Site icon Acc Home

Cách bố trí ổ điện trong nhà tối ưu nhất

các bố trí điện trong nhà

Việc bố trí ổ điện rất quan trọng trong ngôi nhà bởi nó ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mọi thành viên trong gia đình bạn. Bố trí ổ điện đáp ứng đủ tiêu chí về công suất, vị trí, chất liệu,…nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và ngay cả khi xảy ra sự cố. Dưới đây nhà Acc Home sẽ cung cấp cho độc giả những cách bố trí ổ điện hợp lý trong ngôi nhà của bạn.

Tiêu chuẩn bố trí ổ cắm điện trong nhà

Bạn nên dựa vào những tiêu chí dưới đây để lựa chọn ổ cắm và vị trí cắm an toàn cho tất cả mọi người trong nhà mình.

Chất lượng ổ cắm

 

Ổ điện phù hợp với phích cắm và công suất trong nhà

 

Khoảng cách và chiều cao ổ cắm điện 

 

Bố trí ổ điện theo chiều cao và khoảng cách hợp lý

 

Đối với ổ cắm điện theo tiêu chuẩn xây dựng phải cách mặt sàn ít nhất 0,3m. Còn những căn phòng dành cho trẻ nhỏ hay những nơi trẻ nhỏ thường sinh hoạt thì phải cách tối thiểu đến 1,5m đảm bảo an toan cho con trẻ trong nhà.

Cần chú ý khi đi đường dây điện phải cách tối thiểu 10cm với của ra vào và cửa sổ trong phòng.

Các công tắc điện, ổ cắm luôn bố trí theo trục nằm ngang, thẳng với bảng điện, ổ cắm và các công tắc khi đi dây điện ngầm.

Đối với các khu vực ẩm ướt phải lắp đặt thêm cả công tắc điện bên ngoài và cả bên trong phòng trường hợp chập mạch điện.

Thông thường công tắc đèn thường bố trí gần cửa thuận tiện cho mọi người tắt mở khi ra vào phòng và cách mặt sàn đến 0,7m-0,9m có thể thay đổi tùy vào độ cao trung bình của các thành viên trong gia đình.

Xem thêm: Những cách khử mùi trong phòng kín đơn giản

Cách xác định trước vị trí các thiết bị điện trong nhà

 

Xem mặt bằng của nhà để xác định ổ cắm hợp lý trong nhà

 

Bạn cần dựa vào bản vẽ để xác định ổ cắm điện trong nhà bởi bản vẽ đã đặt đầy đủ các trang thiết bị cần thiết trong gia đình từ đó bạn bố trí sắp xếp các ổ cắm hợp lý trong căn phòng.

Vị trí ở cắm điện thường ở gần các thiết bị cố định như: tủ lạnh, tivi, máy giặt, máy sấy,nồi cơm điện,…bạn cần phải bố trí ổ cắm điện phù hợp với các trang thiết bị mang tính di động như máy hút bụi, máy sấy,…vừa thuận tiện vừa an toàn cho người sử dụng. 

Cách bố trí ổ cắm điện theo từng không gian nhà ở

Mỗi không gian phòng khác nhau thì cách bố trí ổ cắm điện cũng khác nhau tùy thuộc mục đích sử dụng và thói quen sinh hoạt của gia đình đặt sao cho hợp lý.

Bố trí ổ cắm điện trong phòng khách

 

Bố trí ổ cắm điện và công tắc trong phòng khách

Phòng khách là nơi sum họp gia đình mỗi tối, còn là nơi tiếp đón khách khứa mỗi dịp quan trọng vì thế bạn cần phải cẩn trọng khi bố trí ổ cắm trong phòng bởi phòng này đủ mọi lứa tuổi sử dụng nên phải thận trọng nhất khi thiết kế ổ cắm điện. 

Thường thì phòng cách bố trí ít nhất khoảng 3 ổ cắm điện, 1 cái dành cho tivi, 1 cái dành cho loa, 1 cái khác thường để sạc điện thoại hay sử dụng máy lọc không khí,…Điều này còn tùy thuộc vào các thiết bị mà nhà bạn sử dụng thường nhật trong ngày. Để bạn có thể bố trí tốt nhất thì nên xem mặt bằng trong phòng khách và phối cảnh đã bố trí nội thất sẵn trong phòng để đặt ổ điện hợp lý.

Bố trí ổ cắm điện trong nhà bếp

 

Bố trí ổ cắm điện trong phòng bếp hợp lý dựa vào các thiết bị gia dụng này

 

Nhà bếp thì phải bố trí nhiều các ổ cắm nhất, nơi này bày đủ mọi thiết bị nấu nướng khác nhau mà phích cắm thường rất lớn công suất hoạt động cũng lớn theo. Bạn nên chọn loại phích cắm có công suất phù hợp mà còn vừa với phích cắm thiết bị trong phòng bếp nhà bạn. Đối với nhà bếp bạn nên đặt ít nhất 5 ổ cắm điện ở những vị trí khác nhau. 

Những thiết bị cần trang bị ổ cắm riêng như: 

Một ổ cắm đôi cho máy hút mùi, bình nóng lạnh; một ổ cắm dưới bồn rửa chén để nhiều khi đặt các thiết bị nấu nướng khác ở dưới; một ổ cắm cho lò vi sóng, lò nướng hay nồi chiên không dầu; một ổ cắm dành riêng cho bếp từ hay bếp hồng ngoại; một ổ cắm cho quạt hay nồi lẩu hoặc máy quạt phun sương.

Bạn cần lưu ý đối với riêng phòng bếp ổ cắm thường đặt cao đến 1,3m và cách các nơi đặt bếp nấu tối thiểu 0,5m để đảm bảo an toàn cho gia đình phòng trường hợp nấu đồ ăn dính vào ổ điện.

Bố trí ổ cắm điện trong phòng ngủ

 

Đây là cách bố trí ổ cắm điện điển hình cho một phòng ngủ

 

Cách bố trí thông dụng nhất chính là bố trí 2 ổ cắm hai bên giường thường dùng để cắm sạc điện thoại, đèn bàn, laptop,…hay đặt các thiết bị máy lọc không khí trong phòng ngủ.

Thường thì phòng ngủ chỉ lắp 2 đến 3 ổ cắm điện nhưng bạn có thể bố trí hơn thế tùy vào mục đích sử dụng và các thiết bị trong phòng nhiều hay ít, khoảng cách gần xa khu vực giường nằm. Nhưng đối với nữ thường có thêm bàn trang điểm hay nam trang bị máy tính chơi game nên cần phải bố trí thêm 1 đến 2 ổ cắm điện tại khu vực này. Những khu vực bố trí ổ cắm điện trong phòng ngủ cần đặt nơi thuận tiện nhất để khi bạn hút bụi hay sử dụng các thiết bị vệ sinh dễ dàng hơn.

Bố trí ổ cắm điện trong nhà tắm

 

Một cách bố trí ổ điện trong nhà vệ sinh hợp lý

Nhà vệ sinh thì thường bố trí ít ổ cắm điện vì đây là môi trường ẩm ướt dễ gây nguy hiểm điện giật chết người nhiều nhất. Bạn nên bố trí gần gương soi nhà vệ sinh để tiện cho việc sấy tóc, hớt tông đơ, bàn chải điện. Một số nhà đặt máy giặt trong nhà vệ sinh nên cần phải bố trí ổ cắm phù hợp với công suất của máy tránh gây cháy nổ.

Đặc biệt, tất cả ổ cắm nhà tắm đều phải là loại chống nước tốt, đề phòng những trường hợp trẻ con đùa nghịch làm văng nước lung tung.

Những lưu ý khi sử dụng ổ cắm điện

Các phương pháp đi dây điện

Dưới đây là hai phương pháp đi dây điện phổ biến hiện nay, tùy vào nhu cầu của từng nhà mà chọn phương pháp đi dây điện nào.

Phương pháp đi dây điện nổi

Người ta dùng dây điện nổi để trang trí quán cà phê

Đi dây điện nổi vô cùng đơn giản bạn có thể dùng các đường ống tròn hoặc dẹp ốp lên trần hay tường nhà đều đẹp. Bạn có thể tận dụng đường dây điện này để trang trí mang lại cảm giác độc lạ, hiện đại mới. Tuy nhiên không nên lắp dây điện nổi ở những nơi tường bị ẩm ướt hay gần những nơi có nước, rất nguy hiểm khi dây điện bị rò rỉ dễ gây chết người.

Phương pháp đi dây điện ngầm

 

Dây điện ngầm thường được dùng với tính thẩm mỹ cao

 

Đi dây điện ngầm luôn là công đoạn thực hiện trước khi bắt đầu xây dựng. Từ đó, những người thọ xây sẽ dẫn dây điện đi trức tiếp với các đường ống nước, tùy vào khu vực mà chôn vào tường hay chọn chôn dưới đất. Nếu đã lựa chọn phương pháp này bạn nhất định phải có bản vẽ đường dây điện và chuẩn bị những ống bảo vệ chất lượng tốt để tránh gặp nước hay không may cháy nổ điện sẽ không ảnh hưởng nhiều đến ngôi nhà.

Những lưu ý khi thiết kế hệ thống điện và thì công lắp đặt

Những lưu ý này giúp bạn tiết kiệm, thời gian, sức lực khi thiết kế hệ thống điện và lắp đặt ổ cắm điện trong nhà hiệu quả nhất.

Xác định nhu cầu sử dụng

Trước khi thiết kế ổ cắm điện bạn cần xem nhu cầu và mục đích sử dụng của các thành viên trong gia đình bạn. Tuy mỗi phòng mà nhu cầu sử dụng khác nhau dẫn đến cách bố trí và số lượng ổ cắm cũng khác nhau.

Thiết kế bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ thiết kế sơ đồ điện nước

 

Dù là thiết kế bất kỳ thứ gì đều cần phải chuẩn bị bản vẽ để sắp xếp, bố trí trước để xem có sai sót gì không hay có điểm gì không đúng để kịp thời điều chỉnh. Việc làm như thế giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí lắp đặt ổ cắm trong tất cả các phòng ốc ở nhà bạn.

Lựa chọn trang thiết bị điện phù hợp

Khi mua trang thiết bị bạn cần chú ý đến công suất, sức tải của nó bởi nếu ổ điện nhà bạn không đáp ứng đủ công suất thì nên sử dụng cục chuyển áp thì mới phù hợp với công suất của những thiết bị đó. Bạn có thể thiết kế luôn ổ cắm điện phù hợp với công suất với các thiết bị đó, đảm bảo an toàn điện nhà bạn.

5/5 - (4 bình chọn)