Phòng bếp có nên làm trần thạch cao không ?

Phòng bếp có nên làm trần thạch cao không? Đó là một trong những câu hỏi thắc mắc chung của rất nhiều người dùng trong thời gian vừa qua.

Ngày nay, xu hướng thiết kế nhà ở sử dụng chất liệu trần thạch cao được nhiều người yêu thích. Bởi tính sang trọng và sáng tạo, đẹp độc đáo của nó đem lại. Thế nhưng, hầu hết các mẫu trần thạch cao được ứng dụng rất nhiều ở không gian phòng khách. Vậy liệu rằng phòng bếp có nên làm trần thạch cao không? Để giải đáp câu hỏi này cho các bạn, xin mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của Acc Home nhé.

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là gì?

 

Trần thạch cao là kết cấu tổng hợp giữa tấm thạch cao cùng nhiều vật liệu khác. Phần khung xương của thạch cao có kết cấu vững chắc. Nó giúp tạo độ bằng phẳng cho trần. Mặt trên của trần thạch cao sẽ được phun phủ lên một lớp sơn để tạo độ mịn, bám màu dai và độ bền. Khiến cho trần thạch cao có nhiều kiểu dáng và màu sắc trông bắt mắt và đa dạng hơn. Thích hợp trang trí cho nhiều không gian khác nhau.

Xem thêm: Các loại trần phổ biến hiện nay

Có nên lắp trần thạch cao cho phòng bếp không?

 

Có nên lắp trần thạch cao cho phòng bếp không?

Nếu như phòng khách được ví như bộ mặt đại diện cho gia chủ, thì phòng bếp là trái tim, giữ lửa tình yêu thương, sưởi ấm cho cả gia đình.

Nhà bếp là nơi tất cả các thành viên gia đình cùng quây quần ngồi bên nhau, thưởng thức bữa ăn cùng nhau. Bao nhiêu bề bộn, lo toan của cuộc sống hằng ngày dường như tan biến. Nhường chỗ cho không gian thân mật, vui vẻ, gần gũi của con cháu sum vầy bên ông bà, cha mẹ.

Chính vì những lý do đó mà phòng bếp nhất định phải là nơi sở hữu không những có thiết kế bắt mắt, mà nó còn đem lại cảm giác ấm áp, an toàn và dễ chịu nhất.

Bên cạnh cách xây dựng truyền thống thì xu hướng lựa chọn chất liệu thạch cao đã và đang được nhiều người dùng ưa chuộng. Nó mang đến sự sang trọng cho không gian, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, trần thạch cao còn có khả năng kháng ẩm mốc và chống nóng cực kỳ tốt. Một số loại trần có khả năng chống cháy tốt. Do đó, trần thạch cao đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế thi công phòng bếp hiện nay.

Quý khách hàng có nhu cầu tân trang hoặc xây mới phòng bếp nhất định không nên bỏ lỡ chất liệu này. Nó không những đáp ứng tính thẩm mỹ cao, độ bền tốt, đảm bảo an toàn, mà còn có giá cả hợp lý, phải chăng.

Xem thêm: Mẫu phòng bếp kiêm phòng khách đẹp

Những cách lắp trần thạch cao phổ biến cho phòng bếp

Hiện nay trên thị trường có những mẫu trần thạch cao nào thích hợp lắp đặt cho phòng bếp? Xin mời bạn cùng theo dõi nhé:

Trần thạch cao phẳng  

Trần thạch cao phẳng  

Trần thạch cao phẳng là tên gọi dùng để chỉ về kiểu trần có bề mặt dạng tấm. Sau khi đúc hoàn thiện sẽ nằm trên cùng một mặt phẳng. Mẫu trần này được cấu tạo từ hệ thống khung xương bằng đồng cote và tấm. Hầu như không có họa tiết hoa văn, hoặc nếu có cũng cực kỳ đơn giản. Đảm bảo giữ được cấu trúc nhẹ nhàng, đơn giản, trang nhã.

Trong thiết kế nội thất, trần thạch cao phẳng thuộc trần thả hoặc trần chìm. Nó dùng bộ khung xương chất lượng với tấm thạch cao phủ PVC hoặc tấm sợi khoáng. Cho độ bền và kết cấu đảm bảo an toàn cao cho người sử dụng.  

+ Ưu điểm:

  • Thời gian thi công nhanh chóng
  • Tĩnh lược chi tiết và giảm tối thiểu các họa tiết hoa văn trang trí. Cho nên, nó giúp mở rộng diện tích không gian, tạo độ thoáng và sang trọng cho gian bếp. Đây là một trong những giải pháp trang trí lý tưởng cho những căn bếp có diện tích nhỏ.
  • Chống cháy, chống ẩm, cách nhiệt tốt, độ bền cao
  • Dễ thi công, giá rẻ, tiết kiệm cả kinh phí và thời gian cho gia chủ.
  • Phù hợp với nhiều không gian khác nhau, từ phòng bếp cho đến phòng khách, phòng ăn. Phù hợp cả nhà biệt thự, nhà phố hay nhà chung cư.

+ Nhược điểm: Vì trần thạch cao dạng phẳng không có nhiều họa tiết trang trí cho nên nó khá đơn điệu về mẫu mã. Đáp ứng không đầy đủ nhu cầu thị hiếu hoặc khó hợp gu số đông người tiêu dùng. Bên cạnh đó, trần phẳng cũng rất dễ lộ những yếu điểm thi công, nếu bạn chẳng may chọn nhầm đơn vị có tay nghề yếu kém thì sẽ không đảm bảo được độ đẹp như mong muốn.

Xem thêm: Những mẫu thiết kế phòng bếp phong cách hiện đại

Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi

Mẫu trần thạch cao nổi hay còn được gọi bằng tên gọi khác là trần thạch cao thả. Đặc điểm dễ nhận biết của loại trần thạch cao này đó là một phần thanh xương bị lộ ra ngoài.

Người ta thường chọn thi công mẫu trần thạch cao nổi nhằm giúp che lấp đi một số yếu điểm trong kiến trúc. Chẳng hạn như che đường ống nước, hệ thống điện, nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất cho ngôi nhà.

+ Ưu điểm:

  • Có khả năng cách âm, cách nhiệt, một số loại có khả năng chống cháy tốt. Do đó rất thích hợp để lắp đặt cho phòng bếp, nơi thường xuyên diễn ra quá trình đun nấu, chế biến thức ăn mỗi ngày.
  • Dễ thi công, giá rẻ
  • Dễ tháo lắp và sửa chữa khi có sự cố xảy ra
  • Vẫn đảm bảo được việc lắp đặt hệ thống trang thiết bị thông gió hay các loại máy móc khác mà không cần can thiệp vào kiến trúc.

Ít bị co khi gặp biến đổi thời tiết.

+ Nhược điểm:

  • Mẫu trần thạch cao dạng nổi này thường sử dụng những tấm thạch cao đã được cố định về kích thước. Cho nên, nếu chẳng may gia chủ đổi ý thì sẽ rất khó để thay đổi được mẫu mã.
  • Các tấm có kích thước nhỏ, khoảng 600×600, cho nên dễ đem đến cảm giác không gian bị cắt vụn. Những không gian nhà nhỏ thì nên tránh những mẫu này mà thay vào đó nên lựa chọn các mẫu trần thạch cao phẳng liền để tạo độ rộng và thoáng cho không gian.

Xem thêm: Những mẫu thiết kế phòng bếp ở nông thôn đẹp

Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm là một trong số những mẫu trần thạch cao được ưa chuộng nhất hiện nay. Nó giúp xử lý và khắc phục những khiếm khuyết cho công trình thi công và đồng thời, đóng vai trò trang trí nội thất, tô điểm cho không gian thêm phần sang trọng và đẳng cấp cực kỳ hiệu quả.

Hệ thống khung của trần thạch cao chìm được bao phủ bằng tấm thạch cao ở bên ngoài. Được phủ sơn bả matit sau khi hoàn thiện. Nó có thể được cắt ghép hoặc uốn cong theo nhiều hình thù và kiểu dáng khác nhau. Cho nên, hiệu ứng về thẩm mỹ rất rõ rệt. Nếu muốn đem đến sự khác biệt và lộng lẫy hơn cho căn phòng thì có thể kết hợp dùng trần thạch cao với đèn chùm, đèn âm trần để làm tăng thêm vẻ sang trọng cho không gian.

+ Ưu điểm:

  • Dễ thi công lắp ráp và sửa chữa theo ý muốn và sở thích của gia chủ
  • Đa dạng màu sắc, kiểu dáng, hình dạng
  • Bền, chống thấm, cách nhiệt, chống cháy.
  • Dễ dàng biến tấu và dung hòa, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau, từ cổ điển cho đến hiện đại hay thậm chí là vintage. Đó cũng chính là lý do vì sao ngày càng có nhiều người dùng muốn dùng trần thạch cao trong trang trí nhà ở.
  • Giá cả hợp lý, phải chăng

+ Nhược điểm:

  • Dễ xuất hiện vết rạn nứt theo thời gian sử dụng.
  • Không phù hợp với nhà mái tôn cấp 4 dễ bị thấm nước, sẽ ảnh hưởng đến độ bền cũng như tuổi thọ của trần thạch cao.

Xem thêm: Những mẫu thiết kế phòng bếp vintage đẹp

Trần thạch cao giật cấp

Trần thạch cao giật cấp

Khác hẳn hoàn toàn với mẫu trần thạch cao phẳng mà chúng tôi vừa giới thiệu ở trên. Trần giật cấp đa dạng thiết kế, mẫu mã, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cao và tương thích với nhiều không gian, phong cách thiết kế nội thất khác nhau.

Hiểu nôm na, trần thạch cao giật cấp là loại trần thạch cao có kết cấu không nằm đồng nhất trên một mặt phẳng, mà nó được phân chia thành từng lớp, từng cấp. Có thể có cấp 1, cấp 2 hoặc cấp 3, mỗi cấp là một mặt phẳng. Trông tương tự như hình bậc thang.

Xem thêm: Một số mẫu trần gỗ trong phổ biến

+ Ưu điểm:

  • Sang trọng, hiện đại, đẹp mắt nhất trong tất cả các mẫu trần thạch cao hiện có trên thị trường
  • Dễ dàng biến tấu phong cách thiết kế nội thất hiện đại, phá cách hoặc Châu Âu cổ điển quý tộc.
  • Không đòi hỏi không gian thi công phải rộng hay hẹp. Tùy vào từng cấu trúc không gian mà đơn vị thiết kế sẽ tạo ra các mẫu trần thạch cao với số cấp phù hợp
  • Có thể phối hợp với hệ thống đèn điện trang trí để tăng vẻ đẹp lung linh, lộng lẫy cho không gian.

+ Nhược điểm:

  • Thời gian thi công kỳ công, lâu hơn. Đòi hỏi đội ngũ thực hiện phải có tay nghề nhất định.
  • Chi phí cao hơn
  • Nếu trong trường hợp trần thạch cao giật cấp bị hư hỏng và cần được sửa chữa thì công đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn. Đôi khi phải tháo dỡ toàn bộ trần nhà xuống. Gây ảnh hưởng đến thời gian sinh hoạt và tốn kém nhiều kinh phí của gia chủ.

Xem thêm: Những mẫu trần nhà bê tông đẹp

Những lưu ý khi sử dụng thạch cao làm trần phòng bếp

Những lưu ý khi sử dụng thạch cao làm trần phòng bếp

Nếu bạn có dự định hoặc đã thực hiện dùng trần thạch cao cho phòng bếp thì bạn cần phải cân nhắc đến kiểu dáng sao cho thống nhất với kiến trúc của ngôi nhà. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như màu sắc, phong thủy, tính an toàn của trần cũng cần được gia chủ lưu tâm để các thành viên trong gia đình cảm thấy thoải mái khi trở về nhà và ngồi quây quần bên nhau trong phòng bếp dùng bữa.

Ngày nay, trần thạch cao đã trở thành chất liệu được ứng dụng cho nhiều công trình nhà ở khác nhau. Phòng bếp có nên làm trần thạch cao hay không là một trong những thắc mắc chung của rất nhiều người dùng. Sử dụng trần thạch cao như thế nào để đảm bảo độ bền và chất lượng tốt nhất, giúp giữ cho lớp thạch cao luôn sạch sẽ và bền đẹp theo thời gian. Xin mời bạn hãy bỏ túi ngay những lưu ý quan trọng dưới đây:

Xem thêm: Top những mẫu trần nhà bằng gỗ đẹp

Khi ốp thạch cao nền trần phải khô ráo 

Khi ốp thạch cao nền trần phải khô ráo 

 

Phòng bếp có nên làm trần thạch cao không? Trần thạch cao dùng cho phòng bếp hay bất kỳ một không gian nào khác cũng đều cần phải tránh nước. Vì thạch cao rất kỵ nước.

Do đó, nếu quyết định lắp đặt trần thạch cao cho nhà bếp của mình thì bạn cần phải giữ cho phòng bếp của bạn luôn sạch sẽ, khô ráo. Nếu độ ẩm quá cao có thể làm cho trần xuất hiện các vết ố vàng và ẩm mốc. Nó không những gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

Đơn vị thi công cần phải tiến hành kiểm tra địa thế, rà soát lại khu vực mái nhà và trần nhà để đảm bảo không có chỗ hở nước nào xuất hiện. Có như vậy mới làm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thấm nước lên trần thạch cao.

Phải đảm bảo kích thước tối thiểu giữa trần và bếp đun

Giữa trần thạch cao và bếp đun cần giữ được khoảng cách tối thiểu để đảm bảo độ bền cho trần thạch cao cũng như tính an toàn cho người đứng bếp, các thành viên trong gia đình.

Ngày nay, một số loại trần thạch cao có chức năng chống cháy. Tuy nhiên, nếu bố trí trần thấp gần bếp, thì chắc chắn theo thời gian, trần thạch cao cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Có thể xuất hiện vết ố vàng, rạn nứt hoặc bong tróc… Do đó, đơn vị thi công cần đảm bảo khoảng cách giữa mặt trần thạch cao với bếp đun là ở cự ly đúng chuẩn.

Phải bắn khung trước ốp thạch cao 

Khi chuẩn bị tiến hành thực hiện công đoạn làm vách thạch cao. Trước hết, bạn cần xác định được chính xác những vị trí nào sẽ lắp vách thạch cao. Đánh dấu kỹ lưỡng. Sau đó, bạn phải tiến hành dựng khung xương trước khi ốp thạch cao vào.

Làm như vậy sẽ giúp tạo phần móng vững chắc cho thạch cao bám trụ. Đồng thời, đảm bảo độ chắc chắn cũng như độ bền cho trần thạch cao sử dụng được lâu dài và bền bỉ hơn. Khi dựng trần thạch cao cho phòng bếp bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Mỗi cây xương trụ đứng cần giữ khoảng cách với nhau một khoảng 610mm, hàng cây xương trụ nằm ngang cách nhay 1220mm.

+ Khi dựng xương nằm, điểm đầu vách cho đến điểm cuối vách phải được nối tiếp liền kề nhau, không được ngắt quãng.

+ Cần phải chốt hệ thống xương cố định trước khi bắn tấm thạch cao lên trên.

Làm như vậy sẽ hỗ trợ và giúp ích đáng kể cho quá trình sửa chữa cũng như tháo dỡ về sau mà không làm ảnh hưởng đến vách trần.

Phải đảm bảo chất lượng của thạch cao

Phòng bếp có nên lắp trần thạch cao không? Sự thật thì chất liệu trần thạch cao luôn thu hút nhiều sự chú ý của người dùng vì vẻ đẹp sang trọng, tinh tế mà nó đem lại cho không gian. Trần thạch cao được cấu tạo từ khung xương và tấm thạch cao. Do đó, để đánh giá chất lượng của thạch cao thì người ta phải căn cứ vào từng lớp vật liệu cấu tạo nên tổng thể. Điển hình như khung xương có kết cấu đủ vững chãi để treo cả một hệ thống vừa khung xương và vách thạch cao lên trên hay không. Tấm thạch cao có làm cho trần nhà trở nên bằng phẳng hay không, lớp sơn bả có tạo được độ nhẵn mịn và đều màu hay không. Nếu thi công đúng cách và chọn đúng loại thạch cao có chất lượng tốt thì tuổi thọ của trần thạch cao có thể lên đến 10 – 15 năm.

Dùng thạch cao cho trần phòng bếp có ảnh hưởng đến phong thủy hay không?

Dùng thạch cao cho trần phòng bếp có ảnh hưởng đến phong thủy hay không?

 

Sử dụng trần thạch cao trong thiết kế nội thất nhà ở đã là Hot trend hiện nay. Nhưng đối với những gia chủ đã lớn tuổi hoặc kỹ tính thì chắc chắn họ sẽ băn khoăn, liệu rằng Có nên dùng trần thạch cao cho phòng bếp hay không? Và điều này có phạm phải yếu tố kỵ phong thủy nào hay không?

Giải đáp ngay thắc mắc này của các bạn. Việc dùng trần thạch cao cho phòng bếp nói riêng và cho tất cả các căn phòng khác nói chung trong ngôi nhà có liên quan mật thiết đến yếu tố phong thủy.

Xét về chất liệu cấu thành, thạch cao cũng là một trong những chất liệu có nguồn gốc từ tự nhiên gần gũi. Cho nên, việc dùng chất liệu thạch cao không phải là điều trái với quy luật tự nhiên.

Trong phong thủy có 5 hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi hành là hợp với từng kiểu hình dạng khác nhau. Như mệnh Kim sẽ hợp với hình dạng tròn, oval, mái vòm cong. Mệnh Mộc hợp hình chữ nhật. Mệnh Thủy hợp với kiểu uốn lượn dạng gợn sóng. Mệnh Hỏa hợp dạng khối góc cạnh. Mệnh Thổ hợp với hình vuông.

Để đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn hợp phong thủy thì điều trước hết đó chính là thiết kế thi công nội thất phải hợp mệnh của gia chủ. Thế nhưng, chất liệu nào mới có thể chiều lòng theo từng cung mệnh như vậy? gợi ý cho bạn là dùng trần thạch cao.

Trần thạch cao có khả năng biến tấu hình dạng và kích thước cực kỳ đa dạng. Có cả hình tròn, hình vuông, oval, hình chữ U, L,… Đặc biệt, có một loại trần thạch cao được gọi với cái tên khá ấn tượng. Đó là trần giật cấp. Chủ nhà có thể lựa chọn kiểu trần thạch cao giật cấp này cho căn bếp của mình. Vì xét theo phong thủy, mảng cao nằm ở giữa và những mảng thấp nằm xung quanh là hình ảnh ẩn dụ cho bầu trời. Nếu gắn thêm một chiếc đèn chùm ở giữa gian bếp không những giúp cho căn phòng tươi sáng, lung linh hơn, sang trọng hơn, mà nó còn mang ý nghĩa làm hình ảnh “Long điểm nhãn”, mang nhiều ý nghĩa tốt lành.

Bên cạnh việc chọn trần thạch cao có kiểu nào tốt nhất, đảm bảo hợp nhất cho phòng bếp thì bạn cũng cần chú ý đến màu sắc của trần thạch cao. Để đảm bảo tính phong thủy, tốt hơn hết bạn nên chọn màu sắc trần hợp với mệnh ngũ hành. Gam màu xám, bạc, trắng hợp mệnh Kim. Đỏ, vàng, cam hợp mệnh Hỏa. Màu xanh lá, nâu hợp mệnh Mộc. Màu xanh dương, đen hợp mệnh Thủy. Màu vàng nhạt, màu nâu hợp mệnh Thổ. Song song với đó, bạn cần cân nhắc đến yếu tố hài hòa tổng thể để không gian phòng bếp trở nên ấm cúng, sáng sủa và khang trang hơn.

Ngoài ra, các chi tiết trang trí trần thạch cao cũng ảnh hưởng ít nhiều đến yếu tố phong thủy. Đối với phòng bếp có diện tích nhỏ thì bạn nên ưu tiên chọn mẫu trần có thiết kế đơn giản, ít họa tiết hoa văn. Những không gian khiêm tốn sử dụng trần hoa văn phức tạp có thể đem lại cảm giác nặng nề, từ đó làm tỏa ra năng lượng xấu, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của bạn. Ngược lại, đối với những căn bếp có diện tích rộng rãi, thoải mái thì bạn có thể chọn các mẫu trần thạch cao cho phòng bếp được phào chỉ mạ vàng để tăng vẻ sang trọng, quý phái.

Những mẫu Phòng bếp có trần thạch cao đẹp mê mẩn

Để giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn tham khảo từ cách chọn các mẫu trần thạch cao có thiết kế, màu sắc và họa tiết phù hợp cho phòng bếp lý tưởng nhất, chúng tôi xin gửi đến bạn một số mẫu phòng bếp sử dụng trần thạch cao theo nhiều phong cách thiết kế, diện tích và kiểu dáng nhà ở khác nhau. Xin mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Nhà ống có bếp sử dụng trần thạch cao

Nhà ống có bếp sử dụng trần thạch cao

Kiểu nhà ống vốn dĩ đã rất quen thuộc ở các thành phố lớn có cuộc sống hiện đại, không gian sống chật hẹp, khiêm tốn. Đặc thù của mô hình nhà dạng ống là có bề ngang nhỏ, nhưng bề dài sâu. Do đó, nếu biết cách tận dụng và khai thác không gian triệt để đúng cách thì bạn hoàn toàn có thể dùng trần thạch cao cho phòng bếp mà không gây cảm giác nặng nề, bí bách.

Ở hình trên, phòng bếp được thiết kế liền với phòng ăn theo phong cách tân cổ điển. Trần thạch cao giật cấp được phào chỉ mạ vàng kết hợp với ánh sáng vàng từ đèn chùm, tạo thành tổng thể không gian hài hòa, thống nhất. Gam màu trắng vàng nhã nhặn giúp cho không gian nhà bếp sáng sủa nhưng vẫn giữ được cảm giác gần gũi, ấm cúng.

Mẫu trần thạch cao cho nhà bếp chung cư

Mẫu trần thạch cao cho nhà bếp chung cư

Lợi thế lớn nhất của nhà chung cư đó là các căn nhà sẽ đón nhân được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất. Do đó, bạn có thể tận dụng nơi hội tụ nhiều ánh sáng như cửa sổ, cửa mở ra ban công để làm phòng bếp kết hợp phòng ăn. Trần thạch cao dành cho nhà bếp chung cư nên được thiết kế đơn giản, có thể phối hợp thêm đèn led âm trần để tăng cảm giác sang trọng cho không gian.

Mẫu phòng bếp 25m2 trần thạch cao

Mẫu phòng bếp 25m2 trần thạch cao

 

Trần thạch cao cho phòng bếp có diện tích 25m2 được thiết kế theo kiểu giật cấp để “ăn gian” chiều cao đáng kể. Ngay vị trí bàn ăn có thể phối hợp thêm các họa tiết trên trần thạch cao, vừa tạo cảm giác mới lạ độc đáo, vừa tĩnh lược được các chi tiết hoa văn trang trí cầu kỳ nhưng vẫn giữ được tính đơn giản cần thiết.

Trần thạch cao cho phòng bếp liền phòng khách

Trần thạch cao cho phòng bếp liền phòng khách

Đối với những kiểu nhà được thiết kế nối liền phòng khách với phòng bếp thì có thể sử dụng trần thạch cao phẳng hoặc trần thạch cao nổi để làm điểm nhấn cho không gian. Sử dụng thêm đèn âm trần để tạo hiệu ứng ánh sáng lung linh cho cả ngôi nhà. Khiến cho không gian nhà ở thêm phần sang trọng và đẹp mắt hơn, lôi cuốn hơn.

Phòng bếp biệt thự tân cổ điển sử dụng có trần thạch cao  

Phòng bếp biệt thự tân cổ điển sử dụng có trần thạch cao  

Đặc trưng của phong cách tân cổ điển là sự xa hoa tráng lệ đến từ nội thất cho tới kiến trúc. Kiến trúc sư thiết kế phòng bếp có trần thạch cao cho những ngôi nhà đi theo phong cách này có thể thỏa sức sáng tạo bằng những đường uốn gợn, cong mái vòm bằng tấm thạch cao để làm nổi bật không gian bắt mắt nhất.

Nếu muốn làm gia tăng thêm cảm giác quý tộc, thì bạn có thể kết hợp giữa ánh sáng đèn chùm trang trí bàn ăn với đèn led âm trần trên tấm thạch cao để tô điểm cho không gian bếp thêm phần ấn tượng.

Phòng bếp có trần thạch cao cho nhà nhỏ

Phòng bếp có trần thạch cao cho nhà nhỏ

Những ngôi nhà nhỏ thì liệu Phòng bếp có dùng trần thạch cao được không? Câu trả lời là hoàn toàn được. Tuy nhiên, vì diện tích khiêm tốn, cho nên, bạn chỉ nên lựa chọn những mẫu trần thạch cao dạng phẳng, có họa văn ít hoặc không hoa văn để tránh làm rối rắm không gian và tăng vẻ nặng nề cho gian bếp.

Phòng bếp có trần thạch cao cho nhà hiện đại

Phòng bếp có trần thạch cao cho nhà hiện đại

Những ngôi nhà hiện đại ngày nay hầu như đều dùng trần thạch cao trong nhiều không gian khác nhau, từ phòng khách, phòng ngủ cho tới phòng bếp.

Phòng bếp của nhà hiện đại sử dụng tấm trần thạch cao có thể chọn các mẫu trần thạch cao nổi, chìm hoặc giật cấp. Đừng quên phối kèm với những chiếc đèn chùm để trang hoàng không gian bếp thêm ấm cúng hơn.

Kiểu phòng bếp có trần thạch cao gam màu trắng chủ đạo

Kiểu phòng bếp có trần thạch cao gam màu trắng chủ đạo

Nếu gia chủ là tín đồ yêu màu trắng, thích sự sạch sẽ, sáng sủa thì lựa chọn lắp trần thạch cao là sự lựa chọn lý tưởng tốt nhất. Bạn hầu như chẳng cần làm gì nhiều, vì thạch cao vốn dĩ đã có màu trắng tự nhiên. Nó sẽ cùng với trang thiết bị nội thất trong nhà tạo nên sự đồng bộ trong kiến trúc và ấn tượng trong mắt của người nhìn.

Phòng bếp có trần thạch cao gam xám ghi

Lựa chọn lắp trần thạch cao cho phòng bếp có tông màu xám ghi chủ đạo là sự lựa chọn kết hợp hoàn hảo trong màu sắc mà bạn không nên bỏ qua.  Xám kết hợp với ghi và trắng, tạo sự tăng giảm đậm nhạt của cấp độ màu sắc. Đem đến chiều sâu cho không gian và sự thống nhất trong trưng bày nội thất.

Trần thạch cao cho mẫu phòng bếp này có thể dùng thạch cao màu xám hoặc giữ nguyên màu trắng nguyên bản để tạo sự hài hòa. Kết hợp kèm theo đó là hệ thống đèn Led âm trần và đèn chùm, giúp cung cấp đủ sáng cho không gian làm bếp. Đồng thời, khiến cho phòng ăn trở nên đẹp lôi cuốn, sang trọng hơn gấp bội.

Phòng bếp có diện tích 5×18

Phòng bếp có diện tích 5x18

Mẫu trần thạch cao cho phòng bếp 5×18 khá đơn giản và quen thuộc, có thể gọi là phương pháp dễ dùng nhất, an toàn nhất. Với thiết kế trần thạch cao dạng giật cấp, kết hợp kèm ánh sáng đèn Led và ánh sáng tự nhiên đã giúp cho căn bếp trông trở nên vừa rộng rãi vừa sáng sủa. Ai ai cũng muốn bước vào và ngắm nhìn chiêm ngưỡng.

Phòng bếp có diện tích 3×20

Phòng bếp có diện tích 3x20

 

Nhiều người e ngại vấn đề bề ngang phòng bếp khiêm tốn thì liệu rằng có lắp trần thạch cao cho phòng bếp được hay không? Như hình bạn có thể thấy, chúng ta vẫn có thể dùng trần thạch cao, thậm chí là trần thạch cao có kiểu dáng hình tròn khá độc đáo.

Phòng bếp có diện tích 6×15

Đối với phòng bếp có diện tích rộng rãi thì có thể kết hợp vừa là nhà bếp vừa là phòng ăn. Mẫu trần thạch cao trên tuy đơn giản, nhưng tạo cảm giác an toàn, chắc chắn, có sự liên kết với không gian nội thất. Đồng thời, ánh sáng trắng vàng từ đèn trần còn giúp tạo bầu không khí trông trở nên lãng mạn hơn.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc tất cả những thắc mắc thường gặp nhất xoay quanh câu hỏi phòng bếp có dùng trần thạch cao được hay không. Hy vọng rằng bạn đã tìm được câu trả lời cho riêng mình. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thi công nội thất, nhận thiết kế và lắp đặt trần thạch cao chất lượng, uy tín thì hãy gọi ngay vào số Hotline 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com để đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp của Acc Home hỗ trợ tư vấn giúp bạn nhé. 

5/5 - (3 bình chọn)