[BST] Những mẫu thiết kế phòng nghe nhạc gia đình Đẹp
Cuộc sống hiện đại thì nhu cầu con người cũng cao theo, vì thế nhiều gia đình muốn thiết kế một phòng nghe nhạc riêng cho gia đình mình. Nhưng thiết kế phòng nghe nhạc vốn rắc rối từ nguyên vật liệu đến vị trí đặt của các trang thiết bị. Vì thế nhà Acc Home sẽ giúp bạn độc giải đáp những thắc mắc trong thiết kế phòng nghe nhạc dưới đây.
Nội dung bài viết
Vì sao nên thiết kế phòng nghe nhạc gia đình
Phòng nhạc đạt chuẩn luôn là điều mà mọi nhà hướng đến khi thiết kế phòng nhạc gia đình. Nhiều người cho rằng đầu tư hết các trang thiết bị càng đắt đỏ thì chất lượng càng tốt mà không để ý đến không gian phòng, công suất, vị trí loa của căn phòng đó.
Điều này dẫn đến nhiều trục trặc trong quá trình hát bởi các trang thiết bị không thể phát huy hết khả năng của nó vì sai những bước cơ bản như vị trí đặt dàn loa, thiết kế phòng, vật liệu cách âm,…Do đó nhiều người phải tìm đến chuyên viên thiết kế để giúp mình thiết kế một phòng nhạc gia đình tốt mà không mất nhiều thời gian.
Bố trí thiết bị ở những vị trí nào là phù hợp?
Vị trí đặt các thiết bị có mối quan trọng như chất lượng của nó, vì đặt sai một thiết bị sẽ gây ảnh hưởng toàn bộ hệ thống, chất lượng âm thanh giảm đáng kể, dù giá thành của trang thiết bị có đắt tới đâu.
Cách đặt loa
Phòng nghe nhạc tại gia được thiết kế với tông màu vàng chủ đạo
Thiết kế một phòng nghe nhạc đạt chuẩn luôn phải đáp ứng kích thước phòng từ 15m2 trở lên thì mới đủ khoảng cách 3 m một loa và mỗi người phải ngồi cách nhau đến 3,5m.
Đây chính là chuẩn để bố trí dàn loa và chỗ ngồi trong phòng. Dù phòng có diện tích lớn hơn nhưng cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc trên.
- Loa phải đặt cách tường 1 khoảng và xa sàn tránh hiện tượng bị dội ngược âm thanh bass.
- Kiểm tra âm thanh đạt chuẩn chưa bạn nên dùng tai nghe để xem âm lượng ổn định chưa.
- Vị trí dàn loa tốt nhất nên đặt sau người nghe.
- Xác định tâm màng loa phải đặt ngang với ngực người nghe.
- Chừa khoảng trống sau lưng người nghe âm thanh càng lớn, thì hiệu quả đạt được càng cao.
Cách đặt amply
Một bộ amply đạt chuẩn gồm các kết nối này
Amply là một bộ máy rất quan trọng khi nghe nhạc. Tuy thế nhiều người rất dễ cắm sai dây vào bộ ampli dẫn đến loa bị dội âm, chất lượng âm thanh kém. Vì thế mà thị trường bán dây loa luôn rất đắt, cao hơn những loại dây thông thường của các thiết bị khác.
Vị trí thiết bị khác
Phòng nghe nhạc luôn được đầu tư khủng từ dàn loa đến tường cách âm
Đối với phòng nghe nhạc người ta rất ưa chuộng chọn tủ gỗ hoặc tủ kính bên cạnh đó còn mua một số thiết bị khác hỗ trợ kèm như amply, đầu đĩa,…âm thanh từ thế cũng sẽ phát ra chất lượng tốt hơn. Vị trí tủ thường đặt ở giữa phòng gần các trang thiết bị để cất giữ dây, các vật dụng thiết yếu khác. Thường thì do cần phải luồn dây đến ổ điện mà phải khoan tủ để tránh dây lồi ra tủ mất thẩm mỹ.
Thiết kế phòng nghe nhạc như thế nào mới đạt chuẩn ?
Một phong cách thiết kế phòng nghe nhạc hiện đại, phóng khoáng
Những tiêu chí quyết định một phòng nghe nhạc chất lượng gồm:
Thông thường phòng có diện tích chiều dài 7m, chiều rộng 4,8m, trần nhà luôn cao, tạo độ thông thoáng nhất định. Vì là phòng nghe nhạc gia đình nên cần sử dụng nhiều vật liệu cách âm, bạn có thể trải thảm trong phòng, giúp hấp thụ sóng âm ở tần số cao, không những thế mà còn hạn chế hiện tượng rung sàn và trần nhà. Nếu phòng thiết kế nhiều cửa sổ thì nên treo thêm tấm rèm để cách âm tốt hơn. Sau lưng người nghe thường là khoảng trống, vì thế cần thiết tường bằng vật liệu hấp thụ âm thanh để giảm thiểu tối đa hiện tượng phản xạ ngược lại.
Đặc biệt bạn phải quan tâm đến cách bố trí các trang thiết bị bởi nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh. Dù bạn có trang bị thiết bị âm thanh tối tân thế nào mà đặt sai vị trí thì cũng không mang lại được chất lượng âm thanh cao được.
Những lưu ý khi thiết kế phòng nghe nhạc gia đình
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng độc giả cần chú tâm để tránh mắc những lỗi thường gặp trong thiết kế này:
Xử lý cách âm trong thiết kế phòng nghe nhạc
Phòng nghe nhạc không thể thiếu các trạng vật liệu cách âm, vì thế mà bạn cần lựa chọn vật liệu tốt, bền bỉ. Bởi nếu không cách âm thì sẽ gây phiền hà những phòng lân cận hay các hàng xóm láng giềng.
Hạn chế các hiện tượng rung chấn làm ảnh hưởng tới thiết bị nguồn phát
Trần nhà thiết kế phòng nghe nhạc gia đình thường cao
Các thiết bị như CD, DVD,… phải cần đặt xa nguồn phát nhạc bởi nếu để gần sẽ gây ra hiện tượng rung động âm thanh. Khi đặt quá gần loa thì sẽ xuất hiện hiện tượng tạo sóng âm, gây nhiễu âm thanh vô cùng chói tai do máy vận hành cùng lúc khiến âm thanh cũng méo theo. Vì thế, khi thiết kế cũng phải tính toán sẵn vị trí đặt các trang thiết bị hợp lý để tránh các hiện tượng âm thanh như trên ảnh hưởng đến cảm giác hưởng thụ của người nghe.
Vị trí nghe tốt nhất và không gian trình diễn
Nếu chỉ bố trí theo tiêu chuẩn thiết kế thì chưa chắc đó là vị trí tốt nhất. Nói cách khác, nơi mà được xem là tốt nhất thường có khả năng truyền tín hiệu mạnh mẽ từ loa đến người nghe (hay có thể bằng) các bước sóng phản hồi lại từ trần, sàn, tường nhà bạn, từ đó bạn cảm nhận và bố trí hợp lý hơn.
Bạn muốn kiểm tra xem âm thanh thì bạn nên chủ động di chuyển vị trí ngồi của mình đến gần loa phát âm thanh để xem chất lượng âm thanh ổn định không. Điều này giúp khả năng phát âm thanh tốt hơn theo cách trực tiếp hay gián tiếp khi hình âm hoặc khi trên sân khấu phòng nhạc. Như thế, người nghe sẽ cảm âm hiệu quả hơn về độ sâu rộng của không gian biểu diễn.
Giảm chói ở dải cao
Một số phương pháp giảm chói âm thanh trong phòng
Thường để giảm âm thanh chói tai thì còn tùy thuộc vào diện tích phòng ốc. Nếu phòng nghe nhạc gia đình bạn nhỏ thì chỉ cần dùng thảm để tiêu âm. Còn với diện tích phòng lớn thì có thể trang bị loa bass reflex để tiêu âm sẽ tốt hơn nhiều. Không nên dùng loa bass reflex cho phòng có diện tích nhỏ. Bởi rất nhiều nguyên nhân sau chủ yếu là do khoảng cách giữa các tường thường nhỏ nên sẽ xảy ra hiện tượng trùng với tần số của loa bass reflex
Đặt loa treble cần lưu ý độ cao loa phải ngang với độ cao của tai người nghe mới đặt chuẩn.
Không đặt loa song song với cạnh tường
Một số sách thiết kế cho biết rằng đặt loa song song với tường có khả năng giảm cộng hưởng tốt. Nhưng trên thực tế, người ta thường đặt loa nghiêng góc 15-20 độ thì mới có tác dụng giảm cộng hưởng tốt dựa trên nhiều trường hợp thực tiễn. Vì thế mà độc giả nào còn đặt loa song song với tường thì cần điều chỉnh lại như phương pháp trên để tận hưởng chất lượng âm thanh tốt nhất.
Giảm trầm ở loa có thiết kế bass reflex
Thiết kế bass reflex thường có lỗ hơi phía sau, nếu muốn giảm âm thì thường chèn lỗ bằng tấm vải cũ hoặc mousse xốp vào. Cách thức này giúp bạn giảm đến 30-50 Hz cộng hưởng từ bộ loa.
Khoảng cách từ vị trí nghe tới hai loa phải bằng nhau
Khoảng cách này chính là vị trí tốt nhất trong phòng nghe nhạc
Thường mọi người đều đặt vị trí của hai loa bằng với vị trí ngồi nghe trong phòng, nhằm tạo hiệu ứng âm thanh tốt, có khoảng trống sân khấu biểu diễn hiệu quả. Nếu phòng nghe nhạc bạn có sử dụng thảm thì cần phải lưu lại vị trí loa bằng bút lông để khi vệ sinh phòng không phải tốn nhiều thời gian bố trí lại nữa.
Thường xuyên kiểm tra độ cộng hưởng của phòng
Bạn có thể kiểm tra mức độ cộng hưởng trong phòng bằng cách vỗ tay. Tiếng vỗ tay bạn càng vang xa chứng tỏ phòng này tiêu âm kém và ngược lại, dựa vào đó mà bạn điều chỉnh lại phòng hay gắn thêm vật liệu cách âm.
Tránh cộng hưởng phòng nghe
Yếu tố thường thấy nhất trong phòng nghe nhạc thường là trường hợp cộng hưởng âm thanh do loa gây ra. Hiện tượng này có thể xảy ra còn phụ thuộc nhiều vào chiều cao, chiều ngang, chiều sâu của căn phòng.
Chúng ta có thể xử lý tình huống cộng hưởng này bằng cách hướng mặt loa vào hướng người nghe góc 15 độ tạo thành hình tam giác. Với cách làm này giúp giảm hiện tượng cộng hưởng hiệu quả gần như trong mọi trường hợp, đặc biệt khi phòng nghe nhạc có quá nhiều tiếng bass. Nếu bạn đã chỉnh góc loa mà vẫn còn hiện tượng trên thì bạn nên quay góc 20 độ để cải thiện tình hình hơn.
Sử dụng các vật liệu tiêu âm phòng nghe
Cách mà sóng tới và phản xạ đến người nghe
Giải pháp để cải thiện tình trạng âm thanh bị méo tiếng do các bước sóng phản xạ lại thì hiệu quả nhất bạn phải sử dụng đến vật liệu cách âm chuyên dụng dành cho phòng nghe nhạc. Thông thường sau khi bố trí vị trí các thiết bị hai bên tường thường bị bỏ trống bạn hãy tận dụng để trang trí thêm tùy theo sở thích của bạn, ví dụ như: làm thêm kệ để đĩa, trang trí bằng tranh ảnh,…Bên cạnh đó, bạn có thể sử thêm thảm để trang trí lại có tác dụng tiêu âm thanh.
Một số mẫu thiết kế phòng nghe nhạc gia đình đẹp
Phòng nghe nhạc gia đình đơn giản điểm nhấn là chiếc thảm caro nhiều màu sắc
Phòng nghe nhạc với phong cách hiện đại với trần nhà được thiết kế độc đáo
Phòng nghe nhạc mang phong cách tối giản nhật bản
Phòng nghe nhạc dùng vật liệu bằng gỗ
Phòng nghe nhạc được trang bị thiết bị ánh sáng vàng tạo cảm giác ấm áp
Với những thông tin chi tiết về cách thiết kế lắp đặt phòng nghe nhạc tại gia phía trên hy vọng rằng quý độc giả đã có những thông tin hữu ích. Nếu cần tư vấn thiết kế quý gia chủ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.co các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ có những không gian hoàn hảo nhất.