Kích thước nhà vệ sinh theo phong thủy

Dù là phòng có chức nào đi nữa thì cũng có kích thước phong thủy riêng của nó. Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn và thường phải đặt hướng xấu để dòng khí vượng trong nhà luân chuyển ổn định, tránh vận khí xấu xâm nhập ảnh hưởng đến đường tài vận của gia chủ. Dưới đây nhà Acc Home sẽ giúp bạn xác định kích thước theo phong thủy của nhà vệ sinh.

Tại sao cần xây phòng vệ sinh theo kích thước phong thủy

Nhà vệ sinh thường là nơi người ta ví von là nơi phong thủy không tốt nhất nhà thì mới đặt nhà vệ sinh ở đó. Tuy nhiên, nếu trong thiết kế cứ căn cứ theo phong thủy sẽ làm mất đi tính tiện nghi, thẩm mỹ. Vì thế, nhà kiến cần thiết kế dựa trên phong thủy nhưng phải đảm bảo tốt sự tiện lợi cho gia đình gia chủ dựa vào thói quen sinh hoạt thường của người Việt.

Tuy nhiên, kích thước nhà vệ sinh trong phong thủy đều có căn cứ dựa trên cả một quá trình kiến trúc thời xa xưa mà đúc kết thành. Nhưng kích thước theo phong thủy vẫn đúng, sẽ có một số trường không còn phù hợp với thời đại chúng ta.

Đảm bảo nhu cầu thiết yếu thông thường

Mọi phát minh ra đời đều đến từ nhu cầu thiết yếu hằng ngày của con người ta nhằm đáp ứng sự tiện nghi trong cuộc sống. Nhà vệ sinh ở thời ông bà cha chú ngày xưa không hiện đại và tiện lợi như bây giờ, bởi thời đại xưa người ta không đặt nặng vấn đề vệ sinh cá nhân nên nhà vệ sinh có phần thô sơ, không được trau chuốt như phòng khách, phòng ăn,…Ngày nay, nhu cầu vệ sinh cá nhân đặc biệt là sau đại dịch covid, thì con người càng yêu cầu cao về độ sạch sẽ, diệt khuẩn lên trên hết.

Đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

 

Nhà vệ sinh không còn là nhu cầu phục vụ sự cá nhân đơn thuần như ngày trước. Ngày nay nhiều nhà vệ sinh thiết kế đẹp và hiện đại, giới trẻ còn tận dụng nơi này để check in sống ảo. Sự thay đổi chóng mặt này đã kiến phần đông đảo mọi người có cái nhìn khác về việc trang trí nhà vệ sinh cho riêng mình trong nhà cũng sẽ có gu thẩm mỹ cao hơn. Từ bồn rửa mặt, vòi sen, gương soi,… đều sẽ mang những phong cách thời thượng hay đậm chất châu âu hoặc hòa với phong cách cổ điển mang chút vẻ hoài cổ thời xưa.

Đáp ứng mặt phong thuỷ

Phong thủy là đã có từ lâu đời nhưng ngày nay phong thủy không phải đúng hoàn toàn như ông bà ta đã quan niệm ngày trước. Phong thủy mang nhiều yếu tố tâm linh giúp chấn an con người và mang lại nhiều may mắn nếu đặt đúng vị trí thượng. Thời đại bây giờ cởi mở nên việc xây dựng công trình nhà vệ sinh có sai phạm nhỏ về mặt phong thủy nhưng đúng với mong muốn gia chủ đều không cần phải kiêng dè như trước.

Các tiêu chuẩn về kích thước nhà vệ sinh

Những tiêu chuẩn này được hình thành từ nhiều mẫu thiết kế nhà vệ sinh và phù hợp với mức sinh hoạt thường nhật ở Việt Nam.

Chiều cao

Chiều cao

 

Nhà vệ sinh cần sự thông thoáng nên trần có thể cao từ 2,2 m trở lên nếu trần nhà vệ sinh làm quá thấp dễ dẫn đến tình trạng ẩm ướt, không thông khí ra ngoài dẫn đến tình trạng ngột ngạt quá trình này sẽ tăng cao nếu nhà đó sử dụng thêm mấy nước nóng. Trần thấp thì nên làm thêm quạt thông khí hai chiều đều hòa lượng không khí bên trong. Tốt nhất là gắn thêm cả quạt thông khí và quạt hút mùi đảm bảo nhà vệ sinh lúc nào cũng sạch sẽ và không ẩm mốc.

Diện tích của nhà vệ sinh (chiều dài và chiều rộng)

Mỗi nhà vệ sinh có chiều dài tối thiểu là 0.8m và chiều rộng tối thiểu là 3.2 m. Hai con số này có thể hoán đổi cho nhau nhưng phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 2,5m cho nhà vệ sinh.

Nhà vệ sinh chia ra làm 3 tiêu chí để đánh giá dựa theo diện tích:

Nhà vệ sinh nhỏ: Diện tích khoảng 2,5m2 đến 3m2. Chỉ đủ trang bị các vật dụng thiết yếu mà một nhà vệ sinh nên có như: bồn rửa mặt, bồn cầu, vòi sen, gương,…Nếu muốn đặt thêm bồn tắm thì chỉ là những bồn tắm cực bé kiểu Nhật.

Kích thước nhà vệ sinh theo phong thủy

 

Nhà vệ sinh vừa: Diện tích khoảng 4m2 đến 6 m2. Ngoài các nội thất cần thiết nhà vệ sinh phải trang bị thì với diện tích này có thể đặt thêm bồn vệ sinh chuyên dụng cho nữ hay bồn tiểu dành cho nam,…

Nhà vệ sinh lớn: Diện tích khoảng 10m2 đến 11m2 trở lên. Không gian phòng tắm rộng lớn như vậy có thể đặt các nội thất lớn như: bồn tắm, phòng xông hơi, bồn rửa mặt cỡ lớn (bồn rửa mặt đôi,…

Cửa nhà vệ sinh

Dựa vào diện tích nhà vệ sinh mà từ đó chọn ra kích thước cửa nhà vệ sinh phù hợp cho công trình. Nhà vệ sinh sẽ có kích thước ứng theo diện tích từ nhỏ, vừa, lớn. Chiều cao và chiều rộng theo kích thước tiêu chuẩn: 1.9mx0.68m, 2.1mx0.82, 2.3mx1.02m. Những tiêu chuẩn này không phạm phải phong thủy lại phù hợp với lối sống sinh hoạt thường ngày của con người.

Kích thước gạch lát nhà

Nhà vệ sinh có diện tích gần như nhỏ nhất trong nhà vì thế nên sử dụng loại gạch có kích thước 20×20 đảm bảo độ ma sát, chống trơn trượt trong phòng. Tuy nhiên gia chủ vẫn có thể sử dụng loại gạch có kích thước lớn hơn nhưng bề mặt gạch phải nhám để hạn chế tình trạng trơn trượt trong môi trường ẩm ướt như nhà tắm.

Gạch lát sàn sẽ không ốp sát trần, gạch lát sàn nên chọn những chi tiết bắt mắt sáng màu, tránh chọn màu tăm tối cho nhà tắm.

Thông số tiêu chuẩn đặt các vật dụng

  • Diện tích thông thường của nhà vệ sinh sẽ có kích thước như sau:1.9m x 0.68m, 2.1 m x 0.82m, 2.3m x 1.02m
  • Gạch ốp tường đạt chuẩn gồm các kích thước: 20cm x 20cm hoặc 20cm x 30cm. Tuy nhiên vẫn có thể ốp gạch có kích thước khác miễn phù hợp với diện tích và không gian nhà vệ sinh.
  •  Gạch lát nền nhà vệ sinh thường sẽ có kích thước: 20cm x 20cm. Nhưng vẫn có thể lát gạch có kích thước to hơn hoặc nhỏ hơn. 
  • Chiều cao trần nhà vệ sinh tối thiểu phải cao là từ 2.2m.
  • Chậu rửa mặt sẽ có chiều cao khoảng từ 82cm – 85cm
  • Chiều dài và rộng của một bồn tắm massage sẽ rơi vào khoảng 157cm x 157cm x 66cm.
  • Một bồn tắm chuẩn sẽ phải có kích thước đạt:1400x750x600mm ( thông số này có thể thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng).
  • Khu tắm gắn bồn tắm đứng có kích thước 800x800mm.
  • Chiều cao vòi sen tầm khoảng 75cm – 80 cm vừa với tầm người.
  • Chiều cao bát sen sẽ từ 170 cm -175 cm.
  • Chiều cao mắc quần áo sẽ từ 165cm – 170 cm
  • Chiều cao cửa phòng vệ sinh sẽ từ 167cm-203cm. Nhưng đa phần ngày nay đều làm 2m trở lên hoặc hơn. Do con người ngày nay cao lớn hơn trước rất nhiều.

Một số lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh

Những lưu ý này khi xây dựng nhà vệ sinh gia chủ cần tránh để không làm ảnh hưởng quá trình sinh hoạt của mọi người trong gia đình.

Vị trí nhà vệ sinh

Vị trí nhà vệ sinh

 

Đối với nhà phố, nhà cấp 4,… nhà có diện tích không quá rộng rãi thì thường xây nhà vệ sinh ở vị trí dưới cầu thang hay những vị trí có góc khuất trong nhà. Nhà vệ sinh là nơi mà kiến trúc sư đặt cuối cùng nên sẽ có hình dáng không đẹp có thể có diện tích không đều, hình tam giác không đều,…Tuy vậy những vị trí này phải có tính liên kết với chức năng những căn phòng khác để mọi người thuận tiện trong sinh hoạt.

Hướng nhà vệ sinh

Ở bất kì công trình nào dù lớn hay nhỏ hay mục đích sử dụng nhà ở hay mục đích thương mại khác thì đều xây nhà vệ sinh ở vị trí xấu nhìn ra hướng tốt. Hướng tốt có ảnh hưởng đến bồn tắm, bồn cầu,…đều cần phải đặt ở những hướng có phương vị tốt. Tuy nhiên cần xác định tuổi con giáp của gia chủ để đặt theo hướng thích hợp nhất. Tuy nhiên nếu hướng này thích hợp đặt nhà vệ sinh nhưng lại không thuận tiện đi lại trong nhà hay ảnh hưởng quá trình sử dụng nhà vệ sinh thì cũng không nên đặt nhà vệ sinh ở đây.

Hướng nhà vệ sinh

 

Vị trí đặt nhà vệ sinh và các hướng đặt bồn rửa mặt, bồn cầu

  • Hướng Đông: Hướng nhà vệ sinh này hợp với các con giáp : Ất, Giáp, Mão.
  • Hướng Đông Nam: Đây là hướng đẹp phù hợp với các tuổi có hành  thuộc Mộc, Thủy, Hỏa tăng vận khí vượng cho gia chủ, tiền bạc vào như nước. Nhưng không nên đặt bồn tắm hướng này sẽ phạm phong thủy làm ảnh hưởng luồng sinh khí vượng trong nhà.
  • Hướng Tây: Hướng cực tốt dù là tuổi nào, mệnh nào đặt đều tốt, không kiêng kỵ.
  • Hướng Tây Bắc: Hướng đẹp cho hầu hết các tuổi trừ những tuổi có người thuộc mệnh Hỏa người mệnh Hỏa, Thủy thì không nên đặt nhà vệ sinh theo hướng này sẽ mang nhiều tai họa.
  • Hướng Nam: Hướng cấm kỵ đối với riêng nhà vệ sinh hướng này rất xấu không nên đặt nhà vệ sinh hướng này, vì không tốt cho sức khỏe của mọi người trong nhà.
  • Hướng Tây Nam: Đặt nhà vệ sinh ở đây là vị trí hao tài, gia chủ dễ bị thất thoát tiền bạc, công việc không thuận lợi, kinh doanh khó khăn.
  • Hướng Bắc: Hướng phù hợp cho các con giáp tuổi: Tý, Quý, Nhâm. Vì lắp đặt nhà vệ sinh hướng này hơi ngộp, khó thoát khí nên lắp thêm hệ thống thông khí.
  • Hướng Đông Bắc: Hướng xấu hướng này nếu xây nhà vệ sinh ở đây sẽ phạm quỷ môn mang lại nhiều tai vạ cho gia chủ.

Chọn màu sắc cửa nhà vệ sinh

Chọn màu sắc cửa nhà vệ sinh

 

Màu sắc sẽ ảnh hưởng đến bản mệnh của từng con giáp vì thế nên chọn màu hợp với gia chủ để mang lại nhiều may mắn, sung túc trong nhà cửa. Màu sắc có tác động to lớn đến gia chủ thì gần như ai cũng biết, tuy nhiên vật liệu làm cửa cũng ảnh hưởng không kém.

Gia chủ nên xem kỹ tuổi mình hợp với vật liệu nào góp phần tăng thêm vượng khí cho nhà cửa. Hình dáng cửa cũng nên chọn sao cho phù hợp với bản mệnh gia chủ. Ví dụ như mệnh hỏa thường có nhiều nét nhọn trên cửa, còn mệnh thủy thì cửa sẽ có nhiều đường vân mềm mại uốn quanh.

Tuy nhiên nếu gia chủ không chọn đúng màu hợp với bản mệnh thì cũng nên có một số món phong thủy để hạn chế, dung hòa lại các điều xấu như thế tai ương không tìm đến nhà.

5/5 - (4 bình chọn)