Bài viết

bản vẽ sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh

Sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh

Khi thi công bất kì một công trình nào, cũng đều phải có bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp thoát nước cho công trình đó. Bởi nếu không có thì chắc chắn công trình này khó mà đảm bảo hệ thống cấp thoát nước hiệu quả an toàn. Vì nguồn nước cung cấp cho con người sử dụng hằng ngày nếu không có thì cho dù xây ngôi nhà đẹp đến đâu cũng vô ích. Bài viết dưới đây của nhà Acc Home sẽ cung cấp cho bạn đọc quá trình thiết hệ thống cấp thoát nước trong nhà.

Các thành phần của sơ đồ hệ thống nước

Các thành phần của sơ đồ hệ thống nước

 

Các trang thiết bị trong nhà nối với đường ống nước

Khi chuẩn bị thi công cần đảm bảo đủ các thành phần của hệ thống ống nước sau:

  • Đường cống chính dẫn vào nhà của gia chủ.
  • Cửa thăm
  • Chuẩn bị đủ các loại ống ngang, ống thoát nước, ống thoát dọc.
  • Các vật tư trang thiết bị vệ sinh cấp thiết
  • Bẫy nước ngăn mùi hôi
  • Bộ thông khí trong nhà

Yêu cầu chung với hệ thống đường ống nước nhà vệ sinh

Hệ thống thoát nước của nhà vệ sinh và hệ thống thoát nước rửa phải tách biệt nhau

  • Chiều dài đường ống phải ngắn nhất có thể để việc thoát nước tốt nhất

Lắp đặt phải dễ dàng thi công, kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi cần thiết

Hệ thống không đi qua phòng khách hoặc phòng ngủ

  • Phân biệt được các đường ống thải khi gặp sự cố cần sửa chữa

Tiêu chuẩn ống cấp nước trong nhà vệ sinh

Tiêu chuẩn ống cấp nước trong nhà vệ sinh

 

Hệ thống ống nước nối giữa các tầng

 

Đây là tiêu chuẩn ống nước trong thiết kế:

  • Ống thoát nước dọc: Tính theo phương thẳng đứng luôn phải trên 78mm.
  • Ống thoát nước nằm ngang: Ống nằm ngang kích thước luôn trên 38mm, không được nghiêng quá 450.
  • Ống thoát nước luôn phải có đường kính tối thiểu là trên 20mm.
  • Riêng với ống thoát nước chính đường kính tối thiểu phải là trên 102mm.
  • Ống thoát nước bồn nhà vệ sinh: kích thước tối thiểu phải trên 78mm.
  • Các ống thoát nước cho bồn tắm, bồn rửa mặt: kích thước tối thiểu là 38mm.
  • Đường ống thông khí là đường ống nối với hệ thống thoát nước trong nhà đảm bảo lưu thông khí ổn định có kích thước tối thiểu là 38mm.
  • Bên cạnh đó các đường ống khác đều phải có kích thước tối thiểu là 38mm.

Kích thước đường ống thông khí ,hút mùi nhà vệ sinh

Các tiêu chí chọn lựa ống thông khí, hút mùi đạt chuẩn cho nhà vệ sinh:

  • Ống thông khí từ bể phốt dẫn nước lên mái phải có kích thước là Φ 34mm.
  • Ống hút mùi cho nhà vệ sinh và cả nhà bếp thường có kích thước là Φ 90mm.
  • Ống thông khí trục thoát phân dẫn từ trên mái phải đạt tiêu chuẩn là Φ 34mm.

Tiêu chuẩn chất lượng ống thoát sàn nhà tắm vệ sinh

Đối với các vật liệu ống thoát nước: Người ta ưu tiên sử dụng ống nhựa ABS hay PVC, chứ không sử dụng các loại ống làm bằng kim loại, lâu ngày nước thải ngấm vào sẽ ăn mòn đường ống làm nó bị rỉ sét.

Tiêu chuẩn chất lượng ống thoát sàn nhà tắm vệ sinh

Các loại ống nước với các loại kích thước khác nhau tùy vào vị trí lắp đặt

 

Thông thường độ dày ống thoát nước với nhựa PVC có kích cỡ tối thiểu phải đạt từ C1 lên.

Còn với với ống cấp nước thường sử dụng các loại ống nhựa  nhựa HDPE hay ống nhựa nhiệt PPR phù hợp dẫn nước hơn ống PVC.

Loại ống này là ống cấp nước làm từ nhựa PPR hay còn gọi là ống nhiệt PPR

 

Loại ống này là ống cấp nước làm từ nhựa PPR hay còn gọi là ống nhiệt PPR


Dòng nước lạnh: độ dày của ống PPR khoảng 2,3mm – 2,8mm

Dòng nước nóng: độ dày của ống PPR khoảng 3,4mm – 4,1 mm.

Xem thêm: Những loại gương phòng tắm đẹp

Quy định cách đi đường nước trong nhà vệ sinh

Các ống nước dẫn và cấp thoát nước trong nhà vệ sinh bao gồm: ống cấp nước và ống cấp nước trong sinh hoạt hằng ngày.

  • Đối với đường ống thoát nước:

Theo nguyên lý ống thoát nước luôn đi từ dưới mặt nước lên nền sàn hay ngay phía dưới sàn nhà vệ sinh. Cần phải lắp đặt ống thoát nước có độ dốc đạt chuẩn trong hộp kỹ thuật của hệ thống thoát nước trong nhà.

  • Đường ống thoát nước âm nền trong nhà:

Thiết kế đường ống thoát nước âm nền cách nền nhà vệ sinh đến 20cm khi đó người ta đặt ống thoát nước dưới nền phương thức này áp dụng nhiều ở những công trình nhà dân dụng cũ trước đây.Ưu điểm:

Quá trình thi công nhanh chóng, không mất nhiều thời gian như các phương pháp khác.

Nhược điểm:

Khi nhà vệ sinh bị hư chức năng chống thấm thì việc thi công sửa chữa lại vô cùng vất vả.

  • Đường ống thoát nước âm sàn trong nhà:

Đa số hiện này người ta áp dụng phương pháp này để thi công lắp đặt hiệu quả, tiết kiệm thời gian, thao tác dễ dàng hơn phương pháp chống thấm cũ. Tuy nhiên, phương pháp này có mặt hạn chế là thời gian thi công mất nhiều thời gian hơn.

Kết luận: Bạn muốn áp dụng phương pháp nào cho quá trình thi công của bạn cũng được tùy vào mục đích của mỗi cá nhân. Nhưng quan trọng nhất là thao tác thực hiện dẫn ống nước phải đảm bảo độ dốc hợp lý và cách lắp đặt để sau này dễ sửa chữa lại các vấn đề chống thấm nước trong nhà, đặc biệt là nhà vệ sinh.

  • Đường ống cấp nước:

Trước khi lắp đặt thợ sửa điện nước phải đục dán âm tường để lắp đặt đường ống cấp nước cho nhà vệ sinh.

Đường ống cấp nước chạy dọc theo các tầng trong nhà thì đòi hỏi người thợ sửa điện nước phải đục dán ống nước âm vào tường trải dài theo ngôi nhà rồi dùng vữa trát lại, để tạo lớp màng chắn không cho ống nước rơi ra ngoài.

Xem thêm: Cách xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Các lưu ý quan trọng khi lắp đặt đường ống nước nhà vệ sinh

Dưới đây là một số lưu ý hữu ích giúp bạn tránh phải những sự cố khi lắp đặt các trang thiết bị nhà vệ sinh. Kĩ thuật lắp đặt đúng cách giúp bạn đỡ tốn thời gian sửa chữa lại, các trang vật tư cũng vận hành trơn tru hơn.

Đường ống nước cần tinh gọn

Đường ống nước cần tinh gọn

Kỹ thuật đi hệ ống thông với bồn cầu

Ống nối với bồn cầu nhà vệ sinh tốt nhất là càng ngắn càng tốt. Bởi khi thiết kế ông nước thải quá cồng ghềnh nhiều đoạn thì  ảnh hưởng đến hướng chảy của dòng chảy của nước thải, khó mà thoát nhanh được. Hệ lụy là các chất thải sẽ đống cạn tại vị trí gấp đoạn này, lâu ngày xảy ra tình trạng ùn tắc, lực xả nước bị yếu đi. Khi lắp đặt đường ống thải luôn phải đi kèm theo đường ống khí nhằm giảm áp lực trong ống giúp nước xả mạnh hơn, hạn chế tình trạng ống nước bị vỡ do áp lực đè nén lên quá mạnh.

Lắp ống nước xuống bể phốt

Lắp ống nước xuống bể phốt  

Thiết kế ống thải theo tiêu chuẩn hình trên

Bạn tránh lắp đặt ống thải nối thẳng xuống mặt nước khi đưa vào bể phốt. Bạn cần phải lắp đặt vị trí ống thải cao hơn mặt nước tối thiểu khoản 200mm để quá trình sử dụng hệ thống bồn cầu hoạt động hiệu quả hơn.

Bẫy nước không được thông khí

Bẫy nước không được thông khí

 

Bẫy nước luôn phải lắp đặt bởi nó giúp ngăn mùi hôi từ dưới cống bốc lên nhà

 

Chính bẫy nước này giúp cho bạn tránh khỏi những mùi thối từ dưới cống tỏa lên nhà. Nếu bạn lắp đặt hệ thống bẫy nước không đúng theo quy cách rất có thể nước trong các bẫy bị hút hết khiến cho mùi hôi xâm nhập nhà bạn.

Sử dụng cút nối phù hợp

Sử dụng cút nối phù hợp

 

Ống nối các hệ thống ống với nhau

 

Vì nhiều hệ ống rời rạc không thể nối lại với nhau, vì thế ta nhờ mối nối này giúp từ 2 đến nhiều mối nối ống khác kết lại với nhau. Khi sử dụng mối cút nối chữ Y sẽ giúp bồn cầu nhà bạn xả nước tốt hơn. Những với cút nối chữ T, chữ X thường xảy ra tình trạng nước lưu thông không tốt làm quá trình xả gián đoạn.

Lắp đặt đường ống thoát ngang

Khi lắp đặt ống nước thoát ngang bạn cần hết sức lưu ý tới độ nghiêng của ống thải. Bởi đặt ống thải với độ nghiêng không chuẩn sẽ tác động đến quá trình xả nước, không chỉ thế nước bẩn có thể dội ngược lại nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của con người. Ống thoát nước ngang có độ dốc tiêu chuẩn đạt 6,5mm đến 300mm chiều dài ống với điều kiện có thể mang hết thảy các chất thải rắn ra ngoài. Nếu lắp đặt không đạt tiêu chuẩn sẽ gây bí, tắc đường ống dẫn đến nghẽn. Khi ấy bạn phải tốn một khoản chi phí cho việc thi công và lắp đặt lại công đoạn này.

Cửa thăm

Khi lập một bản vẽ bạn cứ mỗi đoạn ống nước có chiều dài 30m thì phải bố trí một cửa thăm. Nơi lắp đặt cửa thăm thường tọa tại: nơi dẫn đường nước trong nhà thoát ra ngoài, hay dễ nhìn thấy nhất là nơi giao nhau giữa đường ống đứng gặp đường ống ngang, hay đường ống bẻ sang một hướng mới,…Khi lắp đặt của cửa thăm cần chọn vị trí hợp lý, không gian bố trí từ 30cm đến 45cm để người thợ dễ dàng kiểm tra, thăm khám khi có vấn đề bất cập nào.

 

Người thợ đang xem xét cửa thăm

Người thợ đang xem xét cửa thăm

  • Khoảng cách trống cách cửa thăm thường 45cm.
  • Tuy nhiên có thể đặt khoảng trống tầm 30cm nếu cỡ ống nối với cửa thăm nhỏ hơn 50cm.
  • Bố trí ống dưới sàn nằm ngang là 75cm, còn đứng là 45cm.
  • Tạo một khoảng trống ngang tối thiểu 60cm hướng ra trên sàn hay hướng ra ngoài nhà khi lắp đặt cửa thăm ống ngầm hay ống dưới sàn.

 Áp lực và nhiệt độ van xả củ

Một số nhà sẽ có nhà vệ sinh đi kèm với hệ thống nước nóng tự động khi đó bạn phải bố trị các hệ thống bảo vệ, hạn chế tối đa tình trạng bình nước nóng dẫn đến hiện tượng cháy nổ bình. Bạn cần lắp đặt trang thiết bị hỗ trợ hệ thống nước nóng bằng van xả an toàn nóng lạnh bởi khi nhiệt độ nước nóng vượt quá ngưỡng giới hạn sẽ tự động báo cho bạn biết để kịp thời tắt máy đi. 

Toàn bộ những lưu ý phía trên giúp bạn tránh lắp đặt sai cách, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng các thiết bị trong nhà vệ sinh. Những lúc xảy ra trục trặc bạn cũng sẽ biết nguyên nhân bắt nguồn từ đâu khi ấy công đoạn sửa chữa cũng thao tác dễ dàng hơn.

Tổng hợp bản vẽ đường ống nước với từng loại nhà

Dưới đây là bản vẽ tổng hợp hệ thống đường ống nước cho các loại hình nhà khác nhau tùy vào mục đích sử dụng mà thay đổi kết cấu đường ống của nó dựa trên công năng hoạt động động của loại mô hình đó.

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước nhà dân dụng

Khi vẽ ra một hệ thống ống nước người thiết kế phải tính toán đường đi ống nước, cách thức vận hành, đường nước vào và đường nước ra thật kỹ lưỡng. Bởi nếu chỉ sai sót nhỏ sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Bạn có thể tham khảo quá trình thiết kế một hệ thống ống nước hoàn chỉnh theo quy trình 3 giai đoạn như sau:

Bản đường đi ống nước toàn bộ công trình nhà dân dụng

 

Bản đường đi ống nước toàn bộ công trình nhà dân dụng

Giai đoạn 1: Lập sơ đồ nguyên lý thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà gia dụng

Việc làm đầu tiên trên cương vị của một kỹ sư hay kiến trúc sư chính là vẽ sơ bộ nguyên lý đường đi cấp thoát nước cho toàn bộ hệ thống trong nhà. Vì khi tổng hợp được đường nước đi thì mới bắt đầu bố trí các vị trí lắp đặt như máy bơm, đồng hồ, bình nước, tấm pin năng lượng mặt trời,…

Giai đoạn 2: Tiến hành triển khai mặt bằng thiết kế hệ thống cấp thoát nước nhà gia dụng

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng trệt

 

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng trệt

 

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng 2

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng 2

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng 1

 

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng tầng 1

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng mái

 

Bản vẽ cấp thoát nước mặt bằng mái

 

Sau khi hoàn thành quá trình vận hành nguồn cấp thoát nước theo đúng nguyên lý. Tiếp theo nhìn vào bản vẽ mặt bằng của từng tầng trong nhà. Từ hệ thống nguồn cấp thoát nước chính của từng tầng mà vẽ ra hệ thống nước trong từng tầng đó.

 

Kế đến bạn cần lựa chọn vị trí bố trí nguồn cấp nước, gen chứa sao cho đồng bộ, làm cho dòng nước chảy được lưu thông hiệu quả nhất. Rồi lần lượt bố trí thêm các hệ thống cần thiết khác đảm bảo thẩm mỹ và tiết kiệm diện tích nhất, tốt nhất là dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng thuận tiện về sau.

Giai đoạn 3: Sơ đồ chi tiết lắp đặt hệ thống cấp thoát nước nhà gia dụng

Bản vẽ hệ thống cấp thoát cho nhà vệ sinh tầng 1

Bản vẽ hệ thống cấp thoát cho nhà vệ sinh tầng 1

Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước nhà vệ sinh tầng 2

 

Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước nhà vệ sinh tầng 2

Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước nhà vệ sinh tầng 3

 

Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước nhà vệ sinh tầng 3

 

Hoàn thành xong các thiết kế hệ thống cấp thoát nước cả mặt bằng và mặt cắt của toàn bộ hệ thống. Bạn nên kiểm tra xem các bộ phận như bể tự hoại, chi tiết lắp đặt nhà vệ sinh, hệ thống cấp nước sinh hoạt,… Sau khi xem xét kỹ càng các bản vẽ không có sai sót chi tiết nào. Từ đây bạn có thể thi công lắp đặt hệ thống đường ống nước trong nhà mà không sợ bị chậm tiến độ hay gặp vấn đề gì khi xây dựng.

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước biệt thự

Bản vẽ mặt bằng và phối cảnh nhà biệt thự

 

Bản vẽ mặt bằng và phối cảnh nhà biệt thự

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước nhà hàng

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước nhà hàng

Sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh Nhà Hàng

 

Phối cảnh của một nhà hàng sang trọng

 

Phối cảnh của một nhà hàng sang trọng

 

 

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước Quán cafe

Bản vẽ sơ đồ đường ống nước Quán cafe

Đây là bản thiết kế sân vườn, nội thất đầy đủ của một quán cà phê với đầy đủ công năng cần thiết

Bố trí nội thất và trang trí phong cách quán cà phê

 

Bố trí nội thất và trang trí phong cách quán cà phê

Phối cảnh sân vườn quán cà phê buổi sáng

Phối cảnh sân vườn quán cà phê buổi sáng

Bạn cần thiết kế thi công nhà trọn gói có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ  trực tiếp tư vấn giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.