất đưa ra thị trường nhiều loại gạch khác nhau. Bởi vì song song với ưu điểm riêng biệt thì chúng còn khác biệt nhau ở cả chất lượng và giá thành. Do đó, gia chủ sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn tham khảo chọn nguyên vật liệu xây dựng sao cho tiết kiệm kinh phí và cho hiệu quả thi công được tốt nhất.

Giữa loại gạch nung và gạch không nung, thì có thể thấy, cả hai đều chiếm lĩnh những ưu điểm tuyệt vời. Cách tốt hơn hết đó là bạn nên kết hợp khéo léo những loại gạch khác nhau vào đúng những vị trí cần độ kết cấu riêng biệt. Chẳng hạn như phần móng cần độ vững chắc thì bạn sẽ dùng gạch bê tông không nung, phần tường thì có thể chọn gạch 4 hoặc 6 lỗ…

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn mẫu gạch xây dựng nào tốt nhất hiện nay thì có thể nhờ tới sự trợ giúp của đội ngũ kiến trúc sư chuyên thi công thiết kế nhà ở chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Xem thêm: Những mẫu gạch lát sân đẹp

Những yếu tố ảnh hưởng đến cách tính gạch xây nhà

Những yếu tố ảnh hưởng đến cách tính gạch xây nhà

 

Ngày nay, cách tính gạch xây nhà như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc tính toán và ước lượng gần chính xác lượng gạch cần sử dụng để xây nhà ở theo nhu cầu, sẽ giúp gia chủ chủ động trong khâu lựa chọn nguyên vật liệu. Đồng thời, cân đối kế hoạch tài chính để tránh chi phí phát sinh khi xây nhà vượt ngoài khả năng.

Như vậy, đâu là những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến công thức tính gạch xây nhà hiện nay?

Xem thêm: Cách xây dựng nhà từ móng đến mái

Lựa chọn kiểu xây

Trong xây dựng có nhiều kiểu xây gạch khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là xếp gạch chồng lên nhau là xong việc. Gạch được xây theo hàng dọc thì số lượng gạch cần cho 1m2 sẽ có sự chênh lệch so với kiểu xây xếp gạch theo hàng ngang.

Loại gạch sử dụng

Thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạch mà ở phần nội dung trên chúng tôi cũng đã vừa đề cập chia sẻ thông tin đến bạn đọc. Các bạn có thể thấy, kích thước dài, rộng, cao của mỗi loại gạch là khác nhau. Do đó, cách tính gạch xây ít nhiều bị lệ thuộc vào loại gạch mà gia chủ lựa chọn sử dụng là loại gạch gì, kích cỡ ra sao.

Độ dày mạch vữa

Giữa độ dày mạch vữa ngang và dọc cũng có ít nhiều sự khác biệt. Mạch vữa ngang thông thường sẽ có độ dày khoảng 12mm. Trong khi đó, mạch dọc chỉ có 10mm. Chỉ cần thay đổi một vài những yếu tố trên thì có thể thấy được sự chênh lệch số lượng gạch cần sử dụng để thi công nhà ở đã có sự khác biệt rất lớn.

Xem thêm: Những mẫu gạch giả đá ốp tường đẹp

Chia sẻ cách tính gạch xây nhà cụ thể, chi tiết nhất

Tưởng chừng như cách tính gạch xây nhà sẽ đơn giản như cách gọi tên. Nhưng nếu bạn không phải là dân xây dựng có kiến thức chuyên môn thì đây là một vấn đề “khó nhằn” đấy nhé. Câu hỏi lớn nhất đối với gia chủ khi có dự định sửa sang hoặc xây mới nhà ở hiện nay, đó là 1 mét vuông tường sẽ cần bao nhiêu viên gạch?

Tính toán được gần chính xác lượng gạch cần thiết để sử dụng sẽ giúp gia chủ cảm thấy an tâm, tự tin và tự chủ trong mọi việc. Nhất là về kinh tế. Mà không bị lệ thuộc vào chủ thầu, hoặc thợ qua mặt.

Hiện nay, có rất nhiều cách tính gạch xây nhà tùy thuộc vào loại gạch. Cụ thể như thế nào, xin mời bạn theo dõi nhé:

Cách tính tường 5

Hiện nay, cách tính gạch xây nhà tường 5 đã bị lãng quên mà thay vào đó là phương pháp cách tính tường 110 và 220 phổ biến hơn, thông dụng hơn.

Cách tính gạch xây nhà tường 110

Tường 110 hay còn được gọi là tường 10. Được tạo nên bởi 1 hàng gạch duy nhất. Giữa hai miền Nam Bắc của nước ta thì định mức xây tường 110 có sự khác biệt về độ dày. Miền Bắc sẽ dày khoảng 110mm, nhưng miền Nam chỉ 100mm. Sở dĩ có sự khác biệt này đó là do yếu tố vùng miền và khí hậu khác biệt.

Loại tường 110 này có khả năng chịu lực kém. Thường được đưa vào ứng dụng thi công cho nhà cấp 4 hoặc cấu trúc nhỏ.

+ 1m2 tường 110 sẽ cần 55 viên gạch.

Cách tính gạch xây nhà tường 220

Tương tự như tường 110, tường 220 hay còn được gọi là tường 20. Đây là kiểu tường được tạo nên bởi 2 hàng gạch xếp chồng lên nhau. Tổng bề dày 220mm. Chính vì thế nó có độ chắc chắn cao, khả năng chịu lực lớn. Kiểu tường này được ứng dụng xây nhà biệt thự, chung cư, tòa nhà cao tang.

Tuy nhiên, loại tường này lại tốn khá nhiều gạch, gần như gấp đôi so với tường 110. Cho nên, bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Đối với những ai không am hiểu về cách tính gạch xây nhà thì bạn có thể ghi nhớ mặc định số viên gạch cụ thể cho 2 mẫu tường này. Cụ thể:

+ 1m2 tường 110 sẽ cần 55 viên gạch.

+ 1m2 tường 220 sẽ cần 110 viên gạch.

Áp dụng công thức cách tính gạch xây nhà nêu trên. Bạn có thể vận dụng vào một số phép tính thử: 1m2 tường 220 cần 110 viên gạch. Vậy: 171.276m2 sẽ cần 18.840 viên gạch. Cách tính này cũng được áp dụng đối với khi tính gạch xây nhà cho tường 110.

Từ công thức cách tính gạch xây nhà mà chúng tôi vừa nêu trên. Bạn có thể vận dụng và tính toán cho những diện tích nhà ở nhỏ hơn hoặc lớn hơn đều cho kết quả chính xác. Giúp gia chủ có thể tự nhẩm tính được lượng gạch viên cần thiết phải chuẩn bị khi sửa hoặc xây nhà.

Trong trường hợp bạn sử dụng dịch vụ thi công xây nhà trọn gói thì đơn vị nhà thầu sẽ lập bảng kê khai, tính toán nguyên vật liệu báo giá cho bạn. Bạn có thể vận dụng cách tính gạch xây nhà mà chúng tôi vừa giới thiệu trên đây để tự mình kiểm tra lại nếu cần thiết nhé.

Tham khảo những mẫu nhà xây bằng tường gạch đẹp mắt

Song song với cách tính gạch xây nhà chắc hẳn bạn đọc cũng rất quan tâm đến những mẫu nhà được xây dựng bằng tường gạch đẹp độc đáo mới nhất hiện nay. Cùng chúng tôi chiêm ngưỡng những công trình thi công nhà ở đẹp hớp hồn nào.

Nhà cấp 4 xây bằng gạch đẹp mộc mạc

Những yếu tố ảnh hưởng đến cách tính gạch xây nhà

 

Nhiều người thường hình dung những kiểu nhà cấp 4 được xây bằng gạch thô mộc mạc sẽ trông “quê mùa”. Nhưng không, xu hướng xây dựng ngày nay luôn hướng đến tính tiện dụng và sự gần gũi. Và mẫu nhà cấp 4 được xây bằng gạch thô như trên là một ví dụ điển hình.

Nhìn vào bạn sẽ thấy ngôi nhà trở nên trông thật ấn tượng và khác lạ với những bức tường không cần tô trát, vẫn giữ nguyên màu đỏ gạch và vữa, nhưng nó lại làm tôn lên kiến trúc độc đáo. Phối kèm mái cong cách điệu và sân vườn xanh mướt. Ngôi nhà cấp 4  bằng gạch trông thật có hồn và sống động, vừa giao hòa với thiên nhiên, vừa giữ được chút gì đó duyên quê trông thật nhẹ nhàng và ấm áp.

Độc đáo mẫu nhà ống 3 tầng xây bằng gạch thẻ

Độc đáo mẫu nhà ống 3 tầng xây bằng gạch thẻ

 

Nếu như mẫu nhà cấp 4 vừa nêu trên sử dụng chất liệu gạch thô 100% thì ở mẫu nhà ống này gia chủ dùng chất liệu gạch thẻ phối hợp kèm nội thất hiện đại. Trông ngôi nhà vừa nổi bật, vừa ấn tượng và khác lạ giữa không gian. Nếu bạn là người thích sự độc lạ, “không đụng hàng” thì nhất định không nên bỏ qua gợi ý tham khảo này nhé.

Nhà phố trang trí mặt tiền bằng gạch thẻ

Nhà phố trang trí mặt tiền bằng gạch thẻ

 

Sang trọng, hiện đại và tinh tế là những tính từ mô tả cho mẫu nhà mặt tiền sử dụng chất liệu gạch để trang trí như trên.

Nhà mặt tiền thường là một đề tài khó đối với dân thiết kế chuyên nghiệp lâu năm. Bởi làm thế nào để đảm bảo không gian nhà mặt tiền trở nên đẹp bắt mắt người chiêm ngưỡng ngay từ cái nhìn đầu tiên là điều mà bất kỳ một kiến trúc sư nào cũng muốn hướng đến.

Khác với những mẫu nhà ở sử dụng chất liệu gạch nung đỏ đất thường thấy, hình mẫu trên sử dụng gạch không nung, mà đây là loại gạch dùng để thông gió chuyên dụng. Cho nên, bạn vừa có thể sử dụng nó như một chất liệu để trang trí tạo sự khác biệt.

Vừa có thể tận dụng nó để giúp làm tăng sự thông thoáng, che nắng, tạo độ mát cần thiết cho ngôi nhà. Nhất là những ngôi nhà ở hướng Tây thì đây chính là sự lựa chọn thông minh mà gia chủ nên bỏ túi để tham khảo nhé.

Mẫu nhà 3 gian xây bằng gạch đẹp cổ điển

Mẫu nhà 3 gian xây bằng gạch đẹp cổ điển

 

Nhà 3 gian là kiểu nhà ở truyền thống đã có từ thời cha ông ta trước đây. Hiện nay, ở hầu khắp các nơi vẫn còn giữ được lối kiến trúc nhà ở 3 gian này, nhất là ở các vùng quê. Nhà 3 gian kết hợp với nguyên liệu gạch giúp làm toát lên được sự đơn giản, tinh tế, đan xen một chút hoài niệm về quá khứ.

Nhất là màu đỏ của gạch luôn luôn tạo cảm giác ấm áp của tình thân, gia đình. Đó cũng chính là lý do vì sao khi có dịp về thăm quê, thăm nhà ông bà cha mẹ 3 gian ở quê, chúng ta luôn cảm thấy dễ chịu và gần gũi mỗi khi trở về.

Gợi ý mẫu nhà biệt thự xây bằng gạch thẻ

Gợi ý mẫu nhà biệt thự xây bằng gạch thẻ

 

Nếu bạn đã cảm thấy nhàm quán hoặc quá quen thuộc với những mẫu villa bề thế, khang trang. Một gợi ý lý tưởng cho gia chủ có dự định xây villa biệt thự đẹp ấn tượng đó chính là sử dụng chất liệu gạch thẻ ốp ngoài. Cảm quan đầu tiên đem lại là sự phối màu hài hòa giữa tông đỏ gạch trầm ấm cùng các yếu tố, chi tiết nội thất màu đen, phối cùng ánh đèn vàng ấm cúng. Ngoài ra, lối kiến trúc này còn đem lại cảm giác chắc chắn, vuông vức. Rất thích hợp cho gia chủ có cá tính mạnh mẽ. Tất cả tạo nên sự tổng hòa cho cả không gian căn biệt thự.

Mẫu nhà phố gạch thẻ đẹp độc đáo

Mẫu nhà phố gạch thẻ đẹp độc đáo

 

Phố thị thường tấp nập những xa hoa, nhộn nhịp bởi ánh đèn hoa hoặc lối kiến trúc những tòa nhà cao tầng chọc trời, những căn chung cư chen chúc chật hẹp. Không ít người thường mơ về một căn nhà phố bé bé xinh xinh. Không cần quá rộng nhưng vẫn giữ được chút gì đó nét quen thuộc của đời sống dân dã thường ngày. Và lựa chọn thiết kế thi công nhà phố sử dụng chất liệu gạch thẻ chính là gợi ý sáng giá mà bạn chắc chắn không nên bỏ qua.

Còn gì thú vị hơn là một căn nhà phố lọt thỏm giữa phố thị đông đúc, xa hoa lại là một căn nhà được xây bằng gạch thẻ. Màu cam đất của gạch nung phối hợp kèm ngói nâu và đồ nội thất bằng gỗ tạo nên sự đồng bộ, hài hòa. Đồng thời, thể hiện rõ sự giản dị, đơn giản nhưng không hề đơn điệu trong kiến trúc.

Xây nhà ở bằng gạch mang đậm nét đẹp cổ điển, hoài niệm

Xây nhà ở bằng gạch mang đậm nét đẹp cổ điển, hoài niệm

 

Sẽ rất lý tưởng nếu gia chủ kết hợp giữa nền gạch, tường gạch, trần gạch và những vật dụng trong nhà mang đậm tính cổ điển xưa. Nếu bạn yêu thích phong cách hoài niệm này thì tại sao không thử một lần làm mới không gian sống của mình thêm phần lạ mắt và đẹp ấn tượng nhỉ?

Như vậy, qua bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc cách tính gạch xây nhà chi tiết, cụ thể nhất. Hy vọng rằng, bài viết này đã giải đáp cho bạn thắc mắc 1m2 cần bao nhiêu viên gạch để xây dựng. Đồng thời, giúp bạn ước lượng được nguyên vật liệu cần thiết, loại gạch nào tốt nhất cho thi công nhà ở cho mình.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp tận tình nhất nhé. Bên cạnh đó, bất cứ khi nào bạn cần tham khảo ý kiến chuyên môn từ đội ngũ chuyên gia thiết kế nội thất uy tín hàng đầu. Hãy liên hệ ngay cho Acc Home theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc gửi mail về cho chúng tôi theo địa chỉ: acchomearc@gmail.com  nhé. Đội ngũ kiến trúc sư thiện chiến của chúng tôi được đào tạo chuyên môn, có kinh nghiệm lâu năm, giỏi tay nghề, nhiệt tình và tận tâm của nhất định sẽ làm bạn hài lòng. 

5/5 - (3 bình chọn)