Bài viết

phòng tắm kết hợp phòng thay đồ

Top những mẫu phòng thay đồ kết hợp phòng tắm đẹp

Một chủ đề không còn quá xa lạ trong giới thiết kế nhà ở, phòng thay đồ kết hợp phòng tắm luôn sẽ là ưu tiên hàng đầu trong thiết kế. Bởi sự tiện nghi cao và hỗ trợ nhu cầu chi người tiêu dùng quá tốt nên ngày càng nhiều mẫu thiết kế này xuất hiện trong đời sống của người dân. Dưới đây bài viết của nhà Acc Home sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của phòng thay đồ kết hợp phòng tắm.

Tại sao nên thiết kế phòng thay đồ kết hợp với phòng tắm?

Tại sao nên thiết kế phòng thay đồ kết hợp với phòng tắm?

 

Với lối sống hiện đại như ngày nay thì việc thiết kế một phòng thay đồ thay thế luôn tủ đựng quần áo là giải pháp tối ưu hóa diện tích là tận dụng không gian nơi ở. Phòng thay đồ thiết kế sẽ có sức chứa lớn bao gồm luôn cả những linh kiện ngoài quần áo như mắt kính, vòng cổ, đồng hồ, túi xách,…được thiết kế để bảo quản tốt những linh kiện, trang sức, quần áo này.

Thông thường người ta sẽ đặt phòng thay đồ nằm cạnh phòng tắm để thuận tiện cho gia chủ chọn lựa quần áo, trang sức,…Vì thế phòng thay đồ muốn đáp ứng nhu cầu này phải có diện tích phòng ngủ từ 18m2 trở lên. Tùy vào quy mô công trình mà thông số này có thể thay đổi để phù hợp hơn cho không gian sinh hoạt gia đình.

Sự tiện lợi mà phòng thay đồ kết hợp với phòng tắm là không phải bàn cãi bời vì khoảng cách từ phòng tắm sang phòng thay đồ được rút ngắn hơn tiết kiệm khoảng thời gian đi lại cũng như diện tích xây dựng. Tùy vào quy mô ngôi nhà và nhu cầu của gia chủ phòng thay đồ và phòng tắm là 1 khu riêng biệt hoặc đặt chung trong phòng ngủ lớn.

 

Do sự kết hợp giữa phòng thay đồ và phòng tắm sẽ có những bất lợi nhất định liên quan đến độ chống thấm, bố trí không gian giữa hai phòng hay ánh sáng, các yếu tố trang trí nội thất khác,…Chính vì thế mà gia chủ nên lựa chọn nhà thầu có uy tín để hạn chế những rủi ro trong xây dựng và kế hoạch sử dụng nhà ở về lâu về dài của gia đình mình.

Ưu , nhược điểm khi thiết kế phòng thay đồ kết hợp phòng tắm

Thiết kế phòng thay đồ kết hợp phòng tắm đã giúp con người ta giải quyết được nhiều nhu cầu cao về tiện nghi trong nhà ở mang lại không gian hiện đại, đẳng cấp.

Ưu điểm của phòng thay đồ kết hợp phòng tắm

 

Ưu điểm của phòng thay đồ kết hợp phòng tắm

 

Diện tích dành cho một phòng thay đồ độc lập thường nằm trong khoảng từ 5m2 – 7m2. Đối với diện tích này đã đủ đáp ứng không gian chứa đến nhiều loại đồ dùng như quần áo, giày dép, trang sức, phụ kiện khác giúp lưu trữ tốt.

Tuy nhiên, những phòng thay đồ kết hợp với những chức năng phòng khác thì diện tích phòng thay đổi chỉ nên từ khoảng 3m2 – 4m2 là diện tích vừa đủ để đáp ứng nhu cầu chứa đồ của gia đình bạn.

Bởi khi tích hợp phòng thay đồ và phòng khác lại với nhau thì sẽ giúp ngôi nhà bạn tiết kiệm một khoản diện tích đáng kể mà còn có thể sử dụng thêm nhiều chức năng phòng khác nhau mang đến sự thoải  mái, tiện nghi cho người sử dụng.

Một số người lầm tưởng xây phòng thay đồ thì không thể để thêm tủ vào vì đã xây dựng hệ tủ riêng trong phòng,. Tuy nhiên, nếu gia chủ có thể đem tủ ngoài phòng ngủ vào đây để không tốn diện tích ngoài phòng ngủ, giúp không gian phòng ngủ vệ sinh, gọn gàng, sạch sẽ hơn.

Một ưu điểm đáng chú ý khác hệ tủ trong phòng thay đồ tích hợp phòng tắm thường rất kín nên trường hợp quần áo bị ẩm mốc sẽ ít xảy đến.

Phòng thay đồ và cả phòng tắm nên bố trí hệ đền giống nhau sẽ giúp căn phòng trở nên sang trọng, hiện đại hơn. Ngoài ra, nhờ thiết kế này mà không gian trong phòng lúc nào cũng thông thoáng, sạch sẽ hơn.

Nhược điểm của phòng thay đồ kết hợp phòng tắm

Vì phòng thay đồ liền kề với phòng tắm nên không thể thoát khỏi trường hợp các thiết bị tủ gỗ lâu ngày bị ẩm mốc, dẫn đến xuống cấp trang thiết bị nội thất. Vì vậy, gia chủ nên chọn những loại vật liệu có độ chống ẩm mốc cao để không bị mối mọt xâm lấn.

Những lưu ý khi thiết kế phòng thay đồ kết hợp phòng tắm

Do sự bất tiện trong quá trình con người tiếp cận từ phòng tắm sang phòng thay đồ. Từ đó, nhà thiết kế cho ra đời phong cách thiết kế phòng thay đồ kết hợp phòng tắm nhằm hóa giải mọi sự bất tiện của con người trước đó.

Bên cạnh đó, ngoài những ưu điểm tuyệt vời mà căn phòng này mang lại thì cũng nhiều khuyết điểm thường gặp phải như độ ẩm, ánh sáng, không gian nội thất,…Vì thế, gia chủ nên tìm hiểu, cân nhắc trước khi quyết định thi công công trình này.

Bố trí phân chia không gian khoa học

Bố trí phân chia không gian khoa học

 

Theo như nhiều mẫu thiết kế hiện này phòng thay đồ kết hợp phòng tắm thường sẽ nằm trong không gian phòng ngủ chính trong nhà. Chính vì thế cần phải lựa chọn phân bố không gian hợp lý nếu không sẽ lãng phí diện tích nhà ở.

Trong thiết kế phòng thay đồ, không phải vì phòng thay đồ không quan trọng bằng phòng tắm mà xây dựng hệ tự sát khu vực nhà tắm. Điều này dễ gây ra ẩm mốc tủ quần áo, vật dụng lâu ngày dễ bị hơi ẩm xâm lấn dễ hư hỏng hơn.

Ngoài ra, phòng tắm cũng nên được thiết kế thông minh bằng việc sử dụng nhiều vật liệu chống thấm nước tốt, hạn chế ẩm mốc, máy hút ẩm, máy hút mùi giúp không gian nơi ở thông thoái, sạch sẽ.

Ánh sáng phù hợp với không gian 2 phòng

Ánh sáng phù hợp với không gian 2 phòng

 

Vì không gian phòng tắm luôn được thiết kế kín nên phòng thay đồ cũng có không gian kín theo chính vì thế hệ đèn của hai phòng này nên đồng nhất bởi khu vực này không tận dụng được ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài. Gia chủ muốn không gian hai phòng này mang phong cách hiện đại thì nên sử dụng hệ thống đèn chiếu kết hợp đèn led để nâng cao độ sáng ở phòng này giúp không gian trở nên lung linh, huyền ảo hơn.

Lưu ý về phong cách thiết kế của cả 2 phòng

Cả 2 phòng tắm và phòng thay đồ có không gian gần nhau, một số thiết kế sẽ thông hai phòng này với nhau. Vì thế, thiết kế và màu sắc của hai phòng này gần như tương tự nhau. Bởi hài không gian này như một, nếu làm hai phòng này quá khác nhau thì không đồng bộ về mặt thẩm mỹ trong thiết kế.

Lưu ý về vật dụng trang trí 2 phòng

Màu sắc nội thất cả hai phòng này sẽ có sự tương đồng với nhau cả về màu chủ đạo và màu điểm nhấn. Đồ nội thất chỉ nên khác nhau về sắc độ màu những phải cùng tông màu thì mới có sự hài hòa thống nhất khi nhìn tổng thể cả hai căn phòng. Nếu không có sự nhất quán về màu sắc thì sẽ làm mất thẩm mỹ trong thiết kế, gây cho người xem cảm giác khó chịu, khó hòa hợp vào không gian sống.

Những mẫu thiết kế phòng tắm kết hợp phòng thay đồ đẹp 

Những mẫu thiết kế phòng tắm kết hợp phòng thay đồ đẹp 

 

Phòng tắm và phòng thay đồ nối liền nhau ít các vách ngăn che chắn, hai không gian được tạo hình riêng biệt nhờ cách bố trí màu sắc là trắng và nâu. Không gian phòng tắm được bố trí nhiều gạch trắng có vân đá, giúp phòng trông sáng sủa, sạch sẽ. Còn phòng thay đồ thì chọn màu nâu gỗ làm màu chủ đạo làm tô điểm thêm vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp nơi này.

phong thay đồ rộng

 

Phòng thay đồ trong căn phòng này đặc biệt rộng rãi hơn nhiều bởi ngoài trang bị hệ tủ đựng đồ lớn còn kèm theo bàn trang điểm hoành tráng trong phòng.

Phòng thay đồ và phòng tắm cách nhau qua 1 khung cửa kín giúp hạn chế độ ẩm từ phòng tắm xâm lấn đến các phòng khác. Bên cạnh đó, người sử dụng phòng thay đồ không cần phải đi qua phòng tắm mà vẫn lấy đồ một cách thuận tiện nhất.

thiết kế phòng tắm với tong màu vàng

 

Thiết kế sang trọng với tông màu vàng là màu sắc nổi bật trong thiết kế mang đến cảm giác thượng đẳng, sang chảnh đến người tiêu dùng. Ngoài ra, hệ cửa sẽ là cửa kính cho khu vực tắm đứng giúp không gian thông thoáng, rộng rãi hơn.

phòng thay đồ kết hợp phòng tắm

 

Phòng tắm nằm trong phòng thay đồ, gia chủ muốn vào phòng tắm phải đi qua phòng thay đồ vì thế phòng tắm tạo được không gian độc lập, riêng biệt. Bên cạnh đó, hai phòng sẽ cách nhau qua một cách cửa nên đảm bảo phần nào, khả năng chống ẩm mốc không xâm phạm đến những căn phòng khác, nhất là phòng thay đồ.

phòng gộp chung trong 1 không gian

 

Khi cả 3 chức năng phòng gộp chung trong 1 không gian không tạo vách ngăn gồm phòng ngủ, phòng tắm phòng thay đồ, sẽ giúp tiết kiệm diện tích đáng kể. Đây là mẫu thiết kế hiện đại, sử dụng nhiều vật liệu thông minh giúp hạn chế tình trạng ẩm mốc. Vì thế chi phí thiết kế mẫu phòng này thường đắt đỏ vì phải sử dụng nhiều vật liệu chống thấm cao cấp nhất.

phòng thay đồ đơn giản

 

Thiết kế mẫu phòng thay đồ và phòng tắm chung này phù hợp cho không gian nhà phố, nhà cao tầng về đêm có thể ngắm thành phố qua lăng kính rộng lớn này. Tông trắng là màu chủ đạo cả hai phòng tạo cảm giác không gian rộng lớn, thông thoáng hơn. Ngoài ra, một số đồ nội thất muốn tạo điểm nhấn sẽ sử dụng màu nâu hay cây cối trồng trong phòng để tạo điểm nhấn cho phòng.

phòng tắm kết hợp thiên nhiên

 

Một thiết kế phòng tắm tích hợp phòng thay đồ thêm khoảng sân trồng cây cảnh đang là xu hướng thiết kế hiện nay. Tạo không gian cây xanh thân thiện trong nhà, giúp gia chủ vừa thư giãn vừa tận hưởng không gian tươi xanh trong nhà.   

phòng tắm sử dụng ngăn kinh

 

Phòng tắm và phòng thay đồ không xây dựng vách ngăn ngăn cách giữa hai phòng giúp tích kiệm nhiều diện tích và thông thoáng không gian giữa hai phòng. Phòng tắm thì trang bị thêm sỏi dưới sàn để hỗ trợ thấm hút nước tốt hơn, khi di chuyển qua không gian phòng thay đồ hạn chế được tình trạng sàn ướt, giúp bảo quản sàn tốt hơn.

phòng tắm trang trí với đá mabe

 

Phòng thay đồ được ngăn bằng một tắm kính trong suốt, kế bên là phòng tắm có view nhìn ra sân vườn khép kín trong nhà tạo cảm giác vừa thân thiện, gần gũi với thiên nhiên. Ánh sáng cả hai phòng đều được trang bị đèn led vàng sau mặt kính mang đến không gian sinh động, sang xịn.

sự dụng tone tráng là chủ đạo cho phòng tắm

 

Không gian phòng thay đồ và phòng tắm hòa làm một với thiết kế sang chảnh sử dụng tông màu trắng làm điểm nhấn và màu nâu làm đồ nội thất mang đến cảm giác như bước vào các khách sạn 5 sao cao cấp. Bên cạnh đó, nhà thiết kế nội thức còn sử dụng bàn tầng tạo cảm giác mới mẻ, tối ưu hóa không gian sử dụng trong phòng.

thiết kế phòng tắm đẹp có bồn tắm

Thiết kế phòng tắm đẹp có bồn tắm

Ngày nay với nhiều thiết kế ra đời thì nhà tắm cũng được cải tiến lên do nhu cầu sống của con người đã được nâng lên một tầm cao mới. Con người quan trọng việc vệ sinh cá nhân hằng ngày và không gian sống sinh hoạt cũng phải có nhiều tính tiện nghi đáp ứng nhiều nhu cầu thiết yếu cho con người hiện đại ngày nay. Dưới đây bài viết của nhà Acc Home sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách thiết kế bồn tắm đẹp.

Có bao nhiêu loại bồn tắm?

Trên thực tế có nhiều loại bồn tắm khác nhau được phân chia theo từng loại dựa trên tính năng đặc biệt của nó. 

Bồn tắm thường

Đây là dạng bồn tắm mà nhà nhà người người đều có thể sử dụng, thiết kế chủ yếu cung cấp nguồn nước từ vòi sen và các vòi nước khác xả trực tiếp khi tắm. Tùy vào nhu cầu của từng gia đình mà lắp đặt vòi sen có nhiều chức năng tiện ích khác nhau.

Bồn tắm Massage

Bồn tắm Massage

 

Một trong những bồn tắm rất được ưa chuộng khi lắp đặt tại nhà. Điểm mạng của bồn tắm massage là tích hợp cả nguồn nước nóng và lạnh thông qua hệ thống bơm tăng áp.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tận dụng tối đa các tính năng của bồn tắm này thì nên lắp thêm máy trực tiếp bơm giúp lực massage mạnh hơn lại tiết kiệm nhiều chi phí cho các phụ kiện khác. Bên cạnh đó, xung quanh thành bồn sẽ lắp đặt thêm các mắt massage để khách hàng có trải nghiệm thư giãn tuyệt vời.

Bồn sục massage

Hệ thống bồn tắm cao cấp phục vụ đầy đủ các tính năng tiện nghi giúp thoả mãn nhu cầu thư giãn cũng như tăng cường sức khỏe cho khách hàng. Bồn sục massage có tính năng massage và hệ thống khí thuỷ lực hiện đại giúp tuần hoàn máu tốt, khí huyết lưu thông, giảm các bệnh về đau nhứt xương khớp. Đây là loại bồn tắm được các bác sĩ khuyên dùng, tốt cho sức khoẻ và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp.

Phân loại bồn tắm theo kiểu dáng

Trên mạng bạn có thể thấy nhiều dạng bồn tắm khác nhau những chung quy lại chỉ có 4 loại bồn tắm phổ biến: Bồn tắm đứng, bồn tắm nằm, bồn tắm xây và bồn tắm góc. Dựa vào nhu cầu, diện tích, chi phí mà bạn đưa ra quyết định nên xây dựng phòng tắm như thế nào là hợp lý. 

Bồn tắm đứng

Bồn tắm đứng

 

Bồn tắm đứng khá phổ biến tại Việt Nam bởi chi phí lắp đặt rẻ lại tiết kiệm diện tích. Thường thì ngay cả những phòng tắm có diện tích rất bé cũng có thể lắp đặt được hệ thống bồn tắm đứng. Tuy nhiên, bồn tắm đứng có diện tích thường nhỏ nên không được tạo được cảm giác thư giãn cho người sử dụng, ngoài ra khi tắm nước nóng phòng tắm đứng bằng kính dễ làm người đó ngộp nên không thể thỏa thích tận hưởng.  

Bồn nằm

Loại bồn tắm này được săn đón rất nhiều nhất bởi thiết kế dạng nằm thích hợp cho nhiều quý cô muốn ngâm mình trong bồn tắm lâu. Mẫu bồn tắm này chỉ phù hợp cho những ngôi nhà có phòng tắm lớn. Tuy nhiên cũng có thể sử dụng nhiều kỹ thuật tân tiến trong xây dựng để tiết kiệm không gian nhằm đưa bồn tắm nằm vào nhà tắm bằng sự sắp xếp thông minh của nhà thiết kế. Sở hữu một bồn tắm nằm trong nhà niềm ao ước của nhiều người bởi thiết kế nhà tắm ở Việt Nam chưa đề cao phòng tắm nằm trong nhà vì thế mà chưa có nhiều thiết kế phòng tắm nằm đa dạng.

Bồn tắm góc

Đây được xem là một cách cải biến khác của bồn tắm đứng bởi các ưu nhược đều khá tương đồng với nhau tuy nhiên bồn tắm góc có phần nhỉnh hơn vì sẽ là một thiết kế tiện lợi đối với những phòng tắm có diện tích nhỏ. Kiểu bồn tắm này sẽ có hình thái kích thước đa dạng, ngoài ra còn có thể tích hợp hệ thống sục khí massage cao cấp trong bồn tắm góc đáp ứng được nhu cầu thị yếu của khách hàng.

Bồn tắm xây

Bồn tắm xây

 

Bồn tắm này không phải chỉ mua ở ngoài mới có thể lắp đặt mà còn phải sử dụng kỹ thuật cao bằng cách xây âm xuống sàn nhà. Bồn tắm xây có thể có xây dựng trên hai loại phổ biến sau: bồn tắm thường và bồn tắm tích hợp massage sục khí cùng với nhiều chức năng khác giúp bạn thư giãn hiệu quả sau một ngày dài.

Phân loại theo chất liệu bồn

Bồn tắm được chia ra thành 4 loại chất liệu khác để cấu thành kết cấu tạo thành sản phẩm gồm: Bồn tắm bằng Composite, bồn tắm bằng Acrylic, bồn tắm bằng Crytal, bồn tắm bằng ngọc trai.

Bồn làm bằng Composite

Những bồn tắm làm bằng chất liệu Composite sẽ có mức giá rẻ hơn mặt bằng chung các bồn tắm khác, bởi composite được làm bằng các sợi thủy tinh tổng hợp dễ bị ố vàng sau một thời gian sử dụng vì thế mà bạn nên cân nhắc khi mua sản phẩm này, khi muốn sử dụng lâu dài.

Bồn làm bằng Acrylic

Acrylic chất cấu thành sản phẩm thuộc dòng cao cấp có nhiều tính năng ưu việt tốt hơn ở những bồn tắm khác về mặt giữ nhiệt và khả năng chống bám bẩn, trầy xước tuyệt vời. Do làm bằng vật liệu nhựa Acrylic nên sẽ không dễ vỡ, dễ dàng thực hiện các thao tác vệ sinh.

Bồn làm bằng Crytal

Những bồn tắm có chất liệu là Crytal chính là sự nâng cấp của dòng Composite. Bên ngoài được phủ một lớp kính trong suốt, sáng bóng bên trong thành phần chính là Composite. Vì thế mà giá thành rẻ hơn, phù hợp với túi tiền của khách hàng.

Bồn làm bằng ngọc trai

Bồn tắm làm bằng ngọc trai chính là nguyên liệu cao cấp nhất bởi độ tinh khiết và khả năng phát sáng tự nhiên của nó, khiến cho bề mặt sáng mịn tôn lên sự sang trọng quý phái mà khó chất liệu nhân tạo nào sánh kịp. Ngoài ra, bồn tắm này không tạo cảm giác bám dính mà trơn trượt tốt, khả năng kháng bụi bẩn và ít bị xỉn màu theo thời gian.

Những mẫu bồn tắm đẹp, hiện đại

Những mẫu bồn tắm đẹp, hiện đại

 

Bồn tắm nằm thiết kế hiện đại với chủ trương thân thiện với thiên nhiên nên trong nhà tắm sử dụng chủ yếu là các nguyên liệu đến từ thiên nhiên với gỗ ốp tường và mảng xanh bao bọc xung quanh. Điều này giúp người tắm thư giãn tốt hơn sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, giảm stress cực kỳ hiệu quả.

phòng tắm kính

 

Phòng tắm như ảnh minh họa là một phòng tắm cực lớn kết hợp nhiều thể loại bồn tắm khác nhau như bồn tắm nằm và bồn tắm đứng. Phương thức thiết kế này sẽ thường thấy nhiều nhất ở các khách sạn thiết kế 5 sao hay những ngôi nhà biệt thự xa hoa, lộng lẫy.

Hệ thống phòng tắm lớn

 

Hệ thống phòng tắm lớn phân chia khu vực rõ ràng ở phòng tắm đứng và bồn tắm nằm được lót dưới sàn một lớp gạch sỏi giúp giảm thiểu sự trơn trượt. Do khoảng không gian trong phòng tắm quá lớn nên phòng tắm này sẽ bố trí thêm bộ bàn trang điểm giúp gia chủ chuẩn bị, trang điểm nhanh hơn mà không phải mất thời gian di chuyển từ phòng này sang phòng khác.

phòng tăm có đèn chùm cao cấp

 

Phòng tắm này thiết kế dạng chụp hình studio vẫn có thể ứng dụng vào thực tế để sử dụng trong nhà trong các ngày sinh hoạt bình thường, nhưng nhược điểm là đòi hỏi phòng tắm phải lớn và vị trí đón được ánh nắng vào trong nhà. Kiểu thiết kế này gia chủ nên cân nhắc vì chỉ thích hợp cho các buổi chụp hình studio.

phòng tắm có gạch ốp tối màu

 

Phòng tắm thiết kế hiện đại với tông màu gỗ lạnh làm chủ đạo mang lại cảm giác sang trọng, ấm cúng với tông màu này sẽ ít bị cũ hơn và độ bền màu cũng cao hơn. Bên cạnh đó màu này dù ở thời đại nào cũng sẽ không bị lỗi mốt theo thời gian với thời đại lúc nào cũng có sự thay đổi như ngày nay.

phòng tắm có bồn tắm nắm

 

Tích hợp cả bồn tắm nằm và bồn tắm đứng trong cùng một diện tích giúp tiết kiệm diện tích thực hiện xây dựng tắm trong nhà hoặc phòng tắm riêng trong phòng. Tuy nhiên, nhược điểm cũng như là ưu điểm của phòng tắm này chính là khu vực tắm được làm cao hơn hẳn các khu vực khác.

Ưu điểm là bồn tắm trong sẽ sạch sẽ và cao ráo hơn còn nhược điểm là khi người tắm bước ra ngoài dễ bị trượt té do độ cao giữa hai sàn không bằng nhau thêm nữa gạch lót sàn có bề mặt trơn láng làm người sử dụng phòng này dễ bị trượt chân hơn. Lưu ý không nên xây sàn phòng tắm này khi nhà có trẻ con và người già.

phòng tắm đứng có cửa kính

 

Bồn tắm đứng có thêm ghế ngồi trong hệ thống tắm thì tiện cho những người ưa sạch sẽ cao. Phòng tắm này bàn về thiết kế bồn tắm đứng thì thiết kế đạt hiệu quả ứng dụng đưa vào sử dụng cao nhưng xét về độ chiếu sáng trong nhà cũng tốt nhưng do cửa sổ không có rèm nên sự riêng tư không được đảm bảo cao.

ưu điểm của bồn tắm nằm

 

Một trong những cách thiết kế hiện đại mà con người ta luôn hướng đến trong tương lai chính là thiết kế nhà tắm thông minh này. Nhìn vào phối cảnh có thể thấy nhà tắm thuộc một chung cư cao cấp có view thành phố nhìn ra phía ngoài với hàng nghìn tòa nhà chọc trời chen chút với nhau. Tuy nhiên nhược điểm thiết kế của phòng tắm này là sử dụng gạch trơn để lát sàn, người sử dụng sẽ dễ bị trượt té khi từ bồn tắm bước ra ngoài.

thiết kế bồn tắm gần gũi với thiên nhiên

Phòng tắm này lấy cảm hứng là cây xanh thiên nhiên, còn tạo thêm một giếng trời để cây xanh hấp thụ ánh sáng và trưng dụng ánh sáng tự nhiên để thắp sáng căn phòng. Điểm đặc biệt là khu vực bồn tắm có rải sỏi xung quanh giúp hạn chế nước văng ra ngoài sàn và hấp thụ nước tốt khi nước rơi xuống sàn hay tưới cây.

Tuy nhiên một số giếng trời có lắp đặt kính bên trên còn một số thì không, những nhà không đặt kính hay vật che chắn trên giếng trời thì trời mưa xuống thì khu vực này sẽ bị ướt và lan vào trong nhà.

phòng tắm với kiến trúc cổ điển

Lối phong cách kiến trúc cổ điển được thiết kế với hai tông màu đen trắng làm chủ đạo. Theo như hình thì cả hai phòng tắm này đều trang bị phòng tắm đứng và phòng tắm nằm. Tuy nhiên một bên có phòng tắm đứng khép kín còn một bên thì không phá bỏ mọi giới hạn truyền thống về thiết kế của thời kỳ trước.

Phòng tắm nằm

Một trong những điểm mà bồn tắm xây làm cho  người khác thích thú đó là bồn tắm được xây âm tường xuống nền đất, điều này giúp cho những người trải nghiệm được nhiều cảm giác mới. Bởi thiết kế này khá tốn kém về mặt tiền bạc nên ít được chọn xây dựng trong nhà. Ở những nhà hàng khách sạn năm sao thì thường sẽ xây dựng để khách hàng tới đây chụp hình sống ảo và tận hưởng dịch vụ tắm sang trọng.