Site icon Acc Home

Tác dụng của chống văng

Chống văng

Chống văng nhà có thực sự cần thiết hay không? Đây là một câu hỏi khiến nhiều người phân vân. Để hỗ trợ mọi người tìm ra câu trả lời thì bài viết lần này của Acc Home sẽ đề cập tới tác dụng của chống văng một cách chi tiết nhất giúp các bạn có thể hiểu rõ về nó và đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Chống văng là gì? 

Tác Dụng của cột chống văng

 

Chống văng trong các khu nhà liền kề nhau

Chống văng là chỉ việc sử dụng các kết cấu công trình bên ngoài để chống đỡ các nhà liền kề, hoặc khi thi công công trình mới vào giữa các công trình cũ. Nhóm kết cấu chống văng nhà được tạo lên từ những thanh thép chịu lực tốt, các thanh thép này nối kết với nhau bằng mối hàn tạo nên một cấu trúc chống đỡ an toàn.

Xem thêm: Những cách giấu cột trong nhà đơn giản

Tại sao phải thi công chống văng cho công trình

 

HÌnh ảnh một ngôi nhà sụt lún do không thi công chống văng

Đây là một bước rất quan trọng khi thi công các công trình liền kề nhau. Muốn một ngôi nhà chắc chắn thì cần phải đào móng sâu, tuy nhiên ta lại không đảm bảo được độ chắc chắn của nền đất, thi công vào nền đất yếu, về lâu dài sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Thực tế cho thấy nhiều công trình bị nghiêng lún, thậm chí là đổ sập vì không thi công các biện pháp gia cố. Khi những sự cố đáng tiếc xảy ra không những làm tốn kém về chi phí khắn phục mà còn tốn thời gian và tài sản.

Vì vậy việc thi công chống văng ra đời là giải pháp khắc phục những tình trạng nghiêng lún của các công trình xây chen vào nhau.

Quy trình chống văng tại nhà

Quy trình chống văng tại nhà gồm những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị vật tư và nhân lực, xác định vị trí đặt giằng biên, thanh chống.

Bước 2: Lắp đặt chân chống ê kê. Cứ một giằng biên sẽ lắp 2 chân chống ê kê rồi tiến hành khoan bắt bu lông ở tường chắn.

Bước 3: Lắp giằng biên.

Bước 4: Lắp “cục nối góc” để khóa góc.

Bước 5: Lắp đặt giằng chống.

Bước 6: Lắp đặt giằng chéo.

Bước 7: Lắp kích thủy lực.

Bước 8: Lắp vỏ bảo vệ kích và cố định nó.

Bước 9: Đổ bê tông vào giữa giằng biên và tường.

Bước 10: Tăng tải kích.

Bước 11: Kiểm tra lại và vặn chặt bu lông.

Cần làm đầy đủ và đảm bảo thực hiện đúng từng bước để việc chống văng diễn ra suôn sẻ.

Các cách chống văng nhà hiệu quả

 

Các biện pháp chống văng

Để ngăn ngừa việc sụt lún, nghiêng ngả nhà xảy ra thì chúng ta có thể áp dụng một trong hai cách hoặc kết hợp cả hai cách chống văng nhà sau:

Chống văng trên là việc sử dụng hệ thống gia cố công trình khi đào móng. Người thi công sẽ dùng những hệ thống chống đỡ đa dạng để chống văng cho công trình.

Chống văng dưới là việc chống đỡ bằng cọc cừ cho các tầng hầm giúp cho công trình không bị sụt lún. Khi cừ bị ép xuống đất sẽ chịu lực lớn làm cừ bị cong, ảnh hưởng lớn tới công trình. Vì vậy cần thi công hệ thống chống cừ gia cố cho phần móng tầng hầm.

Xem thêm: Các loại móng trong xây dựng

Những điều cần lưu ý khi thi công chống văng nhà.

Để có được một công trình chống văng như ý thì bạn nên tìm đến các đơn vị thi công chống văng nhà uy tín và dày dặn kinh nghiệm. Điều này đảm bảo cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Những đơn vị này có đội ngũ kỹ thuật và công nhân có trình độ cao, những máy móc, công cụ hiện đại sẽ giúp việc thi công diễn ra nhanh và an toàn hơn.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ về chống văng và cách thực hiện nó. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi. Nếu bạn cần tư vấn thiết kế xây dựng nhà cửa có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977 703 776 để được nhân tư vấn nhanh nhất tư các kiến trúc sư của chúng tôi.

 

5/5 - (2 bình chọn)