Người theo công giáo thờ ai, người theo đạo phật thờ ai

Ở Việt Nam, phong tục thờ cúng tổ tiên dường như đã trở thành một truyền thống hết sức tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và được truyền giữ từ thời kì này sang thời kì khác. 

Bất kì gia đình nào cũng đều xuất hiện hình ảnh bàn thờ để thờ phụng ông bà, tổ tiên. Tuy nhiên, tùy theo mỗi vùng, mỗi tôn giáo, mỗi nhà, … lại có những cách thờ cúng khác nhau. Điều này làm nên sự đặc sắc, đa dạng cho văn hóa Việt Nam. 

Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về phong tục thờ cúng ở Việt Nam nói chung cũng như là nét riêng ở từng tôn giáo nói riêng nhé!

Thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam

 

Người công giáo thờ ai người phật giáo thờ ai

 

Người Việt Nam luôn có một số quan niệm tâm linh về người đã khuất. Họ cho rằng “chín suối” là nơi sinh tồn của linh hồn tổ tiên sau khi rời khỏi cõi trần. Người đã khuất chỉ là không còn cùng tồn tại với họ, nhưng vẫn ở “chín suối” để khi có khó khăn thì giúp đỡ họ, khi có may mắn thì mừng vui cho họ, khi họ làm sai thì quở trách họ, khi làm đúng thì vận động, cổ vũ họ. 

✅✅✅ Xem thêm: Những mẫu nhà thờ họ đẹp

Vì vậy, họ có quan niệm thờ cúng ông bà, tổ tiên và những người đã khuất. Nó là hành động tưởng nhớ, biết ơn những người đã đi xa, là hành vi tiếp bước truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mà bao đời nay người Việt gìn giữ và là sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.

Việt Nam, người ta sẽ dễ dàng nhìn thấy những bàn thờ tổ tiên đặt trong nhà. Đó cũng như là một nét đẹp văn hóa không thể vắng bóng của người Việt. Chính vì đức tin như thế, người Việt Nam cho rằng con người ở trần thế có gì thì con người ở cõi “chín suối” cũng cần y vậy nên dẫn tới phong tục thờ cúng ở Việt Nam và họ coi việc cúng giỗ là một đạo hiếu, là trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. 

Trong từng nhóm xã hội – tôn giáo cụ thể thờ cúng tổ tiên mang tính khu biệt tồn tại song song với tính phổ quát trong các hình thức thể hiện. Tục thờ cúng ở Việt Nam có những nét chung ở tất cả các nhóm nhưng trong mỗi nhóm xã hội, mỗi tôn giáo lại mang đặc trưng thờ cúng khác nhau.

Người theo công giáo thờ ai?

 

Nhà thờ công giáo Phú Nhai Nam Định

 

Xem thêm : Cây gia phả lên đặt ở đâu?

 

Ngoài mang những nét chung trong việc thờ cúng của người Việt Nam, những người theo đạo công giáo (đạo Thiên chúa) lại có những nét riêng trong việc thờ cúng. 

Họ tôn thờ một Ðấng Tối Cao dựng nên Trời Ðất vũ trụ, muôn loài, đó là Thiên Chúa. Họ xem Thiên Chúa là cái nôi sinh ra vạn vật, mang đến sự tồn tại cho tổ tiên họ, con cháu họ, luôn che chở, bảo vệ cho cuộc sống của họ, hướng họ đến những điều tốt đẹp của cuộc sống cũng như dạy dỗ họ trưởng thành, hoàn thiện mình. Vì lẽ đó, họ đặt Thiên Chúa ở nơi cao nhất để luôn nhắc nhở bản thân tưởng nhớ tới Thiên Chúa, ghi nhớ công ơn của Chúa.  

Trong Công giáo, quan niệm về linh hồn và thể xác tồn tại một cách riêng biệt. Đó là người đã khuất sẽ đi về nơi mà linh hồn sẽ phải “cư ngụ” sau khi chết là Thiên đàng hay địa ngục.

Nếu ở kiếp người, họ sống tốt, sống đẹp, Chúa sẽ dẫn họ đi đến Thiên đường – nơi ánh sáng phước lành của Chúa lan tỏa. Và ngược lại, nếu cuộc sống ở trần thế của họ đầy tội lỗi, họ phải đi xuống địa ngục để nhận lỗi, chịu tội và sửa chữa tất cả sai lầm để phụng sự ý Chúa.

Ngoài ra, người sống cũng thờ kính những người đã khuất để bày tỏ lòng biết ơn của mình với họ vì những điều họ đã làm cùng Thiên Chúa. 

Kinh Thánh là nơi để người dân theo đạo Công giáo dựa vào để thờ cúng tổ tiên. Kinh Thánh là kinh dạy làm người, kinh hướng con người theo lẽ đúng sống và chính vì thế mà người theo đạo công giáo đều một mực tin vào Kinh Thánh.

Người theo Phật giáo thờ ai?

 

người theo phật giáo thờ ai

 

Xem thêm : Những mẫu nhà thờ bê tông giả gỗ đẹp

 

Đạo Phật là một trong những đạo pháp phổ biến ở Việt Nam. Phật giáo thường vẫn tôn trọng các hình thức thờ phụng đã có từ lâu đời của dân chúng địa phương. Phật giáo mang quan niệm sống bình đẳng, từ bi, bác ai, vị tha. Đây là tất cả những điều mà dân chúng luôn tìm kiếm, hướng tới nên lòng tin của dân chúng Việt Nam với đạo Phật dường như rất vững mạnh.  

châu Á, việc thờ cúng tổ tiên được xem là văn hoá tâm linh tốt đẹp. Vì lẽ đó, Phật giáo trân trọng phong tục tốt đẹp này nên khi du nhập vào Việt Nam, nó đã có sự giao thoa với văn hóa thờ cúng tổ tiên, tiếp nối đời sống tâm linh của phật tử.

Có thể thấy bàn thờ của gia đình có theo đạo Phật thường bày biện với một số hình ảnh quen thuộc như hình ảnh Tam Thế Phật (Phật A – Di – đà, Phật Thích – Ca, và Phật Di – Lặc), hình ảnh bàn thờ ba vị (Phật A – Di – đà, Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ-Tát đại-Thế-Chí) và hình ảnh bàn thờ Địa Tạng – Vương Bồ Tát. Đây chính là những vị phật luôn mang lại cuộc sống an lạc, yên ổn, từ bi, thanh tịnh cho con người nên hình ảnh của họ luôn xuất hiện. 

Theo quan điểm Phật giáo cho rằng phong tục thờ cúng Tổ tiên là một phong tục tập quán rất đẹp. Cây có gốc, sông suối có nguồn cội thì con người cũng vậy. Dù có đi đâu, về đâu, có làm gì đi chăng nữa thì bản thân luôn phải nhắc nhở ghi nhớ công ở của ông bà, tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là để thể hiện sự trân trọng, biết ơn đối với họ, sự đền đáp công ơn sâu trọng của họ. Điều này là sự bồi đắp cho truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam được lưu giữ, truyền tụng từ bao đời.

Điểm chung của người theo đạo Phật giáo và Công giáo

Dù có những điểm khác biệt rõ rệt như trên thì người theo đạo Phật giáo và Công giáo đều có những điểm chung nhất định trong phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên.

Thứ nhất, họ luôn đặt vị thần tôn nghiêm của mình lên trên nhất. Đó như là cái nôi trưởng thành, cái nôi giáo dục. Sau đó là ông bà, tổ tiên, những người đã khuất. Họ chính là nguồn cội của bất cứ ai, là người bên cạnh ủng hộ, cổ vũ, khuyên bảo, răn dạy, … con cháu để giáo dục họ.

Thứ hai, dù là người theo đạo Công giáo hay đạo Phật giáo thì quan niệm tưởng nhớ, biết ơn cũng đều khắc ghi rất sâu sắc trong lòng mỗi người. Bất kì ai cũng đều phải biết đâu là nguồn cội, biết ơn đối với ông bà, tổ tiên, tưởng nhớ công lao người đã khuất. Và cũng vì đó mà hoàn thiện bản thân mình để xứng đáng với những gì họ đã gìn giữ, gầy dựng.

Đây chính là hai điểm chung cơ bản nhất mà hai tôn giáo luôn hướng người Việt Nam theo đó. 

Truyền thống uống nước nhớ nguồn là một truyền thống ý nghĩa, là một truyền thống đẹp mà không chỉ riêng người Việt Nam cần gìn giữ. Đây là cái nôi để hình thành con người. Khi được ra, ta cần biết ơn người sinh dưỡng, người nuôi nấng. Cũng vì niềm tin vào sự phù trợ của ông bà, tổ tiên mà người Việt Nam luôn có chỗ dựa tin thần vững chãi để vượt qua khó khăn, hoàn thiện bản thân mình. 

Chính vì điều này mà việc xây dựng nhà thờ họ đang được quan tâm hiện nay. Nếu bạn có ý định xây dựng hoặc sửa sang, thiết kế lại từ đường của dòng họ thì hãy liên hệ với chúng tôi. ACCHOME luôn tự hào là thương hiệu uy tín hàng đầu, đảm bảo làm hài lòng mọi khách hàng dù là yêu cầu nhỏ nhất.

Rate this post