Bài viết

bản vẽ nhà gồm những kích thước nào

Bản vẽ nhà gồm những kích thước nào ?

Bản vẽ nhà sẽ bao gồm rất nhiều kích thước khác nhau dựa trên nhiều bản vẽ khác nhau mà bất kì ai cũng dễ dàng đọc hiểu. Tuy nhiên bản vẽ nhà sẽ có nhiều từ ngữ chuyên môn khiến cho người ngoài ngành xây dựng khó hiểu, dẫn đến không nhận biết rõ khu vực này có những gì. Dưới đây bài viết của Acc Home sẽ giúp bạn đọc hiểu các bản vẽ kích thước nhà.

Khái niệm bản vẽ thiết kế nhà

Khái niệm bản vẽ thiết kế nhà

 

Một bản thiết kế nhà đúng kỹ thuật cần phải thể hiện đầy đủ các thông tin chi tiết về ngôi nhà, từ những đồ nội thất đến tường, sân, cổng nhà. Dựa vào các bản vẽ như mặt đứng, mặt bằng, phối cảnh mà đọc kích thước trên bản vẽ để người ngoài nhìn vào có thể đọc hiểu và nắm được thông tin chi tiết của căn nhà.

Ngoài ra bản vẽ có nhiều kí hiệu nhằm thể hiện chất liệu làm nên ngôi nhà đó là những loại vật liệu nào, được thể hiện ở hầu hết các bản vẽ và nhìn rõ nét nhất trên phối cảnh 3D tạo cảm giác chân thật cho người xem.

Vì sao nên có bản vẽ thiết kế nhà trước khi xây dựng

Vì sao nên có bản vẽ thiết kế nhà trước khi xây dựng

 

Bản vẽ phải có thì mới có thể xây dựng công trình hoàn chỉnh có trật tự và thi công theo đúng trình tự từ móng, sàn, trần, mái,…Lắp đặt thiết bị. Các trình tự này đều phải cần có bản vẽ thì mới xác định được vị trí lắp đặt, đường dây điện đi trong nhà, cách bố trí nhà vệ sinh nối hầm tử hoại,…

Các bước này đều được kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng tính toán kỹ càng trước khi thi công lắp đặt tránh lắp đặt sai sót. Việc này giúp cho các công nhân thi công không mắc nhiều sai lầm mà làm đi làm lại nhiều lần, tiết kiệm thời gian một cách hiệu quả. Bản vẽ như một công cụ không thể thiếu đối với ngành xây dựng nói riêng và các ngành thiết kế khác nói chung, đây được xem tín vật của mọi công trình chuẩn bị và đang thi công.

Nhìn vào bản vẽ bạn có thể biết được công trình đó trông như thế nào, vị trí ở đâu, quy mô ra sao, sức chứa lớn đến thế nào,…Vì thế bản vẽ không bao giờ thiếu được trong bất kì công trình nào, dù quy mô nhỏ đến đâu đi nữa.

Xem thêm: Cách xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Những kích thước chi tiết phổ biến trong bản vẽ nhà

Dưới đây là một số các kích thước phổ biến trong từng loại bản vẽ khác nhau mà người ngoài có thể đọc hiểu dễ dàng trên bản vẽ.

Kích thước mặt bằng

Kích thước mặt bằng

 

Bất cứ loại công trình nào cũng có mặt bằng, đặc biệt nhà càng nhiều tầng thì càng có nhiều mặt bằng. Mặt bằng giúp người đọc định vị được cửa, cửa sổ, tường ở đâu trong bản vẽ và cách bố trí sắp đồ nội thất trong nhà.

Bản vẽ mặt bằng không chỉ thể hiện thông số diện tích căn nhà mà còn thể hiện rõ kích thước của cửa, cửa sổ, đồ nội thất,… giúp người đọc dễ dàng nhận biết thông số kích thước đối với từng loại đồ vật trong nhà. Ngay cả những người không làm trong ngành kiến trúc cũng sẽ dễ dàng đọc hiểu được những bản vẽ thiết kế ngôi nhà này.

Chiều cao của căn nhà

Chiều cao của căn nhà

 

Chiều cao ngôi nhà tức là đọc bản vẽ mặt đứng ngôi nhà, từ bản vẽ bạn có thể biết được là công trình đó cao bao nhiêu hình thái ngôi nhà đó trông như thế nào. Mặt đứng công trình thể hiện kích thước mái nhà, cửa sổ, cửa,…Bản vẽ mặt đứng được đánh giá là quan trọng gần như nhất vì mặt đứng thể hiện được cấu trúc, phong cách thiết kế của kiến trúc sư. Vì thế mặt đứng quyết định hơn 50% người mua có xuống tiền mua thiết kế theo bản vẽ đó. 

Mặt đứng còn thể hiện một khía cạnh khác của cảnh quan ngôi nhà nhất là những ngôi nhà chuộng cây xanh thường sẽ làm hẳn một ban công toàn là cây xanh hướng ra phía bên ngoài. Người mua xem bản thiết có thể dễ dàng điều chỉnh vị trí cây đặt thích hợp theo như sở thích cá nhân của mình thông qua nhà kiến trúc sư.

Kích thước móng nhà

Kích thước móng nhà

 

Từ hình minh họa phía trên cho thấy móng có sự thay đổi về phần đỉnh móng và chân móng tùy từng mô hình nhà mà sự thay đổi nhiều hoặc ít. Cùng với đó có các bộ phận kích thước đáng lưu ý như: thân móng, cổ móng,…

Thông thường đỉnh móng sẽ có chiều rộng lớn hơn nhiều các bộ phận ở trên như ví dụ như tường cột, người ta sẽ thường gọi đó là gờ móng. Muốn đế móng tăng cường sức chịu lực thì móng cần phải thay đổi về mặt hình thái phần móng sẽ có dạng thân cao lớn xếp tầng xuống hoặc hình thang mở rộng về hướng đáy.

Kích thước tường nhà

Tường nhà thì nhiều người nghĩ rằng sẽ đo đạc theo thông số kích thước của gạch nhưng thực chất thì tường nhà không có kích thước tiêu chuẩn nào cả mà còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: cách nhiệt, chống nóng, chống cháy,…những đồ vật sẽ được lắp đặt thêm tùy theo từng nhu cầu thiết yếu khác nhau của từng hộ gia đình.

Kích thước cửa nhà

Kích thước cửa nhà

 

Hình minh họa này là 3 kích thước tiêu chuẩn cửa nhà ra vào trong nhà ở, chiều cao cửa thiết kế dựa trên công trình nhà ở có làm trần nhà cao hay thấp. Ngoài ra, chiều cao của nhà còn dựa vào chiều cao và trọng lượng cơ thể của các thành viên trong gia đình. Nếu gia đình nào có quá nhiều người cao thì nên làm cửa cao hơn một chút. Còn đa số các thành viên trong gia đình người khá đầy đặn thì nên làm cửa rộng thêm để có thể di chuyển dễ dàng.

Kích thước sân vườn

Kích thước sân vườn

 

Thiết kế cảnh quan sân vườn quanh nhà chỉ dành cho nhà biệt thự, villa, biệt phủ,…Những ngôi nhà có diện tích mật độ xây dựng cao. Sân vườn sẽ chủ yếu bố trí những cây cối dựa theo sở thích của gia chủ, tuy thế cây cối cũng không nên che chắn tầm nhìn và quá lớn làm khuất ngôi nhà, khiến ngôi nhà không thể khoe toàn bộ mặt đứng công trình mà mất biệt sau những hàng cây xanh um tùm. 

Kích thước gara ô tô

Kích thước gara ô tô

 

Đây là cách bố trí gara trong nhà mà không cần phải làm hầm. Cách làm này giúp gia chủ tiết kiệm không ít tiền mà vẫn có chỗ đậu xe ô tô trong nhà. Thông thường thì, bản vẽ này sẽ dành cho nhà phố là nhiều nhất, bởi nhà phố có diện tích bề ngang nhỏ nên thiết kế gara chỉ vừa một chiếc xe ô tô. Việc này giúp tiết kiệm tiền gửi ô tô ngoài bãi hàng tháng và đảm bảo hệ thống ô tô và bề ngoài không bị chày xước hay có người ăn cắp đánh tráo phụ tùng ô tô.

Kích thước nhà bếp

Kích thước nhà bếp

 

Phối cảnh 3D của căn bếp với nội thất đầy đủ từ bếp từ, máy hút mùi, bồn rửa chén, lò vi nướng,…Cho thấy sự sắp xếp bố trí hợp lý, thông qua phối cảnh và thể hiện kích thước qua hình ảnh phối cảnh đó.

 

6 kiểu bếp chính

6 kiểu bếp này chuyên dụng cho nhà ở chủ yếu chỉ bố trí một bồn rửa chén và bếp ga. Những ngôi nhà lớn như biệt thự, villa sẽ bố trí dạng bếp hình chữ U và chữ L và trang trí thêm một quầy bả nhỏ cạnh khu vực bếp. Không gian nhà bếp sẽ hướng mở ra và thông thoáng hơn, người nấu cũng thuận tiện di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác. Đa số các mẫu nhà bếp trong hình bếp nấu không gần với bồn rửa chén nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Về mặt phong thủy thì tránh lửa gần nước để hòa hợp về linh khí tránh gia chủ rước họa vào thân.

bố trí mặt bằng phòng bếp

 

Đây là mô hình bố trí nhà bếp lớn cho nhà hàng, cơ sở kinh doanh thực phẩm,…Những cơ sở chuyên chế biến món ăn phục vụ đến nhu cầu thiết yếu của con người với số lượng lớn. Nhà bếp được phân thành từng khu riêng biệt khu bếp nhỏ, khu bếp lớn, quầy dọn đồ ăn, khu rửa chén bát riêng, khu tủ đông lạnh lớn, khu riêng dành chỉ để đựng bát đĩa. Như thế thì vi khuẩn không tụ tập tại một chỗ quá nhiều, bởi thế mà thực phẩm chế biến sẽ không bị nhiễm khuẩn nhiều đảm bảo cho người ăn không bị ngộ độc thực phẩm hay những biến chứng thực phẩm khác có thể gây ra.

Kích thước tầng hầm 

Kích thước tầng hầm 

Bản vẽ xe ô tô xuống hầm này đạt chuẩn theo quy định xây dựng. Kích thước của hầm được quy định mỗi bản vẽ phải đảm bảo đạt chuẩn các kích thước đó. Tuy nhiên trên thực tế đa số các công trình xây dựng đều cố gắng tiết kiệm diện tích con dốc xuống hầm nhằm tăng diện tích giữ xe nhiều hơn để có thể để được nhiều xe hơn.

Hầm chỉ phù hợp xây dựng cho những ngôi nhà nào có kích thước lớn như biệt thự, villa,…Bởi hầm không chỉ chú trọng đến sức chưa xe ô tô mà còn đảm bảo con dốc xuống sàn xe chạy xuống phải đạt theo tiêu chuẩn xây dựng nếu không thì đầu ô tô sẽ chạm mặt trần của hầm khi chạy xuống gây tai nạn thương tâm cho con người.

Độ dốc của sàn không được quá dốc, một số trường hợp làm hầm có độ dốc cao làm tăng diện tích hầm cao hơn và làm tăng nguy hiểm khi xe lao xuống hầm không đảm bảo được tính an toàn cho người lái và người ngồi trong xe.  

Kích thước độ xòe của mái 

Kích thước độ xòe của mái 

 

Mái nhà trên hình minh họa thường là loại nhà mái ngói thái có cấu trúc xây dựng phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao. Các kích thước và mối nối đều phải đạt chuẩn để kết cấu của mái nhà được chặt chẽ dẫn đến sự bền vững cao. Bởi thế bạn muốn tiết kiệm chi phí thì nên xây dựng mái bằng là loại mái ít tốn kém nhất, còn đối với mái thái thì phù hợp với những nhà có điều kiện hơn. Tuy thế, loại mái thái này rất được ưa chuộng nhất là những loại mô hình nhà phố hay nhà biệt thự hơi hướng cổ điển. 

kích thước độ xòe của mái

 

Mái nhà có nhiều loại kích thước khác nhau nhưng rắc rối hơn cả là có quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành dành cho những trang thiết bị gắn kết mái nhà. Nhà thì có mái bằng thì không phải thiết cầu kì, đơn giản mà không tốn quá nhiều chi phí xây dựng cũng như bảo trì sửa chữa.

Còn các loại mái ngói thái thì có kết cấu phức tạp hơn nhiều phải có phần khung sườn, phần trụ, thanh nẹp, thanh cua ngang, thanh chống chéo mọi thứ cần phải sắp xếp một cách có trình tự và đúng kỹ thuật thì mới không bị sụp gây tai nạn và có thể giữ mối nép kiên cố được lâu hơn. Các thông số kích thước đều được quy định theo chuẩn xây dựng, tùy vào thực tiễn mà thay đổi chỉ số cho phù hợp với công trình, thường thì các kích thước này chỉ chênh lệch với kích thước bản vẽ gốc không nhiều.

bản vẽ nhà là bản vẽ gì

Bản vẽ nhà là bản vẽ gì?

Trước đây khi chưa phát triển nhiều, người ta chỉ hình dung ra ngôi nhà trong tương lai của mình và vẽ tạm lên giấy để có thể đưa cho thợ xây hình dung và xây dựng lên. Việc đấy vô cùng khó khăn cho những người thợ bởi sẽ không đảm bảo được độ chính xác. Và đây cũng là lý do vì sao cần đến bản vẽ nhà. Vậy bản vẽ nhà là bản vẽ gì, hãy cùng Acc Home tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Bản vẽ nhà là gì?

Bản vẽ nhà là gì?

Bản vẽ nhà là gì

Xây nhà là việc vô cùng quan trọng của mỗi người. Bởi để xây được nhà phải cần rất nhiều yếu tố cần thiết để tạo nên một ngôi nhà hoàn hảo. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được tổng quan về bản vẽ thiết kế nhà.

Bản vẽ nhà là bản vẽ biểu diễn đầy đủ, chi tiết hình dạng, cấu tạo của ngôi nhà. Cấu tạo của ngôi nhà sẽ được biểu diễn bằng hình chiếu thẳng góc, hình chiếu phối cảnh và hình chiếu trục đo. Chức năng chính của bản vẽ nhà này chính là sự dụng cho công trình kiến trúc xây nhà, có quy định về ký hiệu và cơ sở pháp lý.

Kiến trúc sư sẽ dựa vào những yêu cầu, những mong muốn mà gia chủ cần để thiết kế nên một bản vẽ phù hợp. Sau đấy bản vẽ nhà được tạo thành bản 3D và sẽ tiến hành xây dựng. Mỗi bản vẽ nhà sẽ là một thiết kế khác nhau bởi phụ thuộc vào sở thích và cá tính riêng của gia chủ.

Xem thêm: Top những mẫu bản vẽ nhà gác lửng đẹp

Bản vẽ nhà dùng để làm gì ?

Bản vẽ nhà dùng để làm gì ?

Bản vẽ nhà thường dùng làm gì?

Bản vẽ nhà được tạo nên dùng để làm gì? Bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi đấy chưa. Điều hiển nhiên là nó phải có liên quan đến việc xây dựng nhà thì mới cần thiết phải có. Bản vẽ nhà dùng trong thi công và xây dựng nhà, dùng để diễn tả hình dáng của ngôi nhà và biết những thông tin về kích thước, chiều cao và kết cấu của ngôi nhà. Hơn hết là có thể hình dung ra được ngôi nhà của bạn trong tương lai.

Xem thêm: Top những bản vẽ nhà mái Nhật đẹp

Vai trò của bản vẽ nhà trong xây dựng

Vai trò của bản vẽ nhà trong xây dựng

Vai trò bản vẽ nhà

Nếu chưa hiểu rõ về bản vẽ nhà rất nhiều người sẽ loại bỏ bước này để tiết kiệm chi phí. Nhưng mọi người không biết rằng bản vẽ nhà là một trong những yếu tố quan trọng trong thi công xây dựng.

  • Bản vẽ nhà giúp đảm bảo các yếu tố về sự an toàn, tiện nghi và thẩm mỹ. Giúp tối ưu các chi phi. Bởi bản vẽ nhà được thiết kế nên dựa trên nhu cầu của gia chủ và cũng sẽ được chỉnh sửa đến khi gia chủ hài lòng và ưng ý.
  • Tiếp đến bản vẽ nhà còn là cơ sở thỏa thuận giữa ba bên đó là đơn vị thiết kế, khách hàng và cơ quan nhà nước. Bản vẽ nhà là cơ sở để thực hiện một số thủ tục pháp lý.
  • Bản vẽ nhà cũng là cơ sở để ước tính chi phí, đưa đến ngân sách phù hợp, hạn chế tối đa ngân sách phát sinh nhất có thể.

Bản vẽ nhà đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng, vì thế bạn hãy chú tâm xây dựng trước bản vẽ nhà để mang đến một ngôi nhà hoàn hảo.

Xem thêm: Cách phân loại nhà ở Việt Nam

Nếu không có bản vẽ nhà trong xây dựng sẽ như thế nào?

Bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi nếu không có bản vẽ nhà thì sẽ như thế nào không, nó sẽ gây bất lợi gì cho việc xây nhà?

Tốn nhiều chi phí

Tốn nhiều chi phí

Không có bản vẽ nhà gây tốn nhiều chi phí

Điểm đầu tiên chính là tốn kém chi phí, bởi sẽ không có kế hoạch ngân sách cụ thể. Việc này sẽ phát sinh nhiều chi phí hơn dự kiến. Để có thể xây dựng kế hoạch chi phí cụ thể, đầu tiên bạn cần có bản vẽ nhà cụ thể để giúp hạn chế những chi phí phát sinh và có dự toán ngân sách cụ thể.

Xem thêm: Sổ trắng là sổ gì?

Tốn nhiều thời gian

Tốn nhiều thời gian

Gây tốn nhiều thời gian

Khi không có bản vẽ nhà cụ thể sẽ tốn nhiều thời gian hơn dự kiến khi xây dựng. Bởi khi đấy khách hàng sẽ không biết rõ được ngôi nhà của mình sẽ như thế nào, khá là mơ hồ và khó hình dung ra. Khó có thể sửa chữa với những chi tiết sai, bởi khi cần sửa phải đập đi để xây lại sẽ mất nhiều thời gian. Vì thế khi có bản vẽ nhà sẽ có thể tùy ý chỉnh sửa đến khi ưng ý mới thôi, tránh mất nhiều thời gian tu sửa.

Xem thêm: Bản vẽ nhà gồm những kích thước nào ?

Là cơ sở để thỏa thuận thỏa thuận với khách hàng

Là cơ sở để thỏa thuận thỏa thuận với khách hàng

Bản vẽ nhà là cơ sở thỏa thuận với khách hàng

Khi có bản vẽ, có thể dễ dàng để thỏa thuận với khách hàng, là cơ sở để có thể điều chỉnh được thiết kế. Nếu như không có cơ sở để thỏa thuận, các trường hợp phát sinh cần được giải quyết sẽ rất tốn kém thời gian. Từ đó sẽ làm chậm tiến độ thi công.

Xem thêm: Cách xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Khó tìm nhà thầu uy tín

Nếu không có bản vẽ xây dựng thì một số nhà thầu sẽ không nhận xây dựng công trình bởi không có gì làm cơ sở để xác định. Khi đấy những nhà đầu tư sẽ tốn thêm thời gian để đi tìm những nhà đâu tư, việc đấy sẽ làm chậm tiến trình của công trình xây dựng.

Các loại bản vẽ nhà cần quan tâm

Khi xây dựng nhà bạn cần quan tâm đến các loại bản vẽ nhà để nắm vững và hiểu rõ hơn. Dưới đây là các bản vẽ bạn cần quan tâm:

Bản vẽ phối cảnh

Bản vẽ phối cảnh

Bản vẽ phối cảnh bao quát

Đầu tiên là bản vẽ phối cảnh. Đây là bản vẽ xây nhà nhằm thể hiện được tầm nhìn của ngôi nhà trong thực tế. Nó được thể hiện thông qua không gian 3 chiều giúp bạn có thể dễ dàng quan sát hơn. Có được hình ảnh của bản vẽ phối cảnh sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhìn nhận những đặc điểm cơ bản sẽ có sau khi hoàn thành. Bản vẽ phối cảnh là bản vẽ cần được quan tâm khi xây dựng nhà bởi nó sẽ giúp gia chủ hình dung và giám sát quá trình thi công.

Xem thêm: Bản vẽ xây dựng dùng để làm gì?

Bản vẽ mặt đứng

Bản vẽ mặt đứng

Bản vẽ mặt đứng

Bản vẽ này thể hiện hình dáng bên ngoài ngôi nhà hay những công trình chuẩn bị đi vào xây dựng. Ứng dụng của bản vẽ này là biểu thị độ cao của cửa, mái hắt, chiều cao  của các tầng và các yêu cầu về xây trát mặt bên ngoài. Mặt đứng này có khả năng giúp gia chủ hình dung sơ qua được mặt bên trong của công trình.

Bản vẽ mặt bằng

Bản vẽ mặt bằng

Bản vẽ mặt bằng

Đây là bản vẽ cắt ngang giúp có thể nhìn thấy được không gian bên trong. Đa phần bản vẽ này sẽ được cắt cách mặt nền và mặt sàn dao động khoảng 1,5m. Bản vẽ mặt bằng sẽ giúp trong việc bố trí mặt bằng, kích thước mặt bằng của không gian trong nhà. Và bản vẽ này còn cho biết được kích thước đường cắt và đường tim của ngôi nhà.  Ngoài ra nếu có nhiều tầng thì sẽ có những bản vẽ mặt bằng khác nhau.

Bản vẽ mặt cắt

Bản vẽ mặt cắt

Bản vẽ mặt cắt

Bản vẽ mặt cắt chính là bản vẽ thể hiện phần nhìn thấy khi cắt không gian theo chiều đứng. Trên bản vẽ mặt cắt ngoài ghi chú kích thước và độ cao còn ghi thêm các phương pháp và các yêu cầu thi công nền nhà và mái nhà, vị trí của cửa và tường. Các cách bố trí cầu thang, chiều của các ống nước và hình thức cấu tạo của bộ phận xây.

Ký hiệu quy ước trong bản vẽ nhà

Cái gì cũng sẽ coa nguyên tắc riêng, vì thế bản vẽ nhà cũng sẽ có ký hiệu quy ước riêng.

Ký hiệu vật liệu xây dựng trong bản vẽ nhà

Ký hiệu vật liệu xây dựng trong bản vẽ nhà

Bảng ký hiệu vật liệu xây dựng

Để có thể hiểu được bản vẽ nhà khi bạn nhận bàn giao từ các nhà công ty kiến trúc để bạn có thể giám sát được tiến trình thi công, kiểm tra chất lượng. Bạn cần phải hiểu được và nắm bắt được các ký hiệu đơn giản trong bản vẽ nhà. Khi bạn đã hiểu được các ký hiệu này gần như là bạn đã hiểu được 30% của bản vẽ.

Ký hiệu nội thất trong bản vẽ mặt bằng

Ký hiệu nội thất trong bản vẽ mặt bằng

 

Ký hiệu nội thất trong bản vẽ nhà

Ký hiệu nội thất trong bản vẽ nhà 02

ký hiệu cửa ra vào

ký hiệu cửa ra vào

 

ksy hiệu bản vẽ trong nhà

ký hiệu bản vẽ trong nhà

ký hiệu bản vẽ chi tiết mặt cắt trong nhà

ký hiệu bản vẽ chi tiết mặt cắt trong nhà

Ký hiệu đồ vật trong nhà

Ký hiệu đồ vật trong nhà

Muốn có thể hiểu nhanh và đọc nhanh, bạn cần phải hiểu được hầu như tất cả các ký hiệu để vận dụng vào bản vẽ nhà được nhanh chóng. Khi đã nhớ được hầu hết các ký tự thì việc đọc bản vẽ sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.

Có nên mua bản vẽ nhà trên mạng không?

Hiện nay nền tảng 4.0 phát triển, những bản vẽ nhà rải rác trên các trang mạng xã hộ nhiều vô kể. Những bản vẽ này đều dựa trên những nhu cầu, mong muốn của gia chủ nên sẽ có những đặc điểm riêng đảm bảo các yêu tố về diện tích, cảnh quan và thẩm mỹ.

Tuy nhiên những bản vẽ nên dùng để tham khảo. Các kiến trúc sư có thể thảm khảo thêm các mẫu bản vẽ này để tạo nên những bản vẽ mới lạ và đẹp hơn. Nếu như bạn sử dụng bản vẽ nhà này sẽ có thể phát sinh khá nhiều vấn đề. Ví dụ như kích thước không phù hợp, những cách trang trí, hướng đặt không hợp mệnh với gia chủ. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cả sự an toàn của công trình.

Hơn thế nữa là, nếu như gia chủ không có hiểu biết sâu về kiến trúc, không biết cách đọc bản vẽ đúng sẽ dẫn đến việc thi công sẽ sai lệch so với bản vẽ ban đầu. Và chi phí để thuê chuyên gia tư vấn bản vẽ thiết kế sẽ tốn kém hơn nhiều so với việc bạn thuê kiến trúc sư chuyên nghiệp để tạo nên bản vẽ nhà hoàn chỉnh.

Với những thông tin trên cho thấy bản vẽ nhà rất quan trọng trong thi công xây dựng. Vì thế bạn đừng tiết kiệm bỏ qua bước này nhé, hãy tìm đến kiến trúc sư uy tín để tạo nên một bản vẽ nhà như mong muốn. Acc Home hy vọng rằng bạn có thể xây dựng được ngôi nhà như mong muốn.

Bạn cần thiết kế thi công nhà trọn gói có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.