Trong xây dựng, mọi công trình thi công được chia làm 3 giai đoạn, phần thô, phần hoàn thiện và bảo hành. Đối với dân thi công thì phần nào cũng là quan trọng và phải làm với 100% trách nghiệm của bản thân. Tuy nhiên trong đó, phần quan trọn hơn cả là phần thô, vì nó là cốt lõi của cả công trình, là phần quyết định sự bền vững của cả công trình. Vậy thì thi công nhà phố phần thô gồm những bước và quy trình như thế nào? Hãy cùng Acc Home tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Dù là thi công nhà phố, hay những công trình lớn tầm cỡ thì các bước thi công phần thô đều phải đạt yêu cầu với những bước từ chuẩn bị training tới khi bắt tay vào thi công, nghiệm thu từng đầu công việc. Để đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật cũng như tiến độ thi công đạt chất lượng cao nhất, mọi công đoạn đều được quản lý gắt gao.
Giai đoạn chuẩn bị
Lựa chọn đơn vị thi công phần thô nhà phố tốt
Đây là giai đoạn chuẩn bị về mọi mặt, bản vẽ thiết kế của đơn vị thi công, các thủ tục, hồ sơ pháp lý với các đơn vị liên quan. Và sau khi chuẩn bị mọi thứ thì hợp đồng với đơn vị thi công mới được ký kết và thông báo khởi công bắt đầu thi công công trình.
Làm việc với đơn vị thi công để đưa ra bản vẽ kiến trúc hoàn thiện
Đầu tiên là chủ nhà cần phải làm việc với đơn vị thiết kế, tư vấn, trao đổi những điều kiện để đưa ra bản vẽ sơ bộ về công trình trước khi thi công. Đây là giai đoạn đầu tiên nên cần sự kết hợp của 2 bên.
Sau 1 khoảng thời gian ngắn theo yêu cầu, đơn vị thi công có trách nghiệm phải đưa ra được bản vẽ kiến trúc của công trình. Qua đó đưa ra những điều chỉnh những phương án thiết kế sao cho phù hợp với điều kiện, nhu cầu của khách hàng.
Tiếp đó, sau khi chốt được phương án thiết kế với chủ nhà, bản vẽ thi công toàn bộ kiến trúc của công trình phải được duyệt từ 2 bên. Trong đó phải rõ ràng và chi tiết nhất về chủng loại vật tư, nhân công cũng như giá thành của công trình cũng được 2 bên chốt, đưa ra quyết định cuối cùng với nhau.
Xem thêm: Top những mẫu thiết kế nhà mái Nhật đẹp
Hoàn thành các thủ tục, giấy tờ pháp lý
Đây là phần quan trọng nhất đối với mọi công trình trước khi phải xây dựng. Chủ nhà phải chuẩn bị những giấy tờ quan trọng như sổ đỏ, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, bản vẽ xây dựng và trình báo tới những cơ quan pháp lý có liên quan để xin quyết định được phép thi công theo yêu cầu.
Đây là công đoạn riêng của chủ nhà mà cần phải hoàn thành trước khi muốn thi công công trình, nên trong công đoạn này cần hoàn thành nhanh nhất. Và sau đó chốt thời gian thi công chính thức với đơn vị thi công.
Giai đoạn thi công
Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến chất lượng, mặt thẩm mỹ cũng như tiện ích sử dụng của công trình. Giai đoạn này yêu cầu, đòi hỏi chuyên môn kinh nghiệm thi công của đơn vị nhà thầu thi công. Đơn vị thi công phải có hình thức làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng từng hạng mục, từng đầu việc mới có thể đảm nhiệm công tác thi công. Từ đội ngũ kiến trúc sư triển khai bản vẽ, tới đội ngũ kỹ thuật giám sát công việc tại hiện trường và cuối cùng là đội ngũ công nhân lành nghề, tay nghề cao nhiệt huyết.
Đảm bảo những nguyên tắc, quy chuẩn trong thi công phần thô nhà phố
Đối với từng công đoạn thi công, yêu cầu lập biên bản hiện trường, nghiệm thu chặt chẽ từng bước đảm bảo chất lượng của từng đầu việc. Giải quyết nhanh gọn đáp ứng tiến độ thi công đã được duyệt và thông qua của các bên.
Duyệt biện pháp thi công và tiến độ
Phụ thuộc vào từng công trình, mặt bằng và cơ sở vật chất của công trình, đơn vị thi công sẽ trình gửi biên pháp thi công đối với từng hạng mục cho chủ nhà. Đối với nhà phố thì biện pháp thi công sẽ gồm rất nhiều công đoạn cũng như rất nhiều những biện pháp mà chủ nhà cần quan tâm. Nhà phố với đặc điểm là diện tích từ nhỏ tới trung bình lớn nên việc vận chuyển vật tư tới công trình, cũng như những biện pháp thi công sẽ ảnh hưởng tương đối lớn.
Thông thường, tiến độ thi công của nhà phố từ 3-5 tháng. Tuy nhiên sẽ phụ thuộc nhiều vào điều kiện của công trình, cũng như kiến trúc sẽ khiến tiến độ có phần thay đổi. Ví dụ như thi công tại khu phố có mật độ dân số cao, đường nhỏ việc vận chuyển vật tư sẽ ảnh hưởng nhiều, hoặc công trình có những địa hình đặc thù cũng ảnh hưởng lớn tới tiến độ.
Trong trường hợp công trình có những đặc điểm trên hoặc những điểm khác ảnh hưởng tới tiến độ, yêu cầu đơn vị thi công có những biện pháp khắc phục, bàn bạc trao đổi với chủ nhà để đưa ra phương án tối ưu nhất trước khi chính thức thi công.
Chuẩn bị mặt bằng thi công
Công tác này sẽ là công tác riêng của đơn vị thi công, nhằm đáp ứng chuẩn bị những điều kiện tốt nhất trong việc thi công. Công đoạn này cũng mất ít thời gian và nằm trong tiến độ thi công đã trình ký với chủ nhà.
– Tổ chức, xây dựng lán trại cho công nhân, kho chứa máy móc, dụng cụ thi công, vật tư. Yêu cầu lán trại phải đạt yêu cầu về an toàn lao động cho công nhân, kho chứa vật tư cũng đảm bảo không bị hư hại bởi những tác động của môi trường như mưa, nắng. Đơn vị thi công có trách nghiệm bảo quản, giữ gìn vật tư cho chủ nhà.
– Chuẩn bị, dọn dẹp mặt bằng thi công, kiểm tra tình trạng mặt bằng giữa thực tế và bản vẽ, định vị tim cột, hệ trục, giằng móng,…Kế đến là độ cao thiết kế so với độ cao chuẩn thực tế, độ cao của mặt bằng so với nhà bên cạnh, với nền vỉa hè,…
– Sau khi kiểm tra mặt bằng, yêu cầu đại diện đơn vị thi công là giám sát kỹ thuật lập bên bản bàn giao mặt bằng. Yêu cầu giấy tờ phải rõ ràng, chi tiết, có đầy đủ chữ ký của các bên chủ nhà, giám sát kỹ thuật. Lưu ý là mọi giấy tờ bàn giao rất quan trọng, sau này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công trình cũng như những phát trinh. Yêu cầu thực hiện các giấy tờ bàn giao nghiêm túc rõ ràng.
Thi công các hạng mục hạ tầng, âm nền
Phần quan trọng nhất của cả công trình quyết định tính năng chịu lực, bền vững. Các khâu trong công đoạn này yêu cầu đơn vị thi công phải báo cáo, thực hiện các công tác lập biên bản bàn giao các đầu nhỏ công việc đã thi công xong, nhằm đảm bảo chất lượng trong từng công đoạn cũng như chất lượng đối với chủ nhà.
Lưu Ý: Trong giai đoạn này thường sẽ xảy ra 2 ý kiến khác nhau là nên ép cọc trước hay là sau khi đào móng. Thực ra cả 2 cách đều có thể thực hiện được, nhưng nhìn thức ép cọc sau khi đào móng sẽ gặp rất nhiều những khó khăn. Nên thường ép cọc trước khi đào móng sẽ thuận tiện cho việc thi công rất nhiều. Tuy nhiên cũng có thể ép cọc sau khi đào móng tùy vào địa thế của công trình thi công.
Quá trình ép cọc yêu cầu phải thực hiện đúng quy trình đã được ký kết, thảo thuận trong biện pháp thi công, cũng phải có những giấy tờ biên bản hiện trường bàn giao đúng theo quy chuẩn và được ký bởi đại diện các bên.
– Đào hố móng, dầm móng, đà, bể nước ngầm, hố thang máy, bể phốt, yêu cầu lượng đất, đá đào phải vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng, máy móc cơ giới chuyên nghiệp. Yêu cầu đơn vị thi công không sử dụng những biện pháp thủ công, thô sơ ảnh hưởng tới tiến độ công trình. Trừ những trường hợp bất khả kháng như đường ngõ nhà phố quá nhỏ không có điều kiện để phương tiện cơ giới tiến hành công việc.
– Tiếp theo, sau khi đã đào móng và ép cọc, đổ bê tông đá 4×6 hoặc 1×2 với Mac đúng theo phe duyệt tại các đáy móng, đà, đáy bể phốt, đáy bể nước ngầm, hố thàng máy theo độ cao yêu cầu. Trong và sau quá trình thi công phải có giám sát kỹ thuật giám sát gắt gao công việc và có những biên bản theo dõi, bàn giao công việc khi đã hoàn tất.
– Kế tiếp tiến hành lắp dựng coffa cốt thép bê tông chuẩn bị đổ cột vách bể nước, hố thang máy, bể phốt và tô trát chống thấm đối với bể phốt và bể nước ngầm. Tiến hành đổ bê tông vào các cột các hiện mục vừa triển khai.
– Đổ bê tông cột treo đáy hầm tự hoại, xây gạch đinh tường 200mm, đặt hệ thống thoát nước, tô vách chống thấm hầm tự hoại.
– Lưu ý luôn luôn kiểm tra chất lượng bê tông chặt chẽ trong từng công đạon trước khi tiến hành công việc. Kiểm gia độ Mac đúng yêu cầu, quá trình thí nghiệm bê tông cũng phải diễn ra có sự chứng kiến của kỹ thuật hiện trường. Lập biên bản bàn giao đối với mọi tình huống xảy ra, vì đây là công đoạn quan trọng nên có những biên bản được sự đồng ý của các bên để sau này tránh những trường hợp khác xảy ra.
– Sản xuất lắp dựng coffa, cốt thép móng, giằng móng, đà kiềng, vách hầm, cột, nắp hầm tự hoại, bể chứa nước ngầm.
– Đổ bê tông móng, giằng móng, đà kiềng, nắp hầm tự hoại, bể chứa nước ngầm.
– Đổ bê tông cột + vách hầm.
– Bảo dưỡng bê tông bằng biện pháp tưới nước 6 lần/ngày hoặc bó bao bố giữ nước ít nhất 6 ngày liên tục tiếp theo.
– Đặt ống chờ hệ thống nước vào hầm tự hoại, san đất, tôn nền đối với các công trình không hầm, cos đà kiềng âm > 300mm để đi hệ thống nước.
– Sử dụng biện pháp cuốn chiếu đối với các công trình móng băng, móng có diện tích lớn, âm sâu so với mặt đất tự nhiên nhằm tránh sát lở đất ảnh hưởng các nhà liền kề.
Thi công sàn tầng
– Sau khi hoàn hiện phần móng, âm, đối với các hạng mục thi công về phần thô giáp ranh của công trình đối với các nhà kề bên thì nên chừa lại 2-5cm để phục vụ cho phần hoàn thiện tô trát tránh sau này vượt qua ranh giới ảnh hưởng tới diện tích đất của các nhà bên cạnh.
Đảm bảo về mặt chất lượng, thẩm mỹ trong thi công phần thô
– Tập trung chuẩn bị lắp dựng coffa dầm sàn, cột, cầu thang đi lại giữa các tầng, và mái. Đặt các râu thép chờ theo đúng thiết kế, yêu cầu nhằm phục vụ công tác xây kế tiếp tại dầm, sàn, thang máy, cầu thang, cột. Kiểm tra, gia cố các vị trí hộp kĩ thuật, thông tầng và giếng trời.
– Tiến hành đổ bê tông tại các vị trí đã lắp dựng coffa trước đó. Trong trường hợp chờ bảo dưỡng bê tông theo đúng quy định, đơn vị thi công có thể xây tường, xây cầu thang theo đúng kĩ thuật bằng gạch đinh để đáp ứng về mặt tiến độ. Trong quá trình xây cũng phải đảm bảo phần bê tông tại các dầm, cột, cầu thang đã đủ điều kiện thi công. Khi lên sàn các tầng luôn luôn phải định vị lại trục, tim cột cos
– Triển khai tiến hành thi công điện nước phần âm, đặc biệt những vị trí có hệ thống điện nước âm đi qua đà, bê tông cần được gia cố, khắc phục và đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật, chất lượng.
– Đối với thời gian tháo coffa bê tông, đủ điền kiên với bê tông sử dụng các phụ gia 10 ngày, còn bê tông thường là 23 ngày. Luôn luôn giữ lại sàn chống phía dưới ở các sàn nhằm đảm bảo chất lượng của sàn.
– Bên cạnh đó luôn luôn thực hiện công tác bảo dưỡng bê tông bằng việc tưới nước 6 lần/1 ngày liên tục hoặc có thể sử dụng bao bố giữ nước cho bê tông ở 1 vài vị trí ít nhất là trong 6 ngày liên tục.
– Lưu ý đối với mọi công tác trong và sau khi thực hiện xong đều yêu cầu lập biên bản xác nhận về tiến độ thi công, vật tư và những trường hợp phát sinh xảy ra trong mọi tình huống và phải được xác nhận, ký kết giữa các bên.
Thi công xây tường
– Trong công tác xây, khi tháo dỡ coffa tầng nào thì tiến hành xây tầng đó ngay lập tức, cộng thêm những phần đã đủ điền kiện và xây trong khoảng thời gian chờ trước đây, thực hiện phương pháp xây cuốn chiếu từ dưới lên trên.
Các công đoạn trong thi công phần thô nhà phố đều quan trọng
– Ưu tiên thực hiện xây tường bao, chia phòng, nhà vệ sinh các tầng, mặt tiền sẽ là phần được xây cuối cùng đê thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển vật tư.
– Đặc biệt những kỹ thuật, biện pháp khi xây tường phải đảm bảo đúng theo quy trình, luôn luôn búng mực lên đà, tường trước khi xây. Với tường 200mm sau 5 lớp phải bắt buộc có gạch đinh quay ngang, đỉnh tường giao đà đạt yêu cầu nghiêng 45 độ. Tưới ẩm cột trước khi bôi hồ dầu xây tường. Xung quanh khung bao cửa gắn sai khi xấy tường cần phải được xây gạch đinh và chừa khoảng để gắn cửa.
– Khi này, bộ phận thi công điện nước đã có thể thi công dục tường để lắp đặt các hệ thống đường dây, hộp nối điện, dây dẫn máy lạnh và các ổ điện, đế cách âm theo đúng kỹ thuật.
– Tường sau khi xây cần được phải tưới nước bảo dưỡng trong những ngày tiếp theo. Mọi công đoạn cũng được phải lập biên bản xác nhận hoàn thành và những trường hợp phát sinh xảy ra được các bên thông qua.
Thi công tô trát
– Sau khi hoàn thành các công tác xây thì sẽ bắt đầu tiến hành công tác tô trát tường. Yêu cầu tô đúng kỹ thuật, theo biện pháp thi công thứ tự lần lượt từ trần nhà trước, vách tường sau. Tô toàn bộ trong nhà trước và sau đó sân thượng, vách và cuối cùng sẽ là mặt tiền. Lưu ý là đối với những trần nhà đóng thạch cao thì không cần thiết phải tô kỹ càng phần trần và phần dưới đà, vì sau này khi lắp trần thạch cao cũng sẽ che hết những phần ở trên.
– Lưu ý khi tô đối với các trường hợp có nhiều ống điện từ 2,3 ống trở lên và đặc biệt là hộp kỹ thuật phải đóng lưới sắt đảm bảo trước khi tô, đảm bảo tường tô không bị nứt. Gém tường trước khi tô, kiếm tra tường đã tô bằng máy laze để đạt hiệu quả cao nhất.
Thi công chống thấm
Đây là công đoạn rất quan trọng đối với những phần hiên các tầng, trong nhà vệ sinh, đòi hỏi phải giám sát gắt gao, theo dõi các biện pháp thi công kỹ càng tránh những tình huống không đáng có xảy ra.
Trước khi chống thấm phải yêu cầu đục bỏ hết lớp hồ, loại bỏ tạp chất trên bề mặt. Quét chống thấm chân tường, chân hộp kỹ thuật tối thiểu là khoảng 200mm tính từ mặt sàn. Tất cả những công đoạn trên cũng đều phải được bổ sung vào những biên bản và được thông qua bởi các bên.
Giai đoạn hoàn thiện
Đó chính là thi công phần thô của công trình phần thô nhà phố và cũng là phần kỹ thuật quan trọng nhất của từng công trình. Kế đến cũng là những giai đoạn quan trọng khác liên quan đến tiện ích và tính năng sử dụng của công trình là giai đoạn hoàn thiện. và bảo hành của đơn vị thi công.
Giai đoạn hoàn thiện phần thô
Gồm các công việc như sơn bả, tô trát hoàn thiện, phào chỉ,… Những công việc này tuy không ảnh hưởng tới kết cấu của ngôi nhà, nhưng ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ. Là ấn tượng cái nhìn đầu tiên khi nhìn công trình, nên cũng phải được quan tâm theo dõi sát sao.
Giai đoạn hoàn thiện nội thất
Phần quan trọng nhất mà cũng là quan tâm nhất của mọi người, đây cũng là phần phục vụ những tiện ích, sinh hoạt đời sống của mọi người. Giai đoạn hoàn thiện nội thất cần phải có sự phối kết hợp giữa đơn vị thi công và chủ nhà để đưa ra những sản phẩm chất lượng nhất
Giai đoạn bảo hành
Trong giai đoạn này đơn vị thi công đã hoàn tất mọi công tác và đã nghiệm thu, bàn giao công trình trong chủ nhà. Trong quá trình sử dụng, chủ nhà phát hiện những trường hợp về các công đoạn trong thi công chưa đảm bảo theo bản vẽ kiến trúc thì yêu cầu đơn vị thi công tiến hành sửa chữa theo hợp đồng. Thường thì mỗi công trình quá trình bảo hành sẽ khoảng 12-18 tháng theo quy định của bộ xây dựng.
Nếu bạn cần tư vấn thiết kế thi công nhà phố trọn gói có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmail.com, Acc Home sở hữu đội ngũ các công nhân có tay nghề cao chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng.