Bài viết

bố trí nhà phố 5 tầng

Những cách bố trí công năng nhà 5 tầng

Mô hình nhà 5 tầng từ lâu đã rất phổ biến trong đời sống hiện đại như ngày nay Tuy nhiên cách bố trí nhà phố 5 tầng ra sao thì vẫn còn là một sự băn khoăn của rất nhiều gia chủ. Vậy hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của ACCHome để có sự lựa chọn riêng cho không gian nhà mình nhé!

Nhà ở kết hợp kinh doanh

 

ý tưởng thiết kế nhà 5 tầng

 

Dạng nhà phố kết hợp kinh doanh 

 

Với tình hình dân số gia tăng, diện tích đất hẹp và sự phát triển của ngành thương nghiệp thì việc nhà ở kết hợp kinh doanh đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi tính hữu dụng vô cùng. 

Xem thêm: Mẫu nhà 5x23m tại Bắc Ninh đẹp

  • Tầng 1

Đối với những gia đình sử dụng nhà phố 5 tầng kết hợp kinh doanh thì yếu tố mặt tiền rất cần được chú ý. Nếu bạn đã có sẵn một mảnh đất với mặt tiền nhà phố 5 tầng để xây nhà ở vị trí đẹp như trục đường chính hay khu đông dân cư thì quả là một điều cực kì có lợi. 

Ở tầng một tất nhiên sẽ được chọn là nơi kinh doanh. Bạn cần có một không gian rộng nên không cần xây thêm vách ngăn tường, thay và đó hãy sử dụng những kệ hoa hay nan có các ô để tận dụng trưng bày. 

Ngoài ra chỉ cần thêm một phòng vệ sinh phục vụ cho nhân viên cửa hàng và khách. Mặt tiền nhà phố 5 tầng cần xây lùi lại, tạo một khoảng không gian vừa đủ để khách để xe.

  • Tầng 2

Đây là bắt đầu cho không gian riêng tư của gia đình bạn. Tại đây, bạn chỉ nên bố trí phòng khách và phòng bếp. Phòng khách nên được đặt ở vi trí giữa nhà để tạo sự ấm cúng, phòng bếp ở phía sau. Ánh sáng và không khí của bếp và phòng khách sẽ được bổ sung từ những ô cửa sổ phía sau gian nhà.

  • Tầng 3

Hợp lý nhất là bạn nên đặt một phòng làm việc ở phía mặt tiền căn nhà. Phía sau là một phòng ngủ. Ở hai phòng này nên thiết kế những ô cửa lớn để lấy ánh sáng và không khí. Bạn có thể kết hợp với cửa kính và rèm để trang trí căn phòng. 

  • Tầng 4

Với kiểu kiến trúc nhà phố 5 tầng, tại tầng 4 bạn nên thiết kế 1 phòng ngủ lớn và 2 phòng ngủ nhỏ. Tất nhiên sẽ có 2-3 phòng vệ sinh tùy vào diện tích rộng của căn nhà. 

  • Tầng 5

Thường được chọn đặt bàn thờ vì sự yên tĩnh và kết hợp không gian phơi. 

Với phân bố nhà phố 5 tầng, bạn nên thêm phần ban công ở phía trước, ít nhất là 3/5 tầng của căn nhà để tao không gian thoáng. Tại đây bạn có thể thiết kế đan xen tiểu cảnh, trồng cây xanh tạo sự thoáng đãng. Trên sân thượng tầng 5 thì có thể kết hợp trồng rau xanh cho bữa cơm gia đình. 

Vì là mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh, bạn nên lựa chọn phong cách thiết kế hiện đại, đơn giản để tạo sự thanh lịch, tiện dụng thay vì thiết kế nhà tân cổ điển hay phong cách châu Âu.

 

Nhà ở kết hợp văn phòng

 

Cách tăng diện tích văn phòng đơn giản

 

Việc thiết kế nhà phố 5 tầng vừa làm nhà ở kết hợp văn phòng đang được ưa chuộng vì sự tiện dụng của nó. Vừa tận dụng không gian, vừa hiện đại và tiện lợi. Mặt tiền của căn nhà nên sử dụng những tấm kính lớn, vừa đem lại ánh sáng và tạo sự chuyên nghiệp. 

  • Tầng 1

Tất nhiên sẽ được đặt bàn tiếp tân và các bàn làm việc tại đây. Cũng vì cần 1 không gian rộng nên bạn không nên xây vách tường mà hãy đặt những tấm ngăn đơn giản và tinh tế.

  • Tầng 2

Vì là công trình nhà ở kết hợp văn phòng nên tất nhiên cần một không gian bếp đặt ở đây. Vừa tiện cho việc nhân viên ở qua trưa, việc tiếp nước trong văn phòng lại vừa tiện cho việc nấu ăn trong gia đình. Ngoài ra cần đặt một phòng khách rộng, một nhà vệ sinh để phục vụ 2 mục đích như phòng bếp. 

  • Tầng 3

Nếu là mô hình kết hợp ở và văn phòng chắc nhà bạn cũng không có quá nhiều người. Vậy nên ở tầng 3 nên đặt 1 phòng ngủ lớn và một phòng thờ. Tất nhiên sẽ có cả không gian vệ sinh ở đây nữa. 

  • Tầng 4

Đây sẽ là tầng dành cho một phòng đọc sách và 1 phòng ngủ nhỏ. Bạn nên thiết kế thêm một nhà vệ sinh nhỏ ở phía sau hoặc bên trong phòng ngủ của gian này.

  • Tầng 5

Thay vì đặt phòng thờ, tầng 5 sẽ là một nhà kho để lưu trữ tài liệu, một sân phơi cho gia đình và tiểu cảnh.

Vì là mô hình kết hợp văn phòng nên bạn hãy lựa chọn một thiết kế ngoại thất thật hiện đại, tone màu trẻ trung để tạo một môi trường làm việc cũng như sinh hoạt thật hài hòa. Nếu như việc thiết kế nhà phố 5 tầng kết hợp văn phòng không cho phép bạn xây ban công để đặt tiểu cảnh thì hãy thiết kế thật nhiều những khung cửa sổ, cửa kính lớn như chúng tôi đã nói ở trên. Kết hợp đặt một vài cây xanh trong nhà cũng sẽ giúp không gian văn phòng bớt ngột ngạt hơn rất nhiều. 

 

Nhà ở cho gia đình nhiều thế hệ:

 

mẫu thiết kế nhà phố hiện đại mặt tiền 5 m tại Bắc Ninh

 

Không chỉ vì lý do khách quan như giá nhà giá đất, điều kiện kinh tế mà rất nhiều gia đình đã lựa chọn sống nhiều thế hệ trong một nhà để làm tròn bổn phận phụng dưỡng, chăm sóc. Vậy, bạn sẽ chọn phân bố nhà phố 5 tầng cho gia đình nhiều thế hệ như thế nào để phù hợp với tất cả mọi thành viên?

  • Tầng 1

Ngay từ tầng 1 sẽ là gara để xe có diện tích vừa phải. Tích hợp cả phòng bếp, phòng khách ngay gian này. Việc tích hợp như vậy vừa giúp tạo không gian ấm cúng, vừa giúp cho các sinh hoạt tập thể trở nên dễ dàng hơn. 

  • Tầng 2

Gia đình nhiều thế hệ chắc chắn sẽ có cả ông bà nên chúng ta cần đặt phòng ngủ cho ông ba ngay tại tại tầng 2. Việc này giúp ông bà bớt sự vất vả trong đi lại. Cùng tầng này nên đặt phòng thờ để tạo không gian tâm linh yên tĩnh, thích hợp cho người già và cũng tiện cho ông bà chăm sóc bàn thờ, tụng kinh niệm phật. Nếu diện tích nhà bạn cho phép, hãy kết hợp một không gian tiểu cảnh nhỏ ở phía sau tầng để trồng cây, vừa tạo thú vui cho ông bà vừa giúp nâng cao chất lượng sống.

  • Tầng 3

Phòng bố mẹ sẽ ở ngay tầng trên để tiện cho việc lên xuống chăm sóc ông bà cũng như trẻ nhỏ. Ngoài ra, tại tầng 3 cũng sẽ có một phòng làm việc, một khu vệ sinh phục vụ cha mẹ. Nếu diện tích chiều dài cho phép mà bạn không muốn lãng phí quá nhiều hãy xây một phòng thay đồ, hoặc một phòng sách hoặc thiết kế thành phòng trưng bày đồ sưu tập nếu bạn có điều kiện. 

  • Tầng 4

Hãy tích hợp cả phòng ngủ và phòng học cho bé ở tầng 4 này. Bạn hãy xây riêng 1 phòng học ở phía trước của tòa nhà để lấy ánh sáng tự nhiên được nhiều hơn. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp cả phòng ngủ và phòng học cho con nhỏ ở trong một không gian để cho con có sự tiện lợi và không gian riêng nhất định. Không gian còn lại có thể xây một phòng ngủ đơn giản nữa cho khách tới ở qua đêm và một khu vệ sinh chung cho cả tầng.

  • Tầng 5

Khoảng phía sau tầng thượng nhà phố 5 tầng sẽ được thiết kế giống như các nhà cao tầng khác để làm sân phơi. Bạn có thể vừa kết hợp làm sân phơi, vừa trồng rau trồng cây cảnh thì rất tuyệt vời. Còn lại hãy tận dụng làm nhà kho. Chắc chắn với bố trí nhà 5 tầng, bạn sẽ cần một cái nhà kho để chứa nhiều thứ thay vì vứt đi. 

Nếu bạn còn phân vân trong việc thiết kế nhà phố 5 tầng cho gia đình nhiều thế hệ thì chần chừ mà hãy tham khảo ngay phong cách tân cổ điển. Vốn đem lại cảm giác vừa sang trọng vừa ấm cúng lại hiện đại, đây là phong cách hợp với cả các thế hệ lớn tuổi lẫn thế hệ trẻ hơn. Tone màu trầm, những chi tiết thiết kế ngoại thất lấy đường cong làm chủ đạo sẽ tôn lên vẻ đẹp của căn nhà. 

Ngoài ra, ban cần lưu ý trong việc thiết kế và bố trí cầu thang ở nơi thích hợp, tay vịn chắc chắn, bước cầu thang rộng và nên thiết kế cầu thang ngắn hoặc cầu thang có 2 nhịp nghỉ với tầng cao. Điều này giúp đảm bảo an toàn trong việc di chuyển của ông bà khi không còn khỏe như chúng ta. Bạn cũng nên thêm cây xanh trong nhà, thiết kế ban công đón nắng gió và xây thêm ô thoáng trong nhà.

 

Nhà ở với 2 phòng khách

 

nội thất không gian phòng khách đẹp

 

Với mục đích sử dụng khác nhau mà nhiều gia chủ mong muốn có cách bố trí nhà phố 5 tầng với 2 phòng khách. Bạn đang nghĩ thiết kế sẽ bị trùng lặp, gây nhàm chán? Không hề đâu nhé! Nếu như bạn biết cách phân bố các không gian trong nhà thì đây là một kiểu thiết kế cực kỳ tiện dụng và độc đáo.

  • Tầng 1

Khu vực tầng 1 sẽ là chỗ để xe và một phòng khách vừa phải cùng không gian bếp. Đây sẽ là nơi tiếp khách đơn thuần, cũng có thể là nơi ăn uống nếu phòng bếp không đủ diện tích.

  • Tầng 2

Cũng là một phòng khách nhưng sẽ được đầu tư thiết kế chăm chút và tỉ mỉ hơn. Từ nội thất phòng khách đến các khung tranh, chi tiết trang trí, đá lát đến tone màu. Bạn cần chú ý không gian phòng khách này hơn vì đây thường là nơi tiếp khách quý, nơi quây quần, tụ họp cả gia đình. 

Cùng với tầng này có thể là một phòng ngủ cho khách và khu vệ sinh chung. Nếu như bạn muốn dành trọn không gian phòng này cho việc tập trung gia đình thì có thể thêm khu vực tiểu cảnh nho nhỏ, tạo thú vui cũng như thêm độ thoáng đãng cho ngôi nhà. 

  • Tầng 3

Hai phòng ngủ lớn sẽ được xây ở hai phía trước và sau nhà. Tất nhiên sẽ có khu vực vệ sinh riêng cho từng phòng vì thường đây sẽ là phòng ngủ cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra có thể thêm một gian phòng đọc sách hoặc phòng làm việc để tránh lãng phí không gian.

  • Tầng 4

Tầng 4 trong ngôi nhà 5 tầng luôn luôn được lựa chọn để xây phòng ngủ cho các trẻ dù thiết kế với mục đích nào. Bạn có thể xây kết hợp phòng tập đàn hay tạo một không gian mang tính vui chơi cho trẻ tại đây.

  • Tầng 5

Nếu như đặt không gian phòng thờ, sân phơi ở tầng 5 vẫn thừa diện tích thì bạn có thể thêm một phòng chứa đồ, hoặc một phòng ngủ nhỏ cho khách tại đây.

Có thể thấy, việc thiết kế nhà phố 5 tầng 2 phòng ngủ có rất nhiều ý tưởng có thể áp dụng cho căn nhà của bạn. Cũng có nhiều phong cách mà bạn có thể áp dụng thiết kế như cổ điển, hiện đại, tối giản hay phong cách châu Âu đảm bảo đủ công năng nhà phố 5 tầng.

 

Nhà ở nhiều công năng

 

Một ngôi nhà phố 5 tầng nhiều công năng chắc chắn sẽ khiến bạn giải tỏa mọi mệt mỏi, căng thẳng mỗi khi trở về. Vậy, một ngôi nhà nhiều công năng sẽ có gì?

  • Tầng 1

Chắc chắn sẽ là sự kết hợp 3 không gian phòng khách, phòng bếp và một phòng ngủ cho khách. Việc đưa 2 không gian chính trong nhà là phòng khách và phòng bếp xuống ngay tầng 1 sẽ giúp bạn có diện tích bố trí đủ các không gian chức năng khác trong nhà.

  • Tầng 2

Đây sẽ là một không gian vô cùng sôi động, thích hợp cho những người thích sự đông vui, tụ tập. Khu sinh hoạt chung sẽ có quầy bar, có phòng karaoke, bàn bi-a, cả phòng xông hơi. Việc thiết kế tất cả các gian chức năng này đòi hỏi một ngôi nhà 5 tầng có bề ngang tương đối và tốn khá nhiều chi phí nội thất.

  • Tầng 3

Bạn nên xây không gian riêng cho mình ở tầng này bằng cách bố trí 1 phòng ngủ lớn, có vệ sinh khép kín. Cùng tầng sẽ là một thay đồ, trưng bày quần áo, mỹ phẩm, giày dép.

  • Tầng 4

Cũng là một phòng ngủ nhưng dành cho trẻ con và có 1 phòng ngủ nhỏ cho khách hoặc cho con tiếp theo của bạn. Tất nhiên cần có khu vệ sinh, nhà tắm khép kín trong mỗi phòng.

  • Tầng 5

Tầng thượng nhà phố 5 tầng nhiều công năng sẽ là sân phơi, phòng chứa đồ. Bạn có thể đặt thêm một vài thùng xốp trồng thêm rau xanh hoặc thiết kế giàn hoa, cây cảnh trang trí cho ngôi nhà.

Việc bố trí một căn nhà nhiều công năng thích hợp cho phong cách hiện đại hơn những phong cách khác. Nếu bạn có ý định cũng cần xác định phải bỏ một khoản rất lớn cho nội thất, vật dụng trong nhà.

 

Bố trí nội thất cho nhà 5 tầng

 

Tùy vào những phong cách khác nhau bạn sẽ có những cách bố trí nội thất khác nhau. Chúng tôi gợi ý cho bạn 3 phong cách bố trí nội thất nhà 5 tầng tiêu biểu đang rất được ưa chuộng là cổ điển, bán cổ điển và hiện đại.

  • Nội thất nhà 5 tầng phong cách cổ điển

 

thiết kế nội thất trang trí phòng khách

 

Nhắc đến phong cách cổ điển chắc chắn chúng ta sẽ để ý tới tính đối xứng, vẻ đẹp tinh tế của từng chi tiết vi đây là yếu tố quan trọng của phong cách này. Ở nội thất phòng khách, nếu như bạn chọn theo phong cách cổ điển chọn những bộ ghế salon có vành với thiết kế đường viền cầu kỳ, kích cỡ lớn hơn một chút để tạo điểm nhấn cho căn phòng. 

Các chi tiết nội thất được phủ vàng phủ bạc cũng là kiểu tiêu biểu của phong cách cổ điển vì nó khẳng định đẳng cấp của gia chủ. Màu được chọn nên là tone vàng nắng nhẹ, vừa quý tộc vừa mang nét hoàng gia đặc trưng của phong cách này. Hoặc có thể là màu nâu trầm tạo sự bí ẩn, sang trọng một cách tinh tế.  

Còn ở nội thất khu bếp, bàn ăn lớn được mạ đồng có thể coi là điểm nhấn của căn bếp kiểu cổ điển. Và đặc biệt, các chi tiết như bếp gas, tủ bếp, tủ lạnh cũng có những sự sắp xếp khéo léo, tích hợp sau các cánh tủ cùng những nét chạm khắc lấy đường cong làm chủ đạo. 

Nội thất phòng tắm theo phong cách cổ điển đúng là một không gian tuyệt vời. Đá cẩm thạch thường là vật liệu được lựa chọn để lát nền tạo sự sang trọng. Màu vàng của đèn chùm kết hợp các chi tiết được mạ một cách khéo léo sẽ tạo nên một không gian tắm vô cùng lịch lãm cho bạn. 

Còn đối với bố trí không gian phòng ngủ, bạn có thể đặt một chiếc giường cỡ lớn giữa phòng, kết hợp ánh sáng huyền ảo của đèn chùm sẽ tạo một không gian thích hợp để nghỉ ngơi. 

Bố trí nội thất theo phong cách cổ điển thường rất thu hút sự lựa chọn của khách hàng nhưng để thực hiện được thì hầu hết chỉ những gia đình thực sự giàu có mới có thể chi trả được.

  • Nội thất nhà phố Phong cách bán cổ điển

 

 

Cũng tương tự như phong cách cổ điển nhưng nó sẽ hơi mang một chút hiện đại thay vì cổ kính. Nội thất phòng khách của phong cách này thường mang thiên hướng đẹp nhẹ nhàng và tinh tế. Vẫn là những bộ salon nhưng kích cỡ không quá lớn, chỉ vừa vặn với chất liệu nhung hoặc da sẽ làm điểm nhấn cho căn phòng. 

Ngoài ra, các chi tiết khác như rèm cửa, đèn trần, gạch ốp tường cũng mang phong thái bán cổ điển. Chúng ta có đa dạng lựa chọn về màu sắc chủ đạo hơn như trắng xám, những gam màu pastel nhẹ nhàng hay màu be. Bên cạnh đó, một chiếc bàn dài với kính cường lực, chân ghế ăn ngắn và màu lạnh sẽ tạo điểm nhấn tốt hơn bao giờ hết.

Không gian bếp là nơi tụ họp gia đình nên cần một không gian thông thoáng như cạnh một cửa sổ lớn. Bạn nên chọn những màu hài hòa chung với phòng khách để tạo sự ăn khớp, hòa quyện. 

Phòng ngủ, kết hợp bàn làm việc theo phong cách tân cổ điển không quá màu mè mà tập trung và độ tinh xảo của chi tiết. Tận dụng những ô cửa sổ làm rộng hơn căn phòng và bạn có thể đặt 1-2 chiếc ghế bành để thư giãn. 

  • Nội thất nhà 5 tầng hiện đại

 

Phong cách Bắc Âu Scandinavia

 

Đây là phong cách được nhiều người ưa thích vì sự phóng khoáng, đa dạng ý tưởng và mới mẻ mà nó mang lại. Gam màu trắng, màu be và nâu đen cùng sự tối giản của các chi tiết nội thất giúp phong cách này đem đến một không gian rộng hơn cho nhà của bạn. Một bộ sofa nhỏ nhắn với chất liệu vải bố hoặc nỉ sẽ giúp không gian phòng khách được thanh thoát. Những chi tiết trang trí như gái treo, kệ tủ, đèn câu cũng nên được tối giản một cách khéo léo nhất. 

Yếu tố ánh sáng và tối giản được xem là quan trọng nhất trong phong cách này. Kể cả với không gian bếp hay phòng khách. Một bộ bàn ghế thanh mảnh với chân ghế cao, bàn kính là ý tưởng không tồi. 

Còn với nhà vệ sinh, bạn có thể bố trí khép kín trong phòng ngủ bằng cửa kính cường lực hoặc bố trí bên ngoài thành một không gian riêng. Nhưng dù bố trí ở đâu. bạn cũng cần thêm một chiếc bồn tắm, những chi tiết như gương, bậc để đồ cần được thiết kế sao cho đơn giản nhất để phù hợp với phong cách.

Dù lựa chọn cách bố trí nhà phố 5 tầng hay thiết kế nội thất như thế nào, thì ACCHome cũng khuyên bạn nên đảm bảo yếu tố ánh sáng, không khí tự nhiên, cây xanh trong nhà để nâng cao chất lượng sống và yếu tố phong thủy với không gian thờ cũng như yếu tố thẩm mỹ cho một không gian lớn như thế nhé.

Xây nhà 5 tầng hết nhiều tiền không

Xây nhà 5 tầng hết bao nhiêu tiền

Nhà phố 5 tầng là công trình mang tầm cỡ khá lớn, có thể tích hợp nhiều loại hình như nhà ở, cho thuê hay buôn bán, kinh doanh. Tuy nhiên với mỗi gia đình lại có khả năng xây dựng, chi tiêu khác nhau. Vậy nên bài viết này của ACCHome sẽ giúp cho các bạn phần nào có thêm gợi ý cho việc bỏ ra chi phí xây nhà phố 5 tầng.

 

thiết kế không gian cảnh quan phía ngoài công trình

 

Chi phí cho phần thiết kế:

Đây được cho là phần khá tốn kém vì để tìm được một nhà thiết kế vừa khéo léo trong bố trí, vừa đáp ứng được các mong muốn của gia chủ thường khá ít. 

Thiết kế ngoại thất

Phần ngoại thất của một căn nhà là nơi để lại ấn tượng đầu tiên với người nhìn nên theo chúng tôi, nó rất cần được đầu tư và quan tâm. Tùy vào diện tích xây nhà và hướng nhà mà ta có những ý tưởng thiết kế ngoại thất khác nhau. 

Ví dụ như nhà xây có phần mặt tiền hẹp, chiều sâu dài thì nên chọn màu sơn trắng hoặc màu sơn sáng để tạo sự thoáng mát, sang trọng, giúp căn nhà nhìn có vẻ rộng hơn. Đây là cách ăn gian về chiều rộng căn nhà mà ACCHome đặc biệt mách với bạn đấy nhé. 

Hoặc đối với kết cấu nhà phố 5 tầng ở vị trí giữa hai mặt đường, bạn có thể tận dụng thiết kế ngoại thất cả 2 mặt tiền để kết hợp kinh doanh thì vô cùng thuận lợi.

Thường phần ngoại thất của nhà mặt phố 5 tầng được xây theo lối hiện đại kết hợp đơn giản. Nó tạo cảm giác bắt mắt với cách bố cục và sắp xếp màu, hiện đại, đơn giản nhưng lại rất gọn gàng, đẹp mắt.

Cụ thể hơn, chúng tôi có công thức tính chi phí thiết kế ngoại thất giúp bạn có thể dễ dàng hình dung đối với căn nhà của mình. 

Giá thiết kế ngoại thất được tính bằng công thức: 

thiết kế nhà phố mặt tiền kinh doanh veston nam

 

Nngt x Ntk x Nđh x Ngđ

Trong đó:

+ Nngt: Tổng diện tích thiết kế ngoại thất tính theo đơn vị m2

+ Ntk: Giá thiết kế (đồng/m²) và phụ thuộc vào thể loại, tính chất công trình.

+ Nđh: Hệ số áp dụng theo địa hình khu đất mà bạn xây nhà.

 Nđh = 1,0 là địa hình bằng phẳng.

 Nđh = 1,3 là địa hình đồi núi, mặt nước.

+ Ngđ: Hệ số áp dụng theo giai đoạn thiết kế.

Ngđ = 0,55 – 0,60 Thiết kế ý tưởng nhà thiết kế.

Ngđ = 0,40 – 0,45 Thiết kế bản vẽ thi công.

Thiết kế nội thất

Ngoài việc chăm chút cho phần ngoại thất thì bạn cũng cần quan tâm đến phần nội thất trong gia đình. Đảm bảo sao cho nó thực hiện được đầy đủ các công năng cả về tính thẩm mỹ lẫn sự tiện nghi. 

Cách bài trí nội thất, sắp xếp không gian bên trong của căn nhà được coi là việc tạo nên linh hồn của toàn bộ không gian sống. Vậy nên, nếu có thể chi trả thì bạn nên mời một nhà thiết kế chuyên về lĩnh vực đó để có thể giúp bạn làm công việc này. 

Thường thì việc báo giá nội thất nên được đặt lên hàng đầu trước khi bắt đầu thực hiện thi công. Bởi phần này chiếm gần 70% giá trị căn nhà. Cũng như các đơn vị thi công mọc lên rất nhiều với hàng ngàn ưu đãi, mức giá khác nhau mà chất lượng thi công cũng khác nhau khiến bạn rất phân vân. 

Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn một công thức cụ thể như sau:

Giá thiết kế nội thất

Tnt x Ttk x Tgđ

Trong đó:

+ Tnt: Tổng diện tích mà bạn thiết kế nội thất tính theo đơn vị m2.

+ Ttk: Giá thiết kế tính theo đồng/m². Và cũng phụ thuộc vào thể loại, tính chất công trình.

+ Tgđ: Hệ số áp dụng theo giai đoạn thiết kế:

Tgđ = 0,55-0,60 là thiết kế ý tưởng.

Tgđ = 0,40 – 0,45 là thiết kế bản vẽ thi công.

Ngoài ra, tôi sẽ mách cho bạn một vài chi phí thiết kế nội thất mà bạn cũng nên để ý và rút ngắn hay thêm bớt theo khả năng tài chính.

Chi phí cho đường điện nước

Mẫu thiết kế nhà phố kinh doanh quần áo Veston tại Bắc Từ Liêm

 

Đây là hạng mục khá quan trọng trong các công trình. Để phục vụ đường điện nước chạy thuận lợi thì bạn phải kèm theo cả bảng điện, ổ cắm, công tắc và các thiết bị cần thiết như bình nóng lạnh, điều hòa, … 

Hiện mức giá chung của thiết kế đường điện nước rơi vào khoảng 60.000vnđ tính theo m2. Và tất nhiên, chi phí này chưa bao gồm các vật tư đường điện nước. Đối với từng tính chất công trình và diện tích sẽ có mức giá cụ thể hơn.

Một số vật tư đồ điện mà bạn cần phải mua là aptomat, cầu giao, cầu chì, các cột thu lôi hay bóng đèn, …

Chi phí làm trần thạch cao

Đây là kiểu trần đang được ưa chuộng hiện nay. Nó vừa chống nóng hiệu quả, vừa thẩm mỹ che đi đường dây điện lằng nhằng và rất dễ thi công. Hiện nay, giá thiết kế và thi công trần thạch cao giao động trong khoảng từ 160.000vnđ – 250.000vnđ tính theo m2. Và các nhà thiết kế cũng sẽ khảo sát công trình nhà bạn trước rồi mới tư vấn kiểu dáng, màu sắc và báo giá cụ thể. 

Chi phí cho thi công sơn tường

Phối cảnh nhà phố hiện đại 3.5 tầng tại Thanh Xuân Hà Nội

Dự án thiết kế nhà phố hiện đại tại Thanh Xuân Hà Nội

 

Chi phí sơn tường ở đây bao gồm nhiều công đoạn như sơn bả, sơn lót và sơn trên bè mặt thô. Tất nhiên, mỗi gia chủ đều muốn thực hiện trọn vẹn bước này khi xây xong nhà. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có đủ kinh tế để làm điều đó. Nhất là đối với thiết kế nhà 5 tầng mặt phố mà ta đang bàn. Giá sơn tường giao động từ 30.000vnđ đến 70.000vnđ trên 1m2.  

Chi phí lát nền

Khuôn viên của 5 tầng nhà chắc chắn sẽ khiến bạn phải đắn đo suy nghĩ. Xu hướng lát nền cho những thiết kế nhà mặt phố 5 tầng hay những công trình nhà ở khác hiện nay thường chọn lát gỗ tự nhiên hoặc sàn gỗ công nghiệp. Với tuổi thọ cao hơn rất nhiều khiến cho giá thành của sàn gỗ tự nhiên cũng khá đắt đỏ. Nếu bạn không thật sự dư dả, hãy chọn gạch men hay sàn gỗ công nghiệp cho căn nhà của mình. 

 Tính chi phí theo phong cách

Thường các thiết kế nhà 5 tầng mặt phố sẽ được thiết kế theo hai phong cách chủ yếu là hiện đại và tân cổ điển. Hai phong cách này đều đòi hỏi nhà thiết kế phải sáng tạo, chăm chút và có cái nhìn thẩm mỹ hoàn hảo. Dù là nhà phố tân cổ điển 5 tầng hay nhà hiện đại 5 tầng thì bạn cũng nên đầu tư cho chi phí thiết kế theo phong cách. Bởi nhà 5 tầng là 1 không gian vô cùng lớn. Nếu không có sự thiết kế hợp lý sẽ dẫn đến sự không hoàn hảo, đẹp mắt và không thực hiện được tất cả công năng của nó. 

Chi phí thiết kế theo phong cách không có mức giá cụ thể mà sẽ tùy thuộc vào không gian nhà bạn để báo giá.

Tính chi phí thi công

mẫu thiết kế nhà phố hiện đại mặt tiền 5 m tại Bắc Ninh

 

Bên cạnh chi phí thiết kế thì chi phí thi công cũng là một khoản không hề nhỏ, nhất là đối với thiết kế nhà 5 tầng mặt phố. Đây là khoản chi phí mà bạn phải bỏ ra để thuê nhân công thực hiện toàn bộ quá trình xây dựng công trình. Tôi sẽ đưa ra cho bạn một vài ý tưởng để giúp bạn hoạch định được rõ ràng chi phí cho phần này.

Chi phí phần móng

Thiết kế nhà 5 tầng mặt phố là công trình có trọng tải lớn nên phần móng rất cần được đầu tư để đảm bảo sự vững chắc cho căn nhà. Để xây móng nhà mặt phố 5 tầng, ta cần móng cọc ép, móng đơn, móng băng và một số loại móng khác.

Công thức cụ thể như sau

  • Móng đơn thường sẽ bao gồm luôn trong đơn giá xây dựng.

  • Móng băng một phương tính theo công thức:

50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.

  • Móng băng hai phương được tính theo công thức:

70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.

  • Móng cọc được tính theo công thức:

[giá tiền x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc] + [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân nếu có) x đơn giá phần thô]

 

  • Móng cọc được tính theo công thức:

[giá tiền x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân) x đơn giá phần thô.

Bạn không nên tiết kiệm mà bỏ đi bất cứ loại móng nào vì mỗi loại khác nhau có những công dụng khác nhau, kết hợp để làm chân vững cho toàn bộ ngôi nhà.

Chi phí phần thô

 

Nhà phố được thiết ké với mái xanh

 

Đây là công đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng một căn nhà. Phần thô bao gồm cát, đá, xi măng, sỏi và một số vật tư phụ khác. 

Theo giá thị trường hiện nay, chi phí cho phần thô đã bao gồm cả nhân công hoàn thiện giao động khoảng từ 3.1000.000 vnđ đến 3.500.000 vnđ tùy vào nhu cầu gia chủ và tính chất công trình.

Mách bạn để giảm chi phí phần này, bạn nên tìm nguồn cung cấp là đại lý lớn, mua sỉ số lượng lớn sẽ được hỗ trợ chi phí. 

Chi phí theo phần ban công

Một kết cấu nhà dân 5 tầng dù thiết kế theo phong cách nào cũng nên có ít nhất 3 ban công. Đây là phần nhô ra của căn nhà, đón nắng gió và ánh sáng và đem lại giá trị công năng rất nhiều. 

Phần ban công này cũng được tính giá thiết kế hay thi công giống như phần sàn của sàn nhà nên bạn không cần quá băn khoăn. Tuy nhiên, bạn nên để diện tích ban công vừa phải với thiết kế nhà 5 tầng mặt phố có diện tích chiều rộng khiêm tốn. Hoặc đầu tư hẳn 1 chiếc bạn công to hơn với nhà mặt phố 5m 5 tầng đẹp, có vị trí thuận lợi phục vụ nhiều lợi ích hơn.

Phần thi công nội thất

 

thiết kế nội thất phòng bếp theo phong cách hiện đại

 

Đây là khoản phải bỏ ra khá nhiều khi bạn muốn căn nhà được đầy đủ tính năng và có thể đi vào sử dụng ngay. Với thiết kế nhà 5 tầng mặt phố thì trang thiết bị vệ sinh, phòng tắm cho 4/5 tầng là một điều không hề đơn giản. Ngoài ra còn có nội thất cho phòng ngủ, ít nhất là 3 phòng cũng tốn khá nhiều. Và nội thất phòng khách, phòng bếp đầy đủ thiết bị cũng không phải là chuyện đơn giản. 

Để có thể hoàn thiện được phần này, bạn cần có sự chuẩn bị từ đầu thật là kỹ càng và chu đáo. Tránh tình trạng hụt vốn, công trình bị bỏ dở. Và để làm được điều đó, bạn nên có bản dự trù kinh phí thật khách quan nhất có thể. 

Một lời khuyên nhỏ dành cho các bạn đang có ý định thiết kế nhà 5 tầng mặt phố, hãy chú ý xem xét, tìm hiểu chất lượng thi công và bảng giá của các đơn vị khác nhau để có sự so sánh hợp lý nhất. 

Bạn cũng nên lập 1 bảng tính toán các loại chi phí phải bỏ ra, dư ra một chút để có thể điều chỉnh khi phát sinh. Vì chi phí dành cho phần nội thất trong nhà 5 tầng chiếm một phần rất lớn nên bạn cần thảo luận trước với đơn vị sẽ cung cấp sản phẩm cho bạn để có được những ưu đãi hay mức giá hợp lý.