Tại sao phòng ngủ bị lạnh? Nguyên nhân và cách khắc phục
Phòng ngủ là không gian riêng tư, nơi thư giãn của bạn bấnu những giờ học tập và làm việc mệt mỏi. Vào những ngày trời trở lạnh, cảm giác ấm áp khi chui vào chăn bông và ngủ một giấc thật khiến người ta thích thú làm sao. Tuy nhiên, khi phòng ngủ cũng trở nên lạnh hơn thì việc ngủ trong căn phòng đó giường như là nỗi ám ảnh. Hôm nay Acc Home sẽ đi tìm hiểu tại sao phòng ngủ bị lạnh và làm thế nào để khắc phục nhược điểm đó.
Nội dung bài viết
Những nguyên nhân khiến phòng ngủ bị lạnh
Phòng ngủ của bạn đang yên đang lành thì lại bị lạnh, mỗi lần ngủ là phải quấn chăn khắp cơ thể nhưng vẫn thấy rất lạnh ngay cả khi trời đang mùa hè. Dưới đây sẽ là những nguyên nhân thường thấy gây ra tình trạng phòng ngủ lạnh lên bất thường bạn cần nắm rõ.
Do dưới nền nhà có mạch nước ngầm nền cát
Có thể khi bạn nghe và nguyên nhân này sẽ cảm thấy ngạc nhiên và cũng chẳng hiểu được. Tuy nhiên đây là lý do khiến phòng ngủ của bạn bị lạnh dù ngay cả khi đang là mùa hè nóng nực.
Do khi xây dựng nhà cửa, các chủ nhà không tìm hiểu kỹ các yếu tố như nền đất dưới khi xây móng, nhiều mảnh đất có mạch nước ngầm lớn và nền cát nên khi vào mùa hè mạch nước ngầm len lỏi vào những phần cát ở dưới móng và không thẩm thấu đi đâu được
nên phần nước đó ứ đọng lại dưới nền nhà gây ra hiện tượng ẩm ướt và mát lạnh.
Do vị trí phòng ngủ nằm ở hướng đón gió
Nguyên nhân đầu tiên khiến phòng ngủ trở nên mát mẻ và mùa hè và lạnh vào mùa đông đó là vị trí xây phòng ngủ nằm ở hướng đón gió của ngôi nhà. Vào mùa hè, phòng ngủ mát mẻ và là nơi lý tưởng để ngủ. Tuy nhiên khi bước sang những ngày mưa lạnh, việc đón gió của căn phòng sẽ làm cho căn phòng vô cùng lạnh lẽo bởi những trận gió đông ùa vào phòng.
Xem thêm: Những dự án thiết kế phòng ngủ gỗ đẹp
Do phòng ngủ thông với ngoài trời
Những người yêu thích sự tự do và yêu thiên nhiên nhiên có xu hướng xây phòng ngủ thông với ngoài trời để đón ánh nắng tự nhiên. Vào mùa hè căn phòng sẽ đầy nắng và gió rất thích hợp để thư giãn nghỉ ngơi.
Tuy nhiên vào những ngày trời đông gió rét, ngủ trong căn phòng này sẽ giống như bạn đang ngủ ở ngoài trời vậy. Dù căn phòng có được xây kín đến đâu đi nữa nó cũng sẽ không thể cản được gió và mưa lùa vào phòng qua các kẽ hở. Điều này sẽ khiến căn phòng bạn trở nên lạnh lẽo hơn và bạn sẽ không thể ngủ được.
Cửa sổ, cửa chính của phòng bị hở làm gió luồn vào
Trong một căn phòng lúc nào cũng sẽ có cửa sổ và cửa chính để không khi được lưu thông cũng như phục vụ cho việc ra vào phòng. Nhưng các cửa sổ và cửa ra vào này dù có làm kín và dày đến đâu thì vẫn sẽ có những khe hở nhỏ. Vào mùa đông, gió có thể từ các khe hở nhỏ này luồn vào phòng ngủ của bạn, gây ra các cơn ớn lạnh từng hồi.
Do không trang bị máy sưởi khi mùa đông đến
Phòng ốc của bạn sẽ lạnh hơn vào mùa đông, nếu như không trang bị các máy sưởi, lò sửa hoặc vật dụng làm ấm trong phòng thì phòng ngủ của bạn sẽ có nhiệt độ vô cùng thấp. Vào mùa đông bạn cũng có thể thay các đèn trong phòng từ huỳnh quang, LED,…sang đèn sợi đốt. Đèn sợi đốt vừa có công năng phát sáng vừa có thể tạo ra nhiệt làm ấm căn phòng hơn mỗi khi trở lạnh.Khi đã hết màu lạnh bạn có thể cất đi và thay thế lại bằng đèn huỳnh quang, LED,… như thường
Bật điều hòa quá mạnh vào mùa hè
Phòng ngủ không chỉ bị lạnh vào mùa đông mà ngay cả khi mùa hè nó vẫn sẽ bị lạnh nếu như bạn bật điều hòa xuống nhiệt độ quá thấp. Phòng ngủ khi có trang bị điều hòa sẽ được xây và thiết kế khá kín gió. Chính vì vậy khi bạn bật điều hòa nhiệt độ thấp trong nhiều giờ liền, không khí lạnh sẽ nằm mãi trong phòng chứ không thoát ra đâu được. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến phòng ngủ của bạn bị lạnh dù là đang trong mùa hè.
Xem thêm: Mẫu thiết kế phòng ngủ nội thất của bé gái 9 tuổi đẹp
Những tác hại do việc nằm ngủ khi phòng ngủ lạnh
Nằm ngủ trong phòng có nhiệt độ lạnh hơn cơ thể sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường về sức khỏe của bạn. Sau khi đã tìm hiểu nguyên nhân tại sao phòng ngủ bị lạnh, dưới đây là những ảnh hưởng xấu của việc phòng ngủ bị lạnh bạn có thể xem qua để biết được mức độ nghiêm trọng của việc nằm ngủ trong phòng bị lạnh nghiêm trọng nhường nào.
Xem thêm: Thiết kế phòng ngủ bao nhiêu m2 là đẹp
Nằm ngủ trong phòng lạnh dễ bị cảm lạnh, cảm cúm
Cơ thể của con người thường sẽ nằm ở mức nhiệt từ 35 độ đến 36 độ 5 là mức nhiệt bình thường. Tuy nhiên khi nằm ở trong phòng ngủ có nền nhiệt thấp thì cơ sở sẽ phản ứng đối nghịch với môi trường bên ngoài. Nhiệt độ bên ngoài và trong cơ thể chênh lệch quá nhiều sẽ khiến người nằm trong phòng cảm thấy ớn lạnh cảm cúm, biểu hiện bên ngoài như nổi da gà, hắt xì, sổ mũi, nhức đầu,…
Bị đột quỵ
Khi nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ phòng ngủ có sự chênh lệch quá lớn, nhiệt độ bên trong cơ thể không sản sinh đủ để giữ cơ thể ấm lâu thì sẽ bị nhiệt độ phòng lấn át, xâm nhập vào cơ thể. Như bạn đã biết, mạch máu của con người sẽ lưu thông tốt nếu ở trong nhiệt độ thường, tuy nhiên nếu như nhiệt độ hạ thấp đột ngột, các mạch máu sẽ bị co lại, máu trong cơ thể chịu tác động của nhiệt độ lạnh sẽ vón cục và đôi khi sẽ tắt nghẽn mạch máu tạo ra các cơn đột quỵ.
Đó chính là lý do vì sao khi vào màu đông tay chân của con người thường tê cứng và trắng nhợt, những biểu hiện đó cũng chính là biểu hiện của việc lưu thông máu không tốt và bạn cần phải làm ấm cơ thể lên ngay lập tức. Bị lạnh trong lúc đang ngủ sẽ nguy hiểm bội phần hơn vì khi chúng ta ngủ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái vô thức vì vậy có những trường hợp đột tử ngay trên giường bệnh do không phát hiện kịp lúc.
Xem thêm: Những mẫu thiết kế phòng ngủ luxury đẹp
Bị trúng gió gây buồn nôn, đau bụng
Khi cơ thể đột nhiên tiếp nhận một luồng gió lạnh từ đâu thổi đổi nó sẽ không thể phản ứng ứng kịp và bị làn gió xâm nhập vào cơ thể. Người bệnh sau khi bị gió xâm nhập thì sẽ có cảm giác buồn nôn, đau bụng, đau đầu kinh khủng,…dân gian thường gọi tên biểu hiện này là bị trúng gió.
Khi gặp trường hợp này bạn phải nhanh chonhs làm ấm cơ thể bằng nhiều phương pháp như uống trà gừng, ngồi lò sưởi, mặc thêm áo,..đồng thời kết hợp việc cạo gió và thoa dầu để có thể ép các luồng khí độc đó ra ngoài cơ thể nhanh nhất có thể.
Lạnh làm cho giấc ngủ không sâu, mất ngủ
Nhiệt độ phòng ngủ thấp cũng sẽ làm bạn có giấc ngủ không thoải mái, không sâu bởi bạn phải thường xuyên tỉnh giấc vì trời lạnh hay quấn chăn để cơ thể ấm hơn.
Suy nhược tinh thần do phòng ngủ quá lạnh
Khi phòng ngủ quá lạnh, bạn không thể ngủ được và phải trằn trọc thức trắng cả đêm, cơ thể thiếu ngủ sẽ vô cùng suy nhược. Sáng sớm khi tỉnh dậy bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, lờ đờ buồn ngủ. Ngoài ra khi thiếu ngủ thì da dẻ của bạn cũng xấu đi trông thấy, nếp nhăn và quầng thâm mắt sẽ xuất hiện.
Xem thêm: Top những dự án thiết kế phòng ngủ Châu Âu đẹp
Phòng lạnh dễ bị bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi
Các bệnh thường mắc phải nhất khi phải ngủ trong một căn phòng có không khí lạnh đó là các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Khi ngủ, bạn sẽ hít thở không khí lạnh một cách thụ động, hơi lạnh sẽ từ mũi của bạn đi xuống họ và cuối cùng tràn vào phổi. Khi khí lạnh tích tụ lâu trong phổi sẽ gây ra các bệnh như viêm phổi, ho hen,…Những bệnh này khi mắc phải sẽ vô cùng khó chữa vì nó phụ thuộc vào thời tiết, chỉ khi trời trở lạnh thì nó mới phát tác.
Xem thêm: Cách khử mùi trong phòng kín đơn giản
Những cách khắc phục phòng ngủ bị lạnh
Sau khi tìm hiểu kỹ về nguyên nhân tại sao phòng ngủ bị lạnh và những tác hại của nó thì chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn một số mẹo để làm cho căn phòng của bạn ấm áp hơn, không sợ gió lạnh lùa vào phòng khi ngủ nữa.
Kiểm tra cửa sổ và cửa ra vào xem có kín chưa
Trước khi đi ngủ, bạn nên đi một vòng quanh phòng để kiểm tra các cửa sổ, cửa chính xem nó đã được đóng kín chưa bằng cách đưa tai hoặc tay áp sát vào các khe hở, nếu có gió lùa vào thì có nghĩa là vẫn chưa kín hoàn toàn, nếu vậy bạn hãy đóng và khóa kín cửa trước khi lên giường ngủ để gió không lùa vào phòng nhé!
Xem thêm: Nguyên nhân khiến phòng ngủ có bụi
Nên nhét và bịt hết các khe hở để tránh gió lùa vào
Trong trường hợp đã đóng kín cửa nhưng do thiết kế bị lỗi nên gió vẫn có thể lùa vào thì bạn hãy sử dụng những mảnh vải dày hoặc bông, xốp để nhét kín các khe hở, lỗ hổng đó để gió không lùa vào được nữa.
Nếu như bạn thấy cách đó quá bất tiện thì có thể gọi điện cho bên bảo hành vào ngày mai để họ đến sửa chữa hoặc lắp lại cánh cửa mới tốt hơn cho phòng ngủ của bạn.
Xem thêm: Những cách đặt két sắt trong phòng ngủ
Không nên đặt giường cạnh cửa sổ
Sai lầm lớn nhất khi thiết kế và bố trí nội thất phòng ngủ đó là đặt giường ngay cạnh cửa sổ. Vào mùa hè có thể làm như vậy sẽ mát mẻ và dễ ngủ hơn, tuy nhiên khi bước vào mùa đông, nếu như bạn không thay đổi vị trí giường của mình đi nơi khác thì chắc chắn bạn sẽ không thể ngủ ngon được.
Bởi vì cửa sổ sẽ là nơi chắn gió nhưng nó sẽ không chắn được hoàn toàn, vẫn còn những cơn gió luồn qua khe cửa để đi vào phòng ngủ. Nếu bạn đặt giường ngủ cạnh cửa sổ thì bạn sẽ hứng chịu cơn gió ấy trực tiếp và nhanh nhất, như vậy sẽ rất dễ bị cảm lạnh hoặc đột quỵ khi ngủ.
Trang bị thêm các tấm rèm cửa để cản gió
Việc trang bị thêm những tấm màn, rèm cửa là việc vô cùng cần thiết khi trời sang đông. Những tấm màn, rèm này sẽ góp sức vào việc đảm bảo gió từ bên ngoài sẽ ít có khả năng luồn vào nhà hơn bằng các khe cửa. Như vậy nhiệt độ trong phòng ngủ của bạn sẽ được bảo đảm.
Nên trang bị thêm các tấm thảm dày
Phần lớn nhiệt trong phòng có thể được tản ra qua sàn gỗ và gạch, khiến căn phòng trở nên lạnh lẽo. Một cách dễ dàng, rẻ tiền và hiệu quả mà ai cũng có thể sử dụng để giữ ấm cho ngôi nhà của mình trong những tháng lạnh hơn là trải thảm. Thảm có thể làm cho ngôi nhà của bạn thoải mái hơn đồng thời cũng giúp bảo vệ hiệu quả cho đôi chân của gia đình bạn.
Nên trang bị thêm máy sưởi hoặc máy làm ấm cho phòng ngủ
Nếu áp dụng cách trên mà nhà vẫn chưa đủ ấm thì nên sử dụng các thiết bị sưởi ấm như điều hòa, sưởi điện, quạt sưởi, nhất là đối với gia đình có em nhỏ hoặc những người già yếu. Những thiết bị này chắc chắn sẽ làm cho ngôi nhà của bạn thoải mái hơn, tuy nhiên chúng lại tiêu tốn điện năng và khoảng cách giữa máy và quạt cần được lưu ý để tránh gây bỏng cho người sử dụng do để quá gần lò sưởi.
Ngoài ra, bạn có thể dùng túi sưởi, túi giữ nhiệt quấn vào người để giữ ấm hoặc đắp chăn điện lên giường, hơi ấm của chăn điện sẽ giúp phòng ngủ ấm áp hơn.
Không nên chỉnh nhiệt độ điều hòa xuống quá thấp khi ngủ
Chò dù là vào mùa hè, khi ngủ bạn cũng nên chỉnh điều hòa xuống mức nhiệt độ thấp phù hợp, tuyệt đối không lam dụng điều hòa bởi vì nếu như bật điều hòa xuống nhiệt độ quá thấp trong một thời gian dài thì nhiệt độ trong phòng sẽ lạnh hơn và độ ẩm trong không khí cũng không còn. Đó là nguyên nhân dẫn đến sáng hôm sau khi thức dậy bạn cảm thấy lạnh chân tay, cổ họng khô rát và bị đau.
Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về vấn đề tại sao phòng ngủ bị lạnh và cách xử lý vấn đề này một cách tốt nhất. Nếu thấy bài viết của chúng tôi bổ ích hãy lưu lại và chia sẻ cho bạn bè người thân cùng biết đến nhé! Bạn đang cần một đơn vị có thể thiết kế thi công nội thất hoặc kiến trúc căn nhà cho nhà mình xin vui lòng liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 để được các kiến trúc sư của chúng tôi tư vấn miễn phí.