Những lưu ý khi sử dụng bê tông tươi
Nhiều người biết đến bê tông tươi như một vị cứu tinh của ngành xây dựng bởi bê tông tươi được trộn sẵn ở xí nghiệp và đem đến sẵn công trường giúp tiết kiệm thời gian thi công cho các dự án lớn cực kì hiệu quả. Vì thế, bê tông tươi ngày càng được ưa chuộng rộng rãi hơn đặc biệt là các siêu dự án tại các thành phố lớn. Dưới đây bài viết của Acc Home mách bạn những lưu ý cần phải biết khi sử dụng bê tông tươi .
Nội dung bài viết
Bê tông tươi là gì?
Bê tông thương phẩm hay còn gọi với một cái tên gọi khác là bê tông tươi , được trộn sẵn và được đưa vào sử dụng liền còn có tên tiếng anh chuyên dụng là Ready Mixed Concrete. Hỗn hợp bê tông tươi được cấu tạo từ nhiều thành phần như: cát, xi măng, nước và phụ gia được hòa theo tỷ lệ đúng như công thức. Dựa vào từng vùng mà người ta trộn bê theo đúng tỷ lệ nhất định để tạo tính chất cường độ bê tông khác nhau phù hợp theo từng vùng đặc điểm đó.
Sản phẩm bê tông tươi được trộn hoàn toàn bằng máy công nghiệp có sẵn mà không cần phải qua bất kỳ công đoạn thủ công nào. Sau đó, chỉ cần lái xe đến chở bê tông tươi từ xưởng về nơi thi công công trình và đổ. Chính vì thế, bê tông tươi được sản xuất rộng rãi để ứng dụng vào nhiều công trường thi công ngày càng nhiều như ngày nay. Người ta thường chọn những công ty, xí nghiệp sản xuất bê tông tươi bởi họ đảm bảo tốt việc kiểm định nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất bê tông tươi giúp các thao trường thi công hoàn thành công việc đúng tiến độ.
Phân loại
Phân loại bê tông tươi khá dễ dàng, dựa theo từng đặc điểm mà phân loại bê tông nhằm đáp ứng tốt bê tông cho từng loại công trình, dựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Nhà sản xuất thường phân loại bê tông tươi dựa theo mác bê tông. Mác bê tông được định nghĩa là khả năng chịu nén của bê tông đó, mác càng cao thì độ chịu nén càng cao.
Tiêu chuẩn phân loại theo mác bê tông
Dựa theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam các tiêu chuẩn bạn có thể tham khảo sau đây là TCVN 3105 : 1993, TCVN 4453 : 1995 các mẫu bê tông được làm ra để đo lường độ thường có hình lập phương và kích thước 150mm x 150mm x150mm. Những mẫu bê tông này sẽ được bảo dưỡng theo đúng như quy chuẩn TCVN 3105 : 1993 khoảng trong thời gian 28 ngày đã được ninh kết lại.
Sau khoảng 28 ngày, bê tông được đưa đến khai phá hủy mẫu do máy nén thực hiện để kiểm tra độ chịu nén của bê tông. Bê tông được đo lường bằng đơn vị MPa (N/mm²) hay daN/cm² (kg/cm²), đây là đơn vị bắt buộc phải ghi vào mỗi khi có bảng báo cáo về kiểm định bê tông và các thủ tục hành chính khác.
Ngoài khả năng chịu nén tốt thì bê tông còn phải chịu được các tác động từ bên ngoài điển hình như: lực kéo, lực uốn, trượt trong số đó thì nén là yếu tố chiếm tỷ lệ lớn nhất của bê tông tươi , đặc điểm này quyết định phần lớn chất lượng của một bê tông tươi đạt chuẩn hay không, hoặc người ta còn gọi là đánh giá chất lượng qua mác bê tông.
Xem thêm: Tỉ lệ cát đá xi măng trong 1m3 bê tông
Phân loại bê tông tươi theo mác bê tông
Bê tông tươi được phân loại dựa theo mác bê tông cụ thể là từ: 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500, 600. Mỗi mác bê tông cách nhau 50 đơn vị, mác bê tông càng lớn thì có thể cách nhau đến 100 đơn vị.
Một mác bê tông 200 tức thể hiện khả năng suất nén phá hủy của mẫu bê tông đó theo như tiêu chuẩn kích thước. Sau khi đã hoàn thành 28 ngày nén thì điều kiện của mẫu đó phải đạt đến 200 kG/cm². Tuy nhiên những mác bê tông 200 chỉ có cường chịu nén tầm 90 kG/cm² (tính toán khả năng chịu nén của kết cấu bê tông dựa theo trạng thái giới hạn thứ nhất).
Những lưu ý khi đổ bê tông tươi
Bê tông kết cấu chuẩn trong xây dựng sẽ có nhiều trạng thái khác nhau để phục vụ tốt trong công việc xây dựng công trình: chịu nén, kéo, uốn, trượt,… Hiệu quả của bê tông tốt nhất sẽ nằm ở trạng thái chịu nén. Chính vì thế một bê tông hoạt động tốt thường có cường độ chịu nén cao, vì thế từ khả năng chịu nén người ta mới bắt đầu phân loại bê tông theo mác của bê tông.
Thời Tiết
- Bề mặt trên của bê tông thường khô nhanh hơn nhờ các tác động từ tự nhiên như: gió hanh khô, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và nhiệt độ, độ ẩm ngoài trời thấp.
- Xi măng được thủy hóa một cách nhanh hơn các quá trình khác. Chính vì thế, bê tông được đông kết bê tông thành thể rắn nhanh hơn. Tuy nhiên do quá trình đông kết bê tông diễn ra quá nhanh khiến chất lượng bê tông bị suy giảm đi nhiều.
- Do công trường thường có thời tiết hanh khô, nhiều giờ liền nên khó tránh trường hợp bê tông bị thoát nước liên tục. Nếu không khắc phục kịp thời tình trạng mất nước liên tục của bê tông thì sẽ xảy ra hiện tượng co ngót dẻo. Do đó quá trình này khiến cho xi măng không thể thực hiện tốt quá trình thủy hóa. Nếu cứ tiếp tục như vậy, cường độ chịu nén của bê tông sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, mau mất nước hơn và giảm tính bền của bê tông tươi .
Vị trí đổ bê tông tươi (cũ, mới)
Tốt nhất nên đổ bê tông càng sát vị trí thực tế càng tốt để hạn chế tối đa sự phân tầng, nếu không thì vữa bê tông sẽ dễ bị chảy lan ra xung quanh khu vực đó khiến chúng trở lại cốt liệu đá, cát. Tuyệt đối không được để tình trạng đổ bê tông ra một chỗ rồi người thợ dùng xẻng cào rộng ra. Mà cách thực hiện hiệu quả nhất là đổ bê tông theo từng lớp, mỗi lớp được đổ nên đầm nện lại thật kỹ sau đó mới đổ chồng lên một lớp mới và đổ bê tông theo phương ngang.
Trong trường hợp nếu hộp cốp pha hẹp, thì nên đổ lần lượt các lớp bê tông mỏng, các lớp bê tông phải đổ liên tục trước khi lớp bê tông phía dưới cùng cô đặc lại.
Cần chú ý đặc biệt khi đổ bê tông trên nền bê tông cũ
Một số vị trí đặc biệt phải đổ bê tông lên bề mặt bê tông cũ, ví dụ như: chân cột, nối trân sàn hay dầm ở các vị trí nối với cột. Tại lúc này bề mặt của bê tông mới sẽ có độ bám dính tốt hơn và không bị thấm ở các vị trí giáp lai, hạn chế để bề mặt bê tông cũ bị bẩn, nên làm sạch trước khi đổ một lớp bê tông mới. Sau đó, dùng đục tẩy hết những lớp vữa nhám lên bề mặt cốt thép, nếu không dầm kỹ phần này sẽ khó tạo thành khối. Nếu như xảy ra hiện tượng lớp vữa bị tộp tức là lớp vữa mặt trên bong ra, phải cạo bỏ ngay đi. Kế tiếp, xối nước thật mạnh để trôi đi các mảnh vụn, bụi xi măng vừa được cao đi. Ngay sau bước này phải thực hiện ngay thao tác tưới xi măng loãng lên toàn bộ chân cột. Nước xi măng có tác dụng là lớp bám dính vừa có khả năng che phủ tốt hạn chế lộ đá nhiều. Cuối cùng, mới thực hiện đến bước dựa hợp cốp pha vào đúng vị trí để đổ bê tông.
Chú ý mác bê tông
– Một mẫu bê tông tiêu chuẩn sẽ có khối hình lập phương có kích thước cố định 20x20x20cm, được đúc từ bê tông thực tế với điều kiện dưỡng hộ đạt tiêu chuẩn từ nhiệt độ 15-20 độ C, độ ẩm từ 90-100% trong khoảng 28 ngày. Khối bê tông được đúc hoàn chỉnh có mác bê tông với cường độ chịu nén tính theo đơn vị kg/m2.
– Các quy chuẩn thi công về mác bê tông được quy định trong bản vẽ kết cấu công trình sẽ thường có các thông số như sau: 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Các mác bê tông từ 200 – 250 sẽ có kết cấu chịu lực tốt phù hợp với cột, dầm sàn. Đối với các loại bê tông có mác dưới 100 thì không nên sử dụng để làm bê tông cốt thép cho công trình.
– Theo kinh nghiệm thực tiễn, cường độ bê tông phát triển không đều. Trong trường hợp 3 ngày đầu cường độ bê tông có thể đạt 40-50%, đến sau 7 ngày có thể đạt đến 60-70%. Những ngày sau đó mức độ cường độ của bê tông sẽ duy trì chậm hơn đến ngày 28 ngày sẽ đạt đến mức độ 100%.
– Mác bê tông được quy định trong bản vẽ kết cấu và thi công phải đạt tiếu chuẩn này. Thường có mác bê tông như sau: 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Bê tông mác 200 – 250 dùng trong các kết cấu chịu lực như cột, dầm sàn. Bê tông cốt thép không thể dùng loại mác nhỏ hơn 100. Nếu như cường độ bê tông phát triển ổn định với điều kiện lý tưởng thì mác bê tông có thể phát triển kéo dài đến hàng tháng, hàng năm, cường độ có thể tốt hơn gấp nhiều lần cường độ mác bê tông đã sau 28 ngày.
Chú ý trộn lại bê tông tươi khi cần thiết
– Quá trình trộn bê tông tương đối phức tạp, bắt đầu từ khi ninh kết và đông kết cứng lại sau khoảng 2 đến 3 giờ. Trong quá trình đó, người thợ cần phải lưu ý kỹ những điều sau để cho ra chất lượng bê tông tốt nhất như: sử dụng đúng kỹ thuật, hạn chế dùng vữa đã trộn, thợ thi công cần phải có kỹ thuật tốt, thao tác nhanh,…Vữa bê tông trộn cần có độ dẻo nhất định trước khi tiến hành đổ vào đúng vào vị trí.
– Theo như kinh nghiệm trong nghề, vữa bê tông để khoảng trong vòng 1 tiếng mà chưa được đổ vào khuôn phải chuẩn bị trộn lại. Phần bê tông được trộn lại đã bị hao hụt đi lượng nước, dù không đáng kể nhưng khả năng linh hoạt của bê tông đã bị giảm sút đi nhiều và chất lượng cũng không được đảm bảo như ban đầu. Cho dù thế bạn cũng không thể cứu chữa bằng cách đổ thêm nước vì làm như thế bê tông sẽ bị nhão ra, cường độ chịu lực sẽ càng suy giảm nghiêm trọng hơn.
– Nếu bạn muốn biết vữa bê tông có đủ độ sệt chưa thì khi trét lên xung quanh cốp thép nếu không có hiện tượng phân rã hay bị ướt, rỉ nước trên bề mặt thì vữa bê tông đã đạt chuẩn. Nếu sàn bê tông quá mỏng và kết cấu có quá nhiều cốt thép thì người thợ nên sử dụng loại bê tông có độ dẻo tốt hơn.
Kiểm soát nhiệt độ bê tông tươi
Những nơi có khí hậu nắng, nóng quanh năm thì làm cho lượng nước trong bê tông bị hao hụt đáng kể dẫn đến quá trình thi công gặp nhiều trục trặc hơn. Nếu thêm nước vào bê tông thì cũng không có cải thiện được tình trạng hiện tại mà làm cho nó càng thêm nghiêm trọng hơn. Bởi thêm nước vào bê tông đã trộn sẵn sẽ làm phá vỡ kết cấu ban đầu của nó làm giảm cường độ chịu nén và độ bền của bê tông hơn ban đầu.
Một số công trình ở Việt Nam sẽ quy định nhiệt độ ban đầu của bê tông từ 30-32 độ C để đảm bảo tốt chất lượng công trình. Vì thế mỗi công trình đều phải duy trì nhiệt độ thích hợp để hạn chế tối đa bê tông bị giảm cường độ chịu nén đi nhiều nhất có thể.
Dưới đây là những hậu quả mà bê tông tươi không giữ được nhiệt độ ban đầu, cường độ bê tông giảm, chất lượng độ bền không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến công trình như:
+ Ảnh hưởng đến quá trình thủy hóa diễn ra nhanh hơn bình thường làm bê tông kết rắn lại nhanh hơn ảnh hưởng đến kết cấu của bê tông không còn đạt hiệu quả cao.
+ Do thời tiết nắng nóng làm bề mặt bê tông bị khô đi nhanh hơn khiến cho lớp bê tông không được gắn kết chặt chẽ và khô không đồng đều ảnh hưởng đến tiến độ công trình.
+ Bê tông thường xuyên gặp tình trạng mất nước liên tục bởi nếu hiện tượng mất nước xảy ra sẽ làm tăng các vết nứt nhiều hơn do co ngót dẻo. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ làm giảm đi cường độ chịu nén của bê tông cũng như độ bền của nó.
– Phương pháp làm giảm nhiệt bê tông cực kỳ hiệu quả:
+ Hỗ trợ làm mát bê tông bằng chất nitơ lỏng.
+ Trong quá trình trộn bê tông sử dụng nước đá hay máy làm lạnh nước để hạ nhiệt
+ Làm giảm nhiệt độ cốt liệu bằng cách che đậy và phun sương làm ẩm cốt liệu nhanh nhất.
Lưu ý đến yếu tố an toàn
- Nhiều công trường bị trễ tiến độ nên ráo rít, gấp rút đẩy nhanh tiến độ đổ bê tông. Tại thời điểm này thường xuyên xảy ra nhiều tai nạn công trường nhất bởi khối lượng công việc bị đổ dồn dập, nhận lực tập trung đông khó kiểm soát hơn nên thường xảy ra nhiều tình trạng đáng tiếc nơi công trường xây dựng. Đặc biệt là khi thi công móng, cần chú ý tuyệt đối với các hố móng kiểm tra kĩ xem có chúng có kiên cố, chắc chắn chưa? Bởi khu vực thi công này thường hay xảy ra tình trạng sụt lở trước khi tiến hành bước tiếp theo.
- Ngoài ra những tai nạn công trường thường do dàn giáo, cốp pha, thang lên xuống không chắc chắn hoặc lúc thi công công trình có người ở dưới làm rơi nguyên vật liệu trúng họ gây nhiều tai nạn thương tâm. Bên cạnh đó, nếu thời gian đổ bê tông không chuẩn xác, quá lâu so với dự kiến sẽ dẫn đến chất lượng bê tông bị giảm sút ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.
- Khi bơm bê tông phải chú ý sử dụng máy bơm bê tông tĩnh. Tốt hơn hết nên chọn những đoạn bê tông ngắn, vì dễ di chuyển và hạn chế gây vướng víu cho các công trình lân cận. Tuy nhiên, nếu chất lượng ống bơm xuống cấp nghiêm trọng sẽ dẫn tới chất lượng bê tông cũng giảm theo, vì thế bạn nên kiểm tra kĩ đường ống trước khi bơm.
Bạn cần tư vấn thiết kế thi công nhà có thể liên hê với Acc Home theo số điện thoai 0977 703 776 các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.