Bài viết

Đặc điểm nhà thờ 3 miền trên nước Việt Nam

Đặc điểm chung của nhà thờ họ trên cả nước

Uống nước nhớ nguồn luôn là một trong những truyền thống quan trọng hàng đầu của người Việt Nam bởi bất kì ai cũng cần phải biết và nhớ đến nguồn gốc khai sinh của mình. 

Ở Việt Nam, họ thường có tập quán xây dựng nhà thờ họ. Đây cũng là một trong những cách nhắc nhở mình nhớ về cội nguồn. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về truyền thống xây dựng nhà thờ họ ở ba vùng miền Việt Nam nhé!

Xin lưu ý : Ở nhiều vùng miền khác nhau nhà thờ họ còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như nhà thờ tộc, từ đường hay nhà thờ tổ ….

Ý nghĩa  của việc xây dựng nhà thờ họ ở Việt Nam

 

ý nghĩa của việc xây dựng nhà thờ

 

Ngày nay, khi nhắc đến nhà thờ họ, một số người sẽ có cảm giác lạ lẫm vì chưa mường tượng ra bất kì hình ảnh nào. Những hình ảnh về chúng đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam từ xa xưa. 

Đây được xem là nơi được xây dựng để thờ phụng ông bà, tổ tiên, là nơi gợi nhắc về nguồn cội, gợi nhớ về quá khứ của dòng họ. Và là một công trình đặc biệt, mang ý nghĩa to lớn trong lòng của bất cứ ai trong dòng tộc.

Nhà thờ tộc được dựng nên phục vụ riêng cho mục đích thờ cúng, lễ bái Tổ tiên – người khai sinh dòng tộc. Đối với người Việt Nam, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã là một nét đẹp văn hóa, một truyền thống truyền lưu từ xa xưa. 

Vì lẽ đó, xây dựng từ đường cũng là một cách thể hiện được lòng biết ơn, tưởng nhớ sâu sắc tới ông bà, tổ tiên của dòng tộc đó. 

Lễ giỗ tổ tiên ở đây chính là dịp lễ lớn nhất của dòng họ đó. Đây là thời điểm mà con cháu ở khắp mọi nơi cùng nhau tụ hội về, sum họp đông đủ, cùng nhau tổ chức lễ hội, cùng nhau nhớ về công lao của những người đi trước để gìn giữ, để xây dựng dòng họ.

Từ đường của một dòng tộc chính là nơi mang nét đặc trưng của dòng tộc đó. Tổng số lượng dòng họ trải dài khắp mảnh đất Việt Nam “siêu to khổng lồ” nên nó tạo nên sự đa dạng, phong phú cho văn hóa Việt Nam.

 

Những đặc trưng chung trong kiến trúc nhà thờ họ ở Việt Nam

 

đặc trưng chung trong nhà thờ

 

 

Những đặc trưng của chúng ở Việt Nam có thể dễ dàng phân biệt bằng hai yếu tố: thời gian xây dựng và mô hình thiết kế.

Trước hết về thời gian xây dựng, có thể chia làm hai loại thường gặp là được xây dựng từ xa xưa và được xây dựng gần đây. 

  • Ngày nay, từ đường được xây dựng từ xa xưa đã không còn nhiều nữa vì đa số đã được trùng tu lại bởi sự bào mòn của thời gian. Chúng chủ yếu sử dụng một số nguyên liệu thô sơ, đơn giản để xây dựng như gỗ, đất, đá, … và lợp bằng ngói. Vì vậy, qua thời gian, chúng không còn đứng vững được nữa. 
  • Những nhà thờ xây dựng gần đây đã khắc phục nhược điểm này. Chúng được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ để đảm bảo tuổi thọ cũng như sự vững chắc lâu dài. Đồng thời, hiện nay, giá bê tông cốt thép giả gỗ cũng rẻ hơn khá nhiều so với việc sử dụng gỗ thật như khi trước. Nó giúp tiết kiệm chi phí cho việc xây dựng nhà thờ họ.

Về mô hình thiết kế, ta có thể dễ dàng thấy được một số mô hình phổ biến như chữ Quốc, chữ Công, chữ Đinh, có hậu cung… 

  • Loại chữ Quốc được xây dựng với kết cấu giống chữ Quốc trong tiếng Hán, gồm 4 khối. 
  • Còn chữ Công là nhà thờ họ được xây dựng có nhà chính và nhà mái đường xây dựng song song, nối với nhau bởi nhà thiêu hương (nơi để làm lễ). 
  • Nhà chữ Đinh là nhà thờ họ có bàn chính điện và nhà đặt bàn Phật nối thẳng với nhà tiền đường ở phía trước. 
  • Nhà thờ họ có hậu cung được bố trí nơi thờ phụng tách biệt. 

Đặc điểm riêng của nhà thờ họ trên 3 miền Bắc, Trung, Nam

Đặc điểm riêng của nhà thờ

 

Việt Nam được chia làm ba vùng miền rõ rệt: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Mỗi vùng miền lại có một nét đặc trưng, một phong tục riêng khi thiết kế, xây dựng. 

Đối với miền Bắc, họ ưa chuộng những công trình kiến trúc cổ, mang bề dày thời gian.

  • Sự xưa cổ được thể hiện rõ nét từ bên ngoài lẫn bên trong của nhà thờ họ. Những chi tiết nổi bật dễ nhận thấy ở nhà thờ họ miền Bắc như mái ngói cong, xếp thành tầng, thành lớp như vảy cá, xuôi dọc theo mái nhà, treo những câu đối lớn trước cửa, thường chọn những cây lớn, rắn để làm trụ tạo nên cảm giác vững vàng, ấm áp, … 
  • Ngoài ra, ở miền Bắc, họ thường xây dựng kết hợp với sân vườn (khoảng sân vườn này thường rất lớn), trồng nhiều cây xanh, tạo cảm giác rộng rãi, thoáng mát trong mỗi lần tụ hội về. Có thể nói, cấu trúc ở miền Bắc như là “cái nôi” văn hóa nhà thờ họ ở Việt Nam. 

Đối với miền Trung, họ cũng khá chú trọng tới việc xây dựng như ở miền Bắc. 

  • Họ xây dựng nhà thờ với kết cấu đồ sộ, chú trọng nhiều đến khuôn viên nhỏ trong khoảnh sân. Ở miền Trung là sự pha trộn đa dạng giữa chùa, đình, đền, … nên mang một vẻ đẹp trang nghiêm, tôn kính lạ thường. 

Đối với miền Nam, thi công nhà thờ họ thường không phổ biến lắm. 

  • Người miền Nam yêu thích lối sống tự do, phóng khoáng, sống cho hiện tại, ít chú tâm đến những hủ tục nên họ không lưu truyền phong tục nhà thờ họ như những miền khác. 

Kết luận

Mỗi vùng miền lại có một đặc trưng riêng. Những đặc trưng đó làm phong phú thêm văn hóa nhà thờ họ ở Việt Nam. Đó là lí do phong tục xây dựng nhà thờ họ cần được lưu truyền, gìn giữ để không bị mai một theo thời gian. Để có một từ đường đúng theo mong muốn hãy liên hệ ngay với ACCHOME – thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc và nội thất hiện nay.