Bài viết

Sụt lún nền nhà nguyên nhân vì sao 

Sụt lún nền nhà nguyên nhân vì sao 

Hiện tượng sụt lún nhà đã quá quen thuộc với người dân thành thị ngày nay. Hiện tượng này lại càng trở nên phổ biến ở khoảng thời gian gần đây. Ngày nay, người ta đã tìm ra được nhiều giải pháp khắc phục hiệu quả trường hợp nhà bị sụt lún một cách nhanh nhất vừa tiết kiệm thời gian lại mang giá trị sử dụng lâu dài. Bài viết dưới đây của Acc Home sẽ giúp bạn hiểu tường tận về nguyên nhân gây sụt lún nhà và phương pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này.

Sụt lún nền là gì?

Sụt lún nền là gì?

 

Hiện tượng sụt lún là khi nền đất của công trình bắt đầu có dấu hiệu bị lún xuống hay tệ hơn là nền đất bị sụp đổ. Quá trình diễn ra hiện tượng này chủ yếu do phần đất dưới công trình bị lún xuống, làm cho toàn bộ công trình cũng lao xuống theo. Những trường hợp nhà bị sụt lún nền thường do tường và sàn nhà bị dịch chuyển, lâu ngày hình thành các vết nứt dẫn đến kết cấu nhà không còn tính bền vững như trước.

Nếu hiện tượng sụt lún xảy ra thì công trình nhà bạn đã bị mất cân đối cấu trúc nhà, nền móng không chắc chắn dễ dàng nhìn thấy ở các dấu hiệu như nứt tường, nền gạch,…

Nguyên nhân nền nhà bị lún

Dưới đây là những nguyên nhân chủ chốt làm nền nhà bị sụt lún nghiêm trọng như các yếu tố: tính toán sai kết cấu của công trình, do gia cố nền móng kém, sự thay đổi kết cấu nền đất, cây cối. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu tường tận những nguyên nhân cốt yếu làm cho nền nhà bị lún sâu dưới đất:

Tính toán sai kết cấu của công trình

Tính toán sai kết cấu của công trình

 

Nguyên nhân thường bắt gặp nhất trong công trình thiết kế dẫn đến sụt lún đất là do thợ thi công tính toán sai kết cấu. Trường hợp phổ biến nhất mà người thợ thi công thường hay mắc phải là do tính toán sau lực lún hay đưa ra phương pháp giải quyết không hợp lý dẫn đến không đảm bảo tốt tính bền vững cho công trình đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra sụt lún trong nhà ở.

Ngoài ra, công trình nhà ở thường bị nghiêng về phía trước ban công hơn do kết cấu ngôi nhà không được cân bằng, phần lực bị dồn về phía trước quá nhiều do phần lực cột của ban công thường lớn hơn so với lực cột kết cấu bên trong nhà, nếu không đưa ra giải pháp hợp lý thì tình trạng này sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng lớn. Do người thi công thường chủ quan bước tính toán lực đứng của mô – men ban công dẫn đến độ lún của công trình không đồng đều làm nhà bị nghiêng qua hẳn một bên.

Do gia cố nền móng kém

Một yếu tố chủ chốt khác làm cho nền nhà bị sụt lún là khi gia cố nền móng người thợ không thực hiện đúng kỹ thuật làm cho chiều dày của lớp cát đệm không có sự kết nối với khối xà cừ tràm làm cho nền móng bị yếu đi. Trường hợp nhà ở đường quốc lộ hay gần các công trường xây dựng sẽ càng dễ bị sụt lún hơn. Vì thế, người thợ xây dựng cần có kinh nghiệm chuyên sâu sẽ đặt thêm một lớp đệm bê tông để gia tăng cường độ chịu lực, giảm hiệu ứng lún sâu xuống nền đất.

Sự thay đổi kết cấu nền đất

Sự thay đổi kết cấu nền đất

 

Bên cạnh những yếu tố chủ quan trên còn các yếu tố khách quan làm cho kết cấu nền đất bị thay đổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình như bị sụt lún, nghiêng nhà, tường bị nứt vỡ,… Thường do nhà nằm ở các vị trí gần công trình đang thi công, nằm gần bờ sông,… Những yếu tố này làm cho kết cấu đất trở nên lỏng lẻo, nền đất bị mềm đi không còn giữ được kết cấu tốt như ban đầu.

Điển hình như nhà anh Hải xây nhà phố cao 2 tầng trước một thời gian sau anh Thuận dọn đến ở nhà bên cạnh, xây nhà nhà phố cao 3 tầng. Trong quá trình làm nhà, bên thi công nhà anh Thuận đào móng, lún sâu xuống làm cho nhà anh Hải bị nghiêng qua một bên. Hiện tượng này sẽ càng nghiêm trọng hơn khi thời tiết vào mùa mưa.

Cây cối

Đây là yếu tố ít người ngờ đến nhất bởi người ta luôn mặc định rằng trồng cây cối tốt cho nhà cửa, lợi về mặt phong thủy cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người. Quá trình sinh trưởng và phát triển của rễ cây sẽ hút nước khỏi mặt đất làm nền đất bị khô cứng lại. Bên cạnh đó, trồng cây gần công trình làm phá vỡ kết cấu đất làm chất đất không có độ ổn định cao.

Cách xử lý nền móng nhà bị lún nứt

Phương pháp xử lý nền móng nhà bị lún nứt gồm 2 bước sau đây mời bạn đọc tham khảo:

Cách xử lý nền móng nhà bị lún nứt

 

Bước 1: Xác định nguyên nhân chủ yếu làm lún nhà

Tìm ra nguyên nhân gây lún nhà là việc làm thiết yếu nhất lúc này thì mới tìm ra giải pháp tốt nhất để xử lý hiện tượng này. Một số dấu hiệu khi nên nhà sắp bị sụt lún là nứt tường, nhà bị lún xuống, kích thước nhà thay đổi,… Dựa vào những đặc điểm trên để phân tích, xác định đúng nhất mức độ nhà lún hiện tại và tìm ra phương pháp khắc phục hiệu quả.

Bước 2: Tiến hành chọn phương pháp xử lý nhà lún phù hợp

Ngày nay công nghệ phát triển vượt bậc các đơn vị thi công sẽ đảm bảo xử lý nền móng an toàn, hiệu quả, tiết kiệm thời gian hơn. Bên cạnh đó, nhờ ứng dụng tốt máy móc tân tiến sẽ giúp xử lý nền móng tốt hay can thiệp nền móng bằng cách tiêm vật liệu để ổn định kết cấu hơn.

Xử lý nền móng bê tông theo phương pháp cũ là trần san phẳng và đổ thêm một lớp bê tông lên bề mặt móng giúp móng kiên cố, chắc chắn hơn. Tuy nhiên, quá trình này khá mất thời gian và tốn kém, trước khi áp dụng phương pháp này bạn nên tìm chỗ ở lâu dài cho đến khi hoàn tất thi công.

Đúc kết những mặt bất lợi từ phương pháp cũ người ta đã phát minh được một phương pháp tiên tiến khác là tiêm chất polymer nhựa vào trong lòng đất giúp mặt đất trở lại hình hài bằng phẳng như ban đầu. Khi tiêm vật liệu vào trong nền đất, vật liệu nở ra lắp đầy những khe hở ở dưới lòng đất và giúp nhà đứng vững hơn. Ngày nay người ta chủ yếu thực hiện bằng phương pháp này bởi nó vừa nhanh lại hiệu quả cao.

Các phương pháp giảm thiểu nguy cơ lún sụt nền nhà

Hạn chế tối đa nguy cơ sụt lún nền nhà, gia chủ cần phải lưu ý kĩ những vấn đề sau:

  • Ngôi nhà xây dựng theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng, các vật liệu sử dụng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, quá trình thi công kỹ lưỡng và cẩn thận đảm bảo tốt từng khâu thiết kế.
  • Bản vẽ kết cấu nền đất và xử lý móng được phân tích đúng theo tiêu chuẩn.
  • Hệ thống thoát nước hứng nước mưa hay lũ lụt được xây dựng đúng tiêu chuẩn và đặt tại những vị trí thường xuyên bị tích tụ nước mưa.
  • Hạn chế trồng cây cao lớn ở khu đất nhà mà, bởi lá cây thường gây bị tắc đường ống nước.

Những lưu ý khi xử lý nền nhà bị lún

Những lưu ý khi xử lý nền nhà bị lún

 

 Nền nhà là nơi mọi người thường xuyên di chuyển qua lại cũng như là nơi để những vật dụng cần thiết trong nhà. Vì thế khi xử lý nền cần phải đảm bảo tốt tính thẩm mỹ cao, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cấu trúc nhà nhất có thể. Bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Điều quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sụt lún, nếu tìm ra được nguyên nhân chính gây ra thì đỡ phải tái đi tái lại tình trạng này sau này.
  • Khi thấy có dấu hiệu bị sụt lún thì nên xử lý công trình sớm nếu không sẽ bị sụp đổ.
  • Tình trạng sụt lún cứ kéo dài thì nên mời người thợ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chuyên gia trong ngành để xử lý trường hợp này tốt nhất, tránh tái diễn về sau.
  • Khi xây nhà hay sửa nhà cần có người giám sát, kiểm tra sát sao và có kinh nghiệm trong nghề. Bởi nếu người thợ làm ẩu tả sẽ gây hậu quả nặng nề về sau, khó mà xử lý kịp thời. Chính vì thế, bạn nên thuê thêm một giám sát viên để đảm bảo công trình được hoàn thành tốt hơn.