Cách đọc bản vẽ mặt bằng nhà ở

Khi bắt đầu xây dựng một công trình nhà ở vật thiết yếu nhất lúc này chính là bản vẽ công trình và nếu không có thì thi công nhà sẽ gặp nhiều khó khăn, dẫn đến sai lệch, tốn nhiều chi phí hơn thông thường. Bản vẽ giúp người thợ xây định hình rõ những vị trí nào xây cái gì, để đưa ra những tính toán chi tiết về vật tư sử dụng để xây công trình. Bài viết dưới đây của Acc Home sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản vẽ mặt bằng nhà.

Mặt bằng nhà là gì ?

Mặt bằng nhà là gì ?

 

Theo trong lý thuyết người ta định nghĩa mặt bằng là hình chiếu của ngôi nhà nhìn từ trên xuống qua các tầng và thể hiện lên bản vẽ, tức con mắt nhìn lúc này sẽ song song với mặt sàn nhà của ngôi nhà đó. Khoảng cắt vẽ mặt bằng sẽ cao khoảng 1,5m so với nền nhà để lấy các chi tiết như cửa sổ, cửa ra vào trong nhà.

Có thể hiểu rằng mặt bằng nhìn thấy trong bản vẽ là lát cắt, cắt xuyên qua ngôi nhà và hướng nhìn từ trên xuống thấy được toàn cảnh khu vật trong nhà. Bản vẽ thể hiện các đồ nội thất đã được sắp xếp, căn phòng trong nhà và bố trí khu vực cầu thang lên xuống, ban công, bên cạnh đó còn thể hiện rõ tiểu cảnh sân vườn trong hay ngoài nhà. Thông thường bảng vẽ mặt bằng chỉ thể hiện được một tầng và không bản vẽ mặt bằng nào thể hiện 2 đến 3 tầng liên tiếp trồng chéo nhau trên một bản vẽ.

Xem thêm: Nhà mái có gác lửng là gì?

Tác dụng của bản vẽ mặt bằng 

Bản vẽ mặt bằng có tác dụng giúp người đọc bản vẽ hiểu được cách bố trí sắp xếp các căn phòng với nhau, xác định được hướng căn phòng và vị trí đặt các đồ nội thất. Một nhà có vẽ thì dễ xoay hướng phòng theo đúng phong thủy hợp mệnh với gia chủ nhà đó. Nhìn vào bản vẽ sẽ xác định được nhiều yếu tố quan trọng và mục đích sử dụng công năng mà ngôi nhà muốn hướng đến. Bởi thế bản vẽ nhà là một thứ quan trọng, gần như không thể không có trong việc xây dựng nhà ở.

Cách đọc bản vẽ mặt bằng

Cách đọc bản vẽ mặt bằng

 

Đọc bản vẽ sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn hiểu những ký hiệu bên trong bản vẽ. Hầu như bản vẽ nào cũng có kí hiệu để người đọc dễ hình dung khu vực này sẽ làm những gì, có kích thước thế nào. Tuy nhiên, muốn hiểu rõ kích thước bản vẽ trong hình phải xem kích thước tỷ lệ bản vẽ là bao nhiêu 1:50, 1:100 thể hiện phía dưới bản vẽ. Tùy vào quy mô công trình mà có một đến nhiều bản vẽ khác nhau. Mặt bằng chung cư được xem là dễ đọc và không quá nhiều phức tạp. Phức tạp nhất phải kể đến những công trình nhà ở lớn, đòi hỏi phải đáp ứng kĩ thuật, tính toán đúng chỉ tiêu và mục đích sử dụng các chức năng trong nhà phù hợp.

Sau đây là một sổ những lưu khi đọc bản vẽ mặt bằng:

  • Đường line đầu tiên từ trong bản vẽ tính ra sẽ là số đo kích thước của các bộ phận chi tiết bên trong như cửa sổ, tường,…
  • Đường line thứ hai tức thể hiện khoảng cách giữa hai cột với nhau, theo chiều ngang căn nhà.
  • Đường line thứ ba tức ngoài cùng thể hiện tổng kích thước chiều ngang của công trình, chỉ tính công trình, hay cả sân vườn (nếu có).
  • Bên trong bản vẽ sẽ có kí hiệu các kích thước đồ nội thất để đảm bảo kích thước gian phòng chứa đủ đồ nội thất mà không tính lố.
  • Ngoài ra còn có ký hiệu kích thước từng gian phòng thể hiện số đo cụ thể để bố trí không gian đi lại trong phòng thuận tiện mà không bị bó buộc quá nhiều hoặc hạn chế các vật dụng có thể để trong phòng.

Xem thêm: Cách tra cứu chứng chỉ hành nghề

Những ký hiệu trong bản vẽ mặt bằng nhà

Những ký hiệu trong bản vẽ mặt bằng nhà

 

Dựa vào bảng ký hiệu trên bạn sẽ thấy được mỗi vật liệu là một ký hiệu khác nhau. Người đọc bản vẽ sẽ dễ dàng nhận biết được nơi nào ốp vật liệu nào để xem vật liệu ốp đã chuẩn hay chưa và bố trí lại nếu có ốp sai vật liệu. Tránh khi thi công gặp nhiều sai sót vì nhờ có bản vẽ chuẩn trước đấy.

Ký hiệu cánh cửa nhà

 

Cửa có nhiều dạng cửa 1 cánh, 2 cánh, 4 cánh, cửa xếp hay cửa tự động đóng. Tùy vào quy mô công trình mà bố trí nhiều cánh cửa.

Thông thường bàn ghế

 

Thông thường bàn ghế sẽ có kí hiệu mặt bằng tương tự trên hoặc có nhiều mẫu bàn ghế đa dạng với họa tiết, màu sắc khác nhau.

Cửa sẽ có nhiều cánh hoặc chỉ một cánh, trong tất cả các bản vẽ người ta sẽ mở cánh cửa hướng ra và không ai vẽ cánh cửa đang đóng cả vì giúp người đọc định hình được hướng cánh cửa mở ra.

Cầu thang có nhiều dạng cầu thang chữ U, L cầu thang dạng xoắn hay cầu thang hai lối đi.

Kí hiệu cửa sổ chỉ đơn giản là một khung hình chữ nhật và không cần phải thể hiện chiều đóng mở.

Bản vẽ nào cũng thể hiện số đo kích thước của công trình và cả những đồ nội thất trong nhà.

những đồ nội thất trong nhà.

 

Bản vẽ sẽ thể hiện nhiều đường nét khác nhau, giúp người đọc bản vẽ hiểu được đâu là góc khuất và góc hiện rõ trên mặt bằng. Nét đậm nhạt thể hiện độ dày của vật liệu, độ dày nét càng lớn thì vật bên ngoài sẽ có độ dày càng lớn.

Xem thêm: Ý tưởng thiết kế nhà phong cách Châu Âu

Những bản vẽ mặt bằng trong công trình nhà ở

Những bản vẽ mặt bằng này giúp bao gồm đủ thể loại khác nhau từ chung cư đến biệt thự giúp người xem có cái nhìn tổng quát về bố trí nội thất của ngôi nhà.

Mặt bằng tổng thể

Mặt bằng tổng thể

 

Mặt bằng tổng thể tức là nhìn thấy hết mọi chức năng trong nhà từ sân vườn cho đến các chức năng đơn lẻ khác bên trong như phòng bếp, phòng khách, tiểu cảnh sân vườn bên trong nhà, phòng ngủ,…và một số phòng dịch vụ khác. Một số ngôi nhà sử dụng bậc thang để tạo lối vào nhà, khu nhà nào lên tầng càng cao cũng chứng tỏ người nắm quyền lực trong nhà rất đáng gờm, đây là quan niệm kiến trúc cổ xưa từ thời vua chúa mà nhà kiến trúc sư áp dụng vào ngày nay.

Xem thêm: Bản vẽ nhà gồm những kích thước nào ?

Mặt bằng tầng điển hình

Mặt bằng tầng điển hình

 

Một mặt bằng tầng thông thường sẽ chỉ thường bố trí phòng ngủ. Nhà kiến trúc sư có thể bố trí 1 phòng master và 1 đến 2 phòng ngủ nhỏ khác. Phòng master sẽ có diện tích lớn hơn, sẽ có phòng thêm phòng thay đồ và nhà vệ sinh nếu diện tích ngôi nhà đủ lớn.

Ngoài ra còn bố trí thêm view cảnh quan nhìn từ hướng ban công ra ngoài. Cầu thang có thể làm cầu thang chữ U hay cầu thang chữ L tạo không gian thông tầng để ánh từ trên cao chiếu vào làm giúp tăng ánh sáng tự nhiên cho mọi người trong nhà đều có thể sử dụng buổi sáng giúp tiết kiệm điện năng.

Xem thêm: Quy trình xây dựng nhà từ móng đến mái 

Bản vẽ mặt bằng nhà phố 2 tầng mái Nhật

Bản vẽ mặt bằng nhà phố 2 tầng mái Nhật

 

Nhà hai tầng mái Nhật mang phong cách ấm cúng hiện đại, từ bên ngoài mặt công trình đến đồ nội thất bên trong nhà kiểu Nhật sẽ đặt phòng thờ ngay phía dưới tầng trệt chứ không phải tầng cao nhất trong mỗi ngôi nhà. Thiết kế nhà kiểu Nhật quan trọng phải có vách ngăn riêng cho khu vực nấu và ăn uống. Vì khu bếp nấu nướng thường chứa một lượng lớn vi khuẩn độc hại dễ xâm nhập vào con người nên để đảm bảo an toàn cho mọi người và con nhỏ thì tạo thêm một vách ngăn để thiểu bệnh tật lây lan và giữ gìn vệ sinh.

phối cảnh nhà mái Nhật

 

Phối cảnh nhà mái Nhật sang trọng với kết hợp những tông màu lạnh hài hòa với trắng mang lại cảm giác gần gũi, tươi sáng. Tường nhà trắng nhấn với nhiều nét viền đen trên cách cửa, cửa sổ và sử dụng kính trong suốt làm bật lên sự sang trọng, mang chút nét cổ điện của thời xưa, nếu gia chủ muốn theo phong cách hoài niệm này.

Xem thêm: Cách xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Thiết kế mặt bằng nhà phố 5×20 có tầng lửng

Thiết kế mặt bằng nhà phố 5x20 có tầng lửng

 

 

Nhà phố 5×20 m2  thì sẽ có bề mặt kiến trúc tầng trệt với những phòng chức năng như nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh,…Nếu không gian nhà nhỏ có thể tích hợp không gian phòng khách làm nơi đậu ô tô, xe máy,…Vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm không gian sinh hoạt trong phòng khách. Cầu thang sẽ bố trí ngay nhà bếp chứ không còn như phòng khách trong các vẽ này nữa.

mặt bằng nhà kiểu Nhật

 

Tầng lửng sẽ bỏ hẳn khu vực phía trước nhà làm thông tầng giúp thông thoáng nhà cửa và tạo cảm giác mắt người nhìn sẽ cao hơn. Thông thường nhà kiến trúc sư làm tầng lửng sẽ thấp xuống làm cho không gian tầng trệt thì thoáng nhưng tầng lửng lại không đủ chiều cao nên làm cho nơi này dễ bị ngộp hơn.

Xem thêm: Bản vẽ xây dựng dùng để làm gì?

Bố trí mặt bằng nội thất nhà lô phố 5m

Bố trí mặt bằng nội thất nhà lô phố 5m

 

Nhà phố 5m có thể để ô tô trong nhà nếu nhà phố đó có làm sân vườn và tận dựng sân đấy để trồng cây cối, hoa cỏ mà gia chủ yêu thích. Nhà phố có diện tích gara chiếm quá nhiều thì sẽ giảm diện tích phòng khách xuống chỉ bày một bộ bàn ghế nhỏ mang tính tinh tế, bắt mắt và kế bên là không gian nấu nướng. Điểm nổi bật của không gian bếp này là có tiểu cảnh cây cối bên trong nhà, tạo cảm giác chan hòa với thiên nhiên giúp tăng tính xanh trong môi trường sinh hoạt thường nhật của cả gia đình.

bản vẽ mặt bằng tầng 1

Tầng 1 thì chủ yếu chủ có hai phòng ngủ 1 phòng ngủ master có nhà vệ sinh, bàn trà bên trong phòng. Còn lại là một phòng ngủ phụ với thiết kế nhà vệ sinh riêng bên ngoài. Ngoài ra bản vẽ thể hiện phòng ngủ master có ban công bên ngoài, gia chủ có thể trồng cây bên ngoài hoặc trang trí nhiều phiến đá lấp lánh đẹp bên ngoài khu vực này. Nếu về đêm gia chủ muốn nơi này sinh động hơn có thể trang trí thêm đèn led để nổi bật khu vực này.

Bản vẽ bố trí mặt bằng nhà phố 3 tầng 5 x 15m

Bản vẽ bố trí mặt bằng nhà phố 3 tầng 5 x 15m

 

Nhà phố 3 tầng sẽ có một số nhà làm sảnh để xe máy, ô tô hoặc làm hẳn hầm để xe máy, ô tô phía dưới làm tăng diện tích sử dụng đất của ngôi nhà, nhiều hơn nhưng kèm theo chi phí xây dựng cũng sẽ mắc hơn và kỹ thuật xây dựng sẽ phức tạp kéo dài thời gian hơn. Ngoài việc chỉ trưng dụng hầm làm nơi giữ xe thì có thể bố trí thêm nhà vệ sinh hay phòng nghỉ tạm thời hoặc phòng cho người giúp việc ở.

Tầng trệt có thể cho bố trí làm mặt bằng cho thuê các loại hình dịch vụ như tiệm nail, tiệm in ấn, quán trà sữa, quán ăn, kinh doanh quần áo, trang sức,…Gia chủ có thể mở tiệm ở phía dưới vừa kết hợp mô hình kinh doanh vừa là nhà để ở.

 

Các nội thất bố trí tầng một chủ yếu là cho phòng khách

 

Các nội thất bố trí tầng một chủ yếu là cho phòng khách, phòng bếp, nhà vệ sinh được sắp xếp gọn gàng từng không gian và phía phòng bếp có tiểu cảnh sân vườn phía sau, làm giảm bớt mùi hôi quanh nhà bếp và tạo không gian xanh tươi mới cho nơi này, giảm bí bách như các kiểu nhà bếp truyền thống.

Tầng hai với hai phòng ngủ chính kết hợp nhà vệ sinh riêng cho từng phòng giúp mọi người có không gian riêng tư. Phòng ngủ một có nhiều lợi thế hơn phòng ngủ hai vì là hướng đón nắng, rộng và thông thoáng hơn lại có ban công nhìn view ra phía ngoài. Còn phòng ngủ hai phía dưới là nhà bếp nên dễ gặp bệnh tật cho chủ nhân căn phòng ở đây, vì thế hạn chế để con nhỏ ở đây hay sử dụng màn ngăn cao cấp hạn chế vi khuẩn tấn công.

Mặt bằng căn hộ 120m2

Mặt bằng căn hộ 120m2

 

Một căn hộ chung cư 120m2 thường có 2 đến 3 phòng ngủ được bố trí sắp xếp một cách hợp lý, tiết kiệm diện tích mà còn có khả năng tận dụng tốt các tiện ích, các phòng sắp xếp gần hợp lý ứng dụng tủ thông minh để giảm diện tích và có khả năng sử dụng phòng tối ưu nhất ngay cả những phòng ngủ bé dành cho con cái.

Nhà bếp và phòng khách có mối liên hệ với nhau nếu gia chủ sợ bị ám mùi bởi nhà bếp thì có thể dùng màn ngăn lạnh để giảm mùi hôi hiệu quả nhất. Một số căn hộ cao cấp sẽ có thêm ban công trang trí cây xanh và bố trí bàn ghế uống trà bên ngoài.

Phối cảnh một căn hộ chung cư

 

Phối cảnh một căn hộ chung cư có thể thấy rõ tuy chỉ vỏn vẹn trong 120m2 nhưng vẫn đáp ứng đủ mọi tiện ích trong gia đình, không hề lãng phí một m2 nào trong căn nhà. Bố trí hợp lý và không gây nhiều cản trở cho việc tiếp cận các tiện ích của căn hộ. 

Mặt bằng biệt thự 3 tầng

Mặt bằng biệt thự 3 tầng

 

Cách bố trí mặt bằng biệt thự tầng 1 chủ yếu là có phòng ăn, phòng bếp, phòng khách, nhà vệ sinh, nơi đậu xe ô tô,…Nếu diện tích còn khá dư thì có thể bố trí thêm một phòng ngủ hoặc làm nhà kho. Đặc biệt chỉ có ở biệt thự là chi tiết cảnh quang xung quanh, sân vườn nên được thiết có nhiều tiểu cảnh bồn hoa nhỏ, lối mòn trên sân vườn hay ốp vật liệu, sỏi, đá thích hợp với tông màu chủ đạo mà biệt thự hướng đến.

Nhà biệt thự sẽ có nhiều phòng ốc

 

Nhà biệt thự sẽ có nhiều phòng ốc hơn, sẽ có nhiều phòng nhỏ hay và thường có 1 đến 2 phòng master cho chủ gia đình. Đa phần tất cả phòng ngủ ở nhà biệt thự đều có nhà vệ sinh riêng giúp tăng không gian riêng tư cho mỗi cá nhân trong gia đình. Có thể bố trí thêm phòng khách phụ hay nhà ăn phụ trên tầng hai hoặc có thể thay đổi chức năng thành phòng tập thể thao, rạp chiếu phim,…

bản vẽ mặt bằng tầng 3

 

Đối với nhà tầng ba của nhà biệt thự thì chủ yếu là bố trí phòng ngủ và nếu được thì bạn có thể bỏ một phòng để làm hồ bơi, phòng xông hơi,… thay đổi chức năng của cả gian công trình giúp gia chủ có thể tận dụng được nhiều chức năng khác ngay tại nhà mà không cần phải đi đâu xa. Tuy nhiên gia chủ cần phải xem hướng phòng mình ngủ để giúp công việc kinh doanh gặp nhiều may mắn, làm ăn thắng lớn về sau này.

Phối cảnh phòng khách mang đậm phong cách hiện đại

 

Phối cảnh phòng khách mang đậm phong cách hiện đại với hiệu ứng chiếu sáng thông minh được bố trí khắp nơi trong nhà từ trần đến các giá kệ. Tường gắn tivi tạo hiệu ứng chiều sâu, hiện đại chỉ dùng thủ thuật đánh lừa thị giác đã tạo ra một thiết kế đẹp cho phòng khách.

Bạn cần tư vấn thiết kế nhà có thể liên hệ với đơn vị Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com các kiến trúc sư Acc Home sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.

5/5 - (2 bình chọn)