Bài viết

bản vẽ sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh

Sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh

Khi thi công bất kì một công trình nào, cũng đều phải có bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp thoát nước cho công trình đó. Bởi nếu không có thì chắc chắn công trình này khó mà đảm bảo hệ thống cấp thoát nước hiệu quả an toàn. Vì nguồn nước cung cấp cho con người sử dụng hằng ngày nếu không có thì cho dù xây ngôi nhà đẹp đến đâu cũng vô ích. Bài viết dưới đây của nhà Acc Home sẽ cung cấp cho bạn đọc quá trình thiết hệ thống cấp thoát nước trong nhà.

Các thành phần của sơ đồ hệ thống nước

Các thành phần của sơ đồ hệ thống nước

 

Các trang thiết bị trong nhà nối với đường ống nước

Khi chuẩn bị thi công cần đảm bảo đủ các thành phần của hệ thống ống nước sau:

  • Đường cống chính dẫn vào nhà của gia chủ.
  • Cửa thăm
  • Chuẩn bị đủ các loại ống ngang, ống thoát nước, ống thoát dọc.
  • Các vật tư trang thiết bị vệ sinh cấp thiết
  • Bẫy nước ngăn mùi hôi
  • Bộ thông khí trong nhà

Yêu cầu chung với hệ thống đường ống nước nhà vệ sinh

Hệ thống thoát nước của nhà vệ sinh và hệ thống thoát nước rửa phải tách biệt nhau

  • Chiều dài đường ống phải ngắn nhất có thể để việc thoát nước tốt nhất

Lắp đặt phải dễ dàng thi công, kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi cần thiết

Hệ thống không đi qua phòng khách hoặc phòng ngủ

  • Phân biệt được các đường ống thải khi gặp sự cố cần sửa chữa

Tiêu chuẩn ống cấp nước trong nhà vệ sinh

Tiêu chuẩn ống cấp nước trong nhà vệ sinh

 

Hệ thống ống nước nối giữa các tầng

 

Đây là tiêu chuẩn ống nước trong thiết kế:

  • Ống thoát nước dọc: Tính theo phương thẳng đứng luôn phải trên 78mm.
  • Ống thoát nước nằm ngang: Ống nằm ngang kích thước luôn trên 38mm, không được nghiêng quá 450.
  • Ống thoát nước luôn phải có đường kính tối thiểu là trên 20mm.
  • Riêng với ống thoát nước chính đường kính tối thiểu phải là trên 102mm.
  • Ống thoát nước bồn nhà vệ sinh: kích thước tối thiểu phải trên 78mm.
  • Các ống thoát nước cho bồn tắm, bồn rửa mặt: kích thước tối thiểu là 38mm.
  • Đường ống thông khí là đường ống nối với hệ thống thoát nước trong nhà đảm bảo lưu thông khí ổn định có kích thước tối thiểu là 38mm.
  • Bên cạnh đó các đường ống khác đều phải có kích thước tối thiểu là 38mm.

Kích thước đường ống thông khí ,hút mùi nhà vệ sinh

Các tiêu chí chọn lựa ống thông khí, hút mùi đạt chuẩn cho nhà vệ sinh:

  • Ống thông khí từ bể phốt dẫn nước lên mái phải có kích thước là Φ 34mm.
  • Ống hút mùi cho nhà vệ sinh và cả nhà bếp thường có kích thước là Φ 90mm.
  • Ống thông khí trục thoát phân dẫn từ trên mái phải đạt tiêu chuẩn là Φ 34mm.

Tiêu chuẩn chất lượng ống thoát sàn nhà tắm vệ sinh

Đối với các vật liệu ống thoát nước: Người ta ưu tiên sử dụng ống nhựa ABS hay PVC, chứ không sử dụng các loại ống làm bằng kim loại, lâu ngày nước thải ngấm vào sẽ ăn mòn đường ống làm nó bị rỉ sét.

Tiêu chuẩn chất lượng ống thoát sàn nhà tắm vệ sinh

Các loại ống nước với các loại kích thước khác nhau tùy vào vị trí lắp đặt

 

Thông thường độ dày ống thoát nước với nhựa PVC có kích cỡ tối thiểu phải đạt từ C1 lên.

Còn với với ống cấp nước thường sử dụng các loại ống nhựa  nhựa HDPE hay ống nhựa nhiệt PPR phù hợp dẫn nước hơn ống PVC.

Loại ống này là ống cấp nước làm từ nhựa PPR hay còn gọi là ống nhiệt PPR

 

Loại ống này là ống cấp nước làm từ nhựa PPR hay còn gọi là ống nhiệt PPR


Dòng nước lạnh: độ dày của ống PPR khoảng 2,3mm – 2,8mm

Dòng nước nóng: độ dày của ống PPR khoảng 3,4mm – 4,1 mm.

Xem thêm: Những loại gương phòng tắm đẹp

Quy định cách đi đường nước trong nhà vệ sinh

Các ống nước dẫn và cấp thoát nước trong nhà vệ sinh bao gồm: ống cấp nước và ống cấp nước trong sinh hoạt hằng ngày.

  • Đối với đường ống thoát nước:

Theo nguyên lý ống thoát nước luôn đi từ dưới mặt nước lên nền sàn hay ngay phía dưới sàn nhà vệ sinh. Cần phải lắp đặt ống thoát nước có độ dốc đạt chuẩn trong hộp kỹ thuật của hệ thống thoát nước trong nhà.

  • Đường ống thoát nước âm nền trong nhà:

Thiết kế đường ống thoát nước âm nền cách nền nhà vệ sinh đến 20cm khi đó người ta đặt ống thoát nước dưới nền phương thức này áp dụng nhiều ở những công trình nhà dân dụng cũ trước đây.Ưu điểm:

Quá trình thi công nhanh chóng, không mất nhiều thời gian như các phương pháp khác.

Nhược điểm:

Khi nhà vệ sinh bị hư chức năng chống thấm thì việc thi công sửa chữa lại vô cùng vất vả.

  • Đường ống thoát nước âm sàn trong nhà:

Đa số hiện này người ta áp dụng phương pháp này để thi công lắp đặt hiệu quả, tiết kiệm thời gian, thao tác dễ dàng hơn phương pháp chống thấm cũ. Tuy nhiên, phương pháp này có mặt hạn chế là thời gian thi công mất nhiều thời gian hơn.

Kết luận: Bạn muốn áp dụng phương pháp nào cho quá trình thi công của bạn cũng được tùy vào mục đích của mỗi cá nhân. Nhưng quan trọng nhất là thao tác thực hiện dẫn ống nước phải đảm bảo độ dốc hợp lý và cách lắp đặt để sau này dễ sửa chữa lại các vấn đề chống thấm nước trong nhà, đặc biệt là nhà vệ sinh.

  • Đường ống cấp nước:

Trước khi lắp đặt thợ sửa điện nước phải đục dán âm tường để lắp đặt đường ống cấp nước cho nhà vệ sinh.

Đường ống cấp nước chạy dọc theo các tầng trong nhà thì đòi hỏi người thợ sửa điện nước phải đục dán ống nước âm vào tường trải dài theo ngôi nhà rồi dùng vữa trát lại, để tạo lớp màng chắn không cho ống nước rơi ra ngoài.

Xem thêm: Cách xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Các lưu ý quan trọng khi lắp đặt đường ống nước nhà vệ sinh

Dưới đây là một số lưu ý hữu ích giúp bạn tránh phải những sự cố khi lắp đặt các trang thiết bị nhà vệ sinh. Kĩ thuật lắp đặt đúng cách giúp bạn đỡ tốn thời gian sửa chữa lại, các trang vật tư cũng vận hành trơn tru hơn.

Đường ống nước cần tinh gọn

Đường ống nước cần tinh gọn

Kỹ thuật đi hệ ống thông với bồn cầu

Ống nối với bồn cầu nhà vệ sinh tốt nhất là càng ngắn càng tốt. Bởi khi thiết kế ông nước thải quá cồng ghềnh nhiều đoạn thì  ảnh hưởng đến hướng chảy của dòng chảy của nước thải, khó mà thoát nhanh được. Hệ lụy là các chất thải sẽ đống cạn tại vị trí gấp đoạn này, lâu ngày xảy ra tình trạng ùn tắc, lực xả nước bị yếu đi. Khi lắp đặt đường ống thải luôn phải đi kèm theo đường ống khí nhằm giảm áp lực trong ống giúp nước xả mạnh hơn, hạn chế tình trạng ống nước bị vỡ do áp lực đè nén lên quá mạnh.

Lắp ống nước xuống bể phốt

Lắp ống nước xuống bể phốt  

Thiết kế ống thải theo tiêu chuẩn hình trên

Bạn tránh lắp đặt ống thải nối thẳng xuống mặt nước khi đưa vào bể phốt. Bạn cần phải lắp đặt vị trí ống thải cao hơn mặt nước tối thiểu khoản 200mm để quá trình sử dụng hệ thống bồn cầu hoạt động hiệu quả hơn.

Bẫy nước không được thông khí

Bẫy nước không được thông khí

 

Bẫy nước luôn phải lắp đặt bởi nó giúp ngăn mùi hôi từ dưới cống bốc lên nhà

 

Chính bẫy nước này giúp cho bạn tránh khỏi những mùi thối từ dưới cống tỏa lên nhà. Nếu bạn lắp đặt hệ thống bẫy nước không đúng theo quy cách rất có thể nước trong các bẫy bị hút hết khiến cho mùi hôi xâm nhập nhà bạn.

Sử dụng cút nối phù hợp

Sử dụng cút nối phù hợp

 

Ống nối các hệ thống ống với nhau

 

Vì nhiều hệ ống rời rạc không thể nối lại với nhau, vì thế ta nhờ mối nối này giúp từ 2 đến nhiều mối nối ống khác kết lại với nhau. Khi sử dụng mối cút nối chữ Y sẽ giúp bồn cầu nhà bạn xả nước tốt hơn. Những với cút nối chữ T, chữ X thường xảy ra tình trạng nước lưu thông không tốt làm quá trình xả gián đoạn.

Lắp đặt đường ống thoát ngang

Khi lắp đặt ống nước thoát ngang bạn cần hết sức lưu ý tới độ nghiêng của ống thải. Bởi đặt ống thải với độ nghiêng không chuẩn sẽ tác động đến quá trình xả nước, không chỉ thế nước bẩn có thể dội ngược lại nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của con người. Ống thoát nước ngang có độ dốc tiêu chuẩn đạt 6,5mm đến 300mm chiều dài ống với điều kiện có thể mang hết thảy các chất thải rắn ra ngoài. Nếu lắp đặt không đạt tiêu chuẩn sẽ gây bí, tắc đường ống dẫn đến nghẽn. Khi ấy bạn phải tốn một khoản chi phí cho việc thi công và lắp đặt lại công đoạn này.

Cửa thăm

Khi lập một bản vẽ bạn cứ mỗi đoạn ống nước có chiều dài 30m thì phải bố trí một cửa thăm. Nơi lắp đặt cửa thăm thường tọa tại: nơi dẫn đường nước trong nhà thoát ra ngoài, hay dễ nhìn thấy nhất là nơi giao nhau giữa đường ống đứng gặp đường ống ngang, hay đường ống bẻ sang một hướng mới,…Khi lắp đặt của cửa thăm cần chọn vị trí hợp lý, không gian bố trí từ 30cm đến 45cm để người thợ dễ dàng kiểm tra, thăm khám khi có vấn đề bất cập nào.

 

Người thợ đang xem xét cửa thăm

Người thợ đang xem xét cửa thăm

  • Khoảng cách trống cách cửa thăm thường 45cm.
  • Tuy nhiên có thể đặt khoảng trống tầm 30cm nếu cỡ ống nối với cửa thăm nhỏ hơn 50cm.
  • Bố trí ống dưới sàn nằm ngang là 75cm, còn đứng là 45cm.
  • Tạo một khoảng trống ngang tối thiểu 60cm hướng ra trên sàn hay hướng ra ngoài nhà khi lắp đặt cửa thăm ống ngầm hay ống dưới sàn.

 Áp lực và nhiệt độ van xả củ

Một số nhà sẽ có nhà vệ sinh đi kèm với hệ thống nước nóng tự động khi đó bạn phải bố trị các hệ thống bảo vệ, hạn chế tối đa tình trạng bình nước nóng dẫn đến hiện tượng cháy nổ bình. Bạn cần lắp đặt trang thiết bị hỗ trợ hệ thống nước nóng bằng van xả an toàn nóng lạnh bởi khi nhiệt độ nước nóng vượt quá ngưỡng giới hạn sẽ tự động báo cho bạn biết để kịp thời tắt máy đi. 

Toàn bộ những lưu ý phía trên giúp bạn tránh lắp đặt sai cách, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng các thiết bị trong nhà vệ sinh. Những lúc xảy ra trục trặc bạn cũng sẽ biết nguyên nhân bắt nguồn từ đâu khi ấy công đoạn sửa chữa cũng thao tác dễ dàng hơn.

Tổng hợp bản vẽ đường ống nước với từng loại nhà

Dưới đây là bản vẽ tổng hợp hệ thống đường ống nước cho các loại hình nhà khác nhau tùy vào mục đích sử dụng mà thay đổi kết cấu đường ống của nó dựa trên công năng hoạt động động của loại mô hình đó.

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước nhà dân dụng

Khi vẽ ra một hệ thống ống nước người thiết kế phải tính toán đường đi ống nước, cách thức vận hành, đường nước vào và đường nước ra thật kỹ lưỡng. Bởi nếu chỉ sai sót nhỏ sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Bạn có thể tham khảo quá trình thiết kế một hệ thống ống nước hoàn chỉnh theo quy trình 3 giai đoạn như sau:

Bản đường đi ống nước toàn bộ công trình nhà dân dụng

 

Bản đường đi ống nước toàn bộ công trình nhà dân dụng

Giai đoạn 1: Lập sơ đồ nguyên lý thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà gia dụng

Việc làm đầu tiên trên cương vị của một kỹ sư hay kiến trúc sư chính là vẽ sơ bộ nguyên lý đường đi cấp thoát nước cho toàn bộ hệ thống trong nhà. Vì khi tổng hợp được đường nước đi thì mới bắt đầu bố trí các vị trí lắp đặt như máy bơm, đồng hồ, bình nước, tấm pin năng lượng mặt trời,…

Giai đoạn 2: Tiến hành triển khai mặt bằng thiết kế hệ thống cấp thoát nước nhà gia dụng

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng trệt

 

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng trệt

 

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng 2

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng 2

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng 1

 

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng 1

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng mái

 

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng mái

 

Sau khi hoàn thành quá trình vận hành nguồn cấp thoát nước theo đúng nguyên lý. Tiếp theo nhìn vào bản vẽ mặt bằng của từng tầng trong nhà. Từ hệ thống nguồn cấp thoát nước chính của từng tầng mà vẽ ra hệ thống nước trong từng tầng đó.

 

Kế đến bạn cần lựa chọn vị trí bố trí nguồn cấp nước, gen chứa sao cho đồng bộ, làm cho dòng nước chảy được lưu thông hiệu quả nhất. Rồi lần lượt bố trí thêm các hệ thống cần thiết khác đảm bảo thẩm mỹ và tiết kiệm diện tích nhất, tốt nhất là dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng thuận tiện về sau.

Giai đoạn 3: Sơ đồ chi tiết lắp đặt hệ thống cấp thoát nước nhà gia dụng

Bản vẽ hệ thống cấp thoát cho nhà vệ sinh tầng 1

Bản vẽ hệ thống cấp thoát cho nhà vệ sinh tầng 1

Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước nhà vệ sinh tầng 2

 

Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước nhà vệ sinh tầng 2

Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước nhà vệ sinh tầng 3

 

Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước nhà vệ sinh tầng 3

 

Hoàn thành xong các thiết kế hệ thống cấp thoát nước cả mặt bằng và mặt cắt của toàn bộ hệ thống. Bạn nên kiểm tra xem các bộ phận như bể tự hoại, chi tiết lắp đặt nhà vệ sinh, hệ thống cấp nước sinh hoạt,… Sau khi xem xét kỹ càng các bản vẽ không có sai sót chi tiết nào. Từ đây bạn có thể thi công lắp đặt hệ thống đường ống nước trong nhà mà không sợ bị chậm tiến độ hay gặp vấn đề gì khi xây dựng.

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước biệt thự

Bản vẽ mặt bằng và phối cảnh nhà biệt thự

 

Bản vẽ mặt bằng và phối cảnh nhà biệt thự

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước nhà hàng

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước nhà hàng

Sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh Nhà Hàng

 

Phối cảnh của một nhà hàng sang trọng

 

Phối cảnh của một nhà hàng sang trọng

 

 

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước Quán cafe

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước Quán cafe

Đây là bản thiết kế sân vườn, nội thất đầy đủ của một quán cà phê với đầy đủ công năng cần thiết

Bố trí nội thất và trang trí phong cách quán cà phê

 

Bố trí nội thất và trang trí phong cách quán cà phê

Phối cảnh sân vườn quán cà phê buổi sáng

Phối cảnh sân vườn quán cà phê buổi sáng

Bạn cần thiết kế thi công nhà trọn gói có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ  trực tiếp tư vấn giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.

sơ đồ mạch điện trong nhà

Sơ đồ mạch điện trong nhà

Trong mỗi công trình từ nhà ở đến các nhà máy xí nghiệp to lớn đều phải cần đến bản vẽ sơ đồ mạch điện để xác định vị trí cũng như cũng như giảm thiểu rủi ro trong quá trình thi công xuống mức thấp nhất. Dưới đây nhà Acc Home sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ mạch điện trong nhà hiệu quả, nhanh chóng nhất.

Phân loại sơ đồ mạch điện trong nhà

Phân loại sơ đồ mạch điện trong nhà

 

Trong sơ đồ mạch điện hiện này thường chỉ có hai loại sơ đồ chính là sơ đồ mạch điện dân dụng nổi và sơ đồ mạch điện trong nhà. Cả hai hình thức này đều được áp dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Nhưng thời gian gần đây người ta đang dần chuyển hướng đi dây điện chìm trong nhà vì tính thẩm mỹ công trình cao và an toàn điện tốt hơn.

Sơ đồ mạch điện dân dụng nổi

Sơ đồ mạch điện dân dụng nổi

 

Sơ đồ mạch điện đi dây nổi và công suất hoạt động

Đây là loại hình thường thấy nhất ở nhà ta ngày xưa, ngày nay còn xuất hiện nhiều ở trường học. Dây điện được bọc một ống nhựa tròn bên ngoài hay người ta dẹt ốp chúng lên mặt trần nhà, mắt thường ta có thể nhìn thấy rõ được chúng. Các mạng điện nối nhau đến công tắc và cầu giao của từng khu vực được phân định từ trước.

Ưu điểm:

  • Chi phí thi công lắp đặt dây điện nổi thường rẻ hơn các loại khác.
  • Thuận tiện cho người lắp đặt và khắc phục sự cố.
  • Trong quá trình lắp đặt có sai sót dễ sửa chữa, điều chỉnh thêm bớt không gặp nhiều khó khăn.
  • Đối với dây nổi không cần phải thiết kế bản vẽ trước khi bắt đầu xây dựng.

Nhược điểm:

  •  Đi dây nổi thường không mang lại vẻ mỹ quan cho công trình.
  • Do đi dây nổi nên thường ta sẽ không vẽ ra mà bố trí lung tung, thêm bớt tùy ý.
  • Quá trình thi công khá thô sơ chỉ sử dụng ống dẫn nhựa hay dán dây điện trực tiếp dưới đất, trần hay tường nhà. Thêm dây điện cũng chỉ sử dựng những hình thức trên, điều này làm dây điện dễ bị nối lung tung hơn.

Sơ đồ mạch điện trong nhà chìm

Sơ đồ mạch điện trong nhà chìm

 

Sơ đồ mạch điện đi dây chìm và nguyên lý  hoạt động

 

Đối với phương pháp đi dây chìm này bạn cần phải sử dụng ống dẫn hay dây dán trực tiếp xuống dưới đất hay dán lên tường nhà mình. Việc vẽ sơ đồ mạch điện luôn phải ưu tiên thực hiện trước. Vì thế, nhà thiết luôn phải thiết kế sơ đồ mạch điện xong rồi mới bắt đầu thi công.

Xem thêm: Cách xem bản vẽ mặt bằng 

Ưu điểm:

  • Giảm chiếm diện tích nhà cửa, có độ thẩm mỹ cao cho công trình.
  • Không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố bên ngoài.

Nhược điểm

  • Việc lắp đặt ngầm khá phức tạp nên chi phí thường đắt hơn.
  • Luôn phải ưu tiên thiết kế sơ đồ mạch điện trước công đoạn xây dựng nhà.
  • Khi xảy ra trục trặc, sửa chữa sự cố gặp nhiều phức tạp, tốn kém.

Cách vẽ sơ đồ đi dây điện trong nhà

Khi bạn nắm rõ nguyên lý hoạt động của mạch điện thì bước tiếp theo chúng ta bắt đầu thực hiện thiết kế trên bản vẽ.

Cách vẽ sơ đồ đi dây điện trong nhà

 

Bảng vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà

 

Bước 1: Đầu tiên bạn nên vẽ lại khu vực mà bạn chuẩn bị thi công, gồm đầy đủ các yếu tố như: diện tích, chiều dài , chiều rộng nơi đó.

Bước 2: Kí hiệu những nơi sẽ lắp đặt thiết bị điện trên bản vẽ, nhớ những nơi đó phải hợp lý và thuận lợi cho việc đi dây.

Bước 3: Tùy vào địa hình khu vực đó mà lựa chọn phương pháp mắc phù hợp.

Bước 4: Để tiết kiệm thời gian hơn, bạn nên tìm hiểu phần mềm hỗ trợ vẽ mạch điện công nghiệp.

Bước 5: Cuối cùng kiểm tra  lại những vị trí bạn dự định lắp đặt, bạn nên nhìn ở góc nhìn tổng thể thì dễ phát hiện lỗi sai hơn, sau đó điều chỉnh lại.

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên bạn đã có thể bắt tay vào thực hiện lắp đặt trang thiết bị điện trong nhà.

Một bản vẽ mạch điện hiệu quả thường rất chi tiết, bản vẽ càng chi tiết thì quá trình lắp đặt cũng diễn ra thuận lợi suôn sẻ hơn.

Dù là bất cứ căn nhà đều không thể thiếu sơ đồ mạch điện trong công trình đó. Bản vẽ là thứ hỗ trợ cho người lắp đặt trong suốt quá trình từ kiểm tra, xác định, thi công cho đến kiểm tra xem xét lại và báo cáo. Vì thế, người vẽ cần có kiến thức chuyên sâu, thực hiện bản vẽ tỉ mỉ, cẩn thận để người thi công có thể lắp đặt nhanh chóng, tránh sửa đi sửa lại nhiều lần.

Xem thêm: Bản vẽ nhà gồm những kích thước nào ?

Giải thích ký hiệu trong bản vẽ điện nước

Khi vẽ bản vẽ điện nước bạn luôn phải sử dụng những kí hiệu để đánh dấu vị trí lắp đặt, để giúp người ngoài nhìn vào đọc hiểu những kí hiệu ấy. Những thành phần này không hề thiếu trong bất kỳ bản vẽ điện nước nào.

Giải thích ký hiệu trong bản vẽ điện nước

Một số kí hiệu được viết trong bảng như:

  • Bóng đèn
  • Ổ cắm điện
  • Cầu giao
  • Công tắc điện

Ngoài những kí hiệu quen thuộc trên bạn nên biết thêm về những kí hiệu thuộc về điện trở, cuộn cảm,…Những thiết bị này chủ yếu phục vụ cho những khu công nghiệp, nhà máy lớn. Trong những ngành nghề này người ta phải sử dụng nguồn công suất lớn để vận hành máy móc.

Bên cạnh đó còn có một số kí hiệu mới như cảm biến từ. Cảm biến này có cấu tạo từ các thanh nam châm đồng bộ với cảm biến để hoạt động phù hợp hơn.

Những lưu ý khi vẽ sơ đồ mạch điện

Trước khi thiết kế một bản vẽ thì bạn nên hiểu thế nào là nguyên lý hoạt động của mạng điện trong nhà. Tùy vào thiết kế của mỗi loại công trình sẽ cho ra mỗi sơ đồ điện khác nhau. Khi vẽ sơ đồ mạch điện bàn cần phải chú ý đến các điều sau đây:

Quan sát mọi nơi trong nhà xem nhà mình có điều kiện thuận lợi hay bất lợi gì trong quá trình lắp đặt. Từ những yếu tố mà bạn đúc kết được sau một hồi quan sát bạn để liệt kê những vật dụng cần lắp đặt trong nhà, vị trí lắp đặt của chúng sẽ ở những nơi nào, số lượng cần phải lắp đặt.

Tuy nhiên bạn chỉ nên lắp đặt các thiết bị phù hợp với mục đích sử dụng của gia đình hay công xưởng để tránh gây lãng phí.

Bổ trợ thêm những kiến thức về nguyên lý hoạt động của mạch điện cụ thể như là: mạch điện song song, nguyên lý hoạt động của sơ đồ điện, những đặc điểm hoạt động của từng loại thiết bị điện khác nhau,…Và nhiều lý thuyết, sơ đồ mạch điện khác nữa, bạn cũng cần phải nắm thật kỹ, để tránh xảy ra lỗi khi thi công.

Điều quan trọng nhất trước khi muốn vẽ một bản vẽ mạch điện chính là nguyên lý hoạt động điện năng, bạn cần hiểu thật tường tận để bản vẽ đạt tiêu chuẩn đưa vào thực tiễn ứng dụng.

Xem thêm: Bản vẽ xây dựng dùng để làm gì?

Kinh nghiệm lắp đặt dây điện trong nhà

  • Thường trong hệ thống điện các loại dây giống nhau sẽ có màu tương tự nhau: dây lửa, dây mát, dây tiếp đất,…
  • Cần tránh đi dây điện ở nơi có khả năng cao sẽ đóng đinh, khoan lỗ,…sau này.
  • Khi bố trí đường dây điện cần chia thành nhiều nhánh nhỏ kí hiệu khác nhau, để khi cần sửa chữa chỉ cần ngắt cầu giao ở khu vực đó.
  • Bạn không nên tự tiện lắp đặt, thiết kế mạng điện khi chưa nắm rõ kiến thức về ngành nghề này.
  • Tuyệt đối không đi dây chung ống của dây tivi và dây internet khi sử dụng máy sẽ bị nhiễu tín hiệu, gây khó khăn khi xem tivi hoặc điện thoại bằng mạng.
  • Dây điện của bạn cần phải sử dụng loại chất lượng tốt, thuộc thương hiệu có tiếng, uy tín mà nhiều người tin dùng.
  • Mỗi dây điện đều có ống luồn dây điện nhằm đảm bảo chống rò rỉ, chống thấm nước, chịu nhiệt cao.
  • Những nơi nguồn điện đi qua thì cần phải là nơi thoáng mát, khô ráo, an toàn với mọi người trong nhà.
  • Trong hệ thống mạng lưới điện cần phải lắp đặt đến 2 bộ aptomats: 1 aptomat cho tổng mạng điện trong nhà, 1 aptomat cho từng hệ thống nhánh điện thuộc những khu vực khác nhau theo phòng hoặc tầng tùy vào thiết kế.
  • Nhà có trẻ nhỏ bạn nên sử dụng phích cắm giả để bảo vệ trẻ nhỏ khi chúng nghịch ngợm.
  • Nếu bạn vẫn không an tâm với những biện pháp trên thì có thể lắp thêm cầu dao chống rò (ELCB) ngay sau cầu dao tự động (MCB) trong hệ thống điện nhà mình.

Đặc điểm cấu tạo của mạng điện trong nhà

Trong nhà phổ biến nhất là hai loại mạng điện: mạng điện đơn giản và mạng điện phức tạp. Dưới đây là thông tin bổ ích về hai mạng điện quen thuộc này.

Đặc điểm cấu tạo của mạng điện trong nhà

 

Hệ thống mạng điện trong nhà

Mạng điện đơn giản

  • Đường dây điện đi từ mạch chính của mạng điện rồi mới đi qua công tơ vào mạng lưới điện nhà
  • Mạch chính sẽ rẽ ra nhiều mạch nhánh khác nhau rồi mắc song song với nhau để bạn có thể điều khiển chúng độc lập, từ đó cung cấp điện đến các ổ điện để sử dụng đồ dùng hằng ngày.
  • Trang bị các thiết bị đóng cắt và bảo vệ, bảng điện,… nhằm hạn chế cháy nổ điện trong nhà.

Mạng điện phức tạp

Tổng quan sơ đồ mạng điện phức tạp bao gồm:

  • 1 hộp phân phối
  • 1 Aptomat tổng
  • 1 Aptomat nhánh
  • Các đồ dùng điện
  • 1 hoặc nhiều ổ điện

Yêu cầu lắp mạng điện trong nhà

  • Tất cả hệ thống mạng điện phải lắp đặt đúng theo bản vẽ, đảm bảo điện cung cấp đủ cho các căn phòng trong nhà.
  • Thiết kế mang điện đúng quy chuẩn, thực hiện đủ các thao tác an toàn điện năng.
  • Thiết kế mạng điện theo cục bộ dễ dàng kiểm tra và xử lý tình huống nguy hiểm
  • Thao tác lắp đặt chuẩn xác, đi dây đẹp, gọn gàng, không lòi dây ra ngoài, đảm bảo tính thẩm mỹ cho nhà ở.

Cần tư vấn về bản vẽ kết cấu điện nước, các đi mạch điện trong nhà hay thiết kế nhà bạn có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian đẹp nhất.

tính m2 thi công điện nước

Cách tính m2 thi công điện nước

Điện nước là một trong những ngành nhỏ quan trọng, không thể thiếu trong quá trình thi công xây dựng mọi công trình. Vậy cách tính giá thi công điện nước trong xây dựng như thế nào cho hợp lý, hãy cùng Acc Home theo dõi bài viết tham khảo dưới đây.

Trong xây dựng, sơn bả, kết cấu được ví như nước da và xương, thì điện nước được coi là mạch máu chính của công trình. Bạn sẽ không thể sống được trong không gian 1 căn nhà mà không có điện nước. Nó là 1 phần để đáp ứng những tiêu chí sử dụng của chủ nhà.

Đối với 1 công trình, điện nước thi công ngay từ khi bắt đầu phần móng và hạ tầng của tòa nhà. Và kết thúc khi mà cả công trình đã hoàn thiện về mọi mặt. Điều này cũng nói lên được tính quan trọng của điện nước. Với thi công điện nước, cách tính giá m2 thi công điện nước cũng khá đa dạng, tính riêng theo phần điện, phần nước, theo từng biện pháp thi công.

Thi công điện nước là gì?

Như đã nói qua ở trên, điện nước là một phần không thể thiếu của mọi công trình và được ví như mạch máu của công trình ấy. Nếu như căn nhà là chỗ để che mưa, che nắng cho mọi người, thì điện nước sẽ có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mọi người từ những việc như sinh hoạt hàng ngày, giải trí, làm việc,..

Điện nước được ví như mạch máu của công trình

 

Điện nước được ví như mạch máu của công trình

Mặc dù chỉ được coi là một ngành nhỏ trong xây dựng, tuy nhiên tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của điện nước tới mọi mặt, đời sống của người dân rất nhiều. Thi công điện nước là sẽ phải xây dựng hệ thống, đường dây mạng lưới của toàn bộ công trình theo bản vẽ thiết kế sao cho phù hợp với tiêu chí, nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Cách tính giá m2 thi công điện

Cách tính giá m2 thi công điện

 

Cách tính giá m2 thi công điện theo những biện pháp thi công ở đây sẽ phù hợp với trường hợp vật tư theo chủ nhà cấp hoặc đơn vị thi công sẽ bao luôn vật tư. Giá thành sẽ có chênh lệch tương nhiều so với từng trường hợp, vì vật tư trong điện nước rất đắt đỏ. Giá thành sẽ không đưa ra một con số cụ thể chính xác vì tùy thuộc vào đặc điểm công trình và vị trí của công trình.

Tính m2 theo biện pháp thi công dán dây

Đây là biện pháp thi công đơn giản nhất khi đi dây điện lưới trong nhà. Và đương nhiên giá thành cũng sẽ thấp nhất trong những biện pháp thi công. Với phương pháp này, sau khi xây dựng đã hoàn hiện phần xây tường thì đội ngũ thi công điện nước sẽ bắt đầu thi công và đi dây.

 

Thi công điện theo phương pháp dây dán

Thi công điện theo phương pháp dây dán

Đây điện sẽ được chôn thẳng vào các mạch tường mà không được bảo vệ bằng những phụ kiện nào. Phương pháp này có mỗi một ưu điểm là giá thành nhỏ, còn những nhược điểm của nó cũng khá lớn. Nếu có những trường hợp sai sót, chập điện, sai dây thì bắt buộc phải đục tường ra và xử lý lại.

Tuy nhiên đối với những phương pháp này, phần đi những dây điện quan trọng như thông tầng, hay khi thi công phần hạ tầng thì bắt buộc phải sử dụng những đồ vật bảo vệ luồn dây như ống gen cứng hoặc mềm. Để bảo vệ dây trong phần bê tông được bảo vệ an toàn vì khi xây dựng thi công những phần đó thì không tránh khỏi những tác động, va đập. Dễ gây tới hư hại dây điện ở những phần bê tông quan trọng, hậu quả để lại rất to lớn.

Tính m2 theo biện pháp thi công ống gen mềm

Hay một số nơi còn gọi là ống ruột gà. Đối với biện pháp thi công này, sau khi đã hoàn thiện xây tường thì bắt đầu thi công điện nước. Nhưng khác với dây dán, thi công bằng phương pháp đi gen mềm này thì sẽ đục và chôn trong các mạch tường những đoạn gen mềm nối các hệ thống lại với nhau. Giá thành thi công sẽ nằm ở mức tầm trung, vừa phải.

Và sau khi hoàn thiện xong công đoạn tô trát, đơn vị thi công sẽ luồn dây điện qua những ống gen mềm đã đặt sẵn trong tường. Với phương pháp này ưu điểm sẽ là bảo về được dây điện khá tối ưu, nhưng cũng cần phải bảo đảm vì gen mềm tương đối mỏng, dễ bị rách bởi những tác động bên ngoài. Nhược điểm sẽ là đối với ống gen mềm thì việc luồn dây tương đối khó, vì dây sẽ dễ bị cong, uốn lượn.

Tính m2 theo biện pháp thi công gen cứng

Đây là phương pháp an toàn, bảo đảm nhất, giá thành cao nhất và cũng là được nhiều người ưa chuộng chọn lựa. Đối với loại ống gen cứng này, đội ngũ thi công sẽ phải sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để uốn ống gen theo địa hình tường, và chôn vào trong tường.

 

Phương pháp thi công lắp gen cứng

Phương pháp thi công lắp gen cứng

Việc luồn dây trong ống gen cũng dễ dàng, vì ống trơn, thẳng, ít gây khó khăn cho người thi công. Phương pháp này được cho là hữu hiệu nhất, và tính giá m2 theo biện pháp thi công này cũng là đắt nhất.

Cách tính m2 thi công lắp đặt nước

Đối với thi công hệ thống đường cấp nước và đường thoát có nhiều điểm khác nhau, nên cách tính giá cũng sẽ tương đối khác nhau. Những thông thường cách tính giá thi công lắp đặt nước sẽ gồm 2 cách sau

 

Cách tính giá m2 thi công điện

Thi công lắp đặt hệ thống nước

Tính giá lắp đặt nước theo số lượng nhà vệ sinh

Cách này rất đơn giản và được đa số nhiều nơi, nhiều công trình áp dụng. Chỉ cần xác định công trình có bao nhiêu nhà vệ sinh, và tính đơn giá của từng nhà vệ sinh rồi nhân lên theo số lượng. Cách tính này phù hợp với những công trình nhỏ như nhà dân, biệt thự,..

Tính giá lắp đặt nước theo bóc tác từng vật dụng

Với cách tính giá này yêu cầu đơn vị thiết kế phải bóc tách từng vật dụng sử dụng, hệ thống đường cấp đường thoát. Đơn vị thiết kế sẽ phải bóc tách từng mét ống trong hệ thống đường cấp đường thoát, cũng như từng vật dụng liên quan như vòi qua sen, bồn cầu, lavabo,…. Cách tính này phù hợp đối với những công trình lớn như chung cư. Trường học,..

Với cách tính này thì có ưu điểm là chính xác và cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên cũng khá ít người thực áp dụng cách tính này, vì giá thành của phương pháp này với phương pháp ở trên cũng không chênh lệch nhau quá nhiều.

Với cách tính m2 thi công điện nước ở trên, chủ yếu là dựa vào những phương pháp, biên pháp thi công là chủ yếu. Còn phần m2 của thi công điện nước cũng sẽ dựa vào m2 mặt sàn của xây dựng. Những con số về giá cả cũng như những số liệu về m2 đưa ra cũng khá hợp lý, phù hợp.

 

Các lưu ý thi công điện nước theo từng đơn giá

Trong thi công điện nước cách tính các đơn giá phụ thuộc vào cách tính m2 thi công điện nước. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào đơn vị cấp vật tư khi thi công, thường sẽ là có 2 đơn vị chủ yếu cấp vật tư khi thi công, thứ sẽ là đơn vị chủ nhà, và đơn vị thứ 2 sẽ là đơn vị thiết kế thi công.

Đơn giá của thi công điện theo m2 phụ thuộc nhiều vào cách tiến hành thi công

 

Đơn giá của thi công điện theo m2 phụ thuộc nhiều vào cách tiến hành thi công

Với những trường hợp chủ nhà cấp vật tư thì sẽ chỉ phải tính giá nhân công theo m2 cho đơn vị thi công. Còn với trường hợp đơn vị thi công cung cấp vật tư thì sẽ phải tính giá cả nhân công, vật tư theo m2 xây dựng thi công.

Đối với cách tính giá theo nhân công

Với trường hợp thi công này, chỉ cần lưu ý tới những kĩ thuật thi công sao cho đảm bảo chất lượng, tiến độ đạt yêu cầu so với tiến độ thi công đã đưa ra, ký kết trong hợp đồng.

Đối với cách tính giá bao gồm cả vật tư

Với trường hợp này, đơn vị thiết kế thi công đã bao gồm luôn cả vật tư. Ngoài lưu ý tới những kỹ thuật, tiến độ trong thi công, đơn vị thiết kế thi công cần phải bóc tách tính toán sao cho khối lượng, chất lượng của vật tư phục vụ cho công trình phải phù hợp.

Quy trình chính xác khi thi công điện nước

Cũng như mọi ngành trong xây dựng, đối với thi công điện nước cũng có quy chuẩn chính xác quy trình thi công. Gồm các bước, các công đoạn bắt buộc phải thi công từng bước mới đảm bảo chất lượng cũng như kỹ thuật chuyên môn. Thi công điện nước sẽ bao gồm các bước dưới sau.

Thi công hệ thống điện, nước ngầm dưới nền, sàn

Đây là phần quan trọng nhất đối với thi công điện nước, yêu cầu cần phải thi công chính xác. Vì đối với phần hạ tầng như móng, bể phốt, bể nước âm thì chỉ thi công được khi đơn vị xây dựng đang làm đến phần đó. Hơn hết nữa là sau khi bộ phận thi công hoàn tất đầu mục công việc hạ tầng thì không thể đào lên và làm lại được.

 

Thi công nước phần trong nhà vệ sinh

Thi công nước phần trong nhà vệ sinh

Đối với phần điện nước dưới nền, sàn đơn vị thi công điện nước cần phải đặt ống chờ ở các bể nước ngầm, bể phốt, hay hệ thống nước thải,… Cần phải có những tính toán chính xác đối với hệ thống điện nước của cả công trình.

Lưu ý: khi đơn vị thi công đổ mái các tầng, cũng là lúc thi công điện nước đặt những ống điện thông tầng và những lỗ hở dành cho hệ thống hộp kỹ thuật của dường cấp thoát nước trong công trình. Tránh trường hợp sau này phải đục bê tông ảnh hưởng đến kết cấu công trình.

Thi công hệ thống điện, nước trong nhà, trên các tầng

Sau khi bộ phận thi công xây dựng đã hoàn thành việc xây tường ở trong nhà và các tầng, thì cũng là lúc điện nước bắt đầu thi công.

Triển khai đục tường, đi dây điện tại hầu hết những tầng và tại các nhà vệ sinh theo đúng bản vẽ kĩ thuật. Trong quá trình này sẽ phụ thuộc nhiều vào đơn vị thi công xây dựng nên phải có yếu tố hỗ trợ, phối hợp giải quyết công việc để đạt chất lượng và tiến độ cao nhất.

Lắp đặt thiết bị

Sau khi bộ phận phối xây dựng đã hoàn thiện hết các phần việc của giai đoạn hoàn thiện như sơn bả, thạch cao,.. cũng là thời điểm lắp các thiết bị của bộ phận thi công điện nước.

 

Lắp đặt thiết bị vệ sinh

Lắp đặt thiết bị vệ sinh

Những thiết bị bao gồm đèn chiếu sấng, quạt trần, lavabo, bồn cầu sẽ được thi công và lắp đặt trong giai đoạn này. Về giai đoạn này cần phải lắp sao cho đúng kỹ thuật của từng thiết bị, phù hợp với tiện ích của chủ nhà và cũng phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

Nghiệm thu, bảo hành sản phẩm

Giai đoạn này là yêu cầu phải hoàn thiện 100% đầu việc, đơn vị thi công điện nước sẽ cùng chủ nhà nghiệm thu toàn bộ công việc liên quan đến điện nước. Hoàn thành nốt những gì chưa đạt yêu cầu đối với bản vẽ thi công và với những gì chỉnh sửa theo phát sinh, ý kiến của chủ nhà.