Quy trình thi công biệt thự chuẩn nhất
Ngôi nhà là tổ ấm, là thành quả nhiều năm tích lũy của gia chủ. Xã hội phát triển thì cái đẹp theo đó được tôn vinh lên hàng đầu. Ngôi nhà không chỉ đơn thuần là nơi để ở nữa mà là nơi để thể hiện phong cách, nơi nghỉ dưỡng sau những ngày làm việc căng thẳng. Vì lẽ đó nên nhu cầu thi công biệt thự đang rất được mọi người quan tâm. Vậy quy trình thi công biệt thự như thế nào? Có những lưu ý gì trước, trong và sau khi thi công, mời bạn đọc bài viết sau của kiến trúc Acc Home
Khác với việc xây dựng nhà ở thông thường, thi công biệt thự cần nhiều yếu tố khắt khe hơn về phong thủy, trình độ đơn vị thi công, yếu tố thẩm mỹ và cảnh quan xung quanh. Gia chủ cũng cần có những hiểu biết nhất định về quy trình thi công biệt thự để có thể trao đổi, nêu ý tưởng và sở thích của mình. Khi đó kiến trúc sư và đơn vị thi công mới có thể hiện thực hóa mong muốn của gia chủ.
Những lưu trước khi xây biệt thự
Một căn biệt thự mái Nhật đơn vị Acc Home đang thi công phần thô
Việc tìm hiểu, chuẩn bị sẵn cả về kiến thức và pháp lý hay nguyên vật liệu, mặt bằng, tham khảo giá cả đều vô cùng quan trọng. Nó giống như việc bạn chuẩn bị nguồn vốn và kiến thức để ra kinh doanh vậy.
Bạn sẽ phải xác định, có thể tham khảo ý kiến người thân sẽ cùng sống trong căn biệt thự đó mục đích xây dựng, để tất cả mọi người sẽ cảm thấy thoải mái khi được sống trong đó. Xây với mục đích nghỉ dưỡng sẽ khác với xây để ở.
Dự toán ngân sách xây dựng
Chắc hẳn, khi xác định xây biệt thự thì gia chủ đã có dự toán sơ qua một nguồn kinh phí nhất định. Tuy nhiên, khó có thể dự toán một cách chính xác chi phí sẽ phải chi từ khi bắt đầu đến hoàn thành công trình do nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
- Quy mô căn biệt thự: Diện tích lớn hay nhỏ, số tầng, số phòng, không gian quanh biệt thự đều ảnh hưởng đến việc dự toán chi phí.
- Sự chi tiết, cầu kỳ của căn biệt thự: Một căn biệt thự đòi hỏi các chi tiết tinh xảo, xây đắp cầu kỳ sẽ có giá thành khác với một căn biệt thự đơn giản.
- Kết cấu móng công trình: Biệt thự xây ở các vị trí khác nhau thì biện pháp thi công móng cũng khác nhau. Việc xây biệt thự trên miếng đất bằng phẳng sẽ khác với xây trên đồi núi, hay nền đất yếu. Một số biện pháp thi công móng hiện nay: Ép cọc bê tông, móng bè, cọc khoan nhồi…
- Kiến trúc phần mái: Đây cũng là yếu tố gia chủ cần quan tâm khi dự toán chi phí
- Các loại vật tư sử dụng: Tùy thuộc vào chất liệu và xuất xứ gia chủ lựa chọn sẽ có giá thành khác nhau.
- Vị trí thi công biệt thự: Giá thành thi công mỗi nơi sẽ khác nhau, thành phố khác với nông thôn.
Chủ nhà cần dựa vào những tiêu chí trên để tham khảo và đưa ra mức dự toán sơ bộ sau đó chuẩn bị kinh phí. Tuy nhiên, để dự toán được sát với thực tế nhất thì cần đến đơn vị thiết kế thi công bóc tách khối lượng và sẽ báo cho gia chủ mức giá sau bóc tách.
Xem thêm: Những mẫu thiết kế biệt thự cao cấp đẹp
Xin giấy phép thi công xây dựng biệt thự
Trước khi xây dựng, chủ nhà cần đến các cơ quan công quyền để xin giấy phép xây dựng. Quá trình này cũng mất thời gian nên gia chủ cần chủ động xin sớm để kịp thời gian động thổ cũng như giúp quá trình xây dựng đảm bảo đúng tiến độ. Một số loại hồ sơ cần làm: Hồ sơ chuyển vị trí đồng hồ điện, nước, hồ sơ xin phép khởi công, hồ sơ xin sử dụng lòng đường…
Lựa chọn đơn vị, công ty thi công chất lượng
Gia chủ chuẩn bị kỹ lưỡng giúp quá trình xây dựng đúng tiến độ và suôn sẻ
Có 2 phương án lựa chọn đơn vị thi công: Đơn vị thiết kế riêng, thi công riêng và đơn vị thiết kế thi công trọn gói. Tùy nhu cầu gia chủ mà chọn phương án phù hợp để quy trình thi công biệt thự diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên gia chủ nên chọn đơn vị thi công trọn gói để tiết kiệm chi phí cũng như giúp công trình có sự đồng nhất. Tránh được những vấn đề phát sinh khi kiến trúc sư hay đơn vị thi công làm sai một bước nào đó sẽ cần 3 bên ngồi lại sẽ khá rắc rối.
Lưu ý: Dù bạn chọn phương án nào thì chất lượng, uy tín của đơn vị thiết kế thi công cũng là yếu tố quan trọng nhất. Hãy tham khảo người quen mới xây dựng biệt thự, hay tham khảo những công trình mà đơn vị đó đã xây dựng để lựa chọn được chuẩn xác.
Đơn vị thi công là những người hiện thực hóa mong muốn của gia chủ vì vậy, căn biệt thự có đẹp, sang trọng, thể hiện phong cách của bạn hay không phụ thuộc rất nhiều vào đơn vị thi công. Và đừng quên thỏa thuận giá cả cũng như thời gian hoàn thành từng hạng mục, chế độ bảo hành với bên thiết kế thi công.
Chuẩn bị đủ nguyên vật liệu trang thiết bị máy móc
Việc chuẩn bị đủ trang thiết bị máy móc giúp cho quá trình thi công được suôn sẻ, không gián đoạn. Lưu ý chọn những thiết bị hiện đại, mới được kiểm nghiệm để tránh hỏng hóc trong quá trình xây dựng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Vật liệu ảnh hưởng đến chi phí xây dựng và mỹ quan của ngôi nhà, nên gia chủ cần chú ý: Khảo sát giá cả để có những thông tin hữu ích, có thể giảm bớt chi phí xây dựng.
Không phải cứ nhiều người dùng mới là vật liệu tốt. Tùy vào thiết kế cũng như kết cầu ngôi nhà mà chọn vật liệu với thương hiệu phù hợp nhất tránh gây lãng phí.
Tham khảo ý kiến của đơn vị thi công để chọn vật liệu có tính năng phù hợp. Bởi mỗi loại có một công năng khác nhau, đừng chọn chỉ vì màu sắc hay hình dáng. Dễ dẫn tới sự không phù hợp.
Hãy chọn đồng màu vật liệu để công trình của bạn có sự đồng nhất, ngoài ra còn tránh gây lãng phí.
Mặt bằng để nguyên vật liệu, mặt bằng thi công
Đây cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong quy trình thi công biệt thự. Nếu địa điểm nhỏ hẹp thì có thể bạn sẽ phải sử dụng lòng đường để tập kết nguyên vật liệu. Như ở phần trên chúng tôi đã nói, gia chủ cần xin giấy phép sử dụng lòng đường ở các cơ quan công quyền. Ngoài ra, gia chủ cũng nên xin phép hàng xóm để tránh những rắc rối xảy ra trong quá trình thi công.
Chuẩn bị mặt bằng thi công bao gồm làm sạch mặt đất, đổ các phế thải cũ đi, phá dỡ những công trình còn trên đất, chuyển các loại cây và đất dư ra khỏi khu vực thi công. Đồng thời di chuyển đường điện, nước…
Lựa chọn nguyên vật liệu cũng là khâu quan trọng trong quy trình thi công biệt thự
Các vấn đề về an toàn lao động
Sử dụng các loại giàn giáo phù hợp với công trình biệt thự, khi thi công trên cao cần trang bị các loại dây an toàn, thang bắc vững chắc.
Thi công biệt thự khác gì so với nhà dân
Có rất nhiều điểm khác nhau khi thi công biệt thự và thi công nhà dân, trong đó phải kể đến các yếu tố sau:
Giá thành cao hơn
Giá thành là yếu tố đầu tiên mọi người hay so sánh giữa biệt thự và nhà dân. Yếu tố này chỉ cần nhìn bên ngoài cũng có thể thấy, diện tích rộng hơn, đòi hỏi yếu tố phong thủy cao hơn, nhiều chi tiết cầu kỳ hơn…
Vật liệu sử dụng cao cấp hơn
Vật liệu sử dụng trong quy trình thi công biệt thự thường là những vật liệu đòi hỏi chất lượng để phù hợp với kết cấu công trình. Nhiều gia chủ thích sự độc, lạ nên nguyên vật liệu sử dụng sẽ cao cấp hơn so với nhà dân.
Đảm bảo yếu tố sân vườn
Khi thi công nhà dân thì gia chủ chỉ chú trọng tới ngôi nhà còn sân vườn thường có sao để vậy. Thi công biệt thự thì khác, sân vườn được gia chủ chú trọng như căn biệt thự vậy. Nhiều gia chủ kết hợp luôn bể bơi hay sân golf vào khu vườn. Các loại cây trồng, thảm cỏ hay đá lát sân cũng được chú trọng đến từng chi tiết để mỗi góc vườn đều có thể trở thành nơi nghỉ dưỡng.
Trình độ thi công đảm bảo chất lượng
Thi công biệt thự cần đội ngũ thi công có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm bởi tính cầu kỳ của căn biệt thự hoàn toàn khác với nhà dân.
Các loại biệt thự phổ biến hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại hình biệt thự, tùy theo sở thích mỗi người về kiến trúc, diện tích xây dựng hay kinh phí mà mọi người có lựa chọn riêng. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được các loại biệt thự này.
Biệt thự đơn lập
Là căn biệt thự có kiến trúc độc lập và hình khối riêng, xung quanh căn biệt thự có nhiều khoảng trống được xây dựng tường bao xung quanh, phần xây dựng không giáp với tường bao. Phần đất có thể trồng cây, làm bể cá và lát đá làm lối đi lại.
Biệt thự song lập
Là hai căn biệt thự liền kề có kiến trúc giống y nhau nhưng đối xứng có 2 cửa, 2 cổng riêng nhưng không tách nhau. Biệt thự này sẽ là 2 căn nhà của 2 chủ khác nhau, tuy nhiên nhìn bề ngoài nhiều người sẽ không nhận ra bởi gần như không có sự khác biệt. Biệt thự song lập thường xây dựng trên khu đất khoảng 130-210 m2, xung quanh 3 mặt thường là khoảng đất để trồng cây.
Biệt thự liền kề
Biệt thự liền kề nhìn bề ngoài sẽ là những căn nhà có kiến trúc, diện tích và cảnh quan giống nhau. Một căn sẽ tiếp giáp với 2 căn còn lại, có những trường hợp biệt thự chỉ có một mặt thoáng, còn lại đều tiếp giáp với nhà bên cạnh. Diện tích của những căn biệt thự liền kề thường là 100-180m2
Biệt thự hiện đại
Là kiểu biệt thự có kiến trúc tự do, không đối xứng, ưu tiên các hình khối không gian với bố cục đơn giản nhưng sang trọng. Những căn biệt thự này thường sử dụng tông màu tối giản, chất liệu chủ yếu là kính và bê tông.
Biệt thự tân cổ điển
Thích hợp với gia chủ ưa sự lãng mạn, cổ điển và quyến rũ nhưng không kém phần sang trọng. Nó là nơi gia chủ thể hiện phong cách riêng và sự đẳng cấp. Căn biệt thự thường được xây trên một nửa diện tích, phần còn lại sử dụng làm sân vườn hay hồ bơi.
Căn biệt thự sang trọng, phong cách rất riêng sau khi hoàn thiện
Quy trình thi công biệt thự
Quy trình thi công biệt thự bao gồm rất nhiều các giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều đòi hỏi sự chuyên tâm, tỉ mỉ và làm việc có trách nhiệm của đơn vị thi công để ra được một sản phẩm hoàn hảo nhất, đúng dụng ý của gia chủ.
Giai đoạn chuẩn bị
Đây là giai đoạn tiên quyết không thể bỏ qua mà chủ nhà và đơn vị thi công cần hết sức lưu ý. Nó giúp các giai đoạn sau đó được trơn tru, đảm bảo đúng tiến độ thi công.
Chuẩn bị đầy đủ mặt giấy tờ, pháp lý
Như chúng tôi đã lưu ý ở trên, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép ở khâu chuẩn bị. Đến khâu thi công thì đòi hỏi tất cả giấy tờ đã được cơ quan ban ngành cấp phép xây dựng. Như vậy chủ đầu tư mới có thể bắt đầu đúng tiến độ đưa ra.
Chuẩn bị mặt bằng thi công
Bao gồm các công việc: Tháo dỡ các hệ thống móng, điện, nước cũ. Phát quang, làm sạch mặt bằng, dọn sạch hố ga và di chuyển các loại cây, đất dư thừa ra ngoài vị trí thi công. Lắp các biển báo nguy hiểm, hàng rào, băng cảnh báo để đảm bảo an toàn cho nhân dân di chuyển qua.
Tiếp nhận, tập kết vật tư
Khi tiếp nhận vật tư cần kiểm đếm số lượng, chất lượng và nhãn mác. Kiểm tra xem có đúng khối lượng trong hồ sơ bóc tách hay chưa để có hướng xử lý kịp thời.
Xử lý móng bằng ép cột bê tông
Tùy thuộc vào đặc điểm của nền móng mà đơn vị thi công sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau. Với những nền đất yếu thì cần cải tạo thành nền nhân tạo. Trình tự các bước xử lý móng như sau:
Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị
Nguyên vật liệu cần đủ số lượng, khối lượng và đúng chủng loại theo bản thiết kế và dự toán, đúng theo quy định nhà nước về lĩnh vực xây dựng. Một số vật tư quan trọng nhất trong khâu này là: cốp pha đúc cọc và bê tông cho cọc và một số nguyên vật liệu phụ khác.
Các trang thiết bị sử dụng còn trong thời hạn kiểm định để tránh những hư hỏng hay tai nạn không may xảy ra trong quá trình thi công. Một số máy móc sử dụng: máy ép cọc với lực ép trên 100 tấn, 2 máy hàn 380V, 200A; xe cẩu chuyên dụng 200 tấn và một số máy móc khác.
Ép cọc thử
Sử dụng một cọc bê tông cốt thép đã đúc với độ sâu theo thông số kỹ thuật và bản đồ địa chất để xác định tải trọng của cọc. Quá trình này giúp thử độ sâu của cọc đã đúng hay chưa.
Tiến hành ép cọc đại trà
Sau khi tiến hành ép cọc thử có kết quả thí nghiệm thành công thì tiến hành ép cọc đại trà.
Lưu ý: Việc đúc cọc cần sự giám sát của đội ngũ kỹ thuật để thực hiện đúng theo thiết kế, nguyên vật liệu sử dụng đúng loại theo dự toán. Sau khi đúc xong cần biên bản nghiệm thu trước khi tiến hành ép, Các loại cọc không đủ tiêu chuẩn trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển sẽ được loại bỏ để đảm bảo chất lượng công trình.
Nghiệm thu giai đoạn ép cọc
Sau khi thực hiện xong giai đoạn ép cọc, nếu đạt yêu cầu theo bản vẽ và dự toán thì sẽ tiến hành nghiệm thu. Việc nghiệm thu cần sự có mặt của các bên, biên bản được các bên ký đầy đủ mới hợp lệ.
Công nhân tiến hành dọn dẹp mặt bằng chuẩn bị xây dựng biệt thự
Thi công móng bê tông cốt thép
Thi công móng bê tông cốt thép trong quy trình thi công biệt thự đòi hỏi cao hơn xây dựng nhà dân thông thường do căn biệt thự thường có kết cấu phức tạp, nên đòi hỏi nền móng chắc chắn hơn.
Đào đất hố móng
Đào đất hố móng cần chú ý tiêu chuẩn về kích thước hố móng, lớp bảo vệ để lại đến khi tiến hành xây dựng, đảm bảo kết cấu nền, kết cấu khu vực xung quanh, khối lượng đất đào đúng tiêu chuẩn.
Đổ bê tông lót, bê tông móng
Lưới thép móng để đúng phương theo quy định, bê tông đổ đúng cao độ thiết kế, trong quá trình đổ chú ý đầm dùi bê tông kỹ, nguyên tắc đổ xa trước gần sau, không đứng trực tiếp lên cốp pha dễ gây dịch chuyển sai vị trí. Không để hố móng bị đọng nước vì sẽ làm bê tông bị giảm chất lượng, ảnh hưởng đến kết cấu móng.
Xây tường móng
Trong quy trình thi công biệt thự, mỗi bước thi công đều quan trọng như nhau và đòi hỏi sự cẩn thận. Tuy nhiên, không thể phủ nhận xây tường móng là bước quan trọng nhất vì nó liên quan đến cấu trúc của ngôi nhà, tránh trường hợp các vết nứt xảy ra. Chỉ khi nào bê tông thực sự vững chắc thì đơn vị thi công mới được phép lấp để thực hiện công đoạn tiếp theo.
Đổ bê tông giằng
Giằng móng giúp liên kết giữa các móng, kết cấu công trình trở nên vững chắc hơn, thường nằm theo phương ngang và có hình chữ nhật hay chữ T, chữ H. Tùy thuộc vào kết cấu căn biệt thự mà đơn vị thi công sẽ đặt giằng móng ở vị trí thích hợp.
Thi công các hạng mục, đầu việc âm
Sau khi đổ bê tông giằng, đến các bước xây hố gas, bể phốt sau đó lấp đất đợt 1, đi đường ống nước, bê tông lót đà kiềng…
Thi công phần thân biệt thự
Trước khi tiến hành thi công, cũng giống như các hạng mục khác cần chuẩn bị đầy đủ máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu theo đúng thiết kế và khối lượng chủng loại theo dự toán.
Thi công phần cột, sàn bê tông cốt thép các tầng
Cần lưu ý tỷ lệ cốt thép tối thiểu với mỗi cột là 1%, bốn thanh cốt thép hình chữ nhật, hình tròn hoặc hình dạng khác thì mỗi thanh ở mặt cắt ngang, đảm bảo ít nhất 6 thanh trong cột được gia cố xoắn. Khoảng cách các thanh không nhỏ hơn 150 lần đừng kính thanh hoặc lớn hơn 4cm.
– Cốp pha cột cần đúng vị trí, không được nghiêng hay phình, bê tông không bị xô lệch
– Cốp pha dầm cần kiểm tra độ cao đáy, đảm bảo thành cốp pha thẳng.
– Cốp pha sàn cần kiểm tra cao độ, xem có bị võng hay không
Thi công xây tường các tầng
Xác định vị trí tường xây bằng cách định vị tim cột, đảm bảo quá trình xây luôn thẳng hàng và bề mặt phẳng bằng cách đo trắc đạc. Chú ý vệ sinh sạch sẽ vị trí trước khi tiến hành xây. Một số lưu ý quan trọng trong quy trình thi công biệt thự và cụ thể hơn là thi công xây tường:
Áp dụng quy tắc 5 hàng gạch dọc sẽ đan xen 1 hàng gạch ngang. Nếu là tường bao thì viên gạch ngang bắt buộc là gạch đặc. Vị trí tường giữ dầm, tường và sàn thì xây hàng gạch xiên. Vị trí xây cửa sẽ cộng thêm 15mm mỗi bên để lắp dựng khung.
Nghiệm thu các hạng mục công việc
Sau khi thực hiện xong hạng mục nào sẽ tiến hành nghiệm thu hạng mục đó nếu đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như kỹ thuật theo bản vẽ. Việc này khá quan trọng, để đảm bảo các hạng mục sau đó được an toàn, cũng như có thể sửa chữa nếu có sai sót xảy ra.
Thi công phần mái biệt thự
Mái nhà không chỉ thực hiện chức năng che mưa nắng mà còn thể hiện phong cách của chủ nhà. Tùy thuộc vào sở thích mà gia chủ chọn kiểu mái khác nhau. Có hai loại mái thông dụng hiện nay các căn biệt thự thường sử dụng là mái kèo gỗ và mái bê tông dán ngói.Thi công phần mái trong quy trình thi công biệt thự cần chú ý điểm sau:
Căn biệt thự với phần mái được cách điệu theo phong cách Pháp
Thi công cách nhiệt, tạo độ dốc mái
Phần mái thường là phần hứng trọn ánh nắng và bức xạ nhiệt Mặt trời nên vật liệu sử dụng cần cách nhiệt. Thông thường sẽ đổ bê tông mái và dán ngói sẽ vừa tạo độ thẩm mỹ, cách nhiệt tốt. Độ dốc khoảng 30% để giúp mái luôn sạch sẽ, tạo độ bền vững.
Đổ bê tông chống thấm
Bê tông cần được đầm kỹ sau đó san phẳng, thêm 1 lớp xi măng mỏng để quá trình chống thấm được hiệu quả.
Thi công xây, ốp gạch, hoàn thiện phần mái
Tiến hành dán ngói theo trình tự: với loại ngói có sóng to thì dán từ trên xuống dưới, từ phải qua trái. Ngói sóng nhỏ thì dán ngược lại. Trong quá trình dán ngói cần dùng vữa để liên kết chúng lại, chú ý thực hiện đúng tiêu chuẩn để vừa tạo mỹ quan, vừa tránh thấm dột.
Nghiệm thu các hạng mục phần mái
Sau khi hoàn thiện phần mái đúng tiêu chuẩn thiết kế thì tiến hành nghiệm thu để tiếp tục thực hiện các công đoạn hoàn thiện.
Thi công phần hoàn thiện biệt thự
Tới bước này, hầu như những hạng mục cơ bản đã hoàn thành và nghiệm thu. Đơn vị thi công tiến hành hoàn thiện phần còn lại.
Các hạng mục thi công hoàn thiện
Các hạng mục thi công hoàn thiện như: thi công sàn nhà, trát và hoàn thiện tường, lắp đặt điện nước….
Sau khi hoàn thành các hạng mục này thì ngôi nhà gần như hoàn thiện theo bản vẽ 3D.
Quy trình thi công hoàn thiện
Chi tiết quy trình thi công hoàn thiện bao gồm:
Thi công sàn nhà: láng sàn bằng xi măng cần đảm bảo phẳng, mịn để chuẩn bị công đoạn ốp lát. Sau khi láng xong tiến hành ốp lát sàn, tùy theo sở thích về màu sắc mà gia chủ chọn những loại gạch phù hợp với căn biệt thự.
Trát và hoàn thiện tường: Tiến hành 2 lớp sơn lót sau đó sơn bả, có 2 loại sơn cho bạn lựa chọn là sơn gốc nước và sơn gốc dầu. Tuy nhiên, sơn gốc nước sẽ phù hợp với mặt phẳng tường hơn và cũng an toàn cho sức khỏe hơn.
Lắp đặt hệ thống điện nước: Hầu hết các gia chủ đều chọn lắp âm tường để tạo mỹ quan. Gia chủ nên lựa chọn những đơn vị uy tín để lắp đặt, bởi điện nước giống như dòng máu trong ngôi nhà. Nếu chọn đơn vị không uy tín khi hỏng hóc sẽ rất vất vả để sửa chữa.
Lắp đặt nội thất: Gia chủ nên chọn một đơn vị thiết kế thi công nội thất uy tín để họ tư vấn về mẫu mã, chất liệu cũng như kiểu dáng phù hợp. Các hạng mục bao gồm: lắp đặt thiết bị đèn điện, thiết bị vệ sinh, lắp đặt các loại cửa, tay vịn cầu thang, lan can, hoàn thiện các nội thất khác như tủ lạnh, máy giặt…
Một căn biệt thự hoàn thiện đáng mơ ước
Nghiệm thu hoàn thiện
Quy trình thi công biệt thự đến đây đã hoàn thiện tới 90%, các bên tiến hành kiểm tra chi tiết các hạng mục đã thi công lại một lần nữa. Phát hiện các sai sót hỏng hóc để điều chỉnh lại. Sau khi hoàn thành sẽ tiến hành nghiệm thu hoàn thiện. Các bên cùng chứng kiến và ký vào biên bản nghiệm thu.
Tổng vệ sinh sau xây dựng và bàn giao
Đơn vị thi công tiến hành vệ sinh lại tất cả vị trí, các thiết bị như hệ thống đèn điện, làm sạch tường, xử lý các vết ố, vết keo trên bề mặt, lau sạch bụi bẩn trong quá trình xây dựng, làm sạch sàn, hệ thống cầu thang, kính… sau đó tiến hành bàn giao cho chủ nhà.
Nghiệm thu tổng công trình, bàn giao
Nghiệm thu là bước kiểm định lại chất lượng công trình trước khi bàn giao. Người giám sát sẽ tiến hành kiểm tra phần xây dựng được yêu cầu nghiệm thu trong vòng 24 giờ dựa vào bản vẽ, các chỉ dẫn kỹ thuật, các thí nghiệm chất lượng thực hiện trong quá trình xây dựng, các biên bản nghiệm thu theo giai đoạn, các biện pháp phòng cháy chữa cháy…
Sau khi các hạng mục đã chính xác, đủ điều kiện thì các bên tiến hành ký biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Khi đó, chủ nhà chính thức được sử dụng ngôi nhà. Đơn vị thi công tiếp tục ký kết hợp đồng bảo hành với gia chủ.
Hoàn tất hợp đồng bảo hành
Theo quy định của pháp luật, nhà ở được bảo hành tối thiểu 24 tháng. Gia chủ sẽ ký kết hợp đồng bảo hành với đơn vị thi công, trong đó ghi rõ nội dung: sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, các lỗi kỹ thuật nếu chủ nhà phát hiện khác với thiết kế trong quá trình sử dụng. Đồng thời, chủ nhà được phép giữ lại giá trị tiền bảo hành cho đến khi hết thời hạn bảo hành.
Khi hết thời hạn bảo hành mà hai bên không xảy ra tranh chấp thì chủ nhà sẽ thanh toán nốt phần còn lại và hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng. Khi đó, quyền và nghĩa vụ ràng buộc giữa hai bên sẽ kết thúc.
Như vậy quy trình thi công biệt thự là quy trình khá phức tạp, đòi hỏi gia chủ phải có sự đầu tư về thời gian, kiến thức cũng như kinh tế để có được một ngôi nhà mơ ước. Mong là những kiến thức chúng tôi chia sẻ trên đây giúp gia chủ tích lũy thêm kinh nghiệm và có thể áp dụng vào cuộc sống.
Bạn cần tư vấn và thi công nhà phố, biệt thự các công trình dân sinh khác có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.