Hoàn công nhà là gì?

Hiện nay, bạn có thể thấy không hiếm những ngôi nhà xây dựng không đúng với quy trình bản vẽ dẫn đến hư bề mặt công trình, kết cấu không đáp ứng vững chắc,…Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân, thủ tục hoàn công giúp bạn có thể tu sửa lại ngôi nhà từ các đơn vị thi công đảm nhận công trình trước đó. Bài viết dưới đây của nhà Acc Home  giúp bạn chuẩn bị thủ tục hoàn công để gửi đơn lên các UBND địa phương bạn sinh sống.

Hoàn công xây dựng là gì ?

Hoàn công xây dựng là gì ?

 

Hoàn công xây dựng hay bạn có thể hiểu là hoàn thành công trình đây là thủ tục vô cùng quan trọng nhằm xác nhận các hoạt động xây dựng công trình bên các chủ đầu tư, thi công thông báo đã hoàn thành công trình xây dựng khi đã được cấp giấy phép xây dựng đưa vào sử dụng và hoàn thiện xong quá trình thi công đã nghiệm thu toàn bộ công trình xây dựng này.

Ngoài ra hoàn công còn mang một ý nghĩa khác là công trình có thể được nâng cấp hoắc thay đổi về tình trạng nhà đất sau khi hoàn thành thi công trước đấy. Tuy nhiên những công trình hoàn công này phải được cấp sổ đỏ, hồng lại đảm bảo quyền lợi cho người dân. Ví dụ như: Bạn được cấp lại sổ hồng sẽ thể hiện những thay đổi về thửa đất, diện tích, công trình,…Dựa trên những thay đổi sau khi hoàn công.

Xem thêm: Nhà có gác lửng là gì?

Tại sao cần phải lập hồ sơ hoàn công?

Ngày nay, nhà nước công nhận các tài sản sở hữu dựa trên pháp luật thuộc các đối tượng cá nhân, tổ chức,…Tài sản được sở hữu theo 2 hình thức chính là tài sản phải đăng ký sở hữu và tài sản không phải đăng ký sở hữu. Những thứ cần phải đăng ký sở hữu tài sản như nhà ở hay các công trình xây dựng cao cấp khác. Thủ tục đăng ký quyền sở hữu không thể thiếu hoàn công được pháp lý công nhận và đảm đương.

Hoàn công hỗ trợ cấp lại sổ hồng khi công trình có những thay đổi về hiện trạng nhà đất, điều này ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân và tài sản của bạn rất lớn. Những ngôi nhà sau khi hoàn công mà không được cấp lại giấy tờ sẽ không được pháp luật công nhận, dẫn đến việc dễ bị cưỡng chế thu hồi đất hay gặp khó khăn trong buôn bán.

Xem thêm: tuổi 43 có được làm nhà không?

Thời điểm thực hiện thủ tục hoàn công

Thời điểm tốt nhất để làm thủ tục hoàn công là sau khi hoàn thành thi công công trình bạn muốn hoàn công. Khi đó bạn gửi đơn lên UBND cấp quận/huyện để nhà thầu thi công phải bồi thường hoặc thi công lại những công trình mắc lỗi đó. Nghiêm trọng hơn là phải lập lại bản vẽ và thi công lại hoàn toàn công trình bạn đã đề đơn. Quy trình hoàn công chỉ thực hiện được khi công đoạn thi công hoàn tất, tính từ thời điểm này trở đi bạn đã có thể gửi đơn.

Xem thêm: Cách tra cứu chứng chỉ hành nghề

Các trường hợp cần phải hoàn công

Khi hoàn công bạn nên căn cứ vào bộ luật ban hành để đòi lại quyền lợi cho mình. Dựa theo quy định tại Luật xây dựng 2014 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành và Nghị định 59/2015/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về thực thi quản lý dự án đầu tư xây dựng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân trong nước.

Các trường hợp cần phải hoàn công

 

Các trường hợp được hoàn công đều căn cứ trên pháp luật để đảm bảo quyền lợi

 

Các bộ luật ban hành trên giúp cho những công trình xây dựng ở đô thị xây dựng lại thông qua cấp phép xây dựng lại tại chính quyền địa phương nơi đó và được nhà nước công nhận. Riêng đối với nhà ở nông thôn mà lại xây dựng trên nền đất thuộc khu bảo tồn, di tích lịch sử – văn hóa thì cần nhờ chính quyền cấp phép xây dựng, nếu không được cung cấp giấy tờ sở hữu.

Xem thêm: Cách phân loại cấp nhà ở 

Những cần lưu ý khi tiến hành hoàn công nhà ở

Khi thực hiện hoàn công nhà ở bắt buộc phải có những giấy tờ bắt buộc nằm trong bộ hồ sơ gửi lên UBND gồm: Bản vẽ hiện trạng hoàn công nhà ở vị trí chính xác trên thửa đất, vật liệu và trang thiết bị lắp ráp trong nhà ở, hợp đồng thỏa thuận xây dựng đã được ký kết, biên bản nghiệm thu công trình từ đơn vị thi công gồm các bên chịu trách nhiệm đã ký,…

Những cần lưu ý khi tiến hành hoàn công nhà ở

 

Pháp luật bảo vệ người dân khi công trình thi công gặp lỗi kỹ thuật

 

Những giấy tờ cần chuẩn bị cho thủ tục hoàn công không quá khó khăn những tiềm tàng nhiều rủi ro nhất nằm ở quá trình xin cấp phép thủ tục hoàn công. Có nhiều trường hợp xin hoàn công nhưng không được dẫn đến nhiều hệ lụy sau này.

Nhiều người không thể xin được hoàn công dẫn đến nản, tuy đã được cung cấp nhiều thông tin và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xét duyệt. Nếu muốn khắc phục tình trạng này bạn phải tìm đến những cá nhân, tổ chức có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để hỗ trợ thủ tục hoàn công suôn sẻ hơn. Đây được xem là cách duy nhất hiện giờ, bạn nên thực hiện để có thể hoàn công lại ngôi nhà của mình. 

Xem thêm: Sở xanh nhà đất là gì?

Thủ tục hoàn công theo Luật xây dựng 2014

Chủ nhà muốn hoàn công phải đợi đến khi nào công trình được hoàn thành thì mới có thể hoàn công được. Sau khi nhà thầu hoàn tất công trình, dọn dẹp hiện trường, trao công trình cho chủ nhà. Đây là thời điểm mà bạn nên nộp đơn để hoàn công. Từ đó, những bên liên quan phải chịu trách nhiệm trước toàn bộ công trình đã làm sai với thiết kế bản vẽ ban đầu. 

Thủ tục hoàn công theo Luật xây dựng 2014

Phần ghi tên các người chịu trách nhiệm trong quá trình thi công trên bản vẽ

 

Chủ nhà muốn xin hoàn công phải chuẩn bị các giấy tờ theo thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30/10/2015 của Bộ Xây dựng, các loại giấy tờ này phải đáp ứng đủ yêu cầu theo từng mục một, một số trường hợp không nhất thiết phải có đủ 8 loại giấy tờ. Những giấy tờ cần cho thủ tục hoàn công gồm:

1) Giấy phép xây dựng.

2)  Toàn bộ văn bản, giấy tờ liên quan đến hợp đồng xây dựng của chủ nhà đã ký với nhà thầu, thi công thiết kế, giám sát (nếu có), chịu trách nhiệm toàn bộ công trình.

3) Bảng khảo sát xây dựng có đưa ra nhận định, kết định.

Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

4) Toàn bộ bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ liên quan đến công trình được thi công.

5) Bảng báo cáo quá trình thẩm tra và  văn bản kết quả sau khi thẩm định bản vẽ thi công xây dựng của công trình đó.

6) Bản vẽ hoàn công của công trình ( Cần trình diện khi quá trình thi công khác sai với bản vẽ bản đầu).

7) Bảng báo cáo kiểm định, thí nghiệm do cán bộ hay các bên chịu trách nhiệm (nếu có).

8) Các văn bản, biên bản thỏa thuận, chấp nhận, xác thực được cấp bởi cơ quan chính quyền nhà nước về an toàn phòng cháy, chữa cháy, lưu thông thang máy (nếu có).

Điều rắc rối nhất trong thủ tục hoàn công là quá trình hoàn tất thủ tục lại chứ không phải về vấn đề pháp lý. Bạn luôn phải chuẩn bị đầy đủ các bộ hồ sơ liên quan, có chữ ký các bên, giấy cam kết, biên bản để căn cứ vào những chứng cứ này để thủ tục hoàn tất nhanh chóng hơn.

Ngoài ra bạn cần nắm kĩ các thay đổi về chính sách hoàn công để tiến hành thủ tục thuận lợi, dựa vào pháp luật mà đảm bảo quyền lợi cá nhân.

Thông tin bạn cần cập nhật hiện nay hoàn công không còn là thủ tục hành chính ( có sự tham gia của cán bộ nhà nước trong kiểm tra hiện trạng công trình) như ngày trước nữa. Vì thế, bạn không cần phải xin giấy phép hoàn công mà xử lý trực tiếp với chủ đầu tư về những vấn đề mà công trình gặp phải.

Ngày này, thủ tục bạn làm trễ quá trình hoàn công chưa có những quy định về mức phạt. Nhưng bạn hãy thực hiện hoàn công càng sớm càng tốt để đảm bảo quyền lợi cá nhân, cũng như được cấp sổ hồng và làm các thủ tục khác mau lẹ hơn. Bạn càng để lâu thì sẽ mang nhiều vấn đề rắc rối về sau như mua bán, phân chia tài sản,… Tất cả thủ tục đó đều phải thông qua pháp luật mà thực thi.

Xem thêm: Top những mẫu thiết kế nhà mái Nhật đẹp

Trình tự thực hiện thủ tục hoàn công

Sau đây là những bước chuẩn bị thủ tục thực hiện hoàn công gồm:

Bước 1: Những công trình nhà ở hay công trình khác sau khi hoàn thành nhưng không sát thực với bản vẽ ban đầu thì bạn có thể gửi đơn lên UBND cấp quận/huyện để cán bộ chức năng xuống nơi đó xem tình trạng hiện tại của công trình. Sau khi họ xem xét bạn phải chờ duyệt đơn này, rồi mới đến bước tiếp theo.

Bước 2: Sau khi đơn này duyệt bởi chính quyền địa phương. Các bên thi công công trình xây dựng sẽ hẹn ngày với bạn để thi công lại. Các cơ quan chức năng phải có mặt để thực hiện đo đạc, đối chiếu bản vẽ,…Phát hiện ra lỗi sai và thi công lại công trình hoàn thiện hơn.

Do quy trình phải kéo dài thêm nhiều thời gian mới có thể hoàn thành. Nhằm khắc phục tình trạng này, nhà nước đã ban hành bộ luật hoàn công mới. Thay vì, các cơ quan chức năng thực hiện lại quá trình kiểm này thì các bên chịu trách nhiệm phải xuống thực hiện ( chủ đầu tư, thi công, giám sát, thiết kế,…) sẽ phải tự kiểm tra đo đạc lại. Sau khi kiểm tra sẽ nghiệm thu  và ký kết vào biên bản để chịu trách nhiệm với công trình này.

Bên phía chủ nhà trong lúc hoàn công phải chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác với biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng, tổng hợp đủ hồ sơ để nộp lên UBND cấp quận huyện xem xét, xét duyệt đơn. Cuối cùng bạn nộp các khoản phí để hoàn tất các thủ tục hoàn công.

Xem thêm: Những mẫu thiết kế nhà kiểu Châu Âu đẹp

Trách nhiệm các bên trong thủ tục hoàn công

Trách nhiệm các bên trong thủ tục hoàn công

Công trình không đáp ứng đúng kỹ thuật những người tham gia nghiệm thu đều phải chịu trách nhiệm

Những đối tượng chịu trách nhiệm hoàn công cho công trình của bạn gồm: chủ đầu tư, các đơn vị thi công, nhà tư vấn, giám sát công trình ( thường là những công trình tầm cỡ) và người thiết kế công trình. Những công trình này sẽ được nghiệm thu, chuyển cho các chủ đầu tư đứng ra xây dựng lại. Sau khi hoàn thành sản phẩm, công trình có lỗi kỹ thuật nào thì người nghiệm thu trước đó phải đứng ra chịu trách nhiệm cho những sơ suất này.

  • Chủ đầu tư: Đây là người chịu trách nhiệm cho cả quá trình hoàn công, luôn phải đảm bảo chất lượng công trình, những thỏa thuận đã ký kết do chủ đầu tư lập hồ sơ và những giấy tờ nghiệm thu, biên bản khác.
  • Bộ phận thi công: Chủ yếu chịu trách nhiệm về chất lượng công trình sau khi hoàn thành, đảm bảo đúng với những thỏa thuận trong giấy tờ đã được ký kết trước đó.
  • Bộ phận tư vấn, giám sát công trình: Công việc của họ là đảm bảo quá trình thực hiện, đánh giá, kiểm tra chất lượng công trình và ký xác nhận những bản vẽ đạt yêu cầu.
  • Bộ phận thiết kế: Cùng các bộ phận khác tham gia quá trình nghiệm thu, người lập lại bản vẽ trên nền hiện trạng sẵn có, thay đổi công trình phù hợp với so với bản vẽ  được cấp phép trước đây và bản vẽ quy hoạch do nhà nước đã được phê duyệt.

Xem thêm: Sổ trắng là gì?

Chi phí hoàn công là bao nhiêu?

Theo thường lệ một công trình muốn hoàn công thường rơi vào mức chi phí từ 15 – 30 triệu, đã tính kèm với các lệ phí khác như phí lập bản vẽ, phí trước bạ,…Đối với lệ phí lập bản vẽ tùy thuộc vào đơn vị thực thi mà mức giá có thể rơi vào khoảng 10.000-15.000 đồng/m2 sàn xây dựng. Còn đối với lệ phí trước bạ sẽ được tính khoảng 1% tổng giá trị căn nhà bạn muốn hoàn công.

Dựa trên luật thuộc Nghị định 45/2011/NĐ-CP ( lưu ý: Nghị định này đã sửa đổi dựa trên Nghị Định 23/2013/NĐ-CP) tại Khoản 11 Điều 4 như sau:

Đối với các trường hợp này không cần phải nộp lệ phí trước bạ:

Những ngôi nhà này được các hộ gia đình, cá nhân tự tạo lập thành chủ yếu đến từ hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ.

Dựa trên trường hợp này, bạn áp dụng theo Nghị định 45/2011/NĐ-CP (lưu ý: Nghị định này đã sửa đổi dựa trên Nghị Định 23/2013/NĐ-CP) tại Khoản 1, Điều 4, sẽ được hoàn công nhưng không cần nạp bất kì lệ phí trước bạ nào, mà chỉ tốn chi phí thuế xây dựng công trình.

Xem thêm: Cách xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Hoàn công nhà xây sai phép

Đối với trường hợp nhà được cấp giấy phép xây dựng nhưng lại xây sai trái với yêu cầu của hồ sơ xin cấp phép xây dựng, hiện chưa được Nhà nước công nhận ngôi nhà này, có thể bị gỡ bỏ toàn bộ công trình sai phạm trong do vi phạm giấy tờ xây dựng. Tuy nhiên đối với một số tình huống khác, ngôi nhà xây dựng trái phép có thể được hoàn công, Nhà nước sẽ không cưỡng chế gỡ bỏ mà còn cấp giấy phép xây dựng hợp pháp cho công trình.

Hoàn công nhà xây sai phép

 

Bạn cần chuẩn bị kĩ bộ hồ sơ để nộp lên cơ quan chức năng khi làm thủ tục hoàn công

Nếu nhà bạn rơi vào trường hợp xây dựng nhà trái phép và muốn được hoàn công, bạn cần phải chuẩn bị những đơn từ để gửi lên UBND cấp huyện, quận thông qua giấy tờ các cán bộ sẽ kiểm tra, xác nhận tình trạng công trình vi phạm xây dựng đó. Công trình xây dựng trái phép sau khi được kiểm định thì phải đảm bảo các tiêu chí như không ảnh hưởng đến các công trình lân cận, phù hợp với bản vẽ quy hoạch đã được nhà nước phê duyệt.

Chúc bạn độc có thể hoàn thành thủ tục hoàn công suôn sẻ. Mong bài viết phần nào giúp bạn tránh những rủi ro trong việc thực thi thủ tục hoàn công này, gìn giữ được tài sản cá nhân.

Nếu bạn cần tư vấn thi công nhà các thủ tục giấy tờ có liên quan có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 097. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư acchomearc@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.

5/5 - (3 bình chọn)