Bài viết

Cách ốp chân tường

Những cách ốp chân tường đơn giản

Chân tường là một trong những vị trí quan trọng của căn nhà, vậy để có một chân tường đẹp ta cần phải làm gì? Sau đây Acc Home xin mách quý chủ đầu tư những cách ốp chân tường có thể giúp bạn tạo nên một chân tường hoàn hảo.

Nên chọn loại gạch nào để ốp chân tường?

Nên chọn loại gạch nào để ốp chân tường?

Chân tường nên ốp gì?

Hiện nay, gạch ốp chân tường trên thị trường rất đa đạng về chủng loại và kích thước. Nếu bạn phân vân không biết chọn loại gạch ốp nào bền đẹp, bảo vệ chân tường không bị ẩm mốc lại còn phù hợp với ngôi nhà của mình thì sau đây là sẽ là một số gợi ý cho bạn:

Gạch ốp chân tường vân gỗ: Màu gỗ tự nhiên mang đến vẻ đẹp sang trọng và tinh tế. Gạch giả gỗ không chỉ kế thừa vẻ đẹp đó mà còn giúp căn nhà hòa vào tự nhiên, toát lên vẻ mộc mạc truyền thống.

Gạch ốp chân tường giả đá: Các vân đá mang lại sự trang trọng, giúp căn nhà nổi bật đang là mẫu đá chiến tỷ trọng lớn trên thị trường. Gạch giả đá thích hợp cho nhiều không gian như phòng khách, nhà tắm, cầu thang…và có thể sử dụng để ốp mặt tiền trang trí.

Gạch thẻ: Loại gạch này có hình dáng nhỏ nhắn, rất dễ thi công lại mang tính nghệ thuật cao, tạo điểm nhất cho căn phòng. Với loại gạch này, bạn có thể linh động trong phong cách ốp như hiện đại hoặc cổ điển.

Gạch viền: Một mẫu gạch đa dạng về kích thước và hoa văn màu sắc. Có thể ốp viền theo kiểu chân tường thấp, họa tiết đơn giản tạo điểm nhấn, hoặc ốp viền theo kiểu tường cao với nhiều dáng họa tiết phức tạp kết hợp hài hòa với màu tường.

Gạch Ceramic có họa tiết đối xứng: Nếu muốn không gian nhà bạn trở nên nổi bật hơn thì gạch Ceramic với họa tiết độc đáo này là một lựa chọn hoàn hảo. Muốn tăng độ thẩm mỹ cho nội thất bạn có thể kết hợp loại gạch này với họa tiết viền chân tường.

Xem thêm : Xây dựng tường 2 lớp có cách nhiệt được không?

Cách ốp chân tường đẹp và sang trọng.

Có hai cách ốp chân tường là ốp nổi và ốp chìm, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, tùy vào nhu cầu và sở thích của mỗi người mà lựa chọn phương pháp phù hợp.

Cách ốp nổi

Cách ốp nổi

 

Ốp chân tường nổi dễ dàng

Đây là cách ốp gạch truyền thống. Với khả năng bám dính chắc chắn và khả năng chống thấm tốt, quá trình thi công đơn giản, nhiều người chọn nó làm phương pháp thi công cho công trình của mình. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại những hạn chế như dễ lộ khuyết điểm, dễ bám bụi và cần thường xuyên lau chùi.

Xem thêm : Cách chống thấm chân tường

Cách ốp chìm

Ốp tường chìm đang dần trở nên phổ biến

Ốp tường chìm đang dần trở nên phổ biến

So với cách ốp nổi thì cách ốp chìm đang dần trở thành xu hướng ốp chân tường hiện nay. Bởi vì nó giúp gạch bám chắc vào tường, dễ dàng vệ sinh, khắc phục tình trạng bám bụi bẩn, chống thấm hiệu quả, độ thẩm mỹ cao hơn so với ốp nổi. Mặc dù có ưu điểm vượt trội như vậy nhưng nó cũng có nhược điểm là quá trình thi công phức tạp, mất nhiều thời gian và công sức, khó khắc phục khi xảy ra lỗi.

Chọn màu sắc gạch ốp

Đây cũng là một bước quan trọng quyết định vẻ đẹp công trình của bạn. Tùy vào phong cách và gu thẩm mỹ của mỗi người để có thể chọn được màu sắc riêng cho bản thân. Tuy nhiên cũng cần tránh chọn màu quá rườm rà làm công trình trở nên rối mắt.  

Cách phối màu gạch cùng tông với màu sơn là cách phối màu đơn giản nhất hiện nay. Lựa chọn màu sắc tùy theo ý thích của bạn. Gạch màu sáng sẽ mang tới vẻ đẹp nhẹ nhàng trang nhã, gạch màu tối sẽ giúp không gian trở nên thanh lịch.

Chọn màu sắc gạch ốp

 

Phối màu gạch cùng tông với màu sơn mang lại cảm giác nhẹ nhàng, trang nhã

Ngoài ra, còn một cách phối khác là màu gạch nghịch tông với màu sơn. Đây là một cách phối ấn tượng và nổi bật. Giúp căn nhà trở nên độc đáo,sang trọng hơn.

Màu gạch nghịch tông với màu sơn khiến không gian trở nên sang trọng.

 

Màu gạch nghịch tông với màu sơn khiến không gian trở nên sang trọng.

Các bước ốp chân tường.

Thực hiện ốp gạch gồm 5 bước:

  • Bước 1: Tính toán kích thước và lựa chọn loại gạch ốp hợp lý. Chuẩn bị các công cụ cần thiết như keo lát gạch, bay,…
  • Bước 2: Tiến hành làm phẳng bề mặt cần ốp
  • Bước 3: Trải keo lát gạch nên bề mặt cần lát.
  • Bước 4: Ốp gạch nhẹ nhàng lên tường. Dùng búa cao su gõ đều để gạch có thể bám chắc vào tường.
  • Bước 5: Làm sạch bề mặt gạch ốp rồi chà ron. Sau đó tiến hành làm sạch bề mặt gạch lần cuối.

Những lưu ý khi thi công ốp gạch chân tường.

Khi thi công bạn cũng cần lưu ý những điều sau để hạn chế bụi bẩn, nấm mốc cho chân tường, đồng thời tạo điểm nhất cho ngôi nhà:

  • Đầu tiên, bạn nên chọn những loại gạch có chất lượng tốt, có tỉ lệ hút nước thấp vì chân tường tiếp giáp với sàn nhà nơi có độ ẩm cao. Chọn gạch hút nước thấp sẽ bảo vệ được tường nhà.
  • Chọn gạch có độ cứng cao để tránh bị nứt vỡ do va chạm. Đây là nơi có tỷ lệ chịu va đập nhất trên bức tường. Hơn nữa, loại gạch có độ cứng tốt sẽ đảm bảo tuổi thọ lâu bền cho căn nhà của bạn.
  • Bạn nên cân nhắc chọn mẫu gạch trơn, bóng để hạn chế tình trạng bám bụi một cách tối ưu.
  • Một đội thợ chuyên nghiệp sẽ đem lại sản phẩm chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Vì vậy, bạn nên tìm những người này để hoàn thiện cho căn nhà của bạn nhé.

Trên đây là những thông tin cần thiết về cách ốp chân tường, mong rằng bài viết này có thể giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

cách chống thấm chân tường

Cách chống thấm chân tường đơn giản

Chân tường thấm nước là nỗi lo của nhiều gia đình trong thời tiết nồm ẩm này, nó vừa làm tính mất thẩm mỹ cho công trình lại vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vậy nên để có thể giúp bạn giải quyết vấn đề nan giải này, Acc Home xin đề xuất những cách chống thấm chân tường hiệu quả nhất sau đây.

Những nguyên nhân khiến chân tường bị thấm nước

Những nguyên nhân khiến chân tường bị thấm nước

 

Chân tường ẩm mốc gây mất thẩm mỹ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chân tường nhà bạn bị thấm, điển hình nhất là do những nguyên nhân sau:

  • Do mưa nhiều, trời nồm ẩm: Trời mưa nhiều, nồm khiến độ ẩm tăng cao mà xi măng hấp thụ nước mạnh nên gây ra tình trạng thấm nước.
  • Do ảnh hưởng bởi vật liệu xây dựng: Theo bản chất, hồ dầu và xi măng có khả năng hút nước rất lớn nên sau một thời gian sử dụng, một phần nước sẽ ngấm vào tường theo mạch lan và phần còn lại đọng lại dưới chân và thấm lên tường. Hiệu tượng này thường xảy ra ở những nơi có độ ẩm cao như phòng tắm, nhà vệ sinh,…
  • Do thiếu vữa xi măng khi xây: Khi thi công công trình, thợ xây sử dụng không đủ vữa xi măng tạo thành các lỗ hổng khiến chân tường bị thấm.
  • Không có biện pháp chống thấm: Do tiết kiệm chi phí, nhân công,.. mà chủ nhà, đội thi công đã bỏ qua bước chống thấm cho công trình khiến công trình không có lớp bảo vệ.

Các biện pháp chống thấm chân tường

Việc chọn các biện pháp chống thấm khiến nhiều người phân vân vì không biết cách nào phù hợp với ngôi nhà của mình. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu và phân tích để có cái nhìn tổng quan hơn về các cách chống thấm chân tường.

Ốp gạch, đá cho chân tường để chống thấm.

Ốp gạch đá để chống thấm

Đây là cách chống thấm đơn giản và phổ biến nhất vì vừa có quá trình thi công dễ dàng, vừa có tác dụng trang trí. Nhưng theo chuyên gia, cách chống thấm này là một cách sai lầm vì khi ốp gạch, đá sẽ tạo ra khoảng hở làm nước bị giữ lại thấm ngược vào tường.

Sử dụng giấy dán tường.

Sử dụng giấy dán tường

 

Một trong những cách làm được sử dụng nhiều nhất là dán giấy dán tường. Cách này nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, còn làm đẹp cho ngôi nhà. Tuy nhiên việc dán giấy dán tường không giữ được lâu dài, sau một thời gian, giấy sẽ bị bong tróc, thậm chí ẩm mốc do hơi nước. Cách này chỉ nên áp dụng cho cá nhà trọ ở ngắn ngày.

Tạo dầm cách ẩm bằng phương pháp đục tường đổ vữa.

Đục và rót vữa tự chảy vào chân tường cũng là một phương pháp không tệ để chống thấm, nó khả thi hơn hai phương trên nhưng cũng có nhược điểm là dễ bị co ngót, về lâu dài sẽ làm thay đổi cấu trúc công trình.

Sử dụng xi măng và vữa trộn xi măng

Sử dụng vữa để chống thấm chân tường.

 

Một phương pháp khắc phục tất cả nhược điểm của các phương pháp trên là đục một lớp vữa trát sát chân tường khoảng 0.5 đến 1m, sau đó quét một lớp chất chống thấm có gốc xi măng, rồi trát lại bằng vữa có trộn phụ gia chống thấm. Tuy nhiên, nó cũng không phải một phương pháp chống thấm tuyệt đối vì dễ gây hiện tượng thấm ngược do nước thấm qua mao mạch.

Dùng dung dịch Water Seal DPC

Dùng dung dịch Water Seal DPC để chống thấm

 

Đây là một giải pháp chống thấm kỹ thuật cao. Sử dụng hóa chất có dạng tinh thể thẩm thấu để chống thấm, vì các chất này thẩm thấu vào các lớp xi măng, vữa,… để tạo thành phản ứng silicon, tạo ra lớp gel bịt kín các lỗ rỗng, tạo thành lớp cách ẩm, ngăn hơi nước trong các mao mạch thấm qua chân tường.

Quy trình chống thấm bằng dung dịch như sau: 

  • Bước 1: Đục 30-40cm chân tường cần thi công. Chú ý chỉ đục lớp vữa bên ngoài, không đục vào lớp gạch bên trong.
  • Bước 2: Tạo phễu để rót hóa chất vào chân tường. Dùng khoan, khoan một lỗ từ 15-20 cm, nghiêng 45 độ tùy vào độ dày của bước tường. Ví dụ tường dày 10 cm sẽ khoan 11 cm; tường 20 cm sẽ khoan hai mũi có kích thước khác nhau, một mũi sâu 10 cm từ dưới lên, một mũi sâu 22cm.
  • Bước 3: Làm sạch chân tường, phun một ít nước vào lỗ khoan, sau đó đặt ống dung dịch vào mỗi mũi khoan, dùng vữa bịt kín miệng và thân lỗ tránh dung dịch bị chảy ra ngoài.
  • Bước 4: Rót dung dịch vào từng lỗ khoan. Rót liên tục và nhiều lần khoảng 30 – 35ml/1 lần/1 lỗ để dung dịch thấm tốt và sâu nhất vào mao mạch. Tuy nhiên, việc rót dung này cũng cần theo quy định, tường 10cm sử dụng 1.5 lít/1 mét tường, tường đôi 20 cm thì rót 2.5 – 3 lít/1 mét tường.
  • Bước 5: Trát bịt lỗ khoan. Trộn xi măng, cát, nước và Water Seal DPC theo tỉ lệ 1:3:4:1 để bịt lỗ khoan.

Những lưu ý khi thực hiện chống thấm

Để việc chống thấm đạt được hiệu quả cao thì bạn cần chú ý những điểm sau:

  • Xác định tuổi thọ, vị trí, kết cấu xây dựng của công trình để lựa chọn phương pháp chống thấm tối ưu nhất.
  • Làm sạch bề mặt trước khi thi công.
  • Cần đảm bảo vật liệu chống thấm có độ kết dính cao.
  • Che bao ni lông vào chỗ chống thấm để tránh việc chất chống thấm khô quá nhanh.
  • Sử dụng keo chống thấm để khắc phục nếu xuất hiện tình trạng rò rỉ.

Trên đây là những cách chống thấm tường tốt nhất mà các nhà thầu thường sử dụng. Mong thông tin bài viết sẽ giúp đỡ được cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.