Vấn đề cho trẻ ngủ riêng thường được rất nhiều bố mẹ quan tâm, bởi khi ngủ riêng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bố mẹ. Nhưng bố mẹ cần xác định thời điểm khi nào cho bé ngủ phòng riêng là hợp lý về cả độ tuổi lẫn tâm lý để tránh sự lo sợ của bé trong thời gian tách ra ngủ riêng một mình. Nếu cảm thấy bé vẫn chưa sẵn sàng thì các bố mẹ cũng không nên lo lắng, nôn nóng bắt ép trẻ. Hãy cùng Acc Home xác định xem khi nào bé có thể ngủ riêng qua bài viết dưới đây.
Lợi ích từ việc xác định khi nào cho bé ngủ phòng riêng
Tất nhiên việc luyện tập cho trẻ ngủ phòng riêng được nhiều bố mẹ lựa chọn thì việc đó phải đem lại những lợi ích thiết thực cho cả bố mẹ và bé. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn những lợi ích từ việc xác định cho bé ngủ riêng
Bố mẹ có không gian thoải mái
Khoảng thời gian bé còn quá nhỏ, bố mẹ phải luôn túc trực thậm chí ngủ chung với con mỗi tối. Khi con tỉnh giấc bố mẹ cũng sẽ tỉnh theo bởi tiếng khóc, hét của con nhỏ. Khi con đã đến tuổi có thể cho ngủ riêng, bố và bé sẽ ngủ ở 2 phòng khác nhau. Việc sinh hoạt của vợ chồng sẽ không làm ảnh hưởng đến con nhỏ, đêm khuya khi con nhỏ thức giấc bố mẹ cũng cũng có thể bị ảnh hưởng nếu ngủ chung. Nói tóm lại, khi ngủ riêng thì cả 2 bên đều sẽ có không gian riêng của mình mà không sợ ảnh hưởng đến bên còn lại đặc biệt là đối với em bé.
Xem thêm: Những mẫu bàn học cho bé gái đẹp
Ngủ riêng giúp em bé tự do vui chơi hơn
Khi ngủ chung cùng với bố mẹ, bó sẽ không thể thoải mái vui chơi theo cách bé muốn, bố mẹ cũng không để bé chơi quá nhiều mà sẽ ép bé ngủ hoặc nằm im. Như vậy bé sẽ cảm thấy không thoải mái, tập cho bé ngủ riêng bé có thể tự chơi một mình mà không cần quấn lấy bố mẹ nữa.
Tạo được tính tự lập cho con khi còn bé
Việc cho bỏ tách ra ngủ riêng không chỉ có lợi ích đối với bố mẹ mà đối với trẻ cũng có nhiều lợi ích to lớn. Một trong những bài học mà trẻ học được khi ngủ riêng đó là tạo được sự tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé. Việc này có thể đi ngược lại với số đông quan niệm của bố mẹ Việt Nam, ở Việt Nam các bé được bố mẹ cho ngủ chung có thể đến cấp 2.
Tuy nhiên điều này là hoàn toàn không tốt cho trẻ, trẻ sẽ bị phụ thuộc nhiều vào bạn, kém tự lập và nếu thả trẻ ở môi trường không có bạn trẻ sẽ lúng túng không biết phải làm như thế nào.
Xem thêm: Cách trang trí phòng cho con trẻ
Ngủ riêng sẽ bảo đảm an toàn cho bé
Trong nhiều nghiên cứu đến từ các nhà khoa học và bác sĩ tại Anh thì có đến ⅔ em bé xảy ra trường hợp xấu khi ngủ cùng bố mẹ. Bạn cũng biết đấy, khi chìm vào giấc ngủ con người ta thường không còn nhận thức được nguy hiểm, trẻ con ngủ với bố mẹ thường sẽ bị ngạt thở vì chăn mền đắp quá cao, bố mẹ kê tay/ chân lên người bé khi ngủ say. Những trường hợp trên đều đã xảy ra vì thế mà việc cho bé ngủ trong cũi riêng hoặc phòng riêng cũng góp phần đảm bảo an toàn cho bé khi bố mẹ ngủ say.
Thời điểm khi nào cho bé ngủ phòng riêng hợp lý bố mẹ nên biết
Việc xác định thời điểm cho trẻ ngủ riêng phù hợp là rất quan trọng, thông thường bố mẹ sẽ dựa vào độ tuổi của con để cho con ngủ riêng. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh việc sẵn sàng ngủ riêng của trẻ không chỉ phụ thuộc vào trẻ đã lớn hay còn nhỏ mà nó còn phụ thuộc vào những yếu tố khác nữa. Dưới đây là những yếu tố giúp bố mẹ xác định được thời điểm phù hợp cho trẻ ngủ phòng riêng.
Độ tuổi phù hợp cho bé tập ngủ riêng
Yếu tố cơ bản nhất để bố mẹ dễ dàng xác định thời điểm cho con của mình ngủ riêng đó là dựa vào độ tuổi. Theo các báo cáo nghiên cứu khoa học, trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi là độ tuổi tích hợp cho bé ra ngủ riêng bởi lúc này bé đã có thể đi, chạy và nói chuyện được rồi. Nếu như ngủ riêng bé có thể tự xử lý những vấn đề nhỏ không cần bố mẹ hoặc có thể nói với bố mẹ những điều bé không giải quyết được.
Về mặt phát triển thể chất: bé có thể tự ăn, tự chơi và tự ngủ
Xếp thứ hai sau yếu tố về độ tuổi đó là yếu tố về mặt phát triển thể trạng, thể chất của bé. Bố mẹ có thể cho bé tập ngủ phòng riêng khi bé có sự phát triển về thể chất bình thường như bao trẻ khác. Trẻ có thể tự ngủ, tự chơi và tự thức dậy không cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ cũng là những dấu hiệu cho bố mẹ biết thời điểm cho bé ngủ riêng đã đến.
Về mặt tâm lý: bé không sợ hãi, hay có vấn đề tâm lý về việc ngủ riêng
Trong ba yếu tố quyết định bố mẹ xác xác định khi nào cho bé ngủ phòng riêng thì yếu tố về mặt tâm lý là khó xác định và thường bị bố mẹ bỏ qua mất. Rất nhiều trẻ tỏ ra thích thú vì được ngủ riêng, tuy nhiên vẫn còn một số trẻ không chịu ngủ riêng. Có rất nhiều lý do dẫn đến chuyện này nhưng lý do phổ biến nhất đó chính là việc bé sợ hãi và cảm thấy việc ngủ riêng rất đáng sợ. Trẻ em khi sợ hãi điều gì thì thường sẽ tránh né và khóc lên, nếu thấy các dấu hiệu trên khi bố mẹ tập cho trẻ ngủ riêng thì hãy dừng việc đó lại và cho bé làm quen từ từ.
Hướng dẫn bố mẹ cách giúp trẻ ngủ riêng theo từng giai đoạn
Dưới đây là 4 giai đoạn tập trẻ ngủ riêng hiệu quả được các bác sĩ hướng dẫn, bố mẹ bỉm sữa có thể tham khảo và sử dụng để có một kết quả tốt nhất cho cả bố mẹ và bé nhé!
Giai đoạn 1: cho trẻ ngủ cùng giường với bố mẹ
Trong vài tuần đầu tiên, để con bạn ở cùng phòng với bạn sẽ giúp bạn điều chỉnh dễ dàng hơn với cách ngủ và âm thanh thở của con cũng như tìm ra manh mối khi con đói. Các chuyên gia cho rằng trẻ sơ sinh nên ngủ trên đùi mẹ trong 3 tuần đầu đời để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh toàn diện.
Giai đoạn 2: Tập cho trẻ ngủ trong cũi nhưng vẫn ở cùng phòng bố mẹ
Thời điểm tốt nhất để tập cho bé vào nôi một mình (nhưng vẫn ở cùng phòng với bạn) là từ 4 đến 6 tuần tuổi và tiếp tục cho đến khi bé được 1 tuổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh có nguy cơ đột tử do SIDS thấp hơn khi nằm ngửa trên nệm cứng và ngủ cùng phòng với bố mẹ. Nhớ giữ nôi ở nơi an toàn mà bạn có thể kiểm soát được. Đừng quên kiểm tra giấc ngủ của trẻ lúc nửa đêm để đảm bảo rằng trẻ đang ngủ ngon và không có chuyện gì xảy ra.
Giai đoạn 3: Tách không gian ngủ của con với bố mẹ nhưng ở cùng phòng
Khi trẻ lớn hơn, nên treo tường hoặc rèm trong phòng sinh hoạt chung để tạo cảm giác không gian riêng biệt. Bạn cũng cần chú ý đến việc bố trí chỗ ngủ của trẻ có bắt mắt, phù hợp và đảm bảo an toàn hay không. Đừng quên dạy con những nguyên tắc tôn trọng sự riêng tư, chẳng hạn như “mọi người về chỗ của mình” trước khi đi ngủ và không được tự ý xâm phạm. Cha mẹ nên làm gương cho con cái, muốn vào thăm con thì nên xin phép trước, như gõ cửa. Lưu ý rằng việc ở chung phòng chỉ là bước chuyển tiếp chứ không phải là giải pháp lâu dài, vì trẻ sẽ còn mè nheo nên không có tính tự lập. Mặt khác, những đứa trẻ ở chung không gian với cha mẹ vẫn có thể nhìn thấy những hình ảnh không được hoan nghênh.
Giai đoạn 4: Bố mẹ khuyến khích , động viên con ngủ phòng riêng
Bắt đầu bằng cách giải thích cho trẻ hiểu rằng trẻ đã là người lớn và cần có một căn phòng riêng để trẻ có thể tự do chơi và học mà không bị ai quấy rầy, cha mẹ cũng vậy. Để trẻ có thể tận hưởng cuộc sống một mình, cần chuẩn bị một phòng ngủ xinh xắn cạnh phòng bố mẹ, nếu trẻ lớn hơn có thể tham gia trang trí theo sở thích của mình, có thể đặt gấu bông, búp bê hoặc yêu thích Đồ chơi trên giường. Các mẹ có thể ở đây để sống và chơi với con, sau đó vỗ về cho con ngủ, tạo sự quen thuộc với căn phòng và giảm bớt lo lắng.
Lưu ý: Đối với từng giai đoạn cũng như khoảng thời thời gian chuyển tiếp giữa giai đoạn này với giai đoạn kia không có một mốc thời gian nào cụ thể và cố định cho các bé cả. Tùy vào mỗi trẻ mà sẽ có thời gian khác nhau. Bố mẹ có thể tận dụng các thiết bị theo dõi như camera giám sát để theo dõi tình hình ngủ riêng của bé để đưa ra liệu trình hợp lý nhất. Đây cũng là lưu ý chung khi bố mẹ muốn xác định khi nào cho bé ngủ phòng riêng
Những trường hợp bố mẹ không nên bắt con ngủ riêng
Ngủ riêng là một bài học tốt cho trẻ khi trẻ đang tuổi phát triển, tuy nhiên nếu như trẻ có các dấu hiệu dưới đây thì bố mẹ nên dừng lại các hoạt động cho bé ngủ riêng để tránh những trường hợp xấu xảy ra:
Khi sức khỏe của bé không tốt, bé đang ốm
Nói với trẻ rằng bố mẹ luôn ở đó vì chúng và chúng có thể gọi cho mẹ nếu có vấn đề quan trọng. Trong những ngày đầu, bé sẽ thức dậy sợ hãi và đơn độc, nhưng dần dần bé sẽ quen. Mẹ đừng bao giờ mềm lòng khi ngủ với con hay để con về phòng, sau này sẽ khó quyết định. Nếu trẻ đã đồng ý ngủ riêng thì phải giữ lời hứa và thực hiện đúng.
Nếu trẻ sinh ra gầy yếu, hay mắc một số bệnh nguy hiểm, cha mẹ nên chăm sóc trẻ toàn diện, theo lời khuyên của bác sĩ, không nên tập cho trẻ ngủ riêng quá sớm. Nếu muốn, trước tiên bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ về cách cho trẻ ngủ riêng một cách an toàn dựa trên sức khỏe của trẻ.
Khi tâm lý của bé chưa sẵn sàng với việc ngủ phòng riêng
Nhiều bậc cha mẹ cố ép con ngủ xa vì vừa mua nhà mới, theo lời khuyên của bạn bè, đồng nghiệp. Khi con bạn đã quen với việc ngủ chung với cha mẹ, một quyết định đột ngột như vậy dễ khiến con trở nên bướng bỉnh, không nghe lời hoặc cảm thấy bị cha mẹ từ chối, bỏ rơi và tổn thương về mặt tinh thần .Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, bất lực và khó tiếp tục tập cho bé ngủ riêng. Vì vậy, cha mẹ phải chuẩn bị tâm lý cho con, từng bước giải thích cho con hiểu lý do nên ngủ riêng trước và trong khi thực hiện.
Khi bố mẹ chưa chuẩn bị được phòng ngủ riêng phù hợp cho bé
Nên tránh cho trẻ đi ngủ riêng sớm khi chưa có đủ điều kiện về phòng ốc, giường và các thiết bị khác để đảm bảo không gian ngủ của trẻ thật sự thoải mái và an toàn.
Khi bố mẹ sắp có em bé mới
Nếu ngủ riêng trong giai đoạn này, trẻ rất dễ lầm tưởng mình bị bé “vạch mặt”, bỏ rơi hoặc chiếm giữ. Điều này có thể gây tổn hại sâu sắc, và ngoài cảm giác tủi thân và đau khổ, đứa trẻ thậm chí có thể nảy sinh lòng ghen tị và hận thù đối với em bé. Vì vậy, bạn phải hết sức tế nhị và giải thích cho trẻ hiểu việc ngủ riêng là vì lợi ích của bản thân. Điều quan trọng là phải cho con cái thấy rằng cha mẹ vẫn yêu thương bạn nhiều như trước.
Trên đây là những lời khuyên của chúng tôi khi bố mẹ xác định khi nào cho bé ngủ phòng riêng và cách tập cho trẻ ngủ riêng hợp lý. Các bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng một cách thông minh cho con của mình nhé!