Những nguyên tắc thông gió giếng trời cần phải biết

Giếng trời là giải pháp thiết kế thi công hàng đầu giúp đem đến đầy đủ ánh sáng và khí trời vào nhà tốt nhất. Đảm bảo đem đến không gian sống thoáng đãng, thoải mái và dễ chịu hơn. Nhất là những gia đình ở các khu vực đô thị, xây nhà phố hay ở những khu dân cư đông đúc thì rất cần được thiết kế giếng trời trong nhà.

Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ và tạo không gian sống thoáng đãng. Giếng trời được thiết kế đúng cách, đặt đúng vị trí. Đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc thông gió giếng trời còn giúp mang đến nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.

Vậy giếng trời là gì, những nguyên tắc quan trọng cần biết khi thiết kế giếng là gì? Tất tần tật sẽ được bật mí qua bài viết dưới đây của Acc Home. Mời bạn cùng tham khảo nhé.

Giếng trời là gì?

Giếng trời là gì?

 

Giếng trời có thể được hiểu một cách đơn giản, đó là một khoảng không gian có phương thẳng đứng. Nó được xây dựng thông từ tầng trệt cho tới mái nhà, hoặc nóc của các tòa nhà cao tầng.

Thiết kế giếng trời đã không còn là giải pháp thi công quá xa lạ đối với những nhà ở thuộc khu vực thành thị.

Những căn nhà phố, nhà ống hay biệt thự ở thành phố thường có xu hướng bị “bê tông hóa”. Xung quanh bao bọc bởi những bức tường bê tông kiên cố. Tuy chắc chắn nhưng không tránh khỏi cảm giác ngột ngạt, bí bách, khó chịu. Nhất là đối với những gia chủ có sở thích sống giao hòa, gần gũi với thiên nhiên lại càng muốn thoát ra khỏi mô tuýp nhà ở đô thị rập khuôn như thế.

Phương án được nhiều gia chủ lựa chọn đó chính là xây dựng thêm giếng trời. Giếng trời giúp đem lại không gian thông thoáng, mát mẻ, cung cấp đầy đủ ánh sáng và sinh khí vào nhà. Từ đó giúp tạo cảm giác thoải mái, thú vị và bảo vệ sức khỏe, tinh thần cho các thành viên trong gia đình.

Xem thêm: Những cách phân loại nhà ở 

Cấu tạo của giếng trời

Giếng trời gồm có 3 bộ phận:

+ Đáy giếng: là tầng thấp nhất của ngôi nhà, có thể là tầng trệt. Khu vực đáy giếng là nơi đón nhận ánh sáng và thông khí cho nhà. Do đó, đáy giếng đa phần là nơi kết hợp giữa phòng khách và phòng bếp.

+ Thân giếng: là chiều dài xuyên suốt của cả ngôi nhà. Phần thân giếng giúp đảm bảo đưa ánh sáng từ môi trường bên ngoài đến mọi vị trí, ngõ ngách trong nhà.

+ Đỉnh giếng: nằm ở phần cao nhất của nhà. Nó được cấu tạo từ hệ thống khung mái và có mái che.

Xem thêm: Những nguyên tắc thông gió giếng trời

Công dụng của giếng trời ra sao?

Trong phong thủy, bên cạnh chức năng cung cấp không khí và ánh sáng tự nhiên cho căn nhà. Thì giếng còn có tác dụng chiêu tài lộc, hỗ trợ điều hòa lưu thông khí. Giúp ngăn ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe của tất cả các thành viên trong gia đình được tốt hơn.

Xét trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc thì rõ ràng, việc sử dụng giếng trời giúp tạo ra một khoảng không gian thoáng đãng. Nó được xem là giải pháp “ăn gian” không gian cực kỳ lý tưởng. Khắc phục được tình trạng chật hẹp của ngôi nhà bạn đang ở. Nhất là những khu nhà phố chen chúc nhau.

Chính vì những lý do đó mà các nguyên tắc thông gió giếng trời luôn được gia chủ quan tâm hàng đầu.

Ưu, nhược điểm của giếng trời

Giếng trời đóng một vai trò quan trọng trong nhà ở, vậy, có nên xây giếng trời hay không? Ưu, nhược điểm mà giếng đem lại là gì?

Ưu điểm

Ưu, nhược điểm của giếng trời

 

Đánh giá một cách khách quan. Có thể thấy rõ được những ưu điểm nổi bật của giếng trời.

+ Cung cấp ánh sáng: những ngôi nhà phố hay nhà ống đặc điểm cấu tạo điển hình đó là hai bên mặt tiền luôn chật hẹp. Hoặc đụng với vách tường của nhà kế bên. Do đó, không thể nào mở cửa sổ ra ngoài để đón gió hay đón ánh nắng tự nhiên lùa vào nhà được. Sử dụng giếng trời được xem như một giải pháp giúp lấy sáng theo chiều dọc cực kỳ hữu hiệu. Giúp cung cấp đủ ánh sáng thiên nhiên cần thiết cho khắp cả căn nhà.

+ Giúp thông gió, hỗ trợ điều hòa không khí: giếng trời đem lại không khí, gió và sáng sáng giúp điều hòa cho cả ngôi nhà.

+ Tiết kiệm điện năng: khi căn nhà được cấp đủ sáng và luôn mát mẻ thì bạn không cần phải sử dụng nhiều các thiết bị thắp sáng như đèn điện hoặc làm mát như máy lạnh, máy quạt. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta lại nói rằng sử dụng giếng trời giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ, và giảm thiểu chi phí đáng kể.

+ Tăng tính thẩm mỹ: phần đáy giếng là vị trí thích hợp để gia chủ trổ tài trang trí dựng tiểu cảnh theo sở thích. Đây cũng chính là điểm nhấn thu hút sự chú ý và mọi ánh nhìn khi bước vào nhà. 

Xem thêm:  Mái tre giếng trời được làm từ vật liệu gì ?

Nhược điểm

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm là như thế, tuy nhiên, giếng vẫn có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn như:

+ Vọng âm thanh: giếng có hình dáng ống thẳng đứng. Do đó, âm thanh sẽ được truyền vang vọng giữa các tầng với nhau. Nếu bạn không muốn điều này thì có thể gia công các bề mặt tường không bằng phẳng. Có thể chỉ cần ốp gạch hoặc đá tự nhiên lên bề mặt. Và đây cũng là một trong những cách cách âm cực kỳ đơn giản nhưng cho hiệu quả tối ưu.

+ Ứ đọng nước mưa: Khi vào mùa mưa, giếng trời nếu không có mái che chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc nước mưa bị đọng ở dưới đáy giếng. Muốn khắc phục được tình trạng này thì bạn có thể bố trí thêm hệ thống thoát nước, dùng mái che di động. Hoặc đơn giản là bài trí đáy giếng thành bể cá, nơi trồng cây, tận dụng nguồn nước sẵn có.

+ Thừa ánh sáng vào mùa hè: Đúng là giếng trời giúp cung cấp đủ ánh sáng, nhưng ánh sáng vào mùa hè, đặc biệt là những ngày nắng nóng cao điểm thì có thể gây bất tiện và cảm giác khó chịu cho tất cả các thành viên trong gia đình. Chưa hết, ánh nắng chói lóa có thể làm ảnh hưởng đến đồ đạc nội thất làm bằng gỗ, làm phai màu sơn nhanh chóng. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên trang bị kính chống tia UV cho phần đỉnh giếng trời, hoặc bố trí rèm che để điều tiết ánh sáng lọt vào nhà sao cho hợp lý nhất.

Nguyên tắc thông gió giếng trời bạn cần ghi nhớ

Từ những chia sẻ và phân tích đánh giá ưu, nhược điểm của giếng trời nêu trên. Chắc chắn ai ai cũng thấy rõ sự cần thiết nên trang bị giếng trời, nhất là những căn nhà phố chen chúc giữa các khu đô thị chật hẹp.

Tuy nhiên, thiết kế như thế nào là đúng cách, đảm bảo đem đến những tác dụng tốt nhất thì bạn cần nắm vững những nguyên tắc thông gió giếng trời cực kỳ quan trọng dưới đây.

Xác định vị trí và hướng của giếng trời

Một trong những vị trí lý tưởng nhất để xây dựng giếng trời, có thể khai thác được tối đa ánh sáng và đón gió, đó là đặt giếng tại khu vực cầu thang.

Cầu thang thường nằm ở khu vực trung tâm của ngôi nhà. Mọi chức năng và các phòng ốc khác sẽ xoay quanh khu vực đó. Do vậy, đặt giếng trời ở khu vực cầu thanh sẽ giúp lan tỏa đều không khí và ánh sáng tự nhiên khắp mọi nơi trong nhà ở.

Xét về hướng trời thì bạn nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam. Cần tránh hướng Đông hoặc Tây.

Cấu tạo, kích thước giếng trời

Như ở phần nội dung trên chúng tôi đã có chia sẻ đến. Giếng được cấu tạo bởi 3 phần chính. Đó là đỉnh giếng, thân giếng và đáy giếng.

Xét về kích thước, kích thước của giếng trời hiện nay khá đa dạng, vì nó phụ thuộc vào kết cấu và diện tích của ngôi nhà dự kiến xây giếng trời. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ bạn cần ghi nhớ. Đó là không nên xây giếng quá nhỏ hoặc quá to. Kích thước lý tưởng nhất là từ 4 đến 6m2. Diện tích của giếng chỉ nên chiếm khoảng 10% tổng diện tích nhà ở.

Vật liệu làm mái che

Vật liệu làm mái che

 

Mái che được xem là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng. Nó giúp cho giếng trời phát huy hết toàn bộ công dụng. Chất liệu mái che dành riêng cho giếng cũng khá đa dạng. Nhưng phổ biến nhất vẫn là tấm lấy sáng Polycarbonate. Ngoài ra còn có các chất liệu khác như kính, tôn, bạt…

Khu vực đặt giếng trời cần trang trí như thế nào?

Khu vực đặt giếng trời cần trang trí như thế nào?

 

Cả 3 khu vực của giếng đều cần được trang trí. Nhưng trang trí như thế nào là tùy thuộc vào sở thích và gu thẩm mỹ của mỗi người.

Đại đa số mọi người hay trang trí phần đỉnh giếng bằng mái che và khung hoa sắt. Phần thân giếng có thể ốp đá tự nhiên để làm giảm vọng âm thanh. Đáy giếng có thể dựng tiểu cảnh, hòn non bộ hoặc bể cá để tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian.

Những lưu ý khi thiết kế giếng trời

Để đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ tất cả những nguyên tắc thông gió giếng trời mà chúng tôi vừa nêu trên. Bạn cần đảm bảo cả về yếu tố kỹ thuật lẫn phong thủy. Bởi kỹ thuật sẽ giúp cho giếng trời được thiết kế thi công giữ vững kết cấu nhà. Đồng thời, tính phong thủy sẽ mang đến nhiều điều may mắn và tốt đẹp đến cho các thành viên trong gia đình. Không phạm phải những quy tắc cấm kỵ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và thể chất của gia chủ. Chính vì thế khi quyết định xây dựng giếng trời thì bạn nhất định phải lưu tâm đến 2 mặt chính sau:

Về mặt kỹ thuật

Khi xây giếng trời, bạn không cần phải làm cho mặt tường của giếng trở nên bằng phẳng, nhẵn nhụi. Vì nó sẽ làm tăng khả năng truyền âm tốt hơn. Để cách âm tương đối, bạn nên thiết kế tường dạng sần nhám, hoặc ốp thêm gạch.

Trong nguyên tắc thông gió giếng trời có đề cập đến yếu tố trang trí cho giếng. Có một số lưu ý về mặt kỹ thuật khi trang trí bạn cần ghi nhớ. Đó là không nên treo những đồ vật trang trí có kích thước cồng kềnh, trọng lượng nặng, vì nó có thể gây nguy hiểm đến các thành viên trong gia đình.

Nguyên tắc thông gió giếng trời bạn cần tập trung vào hệ thống thoát nước ở phần đáy giếng thật tốt. Thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra, chăm sóc những cây cảnh ở bề mặt thành giếng.

Về mặt phong thủy

Thiết kế giếng trời nói riêng và bất kỳ một chi tiết nào trong nhà ở nói chung cũng đều cần quan tâm đến yếu tố phong thủy.

+ Nên đặt giếng trời ở cung tài lộc hoặc thiên mạng.

+ Không đặt giếng ở trước nhà. Thông thường mọi người hay đặt giếng ở vị trí gần cầu thang. Đây là vị trí trung tâm của ngôi nhà.

+ Tùy thuộc vào không gian và diện tích của nhà ở mà hướng giếng sẽ nằm ở những vị trí nhất định khác nhau. Tuy nhiên, nếu ở khu vực thành thị, các căn nhà phố có diện tích nhỏ, chật hẹp, chen chúc thì bạn có thể đặt giếng trời ở các góc bị méo nhằm hóa giải tính xung khắc, sát khí.

+ Nên đặt thêm cây xanh và nước ở xung quanh giếng trời để đảm bảo tính phong thủy tốt nhất.

Gợi ý những mẫu vị trí đặt giếng trời thông gió đẹp nhất

Giếng trời là một trong những giải pháp lý tưởng nhất được đề xuất thực hiện khi thiết kế kiến trúc xây dựng nhà phố, nhà ống và cả các căn biệt thự ở những thành phố đô thị sầm uất, đất chật người đông.

Một giếng trời được thiết kế đúng theo nguyên tắc thông gió giếng trời không những đem đến giá trị thẩm mỹ, mà còn mang lại công dụng tích cực đối với sức khỏe của người ở. Đồng thời, nó cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo giá trị thật và gần gũi với thiên nhiên của cả căn nhà.

Nếu bạn đang có dự định xây giếng trời thì có thể dành ra đôi phút để cùng chiêm ngưỡng Top những mẫu nhà ở có giếng trời đẹp nhất hiện nay nhé.

Giếng trời ở sân vườn

Giếng trời ở sân vườn

 

Thiết kế nhà ở kết hợp sân vườn là lựa chọn yêu thích của nhiều gia chủ. Ngay tại vị trí này bạn có thể thi công giếng trời, để vừa giúp cung cấp ánh sáng và không khí cho cây xanh trong vườn, vừa giúp tăng cường khả năng thông khí, tạo sự thông thoáng và thoáng đãng cho cả căn nhà.

Mẫu giếng trời ở trong nhà

Mẫu giếng trời ở trong nhà

 

Có rất nhiều vị trí thích hợp để đặt giếng trời ở trong nhà. Bạn có thể đặt ở hành lang, cầu thang, sau phòng bếp, phòng ngủ, phòng ăn, vị trí trung tâm nhà… Tuy nhiên, dù đặt giếng trời ở đâu thì nhất định bạn cũng cần lưu ý đến những nguyên tắc làm thông gió giếng trời cực kỳ quan trọng mà chúng tôi đã đề cập đến ở trên nhé.

Mẫu giếng trời thông gió đặt ở giữa nhà

Mẫu giếng trời thông gió đặt ở giữa nhà

 

Xét theo phong thủy, giếng trời có thể đặt ở giữa nhà, tức vị trí trung tâm. Tuy nhiên, kỹ sư thi công cũng như chủ nhà cần cân nhắc và tính toán đến các yếu tố khác như diện tích nhà, các góc hạn chế trong nhà ở để bố trí giếng ở vị trí, hướng thích hợp nhất.

Giếng trời đặt ở sau nhà

Giếng trời đặt ở sau nhà

 

Giếng trời đặt ở vị trí phía sau nhà cũng là một trong những vị trí lý tưởng được rất nhiều gia chủ lựa chọn.

Giếng sẽ đón được ánh sáng và tuần hoàn thông khí được tốt nhất mà không hề gặp các vật cản. Bạn có thể trang trí khu vực đáy giếng bằng những cây xanh như trong ảnh. Với cách trang trí giếng trời như vậy, bạn sẽ không mất nhiều công sức để chăm sóc. Vì cây sẽ hấp thụ được ánh sáng và khí trời từ tự nhiên. Đặc biệt, phần giếng sau nhà được thiết kế thông với nhà bếp. Nó sẽ giúp cho mọi người cảm thấy mát mẻ và dễ chịu mỗi khi dùng bữa. Đồng thời, giếng cũng giúp đẩy mùi thức ăn ra bên ngoài trời hiệu quả.

Đặt giếng trời ở vị trí cầu thang

Đặt giếng trời ở vị trí cầu thang

 

Đặt giếng trời ở vị trí cầu thang là lựa chọn hoàn hảo nhất, được hầu hết mọi chuyên gia về xây dựng chia sẻ kinh nghiệm.

Cầu thang thường đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà. Đồng thời, đặt giếng trời ở ngay cầu thang sẽ giúp ích cho việc cung cấp ánh sáng và lưu thông khí đồng đều đến tất cả các phòng, các tầng được tốt và dễ dàng hơn.

Mẫu giếng trời ở hành lang

Mẫu giếng trời ở hành lang

 

Hành lang cũng là một gợi ý cho bạn để đặt giếng trời. Khu vực hành lang khá an toàn và rất thích hợp mỗi khi bạn muốn tìm một góc nhỏ để ngồi thư giãn, nghỉ ngơi, thả lỏng đầu óc.

Để tránh cảm giác đơn điệu thì bạn có thể đặt thêm một vài cây xanh, hoặc thiết kế bãi cỏ xanh ngay vị trí đặt giếng trời. Nó sẽ giúp gia chủ có cảm tưởng như đang thư giãn ở một góc sân hay một góc công viên ngay giữa ngôi nhà.

Đồng thời, hành lang cũng là nơi thường xuyên bạn phải di chuyển đi qua. Đặt giếng trời ở đây sẽ giúp tạo nên một cảnh quan đẹp mắt, ấn tượng cho tất cả mọi người có thể tìm đến ngồi thư giãn mọi lúc mọi nơi.

Mẫu thiết kế giếng trời ở vị trí cuối nhà

Mẫu thiết kế giếng trời ở vị trí cuối nhà

 

Có ý kiến cho rằng, đặt giếng trời ở cuối nhà sẽ không bị cản trở bởi các vật dụng nội thất trong gia đình, cũng không gây nguy hiểm cho các thành viên. Thế nhưng, liệu đặt giếng trời ở vị trí sau cuối cùng của căn nhà thì giếng có phát huy công dụng tốt nhất hay không?

Xin giải đáp với bạn rằng, đặt giếng trời ở cuối nhà vẫn đảm bảo được chức năng cấp sáng và cấp không khí cho toàn bộ không gian nhà. Ngoài ra, cuối nhà thường là nơi tù đọng độ ẩm, nhiệt độ,… Giếng trời đặt ở khu vực này sẽ giúp giải quyết được những trăn trở đó một cách khá dễ dàng. Tuy nhiên, hạn chế của hình thức này đó là sẽ ít được mọi người chú ý chiêm ngưỡng đến. Nhất là khách hoặc bạn bè đến thăm nhà.

Thiết kế đặt giếng trời ở phòng sinh hoạt gia đình

Thiết kế đặt giếng trời ở phòng sinh hoạt gia đình

 

Phòng sinh hoạt gia đình chung hoặc cũng có một số gia đình dùng phòng khách làm phòng sinh hoạt. Thì ở đây, chúng ta đều có thể đặt giếng trời vào đều phù hợp.

Thứ nhất, không gian sinh hoạt này sẽ là nơi tập trung tất cả các thành viên trong gia đình lại với nhau. Hoặc nó cũng có thể làm nơi để bạn tổ chức gặp gỡ, trò chuyện, vui chơi tán gẫu cùng bạn bè. Mọi người đều có thể quây quần và ngắm nhìn tiểu cảnh bạn trang trí cho giếng trời. Đây cũng là dịp để bạn khoe sở thích hoặc gu thẩm mỹ của mình.

Thứ hai, khu vực tập trung đông các thành viên thì càng cần phải được cung cấp đủ ánh sáng và lưu thông khí tốt nhất để đảm bảo mọi hoạt động sinh hoạt, vui chơi, giải trí đều được diễn ra suôn sẻ.

Thiết kế giếng trời cho nhà phố

Thiết kế giếng trời cho nhà phố

 

Giếng trời được giới chuyên gia nhận định là bộ đôi không thể hoàn hảo hơn nữa dành riêng cho nhà phố.

Những căn nhà phố hiện nay đều có xu hướng bê tông hóa. Cảm giác trở về nhà, bước vào nhà có 4 bức tường lạnh lẽo bao quanh, cùng cuộc sống ngột ngạt, chật chội, chen lấn ở đô thị có thể khiến cho chúng ta cảm thấy chán chường, mệt mỏi.

Nhằm xóa tan cảm giác bí bách đó, hầu hết mọi căn nhà phố hiện nay đều áp dụng đặt giếng trời vào những vị trí thích hợp để đem lại nhiều cảm giác mới mẻ, sáng tạo. Đặc biệt, nó góp phần làm cho không gian căn nhà trở nên xán lạn, khác biệt và ấn tượng hơn rất nhiều.

Thiết kế giếng trời thông gió cho nhà ống

Thiết kế giếng trời thông gió cho nhà ống

 

Cũng tương tự như mẫu thiết kế giếng trời cho nhà phố. Thiết kế giếng cho nhà ống cũng bắt buộc chúng ta phải tuân thủ theo nguyên tắc thông gió nhà ống mà chúng tôi vừa đề cập đến ở trên.

Trong hình bạn có thể thấy, rõ ràng nhờ có giếng trời mà căn nhà ống trở nên sáng sủa và thông thoáng hơn rất nhiều.

Mẫu giếng trời thông gió cho nhà ở biệt thự

Mẫu giếng trời thông gió cho nhà ở biệt thự

 

Nhà ở biệt thự có giếng trời là xu hướng Hot nhất trong thi công xây dựng kiến trúc nhà ở hiện nay.

Đối với những căn biệt thự thì chúng ta cần phải đảm bảo dù trang trí giếng như thế nào, vẫn giữ được nét sang trọng cơ bản cần thiết.

Bạn có thể ốp gạch men hoặc đơn giản là ốp đá như trong hình vào phần diện tường để hạn chế sự vọng âm thanh. Phần đáy giếng bạn có thể dựng tiểu cảnh, dùng các hòn non bộ, cây xanh, phối hợp với đèn để tạo hiệu ứng lung linh, ấm cúng, mãn nhãn.

Thiết kế giếng trời cho nhà cấp 4

Thiết kế giếng trời cho nhà cấp 4

 

Rất nhiều người dùng băn khoăn, liệu rằng có thể đặt giếng trời cho nhà cấp 4 được hay không? Giếng cho nhà cấp 4 sẽ trông như thế nào?

Dù nhà bạn đang ở là nhà cấp 4, hay nhà phố, nhà ống có diện tích khiêm tốn thì bạn vẫn dễ dàng đặt giếng trời, chỉ cần chú ý đến những nguyên tắc thông gió cho giếng trời.

Mời bạn cùng chiêm ngưỡng ảnh mẫu giếng trời cho nhà cấp 4 qua hình trên. Bạn có thể cảm nhận được rất rõ sự dung dị, mộc mạc, gần gũi nhưng rất mực thân tình.

Tuy có hơi khác biệt nhưng không thể phủ nhận, nhà cấp 4 vẫn có thể dựng được giếng trời. Chỉ cần đặt thêm một vài bộ bàn ghế đá, vậy là bạn đã trang hoàng cảnh quan cho nhà ở thêm phần độc đáo. Đồng thời, tạo không gian mở rộng rãi, thoáng đãng cho tất cả các thành viên trong nhà cùng nhau vui chơi, thư giãn.

Gợi ý mẫu giếng trời cho nhà có diện tích nhỏ 20m2

Gợi ý mẫu giếng trời cho nhà có diện tích nhỏ 20m2

 

Đối với nhà ở có diện tích nhỏ, cụ thể trong hình ví dụ nêu trên là 20m2 thì gia chủ càng cần đặt thêm giếng trời.

Những căn nhà có diện tích khiêm tốn thì bạn vẫn có thể xây giếng trời dễ dàng. Thậm chí nó còn được xem là giải pháp cứu cánh, giúp truyền ánh sáng và lan tỏa không khí thoáng đãng từ môi trường thiên nhiên lùa vào nhà. Đem đến cảm giác thoáng mát và dễ chịu hơn cho cả gia đình.

Thiết kế thi công giếng trời thông gió cho nhà mặt tiền Hướng Tây

Thiết kế thi công giếng trời thông gió cho nhà mặt tiền Hướng Tây

 

Một trong những trăn trở của gia chủ có nhà hướng Tây đó là nóng bức vào mùa hạ. Trang bị giếng trời giúp đem lại cảm giác mát mẻ tự nhiên, tạo độ thông thoáng nhưng vẫn giữ được nét sang trọng, hiện đại trong kiến trúc.

Như một gợi ý trang trí trong những nguyên tắc thông gió giếng trời, bộ phận đáy giếng của nhà ở hướng Tây, bạn có thể tận dụng để là bể cá. Tạo bể nước trong nhà phối hợp cùng với khả năng thông gió từ giếng trời sẽ giúp khắc phục được tình trạng nắng nóng thường gặp ở nhà hướng Tây. Các gia chủ có hướng nhà này có thể tham khảo theo mẫu thiết kế trên nhé.

Mẫu giếng trời cho nhà ống 2 tầng

Mẫu giếng trời cho nhà ống 2 tầng

 

Giếng trời được xây dựng thông tầng. Cho đến, không chỉ có giếng trời dành cho nhà 2 tầng, mà còn có cả nhà 3 tầng, 4 tầng, hay thậm chí là 5 tầng đều được. Những ngôi nhà nhiều tầng thì việc bố trí giếng trời sẽ giúp tạo kết cấu ngôi nhà hài hòa, gần gũi với thiên nhiên.

Bài viết trên đây chúng tôi đã gửi đến bạn đọc những nguyên tắc về thông gió giếng trời quan trọng cần lưu ý. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tổng hợp những mẫu giếng trời dành cho nhà ở theo các hướng, các mệnh, các lối kiến trúc khác nhau, để làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các gia chủ có dự định xây giếng trời. Nếu bạn cần tham khảo ý kiến chuyên môn từ chuyên gia thiết kế nội thất uy tín hàng đầu.

Hãy liên hệ ngay cho Acc Home theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc gửi mail về cho chúng tôi theo địa chỉ: acchomearc@gmail.com nhé. Đội ngũ kiến trúc sư thiện chiến, giỏi tay nghề, nhiệt tình và tận tâm của chúng tôi nhất định sẽ làm bạn hài  lòng. 

 

5/5 - (4 bình chọn)