Điện nước là một trong những ngành nhỏ quan trọng, không thể thiếu trong quá trình thi công xây dựng mọi công trình. Vậy cách tính giá thi công điện nước trong xây dựng như thế nào cho hợp lý, hãy cùng Acc Home theo dõi bài viết tham khảo dưới đây.
Trong xây dựng, sơn bả, kết cấu được ví như nước da và xương, thì điện nước được coi là mạch máu chính của công trình. Bạn sẽ không thể sống được trong không gian 1 căn nhà mà không có điện nước. Nó là 1 phần để đáp ứng những tiêu chí sử dụng của chủ nhà.
Đối với 1 công trình, điện nước thi công ngay từ khi bắt đầu phần móng và hạ tầng của tòa nhà. Và kết thúc khi mà cả công trình đã hoàn thiện về mọi mặt. Điều này cũng nói lên được tính quan trọng của điện nước. Với thi công điện nước, cách tính giá m2 thi công điện nước cũng khá đa dạng, tính riêng theo phần điện, phần nước, theo từng biện pháp thi công.
Thi công điện nước là gì?
Như đã nói qua ở trên, điện nước là một phần không thể thiếu của mọi công trình và được ví như mạch máu của công trình ấy. Nếu như căn nhà là chỗ để che mưa, che nắng cho mọi người, thì điện nước sẽ có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mọi người từ những việc như sinh hoạt hàng ngày, giải trí, làm việc,..
Điện nước được ví như mạch máu của công trình
Mặc dù chỉ được coi là một ngành nhỏ trong xây dựng, tuy nhiên tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của điện nước tới mọi mặt, đời sống của người dân rất nhiều. Thi công điện nước là sẽ phải xây dựng hệ thống, đường dây mạng lưới của toàn bộ công trình theo bản vẽ thiết kế sao cho phù hợp với tiêu chí, nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Cách tính giá m2 thi công điện
Cách tính giá m2 thi công điện theo những biện pháp thi công ở đây sẽ phù hợp với trường hợp vật tư theo chủ nhà cấp hoặc đơn vị thi công sẽ bao luôn vật tư. Giá thành sẽ có chênh lệch tương nhiều so với từng trường hợp, vì vật tư trong điện nước rất đắt đỏ. Giá thành sẽ không đưa ra một con số cụ thể chính xác vì tùy thuộc vào đặc điểm công trình và vị trí của công trình.
Tính m2 theo biện pháp thi công dán dây
Đây là biện pháp thi công đơn giản nhất khi đi dây điện lưới trong nhà. Và đương nhiên giá thành cũng sẽ thấp nhất trong những biện pháp thi công. Với phương pháp này, sau khi xây dựng đã hoàn hiện phần xây tường thì đội ngũ thi công điện nước sẽ bắt đầu thi công và đi dây.
Thi công điện theo phương pháp dây dán
Đây điện sẽ được chôn thẳng vào các mạch tường mà không được bảo vệ bằng những phụ kiện nào. Phương pháp này có mỗi một ưu điểm là giá thành nhỏ, còn những nhược điểm của nó cũng khá lớn. Nếu có những trường hợp sai sót, chập điện, sai dây thì bắt buộc phải đục tường ra và xử lý lại.
Tuy nhiên đối với những phương pháp này, phần đi những dây điện quan trọng như thông tầng, hay khi thi công phần hạ tầng thì bắt buộc phải sử dụng những đồ vật bảo vệ luồn dây như ống gen cứng hoặc mềm. Để bảo vệ dây trong phần bê tông được bảo vệ an toàn vì khi xây dựng thi công những phần đó thì không tránh khỏi những tác động, va đập. Dễ gây tới hư hại dây điện ở những phần bê tông quan trọng, hậu quả để lại rất to lớn.
Tính m2 theo biện pháp thi công ống gen mềm
Hay một số nơi còn gọi là ống ruột gà. Đối với biện pháp thi công này, sau khi đã hoàn thiện xây tường thì bắt đầu thi công điện nước. Nhưng khác với dây dán, thi công bằng phương pháp đi gen mềm này thì sẽ đục và chôn trong các mạch tường những đoạn gen mềm nối các hệ thống lại với nhau. Giá thành thi công sẽ nằm ở mức tầm trung, vừa phải.
Và sau khi hoàn thiện xong công đoạn tô trát, đơn vị thi công sẽ luồn dây điện qua những ống gen mềm đã đặt sẵn trong tường. Với phương pháp này ưu điểm sẽ là bảo về được dây điện khá tối ưu, nhưng cũng cần phải bảo đảm vì gen mềm tương đối mỏng, dễ bị rách bởi những tác động bên ngoài. Nhược điểm sẽ là đối với ống gen mềm thì việc luồn dây tương đối khó, vì dây sẽ dễ bị cong, uốn lượn.
Tính m2 theo biện pháp thi công gen cứng
Đây là phương pháp an toàn, bảo đảm nhất, giá thành cao nhất và cũng là được nhiều người ưa chuộng chọn lựa. Đối với loại ống gen cứng này, đội ngũ thi công sẽ phải sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để uốn ống gen theo địa hình tường, và chôn vào trong tường.
Phương pháp thi công lắp gen cứng
Việc luồn dây trong ống gen cũng dễ dàng, vì ống trơn, thẳng, ít gây khó khăn cho người thi công. Phương pháp này được cho là hữu hiệu nhất, và tính giá m2 theo biện pháp thi công này cũng là đắt nhất.
Cách tính m2 thi công lắp đặt nước
Đối với thi công hệ thống đường cấp nước và đường thoát có nhiều điểm khác nhau, nên cách tính giá cũng sẽ tương đối khác nhau. Những thông thường cách tính giá thi công lắp đặt nước sẽ gồm 2 cách sau
Thi công lắp đặt hệ thống nước
Tính giá lắp đặt nước theo số lượng nhà vệ sinh
Cách này rất đơn giản và được đa số nhiều nơi, nhiều công trình áp dụng. Chỉ cần xác định công trình có bao nhiêu nhà vệ sinh, và tính đơn giá của từng nhà vệ sinh rồi nhân lên theo số lượng. Cách tính này phù hợp với những công trình nhỏ như nhà dân, biệt thự,..
Tính giá lắp đặt nước theo bóc tác từng vật dụng
Với cách tính giá này yêu cầu đơn vị thiết kế phải bóc tách từng vật dụng sử dụng, hệ thống đường cấp đường thoát. Đơn vị thiết kế sẽ phải bóc tách từng mét ống trong hệ thống đường cấp đường thoát, cũng như từng vật dụng liên quan như vòi qua sen, bồn cầu, lavabo,…. Cách tính này phù hợp đối với những công trình lớn như chung cư. Trường học,..
Với cách tính này thì có ưu điểm là chính xác và cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên cũng khá ít người thực áp dụng cách tính này, vì giá thành của phương pháp này với phương pháp ở trên cũng không chênh lệch nhau quá nhiều.
Với cách tính m2 thi công điện nước ở trên, chủ yếu là dựa vào những phương pháp, biên pháp thi công là chủ yếu. Còn phần m2 của thi công điện nước cũng sẽ dựa vào m2 mặt sàn của xây dựng. Những con số về giá cả cũng như những số liệu về m2 đưa ra cũng khá hợp lý, phù hợp.
Các lưu ý thi công điện nước theo từng đơn giá
Trong thi công điện nước cách tính các đơn giá phụ thuộc vào cách tính m2 thi công điện nước. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào đơn vị cấp vật tư khi thi công, thường sẽ là có 2 đơn vị chủ yếu cấp vật tư khi thi công, thứ sẽ là đơn vị chủ nhà, và đơn vị thứ 2 sẽ là đơn vị thiết kế thi công.
Đơn giá của thi công điện theo m2 phụ thuộc nhiều vào cách tiến hành thi công
Với những trường hợp chủ nhà cấp vật tư thì sẽ chỉ phải tính giá nhân công theo m2 cho đơn vị thi công. Còn với trường hợp đơn vị thi công cung cấp vật tư thì sẽ phải tính giá cả nhân công, vật tư theo m2 xây dựng thi công.
Đối với cách tính giá theo nhân công
Với trường hợp thi công này, chỉ cần lưu ý tới những kĩ thuật thi công sao cho đảm bảo chất lượng, tiến độ đạt yêu cầu so với tiến độ thi công đã đưa ra, ký kết trong hợp đồng.
Đối với cách tính giá bao gồm cả vật tư
Với trường hợp này, đơn vị thiết kế thi công đã bao gồm luôn cả vật tư. Ngoài lưu ý tới những kỹ thuật, tiến độ trong thi công, đơn vị thiết kế thi công cần phải bóc tách tính toán sao cho khối lượng, chất lượng của vật tư phục vụ cho công trình phải phù hợp.
Quy trình chính xác khi thi công điện nước
Cũng như mọi ngành trong xây dựng, đối với thi công điện nước cũng có quy chuẩn chính xác quy trình thi công. Gồm các bước, các công đoạn bắt buộc phải thi công từng bước mới đảm bảo chất lượng cũng như kỹ thuật chuyên môn. Thi công điện nước sẽ bao gồm các bước dưới sau.
Thi công hệ thống điện, nước ngầm dưới nền, sàn
Đây là phần quan trọng nhất đối với thi công điện nước, yêu cầu cần phải thi công chính xác. Vì đối với phần hạ tầng như móng, bể phốt, bể nước âm thì chỉ thi công được khi đơn vị xây dựng đang làm đến phần đó. Hơn hết nữa là sau khi bộ phận thi công hoàn tất đầu mục công việc hạ tầng thì không thể đào lên và làm lại được.
Thi công nước phần trong nhà vệ sinh
Đối với phần điện nước dưới nền, sàn đơn vị thi công điện nước cần phải đặt ống chờ ở các bể nước ngầm, bể phốt, hay hệ thống nước thải,… Cần phải có những tính toán chính xác đối với hệ thống điện nước của cả công trình.
Lưu ý: khi đơn vị thi công đổ mái các tầng, cũng là lúc thi công điện nước đặt những ống điện thông tầng và những lỗ hở dành cho hệ thống hộp kỹ thuật của dường cấp thoát nước trong công trình. Tránh trường hợp sau này phải đục bê tông ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
Thi công hệ thống điện, nước trong nhà, trên các tầng
Sau khi bộ phận thi công xây dựng đã hoàn thành việc xây tường ở trong nhà và các tầng, thì cũng là lúc điện nước bắt đầu thi công.
Triển khai đục tường, đi dây điện tại hầu hết những tầng và tại các nhà vệ sinh theo đúng bản vẽ kĩ thuật. Trong quá trình này sẽ phụ thuộc nhiều vào đơn vị thi công xây dựng nên phải có yếu tố hỗ trợ, phối hợp giải quyết công việc để đạt chất lượng và tiến độ cao nhất.
Lắp đặt thiết bị
Sau khi bộ phận phối xây dựng đã hoàn thiện hết các phần việc của giai đoạn hoàn thiện như sơn bả, thạch cao,.. cũng là thời điểm lắp các thiết bị của bộ phận thi công điện nước.
Lắp đặt thiết bị vệ sinh
Những thiết bị bao gồm đèn chiếu sấng, quạt trần, lavabo, bồn cầu sẽ được thi công và lắp đặt trong giai đoạn này. Về giai đoạn này cần phải lắp sao cho đúng kỹ thuật của từng thiết bị, phù hợp với tiện ích của chủ nhà và cũng phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ.
Nghiệm thu, bảo hành sản phẩm
Giai đoạn này là yêu cầu phải hoàn thiện 100% đầu việc, đơn vị thi công điện nước sẽ cùng chủ nhà nghiệm thu toàn bộ công việc liên quan đến điện nước. Hoàn thành nốt những gì chưa đạt yêu cầu đối với bản vẽ thi công và với những gì chỉnh sửa theo phát sinh, ý kiến của chủ nhà.