Ai là người quản lý nhà thờ họ
Người Việt Nam luôn có quan niệm coi trọng cội nguồi, trân trọng quá khứ. Bởi chúng là những gì tạo nên chúng ta ngày hôm nay. Chính vì lẽ đó, chúng ta dễ dàng thấy hình ảnh nhà thờ họ hay còn gọi là từ đường. Đây là một trong những nơi chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong tâm trí người Việt Nam, là nơi con cháu tìm thấy nguồn cội của mình. Nhưng để nhà thờ tồn tại trong một khoảng thời gian dài như vậy thì chắc hẳn phải có sự giám sát và quản lý chặt chẽ của một cá nhân hay tổ chức nào đó.
Trong bài viết này, Acchome sẽ cũng quý độc giả tìm hiểu về nhà thờ họ cũng như sự quản lý chúng ở Việt Nam nhé!
Nhà thờ họ- nơi lưu giữ những văn hoá tâm linh của người Việt
Nhà thờ họ là nơi thờ phụng ông bà, tổ tiên của một dòng họ. Đó cũng là nơi thể hiện lòng biết ơn, sự tưởng nhớ tới cội nguồn của dòng tộc. Ngoài ra, nhà từ đường chính là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần to lớn không chỉ riêng một dòng tộc mà chúng còn có ý nghĩa với văn hóa dân tộc.
Ở đây bạn có thể tìm thấy cây gia phả, văn tự cổ hay những sắc phong, tượng thờ, bài vị tổ tiên và điển tích về dòng họ … Chúng là điểm dựa gợi nhớ về gốc rễ của con cháu trong dòng họ. Từ nguồn gốc đó, con người có điểm tựa tinh thần vững chắc. Dù có đi đâu, về đâu, họ vẫn có nơi để nhớ về, có nơi để tìm về.
Thêm vào đó, gia phả, văn tự, sắc phong, tượng thờ hay bài vị là những thứ mang nét đẹp văn hóa riêng biệt của dòng tộc. Người ta chỉ có thể tìm thấy chúng ở dòng tộc đó. Chính vì lẽ đó, nhà từ đường còn góp phần làm phong phú thêm phong tục thờ cúng của người Việt Nam nói chung.
Nơi đây cũng thờ cúng tổ tiên, ông bà, những người anh hùng của gia tộc, … Những người có công, những người đã khuất, mặc dù xác phàm không còn bên cạnh chúng ta nữa nhưng linh hồn của họ vẫn luôn theo dõi chúng ta, vẫn âm thầm giúp đỡ chúng ta. Do đó, nhà thờ họ luôn có giá trị tinh thần to lớn và là nơi lưu giữ văn hoá tâm linh của người con đất Việt.
Ngoài ra, từ đường còn là nơi để họ có thể lui về gặp gỡ con cháu, là nơi con cháu tụ tập về mà ghi nhớ công ơn. Lưu giữ những giá trị tinh thần và vă hoá tâm linh “Uống nước nhớ nguồn” của con cháu sau này.
Nhà thờ họ mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Việt Nam chúng ta có chừng hơn 2000 dòng họ, mỗi họ lại có nhiều nhánh họ, chỉ khác nhau một chữ đệm ở giữa. Sinh hoạt dòng họ trong nhà thờ tổ tiên có tác dụng giáo dục cho con cháu về truyền thống của dòng họ trong việc xây dựng làng xóm, trong đấu tranh giữ nước, trong học tập, lao động sản xuất, khen ngợi, phê phán các cá nhân trong họ….
Ngày nay, chính xã hội hiện đại đã mang con cháu rời xa quê hương, rời xa quê cha đất tổ để kiến công lập nghiệp, có nhiều người đã hướng ra những phương trời xa hơn ở những đất nước phát triển khác. Cuộc sống đa dạng, muôn màu, muôn vẻ, nếu không có phương pháp giáo dục truyền thống thì có nguy cơ mất gốc.Chỉ có thể lưu giữ nguồn cội của dòng họ, nơi quay về tưởng nhớ tỏ tiên của những đứa con đi xa quê hương với kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam. Đây còn là niềm tự hào cho con cháu, thời thời khắc khắc nhắc nhở họ hướng về cội nguồn và ghi nhớ sống sao cho xứng đáng với tổ tiên.
Xem thêm: Mẫu nhà thờ họ bê tông giả gỗ đẹp
Nhà thờ tổ tiên chiếm một vị trí quan trọng không chỉ trong lòng con cháu dòng họ đó mà còn có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc.
Trước hết, mỗi cá nhân cần có nhận thức đúng đắn rằng việc xây dựng từ đường không nhằm mục đích khoe khoang, tỏ vẻ với thiên hạ mà là để thờ phụng người đã khuất. Việc lập tôn đồ, phổ hệ phải theo thứ tự hết đời này đến đời tiếp theo. Lễ nghi của từ đường theo quy ước và tục lệ ông bà để lại. Không được đi sai những tục đã được truyền tụng bao đời bởi đó là toàn bộ những gì quý giá, đặc biệt được ông bà gìn giữ, lưu truyền.
Ngoài ra, có thể xây dựng một quỹ gọi là quỹ công ích của tộc. Việc gây quỹ này giúp cho việc thờ cúng được suôn sẻ. Hằng năm, dòng tộc có thể dùng quỹ này để sắm sửa cho việc cúng giỗ chu đáo hơn, trọn vẹn hơn.
Và, cần đặc biệt quan tâm việc phân công trách nhiệm quản lý chăm sóc từ đường, bảo quản tốt tài sản đã có. Mỗi người mỗi nhiệm vụ thì công việc sẽ trôi chảy hơn, tránh trường hợp ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm mà ảnh hưởng tới việc chung của mọi người.
Những việc làm tuy đơn giản như trên nhưng đem lại một kết quả rất thực tế trong việc giữ gìn, phát triển phong tục xây dựng nhà thờ trên mảnh đất Việt Nam
Vậy ai sẽ là người quản lý nhà thờ họ?
Việt Nam ta từ trước đã theo chế độ phụ hệ nên người trông coi hương hỏa trong nhà thờ thường để cho chi trưởng nam. Nhà thờ của dòng trưởng nam sẽ được gọi là nhà thờ đại tôn đây là nơi lưu giữ gia phả gốc và thờ phụng tổ tiên, người khai sinh ra dòng tộc.
Khi chi trưởng nam tuyệt ( mất ) không có người nối tiếp thì chi thứ sẽ nhận trách nhiệm thờ phụng tiếp theo đó. Và cứ như vậy từ đời này truyền sang đời khác để bàn thờ luôn ngát hương hỏa, luôn có không khí ấm cúng.
Nhà thờ chi họ được mỗi nhánh họ khác nhau xây dựng riêng để thờ ông tổ chi trưởng đó.
Trăm sự của dòng tộc đều được đặt dưới quyền điều hành của Chủ tế. Chủ tế thường là tộc trưởng hoặc người cao niên nhất trong họ và vài người trung niên làm bồi tế. Họ là những người được toàn sự tín nhiệm của dòng họ.
Người giữ việc hương khói cho nhà thờ gia tộc thường là một người trong tộc họ, có điều kiện hơn các người khác ở chỗ có nhà ở gần Từ đường. Họ dễ dàng qua lại trông coi hương khói, dọn dẹp nhà thờ họ cũng như là trông coi thường xuyên.
Bất kì từ đường nào cũng cần có sự bố trí phù hợp nhiệm vụ của từng người. Có như vậy, việc quản lý, duy trì nhà từ đường trở nên dễ dàng và xuôi thuận hơn. Nhà thờ tổ tiên là một bản sắc văn hóa dân tộc cần được gìn giữ và phát huy.
Gia đình chính là hạt nhân nòng cốt để xây dựng xã hội. Đất việt có hơn 2000 dòng họ lớn, nhỏ hợp thành xã hội. Vì vậy việc giáo dục trong dòng họ là vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng xã hội hiện đại. Truyền thống xây nhà thờ họ, kính nhớ tổ tiên mãi mãi cần được bảo tồn và phát huy. Xã hội càng phát triển thì truyền thống càng không thể mai một, hãy để nó trở thành điểm tựa vững chắc trong bộn bề của cuộc sống.