Site icon Acc Home

Mẫu nhà ống có ban công đẹp

ban công nhà ống

Hiện nay trên thị trường có nhiều mẫu ban công đẹp dành cho nhà ống, nhưng bạn vẫn còn loay hoay không tìm được mẫu ban công nào là phù hợp nhất với nhà mình. Những mẫu ban công hiện nay rất phổ biến và đa dạng mẫu mã các loại nên người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn phong phú hơn trước đây. Dưới đây bài viết của nhà Acc Home sẽ giúp bạn tìm hiểu ban công như thế nào là phù hợp với nhà của mình.

Vì sao nhà ống cần có ban công?

 

Ban công trong công trình nhà cửa là một bước thiết kế không thể thiếu, nếu ngôi nhà không có ban công thì trong cũng như một chiếc hộp bê tông, mang lại cho người xem cảm giác tù túng, khó chịu.

Ban công được xem là một trong những điểm nhấn của cả công trình bởi một ngôi nhà đẹp hay không là nhờ bàn tay thiết kế của nhà kiến trúc sư, bố trí sắp xếp vị trí ban công ở đâu là đẹp nhất. Ngoài ra, ban công nhà ở cũng được phải được thiết kế giúp bên trong ngôi nhà tràn ngập ánh sáng mặt trời.

Nên thiết kế ban công hướng nào

 

Ban công sẽ cùng với hướng của nhà ống ở khi nhà ở quay theo hướng nào thì ban công cũng sẽ quay theo hướng đó. Vì thế, chọn hướng nhà rất quan trọng vì ảnh hưởng luôn cả phong thủy hướng ban công. 

Từ xa xưa người ta đã truyền tai nhau rằng xây nhà hướng Đông tức “tử khí đông lai” có thể hiểu là khí tím tìm về hướng Đông nghĩa là may mắn tự tìm đến nhà. Những ngôi nhà xây ở hướng Đông khí lành sẽ thổi đến những hướng nhà này mang theo nhiều điều may mắn, phước lành đến cho gia đình gia chủ.

Còn đối với những ngôi nhà có ban công hướng Nam “huân phong Nam lai” luồng gió tươi mát từ hướng Nam giúp ngôi nhà của bạn lúc nào cũng mát mẻ, thông thoáng. Ban công xoay hướng Nam còn mang lại nhiều điềm lành, phước báu, hiển vinh. Nhưng nếu ban công nhà bạn hướng Bắc tức sẽ có gió lạnh thổi về nhà bạn.

Tốt nhất không nên xây phòng cho trẻ nhỏ có ban công hướng Bắc bởi trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh về khuya. Trái ngược lại thì ban công hướng Tây nhà nóng cực kỳ, gia chủ nên xem xét kỹ khi chọn xây nhà ban công hướng này vì khi đến tối thì nhà vẫn còn nóng chưa tan hết. Khi chuẩn bị xây dựng nhà cửa thì tốt hơn hết gia chủ nên tham khảo thêm ý kiến của nhà kiến trúc sư để chọn ra vị trí xây dựng tốt nhất đảm bảo sức khỏe, vận khí cho gia đình mình.

Quy tắc thiết kế ban công nhà ống

 

Theo tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc thì ban công có thể rộng đến 1m, 2m hay 4m,..tùy thuộc vào quy mô công trình, nhu cầu sử dụng, thẩm mỹ công trình và đảm bảo độ an toàn cho gia chủ. Trong trường hợp gia chủ muốn đặt thêm bàn ghế trà chiều bên ngoài ban công thì công trình xây dựng ban công phải đạt tối thiểu khoảng 1.2m. Thông thường kích thước đạt chuẩn sẽ là 2.7m khi đó, bạn có thể thoải mái bố trí đồ đạc mà bạn cần đặt ở ngoài và cây cảnh xung quanh.

Một ngôi nhà dù có diện tích lớn đến đâu mà không biết bố trí nội thất trong nhà thì cũng như khiến cho không gian chật chội dễ gây cảm giác không thoải mái. Chính vì vậy, gia chủ trước khi xây dựng nhà cửa cần phải có bảng tính toán chi tiết về diện tích, mật độ xây dựng, bố cục không gian, phòng ốc,…

Từ đó thì mới dự toán được đồ nội thất sẽ có kích thước bao nhiêu mới phù hợp với không gian đó. Trong trường hợp nhà xây dựng có khoảng lùi, tường nhà không xây sát mép ranh giới xây dựng trong bản vẽ thì có thể xây dựng ban công trong khoảng này mà không lo phạm quy định về luật xây dựng. Nếu ngôi nhà của gia chủ đã xây sát ranh giới hạn xây dựng cho phép thì khi làm ban công cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn sau đây để phù hợp với lộ giới trong xây dựng:

Nhiều người nhầm lô gia là ban công, ban công là phần nhô ra bên ngoài công trình, còn lô gia là phần thụt vào bên trong công trình. Những lô nhà nào có vỉa hè thì ban công cần phải đạt khoảng cách bằng hoặc lớn hơn 3.5m so với vỉa hè phố nhà bạn, lưu ý khoảng cách từ mép vỉa hè ít nhất là khoảng 1m.

Cách tận dụng không gian ban công nhà ống

Một cách trang trí ban công đẹp là bố trí nhiều cây xanh xung quanh giúp không gian sống trở nên thoáng đãng, tươi mới. Ngoài ra, trồng nhiều cây xanh còn giúp bầu không khí nơi bạn sinh sống trở nên trong sạch hơn.

 

Dưới đây là một số gợi ý trang trí khu vực ban công trong nhà ở phù hợp với không gian sống:

Những lưu ý khi thiết kế ban công nhà ống đẹp

Những mẫu ban công nhà ống đẹp

 

Một cách trang trí ban công cực chill với ánh đèn bóng tròn treo trên trần nhà. Khi trời bắt đầu tối thì ánh đèn tỏa sáng tạo nên không gian lung linh huyền ảo. Đây chính là không gian ban công tuyệt vời khi ngắm cảnh về đẹp tuyệt đẹp cùng bạn bè và cùng nhau trò chuyện, ăn uống.

 

Một vườn hoa trước ban công là một điểm nhấn đẹp tuyệt vời. Bởi hoa thân leo có thể che được những vết nứt cũ kỹ của thời gian, bên cạnh đó là một vật trang trí hữu hiệu làm tô điểm thêm vẻ đẹp của công trình.

 

Nếu bạn là người chuộng phong cách châu á hay thích phong cách indochine thì đây là một thiết kế hoàn hảo dành cho bạn bởi thiết kế mang hơi hướng cổ điển pha chút hiện đại tinh tế trong cách thiết kế của nhà kiến trúc sư.

 

Khi nhà bạn nằm ở con đường nhộn nhịp trong thành phố, thì việc thiết kế ban công tối giản là điều vô cùng cần thiết. Bởi càng tối giản thì càng thể hiện thiết kế hiện đại và tinh tế hơn, hơn thế đó là tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.

 

Ngôi nhà xây dựng ban công này chủ yếu chọn thiết kế giàn giá cho chậu cây thân leo, bên dưới là hàng loạt cây kiểng nhỏ tạo cho không gian thêm thoáng đãng, rộng rãi bớt tù túng. Ngoài ra, ban công còn được trang trí thêm một bộ ghế treo với họa tiết lạ mắt, phù hợp với khung cảnh tinh tế, hiện đại ở nơi này.

 

Một không gian ban công nhỏ xinh khác khi trang trí nhiều các loại hoa và các loại cây kiểng khác nhau cùng với tượng hạt hồng xinh xắn tạo nên một không gian sống ấm cúng, giản dị, bình yên giữa lòng thành phố tấp nập. 

 

Không gian ban công hiện đại ngập tràn ánh sáng thiên nhiên. Tuy chỉ bố trí một ghế ngồi ở ngoài cạnh cây kiểng nhưng đây là một góc sống ảo cực kì lý tưởng cho hội những người yêu thích chụp ảnh.

 

Một không gian lãng mạn được bày trí trước là một dàn hòa màu hồng xung quanh là nhiều loại cây kiểng khác nhau. Thêm một bộ bàn ghế cùng nến và bộ trà chiều rất thích hợp cho những cặp đôi ngồi tán gẫu với nhau mỗi khi chiều tà.

5/5 - (2 bình chọn)