Những lưu ý khi xây tường nhà

Khi xây dựng tường gạch người ta thường không lưu ý kĩ đến quá trình thi công cũng như bảo dưỡng tường gạch bởi vì thế một số ngôi nhà hoàn thiện về mặt hình thức rất đẹp nhưng chất lượng kém, không đảm bảo tốt tuổi thọ công trình. Dưới đây bài viết của nhà Acc Home sẽ giúp bạn giải đáp những lưu ý quan trọng khi xây dựng tường nhà nhé.

Cách chọn gạch xây tường nhà ở

Cách chọn gạch xây tường nhà ở

 

Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại gạch và chiếm phần lớn là gạch nung truyền thống chuyên dùng để xây nhà ở. Nhưng thời điểm gần đây, gạch không nung đã trở thành sản phẩm dẫn đầu xu hướng trong ngành xây nghiệp bởi những đặc tính tuyệt vời được cải thiện vượt trội hơn so với gạch nung. Đặc biệt được sử dụng nhiều trong các công trình đê đập, tường rào, các công trình hạ tầng, cầu đường,…Loại gạch không nung sẽ đáp ứng tốt nhờ sản phẩm đa dạng, nhiều tính năng như: gạch xỉ, gạch nhẹ chưng áp và gạch bê tông. Mỗi loại gạch sẽ áp dụng tốt cho mỗi loại công trình dựa theo tính chất, công năng, mục đích sử dụng phù hợp.

Đối với riêng gạch đất nung, để nhận biết rằng gạch đó có tốt hay không? thì bạn nên lưu ý một số đặc điểm dưới đây:

  • Gạch nung có màu sắc đỏ cam là gạch đạt chất lượng chuẩn nhất nhờ nung ở nhiệt độ lửa thích hợp.
  • Gạch nung có màu sắc cam nhợt tức gạch chưa đạt đủ lửa cần thiết, chưa đủ độ chín cho gạch.
  • Gạch nung có màu sắc đỏ tức khi nung gạch bị quá lựa, dẫn đến màu sắc gạch đậm hơn bình thường.
  • Khi đập vỡ gạch, gạch phát ra tiếng trầm, ấm, bột sét rỉ và các cạnh bị mủn ra thì nên loại bỏ gạch này ngay vì gạch không đạt tiêu chuẩn xây dựng, xây dựng nhà sẽ dễ bị sụp.
  • Nếu đập vỡ gạch ra mà nghe tiếng vỡ gạch sắc bén, gạch rơi ít mụn thì đây là loại gạch đạt chất lượng cao, phù hợp xây dựng công trình.

 

Khi xây dựng cần đảm bảo gạch không bị vỡ hay sứt mẻ. Nếu bạn muốn an tâm hơn khi chuẩn bị xây nhà thì nên đem gạch đi làm kiểm định chất lượng gạch hay mua gạch tại các đại lý uy tín để đảm bảo công trình bền vững, tốt hơn. Lưu ý trước khi sử dụng cần phải tưới đủ nước cho gạch để hạn chế tình trạng gạch không thể hút nước khi đắp vữa lên tạo hàng rào liên kết chặt chẽ khi xây dựng.

Chuẩn bị bề mặt trước khi xây tường

Chuẩn bị bề mặt trước khi xây tường

 

Chuẩn bị gạch trước khi xây: Làm ẩm gạch trước khi xây dựng bởi gạch làm từ đất sét nung, có khả năng hút nước tốt, nếu gạch không được thấm nước đầy đủ thì dễ xảy ra hiện tượng gạch hút hết nước từ vữa xây gạch làm cho cấu trúc vữa bị phá vỡ. Chất lượng vữa gạch bị ảnh hưởng nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tình trạng nứt, vỡ lớp vữa xây gạch.

Những bước cần làm trước cho sàn bê tông trước khi xây dựng: Trước khi bắt đầu xây dựng tường gạch bạn cần đảm bảo bề mặt bê tông được tưới đủ ẩm, ngay sau đấy quét liền một lớp hồ dầu để đảm bảo sự gắn kết tốt giữa hai bề mặt sàn bê tông với tường gạch.

Chú ý khi xây dựng các vị trí tường xây giao với cột, vách, dầm, sàn: Để cố định một vị trí thì trước tiên bạn nên khoan thép ở những vị trí có thể liên kết với tường một cách cách chắn (lưu ý: Xác định chiều dài và các khoảng cách phải tuân theo quy chuẩn thiết kế). Cần chú ý thêm trước khi xây cần trát qua một lớp hồ dầu giúp các mối liên kết với cột, vách và dầm sàn thêm vững chắc).

Các chỉ tiêu đánh giá kỹ thuật xây tường gạch đúng

Dựa vào quy chuẩn đánh giá kỹ thuật xây dựng tường gạch, người ta phân thành hai chỉ tiêu đánh giá như sau đây là chỉ tiêu về vật liệu và chỉ tiêu chất lượng khối xây tường gạch đúng kỹ thuật.

Chỉ tiêu về vật liệu

  • Tùy theo mỗi thiết kế mà gạch xây dựng phải đảm bảo tốt các tiêu chí như cường độ, kích thước phù hợp với công trình.
  • Mỗi viên gạch được đưa vào xây dựng phải đáp ứng được độ sạch sẽ và độ ẩm nhất định.
  • Loại vữa dùng trong xây dựng phải theo đúng cấp mác của công trình.
  • Cát xây dựng phải đạt chuẩn các tiêu chí sau: sạch, không lẫn mùn, nước trộn vữa sạch, đúng với chủng loại phù hợp với công trình.

Chỉ tiêu chất lượng khối xây tường gạch đúng kỹ thuật

  • Đảm bảo hình khối xây dựng phải đúng như bản mẫu về: vị trí, hình dáng, kích thước,..
  • Khối xây dựng phải có đặc, mạch vữa đầy vào được trát gọn gàng.
  • Gạch xếp thành từng lớp thẳng hàng, bề mặt ngang bằng với nhau.
  • Các khối xây thẳng đứng, các bề mặt xây phẳng, không xiêu vẹo, không dính bẩn của vữa. 
  • Các góc cạnh khối có đạt đúng như theo tiêu chuẩn thiết kế.

Kỹ thuật xây tường gạch đúng

Những tiêu chuẩn này áp dụng vào đúng kỹ thuật xây dựng tường gạch, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

Định vị tường xây

Định vị tường xây

 

Cần xác định các vị trí được xây dựng bằng cách đánh dấu bằng màu mực ở các vị trí cần xây dựng hai bên tường xây. Nhằm hạn chế sai sót người ta sẽ chuẩn bị xây trước một hàng gạch ở vị trí đã được đánh dấu để kiểm tra xem lại một lần nữa vị trí xây tường gạch cho công trình đã đạt chuẩn hay chưa.

Khoan cấy râu trong trụ

Riêng với kỹ thuật xây dựng tường gạch giữa các cột bê tông cần áp dụng đúng theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng là vị trí các râu thép phải cách nhau một độ dài chừng khoảng từ 40 đến 50cm và độ dài chuẩn sẽ rời vào khoảng từ 50 đến 60cm. Lưu ý cần phải đảm bảo khoan các râu thép vào cột để các mối liên kết giữa cột và tường gạch xây thêm chắc chắn hơn.

Căng dây làn, dây lèo để đảm bảo xây tường thẳng

Một số những tiêu chuẩn cần thực hiện đúng kỹ thuật quan trọng đó là căng dây lèo ở hai đầu. Yêu cầu sử dụng kỹ thuật này phải đảm bảo căn sợi dây lèo ở hai đầu dây và nằm ở vị trí trước của tường xây. Kế tiếp là căng dây làn và dây lèo ở giữa đoạn dây. Kỹ thuật căng dây này giúp tường xây đúng theo phương ngang, dọc và đứng một cách chuẩn xác nhất.

Quy cách xây tường

Quy cách xây tường

 

Quy cách xây tường sẽ dựa theo từng lớp tường, vị trí mà xây dựng chúng theo đúng quy chuẩn thiết kế của bộ xây dựng:

Đối với những tường xây có 2 lớp hay còn gọi là tường đôi, tường 200: Mỗi khi xây được 5 hàng gạch liên tiếp thì phải xoay ngang một hàng để cố định giúp mạch vữa gắn kết lại chặt chẽ với nhau tạo thành một khối gạch đặc vững chắc.

Đối với riêng tường xây 1 lớp: Tường 1 lớp sẽ có chiều dài không vượt quá 1,5m, độ dày lớp giằng tường sẽ tầm khoản từ 8-10cm để tường không bị quá dày và kết cấu tường sẽ vững chắc hơn (Giằng tường thường sẽ được đổ tại chỗ, có độ gia cường bằng thép 8D rất tốt cho công trình).

Đối với trường hợp tường gạch góc: Yếu tố kỹ thuật cần có là người thợ cần phải hết sức chú ý khi thực hiện thao tác câu viên gạch và câu gạch theo chuẩn từng hàng để hạn chế tình trạng tường bị nứt tại các vị trí này. 

Đối với tường xây cho vị trí đỉnh tường: Chỉ làm tường xây ở vị trí đỉnh khi đã đổ dầm bê tông. Riêng với vị trí đỉnh tường người thợ phải sử dụng gạch thẻ để xây dựng tường theo góc nghiêng từ 45-60 độ. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng tường gạch phải có mối liên kết chặt chẽ với dầm bê tông hay còn gọi là đà bê tông. Ngoài ra, nhằm hạn chế những khó khăn khi chèn vữa vào các vị trí tiếp giáp dầm bê tông, để tăng hiệu quả gắn kết tốt cho tường gạch với khung bê tông cũng như tăng khả năng chịu lực cho công trình.

Mạch vữa xây tường

Người thi công sẽ sắp xếp những viên gạch theo nguyên tác này để giúp lớp vữa được bôi trát đều hơn là đặt viên gạch theo vị trí so le (chữ công), các viên gạch nằm giữa hay các viên có tối thiểu ⅓ viên gạch phải sắp xếp sao cho chúng không bị trùng lặp nhau.

Mạch vữa xây tường

 

Lưu ý khi trát lớp vữa lên nền gạch phải đảm bảo mạch vữa được bao kín, lớp mạch vữa có độ dày chuẩn từ 10-15mm được miết gọn gàng giữa hai viên gạch. Nhờ áp dụng tốt những kỹ thuật trên giúp nền gạch có tuổi thọ sử dụng lâu hơn và mang lại giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Tại vị trí có lanh tô cửa

Lắp đặt lanh tô cửa khá dễ dàng bạn có thể đúc sẵn lanh tô cửa bên ngoài tiệm. Sau đó ghép chúng lên vị trí tường xây đã được đánh dấu từ trước. Ngoài ra, lanh tô cũng có thể đổ tại chỗ khi xây tường gạch. Trường hợp lanh tô có kích thước quá lớn sẽ phải đổ tại chỗ nhằm đảm bảo quá trình vận chuyển an toàn cũng như quá trình lắp ghép được trơn tru hơn.

Những lưu ý cần phải có khi lắp đặt lanh tô:

  • Lanh tô cần phải đặt chuẩn về kích thước và thao tác đúng kỹ thuật phụ thuộc theo thép, mác bê tông,…
  • Mỗi lanh tô được gác lên tường gạch sẽ có chiều dài dao động từ khoảng 20-60cm không được dài quá vị trí ô cửa.

Vệ sinh tường xây

Sau mỗi công trình thì bước công tác vệ sinh cũng quan trọng không kém mục đích giúp tường gạch ít bị bám bụi hơn. Đảm bảo thành phẩm được giữ gìn sạch sẽ, giúp công tác thi công sơn tường chất lượng hơn, đạt hiệu quả sử dụng dài lâu hơn.

Bảo dưỡng tường gạch sau khi xây như thế nào

Bảo dưỡng tường gạch sau khi xây như thế nào

 

Đây là bước mà nhiều nhà thầu thường bỏ quên nhất. Nếu không bảo dưỡng tường gạch sau khi đã thi công xong sẽ khiến chất lượng tường bị giảm đi đáng kể. Ảnh hưởng đến các công đoạn thi công sau làm cho tường dễ bị nứt vỡ hơn dẫn đến thành phẩm cuối cùng bị mất tính thẩm mỹ.

Sau khi hoàn thiện tường gạch người ta thường dùng nước tưới ẩm lên tường liên tục trong 3 ngày liên tiếp để tạo một lớp ẩm tốt cho tường. Một lớp màng ẩm cho tường giúp thủy hóa xi măng tốt hơn, tăng cường độ bám dính bền chặt hơn. Đây được xem là một trong những kỹ thuật cuối của quá trình xây dựng tường gạch giúp bảo vệ chúng tốt nhất để chuyển hóa qua quá trình thi công tiếp theo. Nhà thầu nên lưu ý kĩ bước này trước khi bàn giao đến bước thi công tiếp theo.

5/5 - (2 bình chọn)