Cách chống thấm chân tường đơn giản

Chân tường thấm nước là nỗi lo của nhiều gia đình trong thời tiết nồm ẩm này, nó vừa làm tính mất thẩm mỹ cho công trình lại vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vậy nên để có thể giúp bạn giải quyết vấn đề nan giải này, Acc Home xin đề xuất những cách chống thấm chân tường hiệu quả nhất sau đây.

Những nguyên nhân khiến chân tường bị thấm nước

Những nguyên nhân khiến chân tường bị thấm nước

 

Chân tường ẩm mốc gây mất thẩm mỹ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chân tường nhà bạn bị thấm, điển hình nhất là do những nguyên nhân sau:

  • Do mưa nhiều, trời nồm ẩm: Trời mưa nhiều, nồm khiến độ ẩm tăng cao mà xi măng hấp thụ nước mạnh nên gây ra tình trạng thấm nước.
  • Do ảnh hưởng bởi vật liệu xây dựng: Theo bản chất, hồ dầu và xi măng có khả năng hút nước rất lớn nên sau một thời gian sử dụng, một phần nước sẽ ngấm vào tường theo mạch lan và phần còn lại đọng lại dưới chân và thấm lên tường. Hiệu tượng này thường xảy ra ở những nơi có độ ẩm cao như phòng tắm, nhà vệ sinh,…
  • Do thiếu vữa xi măng khi xây: Khi thi công công trình, thợ xây sử dụng không đủ vữa xi măng tạo thành các lỗ hổng khiến chân tường bị thấm.
  • Không có biện pháp chống thấm: Do tiết kiệm chi phí, nhân công,.. mà chủ nhà, đội thi công đã bỏ qua bước chống thấm cho công trình khiến công trình không có lớp bảo vệ.

Các biện pháp chống thấm chân tường

Việc chọn các biện pháp chống thấm khiến nhiều người phân vân vì không biết cách nào phù hợp với ngôi nhà của mình. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu và phân tích để có cái nhìn tổng quan hơn về các cách chống thấm chân tường.

Ốp gạch, đá cho chân tường để chống thấm.

Ốp gạch đá để chống thấm

Đây là cách chống thấm đơn giản và phổ biến nhất vì vừa có quá trình thi công dễ dàng, vừa có tác dụng trang trí. Nhưng theo chuyên gia, cách chống thấm này là một cách sai lầm vì khi ốp gạch, đá sẽ tạo ra khoảng hở làm nước bị giữ lại thấm ngược vào tường.

Sử dụng giấy dán tường.

Sử dụng giấy dán tường

 

Một trong những cách làm được sử dụng nhiều nhất là dán giấy dán tường. Cách này nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, còn làm đẹp cho ngôi nhà. Tuy nhiên việc dán giấy dán tường không giữ được lâu dài, sau một thời gian, giấy sẽ bị bong tróc, thậm chí ẩm mốc do hơi nước. Cách này chỉ nên áp dụng cho cá nhà trọ ở ngắn ngày.

Tạo dầm cách ẩm bằng phương pháp đục tường đổ vữa.

Đục và rót vữa tự chảy vào chân tường cũng là một phương pháp không tệ để chống thấm, nó khả thi hơn hai phương trên nhưng cũng có nhược điểm là dễ bị co ngót, về lâu dài sẽ làm thay đổi cấu trúc công trình.

Sử dụng xi măng và vữa trộn xi măng

Sử dụng vữa để chống thấm chân tường.

 

Một phương pháp khắc phục tất cả nhược điểm của các phương pháp trên là đục một lớp vữa trát sát chân tường khoảng 0.5 đến 1m, sau đó quét một lớp chất chống thấm có gốc xi măng, rồi trát lại bằng vữa có trộn phụ gia chống thấm. Tuy nhiên, nó cũng không phải một phương pháp chống thấm tuyệt đối vì dễ gây hiện tượng thấm ngược do nước thấm qua mao mạch.

Dùng dung dịch Water Seal DPC

Dùng dung dịch Water Seal DPC để chống thấm

 

Đây là một giải pháp chống thấm kỹ thuật cao. Sử dụng hóa chất có dạng tinh thể thẩm thấu để chống thấm, vì các chất này thẩm thấu vào các lớp xi măng, vữa,… để tạo thành phản ứng silicon, tạo ra lớp gel bịt kín các lỗ rỗng, tạo thành lớp cách ẩm, ngăn hơi nước trong các mao mạch thấm qua chân tường.

Quy trình chống thấm bằng dung dịch như sau: 

  • Bước 1: Đục 30-40cm chân tường cần thi công. Chú ý chỉ đục lớp vữa bên ngoài, không đục vào lớp gạch bên trong.
  • Bước 2: Tạo phễu để rót hóa chất vào chân tường. Dùng khoan, khoan một lỗ từ 15-20 cm, nghiêng 45 độ tùy vào độ dày của bước tường. Ví dụ tường dày 10 cm sẽ khoan 11 cm; tường 20 cm sẽ khoan hai mũi có kích thước khác nhau, một mũi sâu 10 cm từ dưới lên, một mũi sâu 22cm.
  • Bước 3: Làm sạch chân tường, phun một ít nước vào lỗ khoan, sau đó đặt ống dung dịch vào mỗi mũi khoan, dùng vữa bịt kín miệng và thân lỗ tránh dung dịch bị chảy ra ngoài.
  • Bước 4: Rót dung dịch vào từng lỗ khoan. Rót liên tục và nhiều lần khoảng 30 – 35ml/1 lần/1 lỗ để dung dịch thấm tốt và sâu nhất vào mao mạch. Tuy nhiên, việc rót dung này cũng cần theo quy định, tường 10cm sử dụng 1.5 lít/1 mét tường, tường đôi 20 cm thì rót 2.5 – 3 lít/1 mét tường.
  • Bước 5: Trát bịt lỗ khoan. Trộn xi măng, cát, nước và Water Seal DPC theo tỉ lệ 1:3:4:1 để bịt lỗ khoan.

Những lưu ý khi thực hiện chống thấm

Để việc chống thấm đạt được hiệu quả cao thì bạn cần chú ý những điểm sau:

  • Xác định tuổi thọ, vị trí, kết cấu xây dựng của công trình để lựa chọn phương pháp chống thấm tối ưu nhất.
  • Làm sạch bề mặt trước khi thi công.
  • Cần đảm bảo vật liệu chống thấm có độ kết dính cao.
  • Che bao ni lông vào chỗ chống thấm để tránh việc chất chống thấm khô quá nhanh.
  • Sử dụng keo chống thấm để khắc phục nếu xuất hiện tình trạng rò rỉ.

Trên đây là những cách chống thấm tường tốt nhất mà các nhà thầu thường sử dụng. Mong thông tin bài viết sẽ giúp đỡ được cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

5/5 - (2 bình chọn)