Site icon Acc Home

Nhà thờ họ thờ ai? có được thờ thần linh hay không?

Nhà thờ họ thờ ai

ý nghĩa nhà thờ tổ

Từ xa xưa, nhà thờ họ đã được xây dựng ở nhiều nơi,được coi là niềm tự hào của mỗi dòng họ. Cho đến ngày nay, nét văn hóa tâm linh ấy ngày càng trở nên gần gũi, đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Vậy nhà thờ họ được xây dựng để thờ ai?

Thế nào được gọi là nhà thờ họ 

 

 

Nhà thờ họ là một công trình kiến trúc vừa mang dấu ấn của cuộc sống người dân, vừa có nét giống với các công trình đền, đình chùa, được xây dựng riêng để làm chuyên cho việc thờ phụng và cúng bái. Đây là không gian tâm linh nhất của mỗi dòng họ, là nơi để bày tỏ những ước nguyện và rửa sạch bụi bẩn tâm hồn, hướng đến những điều tốt đẹp hơn để cầu nguyện an lành.

Từ đường còn được coi là bảo tàng thu nhỏ của mỗi dòng họ. Tại đây, các di chúc, sổ ghi chép, di vật quan trọng lưu truyền từ đời cha ông đi trước được bảo tồn, giữ gìn một cách trang trọng. Để mỗi lần nhìn lại, mỗi người con, người cháu lại được sống về những ngày tháng vẻ vang, những chiến công lừng lẫy mà ông cha ta đã hy sinh để có được.

Nơi đây được xem như một nhà văn hóa để đời con, đời cháu ngồi ôn lại những truyền thống hào hùng một thời của dòng họ. Là nơi giáo dục thế hệ sau những bài học đạo lý quý báu của dân tộc như “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,” Uống nước nhớ nguồn”, “thương người như thể thương thân”, ….

Chúng được ví như hội trường của trăm nhà khi là nơi tụ họp,quây quần gắn chặt tình anh em keo sơn sau những ngày bôn ba cuộc sống. Từ đó, họ tỏ lòng thành kính và gửi những lời cầu nguyện mong cha ông phù hộ độ trì.

Nhà thờ họ thờ ai?

 

 

✅ Xem thêm:  Những mẫu nhà thờ bê tông giả gỗ đẹp

 

Giang sơn chỉ có một vua, nhà thờ họ cũng chỉ có một thần chủ và điều này không bao giờ thay đổi. Hộp thần chủ được thờ thường làm bằng gỗ táo, tượng trưng cho sự vĩnh hằng, cao tầm một thước, ghi đầy đủ tên họ, chức tước, ngày tháng năm sinh năm mất,…

Việc thờ cúng cũng phải tuân theo truyền thống và có nguyên tắc. Theo tục lệ thờ cúng trong nhiều dòng tộc ở nước Việt ta, ông cha ta có câu: “ Tứ đại thần chủ” tức trong dòng họ, cụ thể là nhà thờ tổ tiên không thờ quá 5 đời tổ.  Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, ví như ở Thanh Hoá hay ở Huế với truyền thống thờ cúng lâu đời họ có thể thờ tới hơn 5 đời tổ.

Đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi: “Vì sao nhiều người cùng chung một họ như Lê, Phạm, Trần, Hồ, Lý, Nguyễn,…. lại không thờ chung một ông tổ?”. Một ông tổ có thể sinh ra nhiều người con nhưng trải qua nhiều quá trình sinh sống và phát triển. Sẽ có người sống tại quê nhà, có người bôn ba khắp các xứ sở, có người lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái và nhiều đời sau nữa sẽ khó có sự đồng nhất và gắn kết. 

Vì vậy, họ có thể thờ cúng theo các chi, các nhánh khác nhau chứ không cần thiết phải cùng thờ một vị tổ. Đó cũng là nguyên do cây gia phả được hình thành.

Mỗi dòng họ lại có một gia phả thờ khác nhau. Tuy nhiên, hầu như nhà thờ họ nào cũng đặt bài vị thờ vị Tổ dòng, các bậc tiền nhân đã có công khai sinh ra dòng họ, những vị tổ tiên hay những người có công với dòng họ, có công với đất nước hay từng chi họ tính theo dòng của người cha.

Đối với những gia tộc lớn, nhà thờ của dòng trưởng nam hay còn gọi là nhà thờ đại tôn được gia tộc chọn ra. Nghĩa là nơi đây sẽ đặt bài vị thờ từ đời thủy tổ, giữ gia phả gốc. Tiếp đến là các nhánh họ khác, nhỏ hơn với nhà thờ chi họ có nơi thờ cúng riêng.

 

Ý nghĩa cao cả của nhà thờ họ

 

 

✅ Xem thêm:  Trông cây gì xung quanh nhà thờ họ

 

Ý nghĩa lớn nhất có thể nhận thấy trong việc xây dựng từ đường đó là đánh thức phần ý thức trong mỗi con người. Xây dựng giống như việc viết lại lịch sử, tái hiện những dấu son vàng, khắc họa lại chân dung những danh nhân hào kiệt của cả một dân tộc. Từ đó, ta có thể ý thức được lòng tự tôn dân tộc, bảo vệ đất nước thời bình, học tập và đóng góp công sức nhỏ bé của mình xây dựng đất nước giàu mạnh hơn.

Nơi đây còn đem đến cho chúng ta nhiều bài học về truyền thống quý báu được cha ông ta đúc kết như: “Tương thân tương ái”, tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm lá rách”, cần cù, chịu khó, …

Mỗi từ đường đề có bàn thờ riêng, vì vậy mỗi nhà thờ chi họ cũng có bàn thờ khác nhau. Điều đó thuận tiện hơn cho việc tổ chức ngày giỗ, cúng viếng ngày rằm Tết lẻ, … Đến ngày lễ, các gia đình có thể tự thắp hương, khấn và mời các vị về để hưởng lộc, chứng kiến tấm lòng thành của bầy con cháu và lắng nghe những ước nguyện, mong muốn.

Theo đó, việc lập các tôn đồ, phổ hệ (những người con cháu đời tiếp theo nối dõi, tiếp tục công việc canh giữ, bảo vệ nhà thờ họ) được dễ dàng và cụ thể hơn. Các chi phái có nhiệm vụ lập theo danh sách từ đời này sang đời khác lần lượt. 

Việc xây dựng nhà thờ tổ tiên còn mang ý nghĩa chăm lo đời sống, xây dựng quỹ công ích của mỗi dòng họ. Bởi vì ở mỗi dòng họ, hầu như đều bầu ra một vị chuyên có nhiệm vụ thu phí họ và lập ra một khoản kinh phí riêng để phục vụ việc thờ cúng, cầu may và quyên góp cho các công trình xã hội khác trong cộng đồng.

Nhà thờ họ còn có ý nghĩa đem xây dựng ý thức, trách nhiệm trong mỗi cá nhân về việc gìn giữ, chăm sóc từ đường của chung, cùng nhau chung tay đoàn kết trong công việc tập thể. Bởi nhà thờ họ là của chung cả gia tộc, không phải của riêng ai. Vậy nên mỗi người đều phải tự ý thức được nhiệm vụ của mình, tự có thái độ gìn giữ, chăm sóc di tích từ đường mà không phải để ai nhắc nhở.

 Nhà thờ gia tộc còn là nơi mỗi chúng ta tu tâm tích đức, rèn luyện những đức tính tốt, thái độ hướng đến những điều lương thiện. Dạy dỗ, lưu truyền cho con cháu đời sau những chiến công hiển hách hay những gương tốt tiêu biểu của ông cha. 

Một gia tộc có thịnh vượng hay không, có phồn vinh hay không đều được thể hiện qua việc xây dựng và quy mô của nhà thờ tổ tiên. 

Xây dựng nhà thờ họ là một nghĩa cử hết sức cao đẹp và mang nhiều ý nghĩa giữa cuộc sống bộn bề những lo toan. Nhà thờ họ như một chốn về giúp thanh lọc tâm hồn và trở thành điểm tựa trong quá khứ và cả tương lai.  

 

✅ Xem thêm: Cây gia phả dòng họ lên đặt ở đâu

 

Truyền thống xây dựng nên nhà thờ họ đã được cha ông ta lưu truyền từ những ngày tháng chiến tranh còn khó khăn. Cho đến ngày nay, việc xây dựng nhà thờ họ được rộ lên ở khắp nơi, nhất là ở các vùng nông thôn. 

Nhưng ta phải nêu rõ quan điểm rằng, nhà thờ họ có mục đích đúng đắn, không phải xây lên để ngắm nhìn, khoe khoang với thiên hạ, là tụ điểm ăn chơi linh đình mà là nơi mang dấu ấn văn hóa tốt đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, nhắc nhở con cháu giữ gìn và phát huy những gì thế hệ đi trước đã để lại.

Nếu bạn đang có ý định xây dựng nhà thờ tộc đảm bảo cả về tính thẩm mỹ,tính tôn nghiêm và chất lượng,hãy đến với ACCHOME chúng tôi. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế và thi công mọi công trình, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những giá trị cốt lõi của lịch sử qua các công trình nhà thờ họ.                                                                                   

5/5 - (1 bình chọn)